Dự thảo Luật sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Văn bản tiếng việt
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Luật

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương lần 1
Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức, Hành chính Loại dự thảo:Luật
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Nội vụTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Dự kiến thông qua tại:Kì họp đang cập nhật - Khóa đang cập nhật

Nội dung tóm lược

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13, đáng chú ý Dự thảo có nêu Thủ tướng Chính phủ quyết định tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương

Tải Luật

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@DT_Luat_To_chuc_chinh_phu_va_chinh_quyen_dia_phuong_sua_doi_lan_1 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

QUỐC HỘI

Số:      /201.../QH14

DỰ THẢO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ

VÀ LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

            Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản, điểm của Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13

1. Bổ sung các khoản 3a và khoản 3b vào sau khoản 3 Điều 23, bổ sung các khoản 4a và khoản 4b vào sau khoản 4 Điều 23, bổ sung các khoản 9 và khoản 10 vào Điều 23 như sau:

Điều 23. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức và công tác thi đua, khen thưởng

3a. Quy định khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

3b. Quy định tiêu chí thành lập đối với các tổ chức sau:

a) Vụ, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là bộ); phòng thuộc vụ, cục, văn phòng, thanh tra thuộc bộ; chi cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là chi cục) thuộc cục thuộc bộ; phòng của chi cục thuộc cục thuộc bộ;

b) Ban, văn phòng và các tổ chức khác thuộc cơ quan thuộc Chính phủ; phòng thuộc ban, văn phòng thuộc cơ quan thuộc Chính phủ;

c) Tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ (sau đây gọi chung là tổng cục); vụ, cục thuộc tổng cục; phòng thuộc văn phòng, cục, thanh tra (nếu có) thuộc tổng cục; chi cục thuộc cục thuộc tổng cục; phòng của chi cục thuộc cục thuộc tổng cục;

d) Cơ quan chuyên môn đặc thù thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

đ) Chi cục và phòng của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; phòng của chi cục thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

4a. Quy định số lượng biên chế tối thiểu của các tổ chức sau:

a) Vụ, cục thuộc bộ; phòng thuộc vụ, cục, văn phòng, thanh tra thuộc bộ; chi cục thuộc cục thuộc bộ; phòng của chi cục thuộc cục thuộc bộ;

b) Ban, văn phòng và các tổ chức khác thuộc cơ quan thuộc Chính phủ; phòng thuộc ban, văn phòng thuộc cơ quan thuộc Chính phủ;

c) Vụ, cục thuộc tổng cục; phòng thuộc văn phòng, cục thuộc tổng cục; chi cục thuộc cục thuộc tổng cục; phòng của chi cục thuộc cục thuộc tổng cục;

d) Phòng, chi cục của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; phòng của chi cục thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4b. Quy định số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa của các tổ chức, đơn vị sau:

a) Vụ, cục, thanh tra, văn phòng thuộc bộ; phòng thuộc vụ, cục, văn phòng, thanh tra thuộc bộ; chi cục thuộc cục thuộc bộ; phòng của chi cục thuộc cục thuộc bộ;

b) Ban, văn phòng và các tổ chức hành chính khác thuộc cơ quan thuộc Chính phủ; phòng thuộc ban, văn phòng thuộc cơ quan thuộc Chính phủ;

c) Tổng cục; vụ, cục, văn phòng, thanh tra (nếu có) thuộc tổng cục; phòng thuộc văn phòng, cục thuộc tổng cục; chi cục thuộc cục thuộc tổng cục; phòng của chi cục thuộc cục thuộc tổng cục;

d) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

đ) Văn phòng, thanh tra, phòng, chi cục thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; phòng của chi cục thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

e) Các tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

g) Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cơ quan chuyên môn, các tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

9. Quyết định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

10. Thẩm quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện theo quy định của Luật này và các văn bản hướng dẫn thi hành.”.

2. Sửa đổi, bổ sung các điểm b, điểm đ khoản 2 và khoản 10 Điều 28, bổ sung khoản 10a vào sau khoản 10 Điều 28 như sau:

Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ

2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia:

b) Chỉ đạo và thống nhất việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ trung ương đến địa phương; quyết định tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương;

đ) Quyết định phân cấp và ủy quyền thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính của bộ máy nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

10. Quyết định các tiêu chí, điều kiện thành lập hoặc giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, chuyên ngành thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của pháp luật; quyết định thành lập Hội đồng, Ủy ban hoặc Ban khi cần thiết để giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành.

10a. Quyết định thực hiện thí điểm những mô hình mới về tổ chức bộ máy của Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thuộc thẩm quyền của Chính phủ”.

