Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quy định 48-QĐ/TW 2021 chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp NN
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quy định 48-QĐ/TW
Cơ quan ban hành: | Ban Chấp hành Trung ương | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 48-QĐ/TW | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quy định | Người ký: | Võ Văn Thưởng |
Ngày ban hành: | 20/12/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức, Doanh nghiệp |
tải Quy định 48-QĐ/TW
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 48-QĐ/TW | Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2021 |
QUY ĐỊNH
về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở
trong doanh nghiệp nhà nước
___________________
- Căn cứ Điều lệ Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XIII;
- Căn cứ Luật Doanh nghiệp,
Ban Bí thư quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chỉ bộ cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước như sau:
I- CHỨC NĂNG
Điều 1. Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước là hạt nhân chính trị, lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, phát triển doanh nghiệp, xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh, góp phần để doanh nghiệp nhà nước giữ vững vị trí then chốt trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh.
II- NHIỆM VỤ
Điều 2. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, quốc phòng, an ninh
1. Lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh dài hạn, trung hạn, kế hoạch hằng năm, cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, cổ đông và người lao động, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp.
2. Lãnh đạo xây dựng và thực hiện điều lệ công ty; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại doanh nghiệp; phát huy quyền làm chủ của các thành viên trong doanh nghiệp; bảo đảm công khai, minh bạch, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp về tài chính, đầu tư, mua sắm, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, chi phí, kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận, công tác cán bộ, các giao dịch lớn theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và điều lệ công ty.
3. Lãnh đạo đảng viên và quần chúng giám sát hoạt động của doanh nghiệp theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
4. Lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng tự vệ vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp.
5. Báo cáo, đề xuất với cấp ủy cấp trên những vấn đề cần thiết nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển.
Điều 3. Lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng
1. Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lãnh đạo việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên và quần chúng; phát huy truyền thống yêu nước, nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, xây dựng tinh thần làm chủ, ý thức cần kiệm, tăng cường đoàn kết, thống nhất nội bộ; thường xuyên quan tâm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, các cổ đông, người lao động trong doanh nghiệp, kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh và báo cáo lên cấp trên theo thẩm quyền.
2. Tuyên truyền, vận động làm cho cán bộ, đảng viên, các cổ đông, người lao động hiểu và chấp hành đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và điều lệ công ty; động viên các thành viên trong doanh nghiệp tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lập trường giai cấp công nhân, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
3. Lãnh đạo thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; chủ động phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, chủ nghĩa cá nhân, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Điều 4. Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ
1. Đảng ủy, chi bộ cơ sở đề ra chủ trương, nghị quyết và lãnh đạo thực hiện công tác tổ chức, cán bộ; nhận xét, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu cán bộ ứng cử, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ bảo đảm tiêu chuẩn, quy trình, quy định và thẩm quyền được phân cấp của doanh nghiệp.
2. Đảng ủy, chi bộ cơ sở lãnh đạo xây dựng quy chế, quy định về công tác cán bộ (cán bộ quản lý, cán bộ đảng, cán bộ tổ chức chính trị - xã hội) của doanh nghiệp theo đúng chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và điều lệ công ty.
3. Cấp ủy đề nghị cấp trên xem xét, quyết định đối với các vấn đề về tổ chức, cán bộ của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cấp trên.
Điều 5. Lãnh đạo xây dựng tổ chức đảng
1. Đề ra chủ trương, nhiệm vụ, biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên. Thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện có nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu. Lãnh đạo, thực hiện việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức đảng trong doanh nghiệp đồng bộ, phù hợp với mô hình, tổ chức bộ máy doanh nghiệp.
2. Đảng ủy, chi bộ cơ sở xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý đảng viên, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện cho đảng viên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; thực hiện việc giới thiệu đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. Biểu dương, khen thưởng kịp thời tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên có thành tích xuất sắc.
3. Làm tốt công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên, bảo đảm về tiêu chuẩn và quy trình, chú trọng đối tượng là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đoàn viên công đoàn, những quần chúng ưu tú, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Xây dựng cấp ủy có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt động có hiệu quả, tiêu biểu cho đảng bộ, chi bộ, được đảng viên và quần chúng tín nhiệm; thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, kỹ năng và nghiệp vụ công tác đảng cho cấp ủy viên trong doanh nghiệp.
Thực hiện nghiêm chủ trương bí thư đảng ủy, chi bộ cơ sở đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị (chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty); nơi không có chủ tịch hội đồng quản trị (chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty) thì bí thư đảng ủy, chi bộ cơ sở đồng thời là tổng giám đốc (giám đốc); cấp ủy viên cơ bản được phân công đảm nhận vị trí lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, cấp ủy phân công cấp ủy viên phụ trách các mặt công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp.
5. Định kỳ hằng năm, cấp ủy tổ chức để quần chúng tham gia góp ý về sự lãnh đạo của tổ chức đảng và vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy.
