Quyết định 85/QĐ-SGDHCM 2018 Quy chế niêm yết chứng khoán tại SGD Chứng khoán TP HCM

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 85/QĐ-SGDHCM

Quyết định 85/QĐ-SGDHCM của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ quan ban hành: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí MinhSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:85/QĐ-SGDHCMNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Vũ Quang Trung
Ngày ban hành:19/03/2018Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chứng khoán

tải Quyết định 85/QĐ-SGDHCM

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 85/QĐ-SGDHCM DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 85/QĐ-SGDHCM

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 03 năm 2018

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

TỔNG GIÁM ĐỐC SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/06/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;

Căn cứ Thông tư số 229/2012/TT-BTC ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ hoán đổi danh mục;

Căn cứ Thông tư số 202/2015/TT-BTC ngày 18/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán;

Căn cứ Thông tư số 29/2017/TT-BTC ngày 12/04/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2015/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán;

Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 2399/QĐ-BTC ngày 21/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Căn cứ Công văn số 1102/UBCK-PTTT ngày 09/02/2018 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc chấp thuận ban hành Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-HĐQT ngày 14/03/2018 của Hội đồng quản trị Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh về việc thông qua nội dung Quy chế Niêm yết Chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh;

Theo đề nghị của Giám đốc Phòng Quản lý và Thẩm định niêm yết,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 346/QĐ-SGDHCM ngày 23/08/2016 về việc ban hành Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 3. Giám đốc Phòng Quản lý và Thẩm định Niêm yết, Giám đốc các Phòng, Ban thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- HĐQT, BKS;
- UBCKNN (để báo cáo);
- TTLKCKVN;
- Lưu VT, NY (18).

KT.TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH




Nguyễn Vũ Quang Trung

 

QUY CHẾ

NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 85/QĐ-SGDHCM ngày 19 tháng 03 năm 2018 của Tổng Giám đốc Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh)

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về việc đăng ký niêm yết, giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán và xử lý vi phạm đối với chứng khoán niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là SGDCK) nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch của thị trường và tuân thủ các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

1. Tổ chức đăng ký niêm yết và tổ chức niêm yết tại SGDCK;

2. Thành viên lập quỹ và các tổ chức khác cung cấp các dịch vụ liên quan tới hoạt động huy động vốn, thành lập và quản lý quỹ hoán đổi danh mục/quỹ đầu tư hoặc công ty đầu tư chứng khoán niêm yết/đăng ký niêm yết tại SGDCK;

3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích thuật ngữ và từ viết tắt

1. UBCKNN: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

2. SGDCK: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

3. Ngày niêm yết: Là ngày chứng khoán được cấp Quyết định niêm yết lần đầu trên SGDCK.

4. Ngày thay đổi niêm yết có hiệu lực (còn được gọi là ngày thay đổi niêm yết): Là ngày được ghi nhận trong Quyết định thay đổi niêm yết trên SGDCK.

5. Niêm yết chứng khoán: Là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch tại SGDCK.

6. Chứng khoán niêm yết: Là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đại chúng dạng đóng (bao gồm quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư bất động sản…), cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng và các loại chứng khoán khác được chấp thuận niêm yết tại SGDCK.

7. Đăng ký niêm yết: Là việc tiến hành các thủ tục để đưa chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết và giao dịch tại SGDCK.

8. Thay đổi đăng ký niêm yết: Là việc tiến hành các thủ tục để thay đổi số lượng chứng khoán niêm yết tại SGDCK.

9. Hủy niêm yết: Là việc chấm dứt giao dịch chứng khoán niêm yết tại SGDCK.

10. Tổ chức đăng ký niêm yết: Là tổ chức phát hành/công ty quản lý quỹ thực hiện đăng ký niêm yết chứng khoán tại SGDCK.

11. Tổ chức niêm yết: Là tổ chức có chứng khoán niêm yết tại SGDCK.

12. Tách cổ phiếu: Là việc chia nhỏ một cổ phiếu thành nhiều cổ phiếu với mệnh giá giảm xuống theo tỷ lệ tương ứng;

13. Gộp cổ phiếu: Là việc gom nhiều cổ phiếu thành một cổ phiếu với mệnh giá tăng lên theo tỷ lệ tương ứng.

14. Quỹ ETF: Quỹ hoán đổi danh mục.

15. Chứng chỉ quỹ ETF: Là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp tại quỹ ETF.

16. Chứng chỉ quỹ: Là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng (bao gồm chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư chứng khoán/bất động sản/ETF)

17. Quỹ đầu tư tại Quy chế này là quỹ đầu tư chứng khoán và bất động sản đại chúng dạng đóng niêm yết/đăng ký niêm yết

18. Công ty đầu tư chứng khoán tại Quy chế này là công ty đầu tư chứng khoán đại chúng và công ty đầu tư chứng khoán bất động sản đại chúng niêm yết/đăng ký niêm yết.