3. Sửa đổi, bổ sung các khoản 5, khoản 8 và khoản 9 Điều 34 như sau:

“Điều 34. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ

5. Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.

8. Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành, tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

9. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đình chỉ công tác, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc.”.

4. Sửa đổi khoản 2 Điều 40

“Điều 40. Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ

2. Vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập có người đứng đầu.

Số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập không quá 03; số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04.

2. Số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định.”.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản, điểm của Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 9 như sau:

‘‘Điều 9. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

4. Chính phủ quy định cụ thể khung số lượng và tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.”.

2. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 11 như sau:

‘‘Điều 11. Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương

2. Việc phân định thẩm quyền được thực hiện trên cơ sở theo các nguyên tắc sau đây:

e) Chính quyền địa phương được bảo đảm nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân quyền, phân cấp Việc phân quyền, phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương phải bảo đảm điều kiện về ngân sách và nguồn nhân lực của các địa phương. Chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân quyền, phân cấp và chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân quyền, phân cấp.”.

3. Bổ sung khoản 1 Điều 12 như sau:

‘‘Điều 12. Phân quyền cho chính quyền địa phương

1. Việc phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương phải được quy định trong các luật.

‘‘Các luật khi quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước phải bảo đảm không chồng chéo nhiệm vụ, thẩm quyền giữa các cơ quan. Các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ thì không được quy định các nhiệm vụ đó đối với chính quyền địa phương; các nhiệm vụ, quyền hạn đã quy định thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương cấp này thì không được quy định nhiệm vụ, quyền hạn đó đối với chính quyền địa phương cấp khác. Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ về thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, thanh tra, kiểm tra.

Các luật khi quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương các cấp phải quy định cụ thể các nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương ở từng cấp không được phân cấp, ủy quyền cho cơ quan nhà nước cấp dưới hoặc cơ quan, tổ chức khác.”.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 14 như sau:

‘‘Điều 14. Ủy quyền cho chính quyền địa phương

1. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và Ủy ban nhân dân có thể ủy quyền bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức khác; Ủy ban nhân dân có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể. Việc ủy quyền phải được thể hiện bằng văn bản.”.

5. Sửa đổi khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 18 như sau:

‘‘Điều 18. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh

1. Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở tỉnh bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây: 

a) Tỉnh miền núi, vùng cao có từ năm trăm nghìn dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên năm trăm nghìn dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám bảy mươi lăm đại biểu;

b) Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm bảy mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá chín tám mươi lăm đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

3. Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này.

Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh gồm có Trưởng ban, không quá hai một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.”.

6. Sửa đổi điểm đ khoản 2 Điều 19 như sau:

Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh 

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh về xây dựng chính quyền:

đ) Quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh theo chỉ tiêu biên chế được Chính phủ cơ quan cấp có thẩm quyền giao; quyết định số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định của Chính phủ;”.

7. Sửa đổi khoản 1 và khoản 2 Điều 25 như sau:

‘‘Điều 25. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện

1. Hội đồng nhân dân huyện gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri huyện bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được thực hiện theo nguyên tắc sau đây: 

a) Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ bốn mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên bốn mươi nghìn dân thì cứ thêm năm bảy nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi ba mươi lăm đại biểu;

b) Huyện không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ tám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi nghìn dân thì cứ thêm mười lăm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi ba mươi lăm đại biểu;

c) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở huyện có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươi lăm đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân huyện gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện. Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.’’.

8. Sửa đổi khoản 1 và bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 32 như sau:

‘‘Điều 32. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã

1.  Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở xã bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân xã được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một hai nghìn dân trở xuống được bầu mười lăm đại biểu.

b) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên một hai nghìn dân đến dưới hai ba nghìn dân được bầu hai mươi mười chín đại biểu.

c) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có ba nghìn dân được bầu hai mươi lăm mốt đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm một nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;

d) Xã không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này có từ bốn năm nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên bốn năm nghìn dân thì cứ thêm hai nghìn năm trăm dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu.

4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định.’’.

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 33 như sau:

Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân

4. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của xã trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.”.

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 34 như sau:

‘‘Điều 34. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã

Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

Ủy ban nhân dân xã loại I, loại II có không quá hai Phó Chủ tịch. Xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch.’’.

11. Sửa đổi khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 39 như sau:

‘‘Điều 39. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương

1. Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở thành phố trực thuộc trung ương bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Thành phố trực thuộc trung ương có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân sáu mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá chín mươi lăm tám mươi lăm đại biểu;

b) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được bầu chín mươi lăm đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương. Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.  

3. Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội, Ban đô thị.

Ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm có Trưởng ban, không quá hai một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.’’.

12. Sửa đổi khoản 1 và khoản 2 Điều 46 như sau:

‘‘Điều 46. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân quận  

1. Hội đồng nhân dân quận gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở quận bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân quận được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Quận có từ tám mươi một trăm nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi một trăm nghìn dân thì cứ thêm mười lăm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi lăm đại biểu;

b) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở quận có từ ba mươi phường trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, nhưng tổng số không quá bốn mươi lăm đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân quận gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận. Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.”.    

13. Sửa đổi khoản 1 và khoản 2 Điều 53 như sau:

‘‘Điều 53. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

1. Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Thị xã có từ bảy tám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên bảy tám mươi nghìn dân thì cứ thêm mười lăm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi ba mươi lăm đại biểu;

b) Thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ một trăm nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên một trăm nghìn dân thì cứ thêm hai mười nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi ba mươi lăm đại biểu;

c) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươi lăm đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.”.

14. Sửa đổi khoản 1 và bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 60 như sau:

‘‘Điều 60. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân phường

1. Hội đồng nhân dân phường gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở phường bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân phường được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Phường có từ tám mười nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu;

b) Phường có trên tám mười nghìn dân thì cứ thêm bốn năm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu.

4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân phường được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân phường quyết định.

15. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 61 như sau:

Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường

3. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của phường trước khi trình Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật.”.

16. Sửa đổi, bổ sung Điều 62 như sau:

‘‘Điều 62. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường

Ủy ban nhân dân phường gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. 

Ủy ban nhân dân phường loại I, loại II có không quá hai Phó Chủ tịch. Phường loại II và loại III có một Phó Chủ tịch.’’.

17. Bổ sung khoản 4 sau sau khoản 3 Điều 67 như sau:

‘‘Điều 67. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị trấn

4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân thị trấn quyết định.’’.

18. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 68 như sau:

Điều 68. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị trấn

3. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của thị trấn trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách thị trấn; điều chỉnh dự toán ngân sách thị trấn trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách thị trấn. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật.”.

19. Sửa đổi, bổ sung Điều 69 như sau:

‘‘Điều 69. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thị trấn

Ủy ban nhân dân thị trấn gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. 

Ủy ban nhân dân thị trấn loại I, loại II có không quá hai Phó Chủ tịch. Thị trấn loại II và loại III có một Phó Chủ tịch.’’.

20. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 và bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 72 như sau:

‘‘Điều 72. Tổ chức chính quyền địa phương ở hải đảo

2. Tại đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

3. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động của các cơ quan thuộc chính quyền địa phương ở địa bàn hải đảo thực hiện như đối với các cơ quan thuộc chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Luật này.

4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương cấp huyện ở hải đảo và việc tổ chức chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cấp xã ở hải đảo trong trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo được chia thành các đơn vị hành chính cấp xã.”.

21. Sửa đổi, bổ sung Điều 75 như sau

‘‘Điều 75. Tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt

1. Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thực hiện theo quy định của Luật này. 

2. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, số lượng thành viên Ủy ban nhân dân, cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Việc tổ chức chính quyền địa phương, nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động của chính quyền địa phương đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.’’.

22. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 101 như sau

‘‘Điều 101. Thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ và mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân là cán bộ, công chức nhà nước hoặc viên chức thuộc đơn vị sự nghiệp công lập không còn công tác tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị và không cư trú tại đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu thì phải xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu. Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể đề nghị thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác.

Việc chấp nhận đại biểu Hội đồng nhân dân thôi làm nhiệm vụ đại biểu do Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.”.

23. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 128 như sau

“Điều 128. Nguyên tắc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính

1. Đơn vị hành chính được tổ chức ổn định trên cơ sở các đơn vị hành chính hiện có. Khuyến khích việc nhập các đơn vị hành chính cùng cấp. Trường hợp các đơn vị hành chính có quy mô nhỏ về diện tích tự nhiên và dân số phải tiến hành sáp nhập.

Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn nhập đơn vị hành chính các cấp.

2. Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp cần thiết và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

đ) Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải căn cứ vào tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 2 của Luật này phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo.”.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày        tháng      năm     .

2. Quy định chi tiết

Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ       thông qua ngày       tháng      năm 2019.

Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Luật DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
×
×
×
Vui lòng đợi