Điều 6. Lãnh đạo, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát
1. Đảng ủy, chi bộ cơ sở lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng và quy định, hướng dẫn của Trung ương, của cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên.
2. Chủ động đấu tranh, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ công ty.
3. Xem xét thi hành kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời theo quy định.
Điểu 7. Lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội
1. Lãnh đạo các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện tốt vai trò đại diện, phát huy quyền làm chủ, tạo điều kiện cho người lao động tham gia quản lý doanh nghiệp, thi đua thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao; xây dựng và phát triển tổ chức vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định và điều lệ của mỗi tổ chức.
2. Lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng, bảo vệ và chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệ công ty.
3. Đảng ủy, chi bộ cơ sở phân công cấp ủy viên phụ trách các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp; định kỳ (6 tháng, 1 năm), hoặc khi cần thiết, làm việc với các tổ chức chính trị - xã hội để nắm tình hình, chỉ đạo hoạt động và tạo điều kiện cho các tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
III- QUAN HỆ CỦA ĐẢNG BỘ, CHI BỘ VỚI HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ (HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN, CHỦ TỊCH CÔNG TY), TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) VÀ CÁC TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN
Điều 8. Đối với hội đồng quản trị (hội đồng thành viên, chủ tịch công ty), tổng giám đốc (giám đốc)
1. Đảng ủy, chi bộ cơ sở lãnh đạo hội đồng quản trị (hội đồng thành viên, chủ tịch công ty), tổng giám đốc (giám đốc) thực hiện trách nhiệm, quyền hạn được giao; xây dựng điều lệ công ty, quy chế làm việc, xác định rõ mối quan hệ công tác nằm bảo đảm vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, chức năng quản lý của hội đồng quản trị (hội đồng thành viên, chủ tịch công ty), sự chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành của tổng giám đốc (giám đốc) và chức năng tập hợp, vận động, giáo dục quần chúng của các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp.
2. Đảng ủy, chi bộ cơ sở thảo luận, ban hành nghị quyết, kết luận để lãnh đạo hội đồng quản trị (hội đồng thành viên, chủ tịch công ty), tổng giám đốc (giám đốc) thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Hội đồng quản trị (hội đồng thành viên, chủ tịch công ty), tổng giám đốc (giám đốc) báo cáo và đề xuất đảng ủy, chi bộ cơ sở ra nghị quyết, hoặc kết luận lãnh đạo thực hiện chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh dài hạn, trung hạn, kế hoạch hằng năm; các chủ trương đầu tư, cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của Nhà nước trong doanh nghiệp; chủ trương phát triển sản xuất, kinh doanh quan trọng.
3. Bí thư cấp ủy, chủ tịch hội đồng quản trị (chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty), tổng giám đốc (giám đốc) chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng và cấp trên về tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng, các tổ chức chính trị - xã hội và kết quả hoạt động của doanh nghiệp; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, vi phạm chính sách, pháp luật trong doanh nghiệp.
Điều 9. Đối với các tổ chức có liên quan
1. Cấp ủy đảng doanh nghiệp trực thuộc cấp ủy đảng địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghị quyết của cấp ủy cấp trên trực tiếp, đồng thời chịu trách nhiệm giữ mối liên hệ chặt chẽ với cấp ủy đảng doanh nghiệp cấp trên trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và công tác tổ chức, cán bộ.
2. Cấp ủy đảng doanh nghiệp trực thuộc cấp ủy đảng doanh nghiệp cấp trên chịu trách nhiệm thực hiện nghị quyết của cấp trên trực tiếp, đồng thời chịu trách nhiệm giữ mối liên hệ chặt chẽ với cấp ủy đảng địa phương (nơi doanh nghiệp đóng) để phối hợp thực hiện nhiệm vụ về công tác an ninh, quốc phòng và các hoạt động xã hội khác.
3. Cấp ủy đảng doanh nghiệp có trách nhiệm giữ quan hệ với cấp ủy địa phương nơi có cán bộ, đảng viên của doanh nghiệp cư trú để phối hợp công tác và quản lý cán bộ, đảng viên.
IV- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2. Căn cứ Quy định này và các văn bản hướng dẫn của cấp ủy cấp trên, đảng ủy, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước xây dựng quy chế làm việc cụ thể đề thực hiện.
3. Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng quy chế mẫu về moi quan hệ phối hợp công tác của đảng ủy, chi bộ cơ sở với hội đồng quản trị (hội đồng thành viên, chủ tịch công ty), tổng giám đốc (giám đốc) doanh nghiệp để thực hiện; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc, báo cáo Ban Bí thư bổ sung, sửa đổi.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
Quy định này thay thế Quy định số 287-QĐ/TW, ngày 08/02/2010 của Ban Bí thư khoá X, có hiệu lực kể từ ngày ký và phổ biến đến chi bộ để thực hiện./.
Nơi nhận: | T/M BAN BÍ THƯ |