19. Công ty quản lý quỹ: Là công ty quản lý quỹ có quản lý quỹ ETF/ quỹ đầu tư hoặc quản lý công ty đầu tư chứng khoán niêm yết/đăng ký niêm yết.

20. Ngân hàng giám sát: Là ngân hàng lưu ký có chức năng thực hiện các dịch vụ lưu ký và giám sát việc quản lý quỹ ETF/ quỹ đầu tư hoặc công ty đầu tư chứng khoán của Công ty quản lý quỹ.

21.Tracking error - TE: Là mức sai lệch giữa giá trị tài sản ròng của Quỹ ETF so với chỉ số tham chiếu (gọi tắt là mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu của quỹ ETF).Mức sai lệch tối đa so với chỉ số tham chiếu của quỹETFtại SGDCK được quy định là 10%.

22. Nghị định số 58/2012/NĐ-CP: Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán

23. Nghị định số 60/2015/NĐ-CP: Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/06/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012;

24. Thông tư số 202/2015/TT-BTC: Thông tư số 202/2015/TT-BTC ngày 18/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về niêm yết chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán.

25. Thông tư số 155/2015/TT-BTC: Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

26. Thông tư số 229/2012/TT-BTC: Thông tư số 229/2012/TT-BTC ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ hoán đổi danh mục.

27. Thông tư số 29/2017/TT-BTC: Thông tư số 29/2017/TT-BTC ngày 12/04/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2015/TT-BTC.

 

Chương II

MỤC 1. ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT

 

Điều 4. Điều kiện niêm yết

1.Điềukiện niêm yết chứng khoán (ngoại trừ chứng chỉ quỹ ETF) trên SGDCK theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và khoản 15 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP.

1.1. Các thông tin, số liệu trong hồ sơ, bản cáo bạch liên quan đến báo cáo tài chính phải căn cứ vào báo cáo tài chính được kiểm toán theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 202/2015/TT-BTC đã được sửa đổi tại điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư số 29/2017/TT-BTC.

1.2. Tiêu chí “có ít nhất hai (02) năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết” (ngoại trừ doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm yết) và tiêu chí “cơ cấu cổ đông” còn được xem xét trong các trường hợp quy định tại khoản 4 và 5 Điều 5 Thông tư số 202/2015/TT-BTC đối với điều kiện niêm yết chứng khoán của công ty nhận sáp nhập trên SGDCK.

1.3. Tiêu chí tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) được tính căn cứ trên “vốn chủ sở hữu bình quân” đầu kỳ và cuối kỳ của báo cáo tài chính kiểm toán. Ngoài ra tiêu chí ROE còn được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 3 Thông tư số 202/2015/TT-BTC đã được sửa đổi tại điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư số 29/2017/TT-BTC.

1.4. Tiêuchí “ROE năm gần nhất tối thiểu 5%” được xem xét trên báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất. Tiêu chí “có lãi” được xem xét trên báo cáo tài chính kiểm toán hai (02) năm gần nhất. Các tiêu chí “không có lỗ lũy kế”, “không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một (01) năm” được xem xét trên báo cáo tài chính kiểm toán gần nhất.

1.5. Đối với các tổ chức đăng ký niêm yết có công ty con hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị trực thuộc, tiêu chí “ROE năm gần nhất tối thiểu 5%”, “có lãi”, “không có lỗ lũy kế” được xác định trên báo cáo tài chính hợp nhất/ báo cáo tài chính tổng hợp; tiêu chí “không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một (01) năm” chỉ áp dụng cho công ty mẹ/đơn vị kế toán cấp trên.

1.6. Các cổ đônglà cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữugiữ chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng theo tiêu chí cam kết nắm giữ cổ phiếu của cổ đông nội bộ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP còn được áp dụng cho các chức danh tương đương khác quy định tại điểm c, d khoản 5 Điều 2 Thông tư số 155/2015/TT-BTC.

1.7. Đối vớicáccông ty chuyển niêm yết cổ phiếu từ SGDCK Hà Nội sang SGDCK, việc cam kết nắm giữ cổ phiếu của các cổ đông nội bộ và cổ đông lớn liên quan đến cổ đông nội bộ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP phải tiếp tục thực hiện theo các cam kết khi niêm yết trên SGDCK Hà Nội theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 54 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP nếu những cam kết này còn hiệu lực. Trường hợp các cam kết khi niêm yết trên SGDCK Hà Nội đã hết thời hạn, các cổ đông này không phải thực hiện lại cam kết nắm giữ cổ phiếu.

1.8. Tổ chức niêm yết thực hiện chuyển niêm yết cổ phiếu từ SGDCK Hà Nội sang SGDCK hoặc ngược lại phải được Đại hội đồng cổ đông biểu quyết thông qua theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và phải đáp ứng điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán dự kiến chuyển sang niêm yết.

