Thông báo 51/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông báo 51/TB-VPCP
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 51/TB-VPCP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo |
Người ký: | Nguyễn Quốc Huy |
Ngày ban hành: | 20/03/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chứng khoán |
tải Thông báo 51/TB-VPCP
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Số: 51/TB-VPCP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2007 |
THÔNG BÁO
Ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
tại buổi làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Ngày 10 tháng 3 năm 2007, tại cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán và một số giải pháp để phát triển thị trường bền vững, cùng tham dự có lãnh đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Văn phòng Chính phủ.
Sau khi nghe đồng chí Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo và ý kiến của lãnh đạo các cơ quan liên quan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
Thị trường chứng khoán nước ta tuy mới được hình thành và đi vào hoạt động 7 năm (2000 - 2007) nhưng đã có bước phát triển đáng khích lệ, điều đó khẳng định sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn. Sự phát triển nhanh của thị trường chứng khoán vừa qua thể hiện về tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước, của doanh nghiệp cũng như tiềm năng phát triển thị trường vốn dài hạn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, tình hình vừa qua cũng đang đặt ra lo ngại về việc tăng giá quá cao so với giá trị thực của một số cổ phiếu hay còn gọi là "giá bong bóng" đòi hỏi phải tiếp tục theo dõi, bám sát để bảo đảm cho thị trường phát triển phù hợp với chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, phù hợp với quy luật của phát triển kinh tế. Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý là phải tăng cường quản lý, phát huy những mặt tích cực, sử dụng các biện pháp phù hợp, hữu hiệu, hạn chế tối đa những mặt tiêu cực đối với thị trường, tuyệt đối không để xảy ra những biến động đột biến vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Để thúc đẩy thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển; dự báo, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, hạn chế tối đa sự thiệt hại do những biến động xấu có thể xay ra của thị trường chứng khoán đối với nhà đầu tư, đối với đời sống nhân dân và việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước và các cơ quan chức năng khẩn trương triển khai thực hiện tốt các nội dung Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại thông báo số 20/TB-VPCP ngày 29 tháng 01 năm 2007, công văn số 997/VPCP-KTKH ngày 27 tháng 02 năm 2007 và công văn số 916/VPCP-KTKH ngày 8 tháng 3 năm 2007. Đồng thời theo dõi sát sao, phát huy những yếu tố tích cực nhằm phát triển thị trường, kịp thời ngăn ngừa những hiện tượng sai phạm, phòng tránh rủi ro. Tăng cường sử dụng các biện pháp kinh tế để điều chỉnh thị trường, đảm bảo có hiệu quả nhằm thúc đẩy thị trường, không để đổ vỡ. Nghiên cứu sớm trình Chính phủ chính sách thuế áp dụng đối với lợi tức thu được từ việc chuyển lợi tức ra nước ngoài trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Việc áp dụng các biện pháp hành chính để can thiệp thị trường cần được xây dựng thành quy phạm pháp luật, công bố công khai cho các nhà đầu tư biết và chỉ áp dụng trong trường hợp thực sự cần thiết nhằm bảo vệ an ninh tài chính quốc gia.
2. Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan nhất là các cơ quan thông tin đại chúng lựa chọn biện pháp thích hợp, hiệu quả tập trung tuyên truyền để quảng đại quần chúng hiểu rõ những lợi ích cũng như những rủi ro và thiệt hại đối với hoạt động đầu tư chứng khoán. Đồng thời, tăng cường cảnh báo được những tiềm ẩn về đầu cơ, lừa đảo trong giao dịch mua bán.
3. Bộ Tài chính và các Bộ liên quan tìm giải pháp thúc đẩy nhanh việc hoàn thiện các điều kiện để đưa ra các doanh nghiệp lên niêm yết tại thị trường chứng khoán, trước hết là những doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục cổ phần hóa để tăng cung hàng hóa cho thị trường. Nghiên cứu để có biện pháp bán bớt phần vốn Nhà nước trong một số các Công ty và Thổng công ty nhà nước không cần nắm giữ, để có vốn cho đầu tư phát triển các lĩnh vực khác. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước thực hiện bán bớt phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp do Tổng công ty đại diện chủ sỡ hữu để tăng nguồn vốn đầu tư vào những dự án quan trọng khác.
4. Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán. Trong quá trình quản lý thị trường chứng khoán cần lưu ý:
a) Phải kiểm soát bằng được luồng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán thông qua các biện pháp: Đăng ký, lưu ký tập trung, đầu tư ủy thác qua công ty quản lóy quỹ, kiểm soát ngoại hối, thuế thu nhập... Việc áp dụng các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp với quy luật kinh tế, các quy định của pháp luật và đặc điểm thị trường Việt Nam.
b) Tăng cường tính công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán, ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng lừa đảo, đầu cơ và các biểu hiện tiêu cực trong việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp; đối với doanh nghiệp niêm yết chính thức phải là những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tài chính lành mạnh, được kiểm toán và có quản trị công ty tốt. Đối với doanh nghiệp chưa niêm yết cần khẩn trương thực hiện đăng ký trở thành công ty đại chúng và áp dụng cơ chế quản lý phù hợp theo quy định của Luật Chứng khoán.
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động của các Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ, Công ty niêm yết và các quỹ đầu tư chứng khoán để đảm bảo các hoạt động này đúng pháp luật, công khai, minh bạch.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm kiểm soát cho được các hoạt động của các Ngân hàng thương mại có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, đặc biệt là kiểm soát đối với việc sử dụng nguồn vốn ngân hàng để đầu tư chứng khóan cũng như hoạt động cho vay cầm cố... Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo về khả năng biến động lãi suất, tỷ giá, lạm phát và đề xuất các biện pháp thuộc chính sách tiền tệ để điều hành tỷ giá linh hoạt không để lạm phát, không để đồng Việt Nam tăng giá hoặc giảm giá bất thường ngoài phạm vi kiểm soát.
6. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng trình cấp có thẩm quyền các biện pháp kiểm soát thị trường chứng khoán trong tình hình đặc biệt, khi có các biến động lớn. Trình Chính phủ đề án thành lập Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia trong tháng 4 năm 2007.
7. Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước củng cố và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ có năng lực (kể cả việc tăng thêm lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) và các điều kiện khác để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, điều hành thị trường. Xây dựng cơ chế tài chính thích hợp đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (bao gồm các chính sách quản lý) và có cơ chế khuyến khích thu hút các chuyên gia giỏi làm việc tại cơ quan quản lý. Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan nghiên cứu để ban hành hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành ngay một số chính sách, chế độ đặc thù về tài chính, biên chế và tiền lương cho ngành chứng khoán.
8. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với các tổ chức Đảng chỉ đạo các đơn vị chức năng, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức ngành chứng khoán nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật; phải phấn đấu tự rèn luyện nâng cao kỹ năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, chống mọi biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, toàn tâm, toàn ý pjục vụ sự nghiệp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan biết, thực hiện.
Nơi nhận: - Bộ Chính trị, Thường trực ban bí thư - VPTƯ, Ban KTTƯ; - VPQH, UBKT và NS của QH; - TTgCP, các PTTg; - Các Bộ: Tài chính, Nội vụ, NHNN, UBCKNN; - Hội đồng TVCSTCTTQG; - VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ: QHQT, ĐMDN, TH; Website CP; - Lưu: VT, KTTH(4), 35 | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NGHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM
(đã ký)
Nguyễn Quốc Huy |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây