Công văn 5789/YT-QĐ của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thành lập Ban chỉ đạo Phòng chống tai nạn thương tích

thuộc tính Công văn 5789/YT-QĐ

Công văn 5789/YT-QĐ của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thành lập Ban chỉ đạo Phòng chống tai nạn thương tích
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:5789/YT-QĐ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Đỗ Nguyên Phương
Ngày ban hành:19/07/2002
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức

tải Công văn 5789/YT-QĐ

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA BỘ Y TẾ SỐ 5789/YT-DP NGÀY 19 THÁNG 07 NĂM 2002
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO
PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

 

Kính gửi: Lãnh đạo các Bộ/ngành

Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố

 

Ngày 18/06/2002 Bộ Y tế đã có Công văn số 4816/YT-DT về việc thành lập Ban chỉ đạo Phòng chống tai nạn, thương tích tại các Bộ, ngành và địa phương; Theo đề nghị của một số Bộ, ngành, địa phương nay Bộ Y tế gửi kèm bản hướng dẫn thành lập và chức năng nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo các cấp để tham khảo và thực hiện.

Bộ Y tế đề nghị các Bộ, Ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố sớm triển khai thành lập Ban chỉ đạo. Sau khi thành lập đề nghị báo cáo về Bộ Y tế theo địa chỉ:

Văn phòng thường trực Phòng chống tai nạn thương tích.

Vụ Y tế Dự phòng - Bộ Y tế

138 A Giảng Võ, Hà Nội

Fax: 04 8460507

 


HƯỚNG DẪN THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO
PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CÁC CẤP

(Kèm theo Công văn số 5789/BYT ngày 19 tháng 7 năm 2002
của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

1. Tại các Bộ, ngành và địa phương

Tổ chức:

- Tại các bộ, ngành thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tai nạn, thương tích trong lĩnh vực bộ, ngành quản lý do Thứ trưởng làm trưởng Ban; Phó ban thường trực và các uỷ viên là lãnh đạo các ban, phòng nghiệp vụ có liên quan.

Tại địa phương thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tai nạn, thương tích do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND làm trưởng ban, Giám đốc Sở y tế làm Phó ban thường trực và uỷ viên là lãnh đạo các ban ngành có liên quan tại địa phương. Có bộ phận giúp việc cho Ban chỉ đạo đặt tại Sở y tế.

Nhiệm vụ Ban chỉ đạo PCTNTT Bộ/ngành/địa phương:

- Lập kế hoạch chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích của Bộ/ngành/địa phương.

- Chỉ đạo cấp dưới thành lập Ban chỉ đạo của cấp đó (tuyến cơ sở).

- Chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích của Bộ/ngành/địa phương.

- Kiểm tra, giám sát và đánh giá Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích.

- Sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện chương trình từng quý, từng năm theo quy định.

2. Tuyến cơ sở:

Tổ chức:

- Tại tuyến huyện: Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện là Trưởng ban chỉ đạo, Giám đốc Trung tâm y tế huyện là Phó ban thường trực và uỷ viên là lãnh đạo các ban ngành có liên quan tại địa phương.

- Tại tuyến xã: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là Trưởng ban chỉ đạo, Trưởng trạm Y tế xã là Phó ban thường trực và uỷ viên là lãnh đạo các ban ngành có liên quan tại địa phương.

- Trong trường học: Hiệu trưởng là Trưởng Ban chỉ đạo, Phó hiệu trưởng là Phó Trưởng ban, các uỷ viên có sự tham gia của đại diện chi đoàn, y tế và các thành phần có liên quan khác.

- Tại cơ sở sản xuất: Có thể lồng ghép với Hội đồng Bảo hộ lao động. Hội đồng sẽ thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phòng, chống tai nạn, thương tích tuyến cơ sở trong doanh nghiệp của mình.

Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo PCTNTT tuyến cơ sở:

- Lập kế hoạch chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích của cơ sở.

- Chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích của tỉnh.

- Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện

- Sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định từng quý, từng năm.


SƠ ĐỒ: HỆ THỐNG TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO CHÍNH SÁCH QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CÁC CẤP

 

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất