I. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
1. Nộp hồ sơ
- Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT (Phòng ĐKKD) tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;
- Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;
- Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn); và nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.
2. Thời hạn giải quyết
3. Nhận kết quả
Doanh nghiệp có thể nhận kết quả giải quyết hồ sơ thông qua một trong hai phương thức sau:
(i) Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận một cửa phòng ĐKKD và phải mang các giấy tờ sau:
- Giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.
- Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân sau đây:
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực) kèm theo văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
(ii) Nhận kết quả giải quyết hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính. Hiện nay, gần như đa số các cơ quan đăng ký kinh doanh đều hỗ trợ việc nộp và trả kết quả thông qua dịch vụ bưu chính. Doanh nghiệp cần lên trang Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở để điền thông tin đăng ký nhận chuyển phát.
II. THÀNH PHẦN HỒ SƠ
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp - Công ty Cổ phần;
2. Điều lệ Công ty Cổ phần (công ty chuyển đổi);
3. Danh sách cổ đông sáng lập;
4. Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
5. Bản sao hợp lệ Biên bản họp Hội đồng thành viên về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành Công ty Cổ phần;
6. Quyết định của Hội đồng thành viên về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành Công ty Cổ phần;
7. Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư (nếu có);
8. Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên, cổ đông mới.
9. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức;
10. Văn bản ủy quyền cho cá nhân đại diện đối với cổ đông là tổ chức;
11. Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực của các cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; các người đại diện theo ủy quyền (của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức):
- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
- Đối với các tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác (các văn bản này của tổ chức nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự);
12. Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
13. Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực) kèm theo văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.