2.Điều kiệnniêm yết chứng chỉ quỹ ETF trên SGDCK theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP:

2.1. Là chứng chỉ quỹ của quỹ ETF đã được UBCKNN cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ.

2.2. Có tối thiểu hai (02) thành viên lập quỹ trong đó có ít nhất một (01) thành viên là thành viên giao dịch thuộc SGDCK.

2.3. Có hồ sơ đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ ETF đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.

Điều 5. Hồ sơ đăng ký niêm yết

1. Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại SGDCK thực hiện theo quy định tại Điều 57 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP; khoản 18 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP; khoản 2 Điều 3, khoản 1, 7 và 8 Điều 9 Thông tư số 202/2015/TT-BTC, và các tài liệu theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này.

2.Bảncáo bạch trong hồ sơ đăng ký niêm yết phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại Phụ lục 2, 3 và 4 của Thông tư số 202/2015/TT-BTC; trong đó Phụ lục 2 đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 29/2017/TT-BTC về mẫu Bản cáo bạch niêm yết và đáp ứng các yêu cầu sau:

2.1 Phải cóđầyđủ phụ lục đính kèm Bản cáo bạch theo quy định;

2.2 Phảiđầy đủ chữ ký của Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Trưởng Ban Kiểm soát và Kế toán trưởng (Giám đốc tài chính) của tổ chức đăng ký niêm yết và người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn, những người chịu trách nhiệm chính khác (nếu có). Trường hợp ký thay phải có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật;

2.3Trườnghợp Đại hội đồng cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết đã thông qua nghị quyết về việc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn/để trả cổ tức/tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu; phát hành trái phiếu và/ hoặc trái phiếu chuyển đổi, trả cổ tức bằng tiền mặt thì phải bổ sung thêm thông tin về những vấn đề này vào Bản cáo bạch niêm yết;

2.4 Tổ chức đăng ký niêm yết phải xác định giá dự kiến niêm yết cho ngày giao dịch đầu tiên trên SGDCK dựa theo các phương pháp tính giá nêu tại Bản cáo bạch niêm yết trước khi SGDCK cấp Quyết định niêm yết chứng khoán;

2.5 Trường hợp chứng khoán niêm yết/đăng ký giao dịch trên SGDCK Hà Nội chuyển sang đăng ký niêm yết trên SGDCK không phải xác định giá dự kiến niêm yết cho ngày giao dịch đầu tiên trên SGDCK trước khi SGDCK cấp Quyết định niêm yết. Phương pháp tính giá trong Bản cáo bạch niêm yết tối thiểu phải có phương pháp giá trị sổ sách và phương pháp bình quân giá đóng cửa của ít nhất hai mươi (20) phiên giao dịch gần nhất trước khi hủy niêm yết/đăng ký giao dịch trên SGDCK Hà Nội;

2.6 Trường hợp Bản cáo bạch của Quỹ đầu tư bất động sản và Công ty đầu tư chứng khoán bất động sản phải bổ sung thông tin của tổ chức quản lý bất động sản và tổ chức định giá độc lập bao gồm: Tên đầy đủ, Tên viết tắt, Giấy phép thành lập số (đính kèm bản sao), Trụ sở chính, Điện thoại, Fax, Website, Thời gian hoạt động (nếu có), Kinh nghiệm của công ty trong hoạt động định giá giá trị bất động sản (đính kèm hợp đồng giữa công ty quản lý quỹ và tổ chức định giá), Kinh nghiệm của tổ chức quản lý bất động sản trong việc quản lý, vận hành và khai thác bất động sản phù hợp với mục tiêu đầu tư của Quỹ/công ty đầu tư chứng khoán (đính kèm hợp đồng giữa công ty quản lý quỹ và tổ chức quản lý bất động sản).

3. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm phụ lục ngành nghề kinh doanh của tổ chức đăng ký niêm yết.

4. Sổ đăng ký cổ đông được lập trong thời hạn 01 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết và được cậpnhậttrước thời điểm hồ sơ đăng ký niêm yết đầy đủ và hợp lệ đảm bảo đáp ứng điều kiện về cơ cấu cổ đông theo quy định. Sổ đăng ký cổ đông tối thiểu phải có những thông tin sau: họ tên cổ đông, số chứng minh nhân dân (số thẻ căn cước công dân)/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện, số chứng minh nhân dân (số thẻ căn cước công dân) người đại diện, địa chỉ cổ đông, số lượng cổ phiếu nắm giữ.

5. Tổ chức đăng ký niêm yết tham chiếu Điều lệ mẫu quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng để xây dựng Điều lệ công ty.

6. Báo cáo tài chính của tổ chức đăng ký niêm yết trong hai (02) năm gần nhất phải đáp ứng các yêu cầu sau:

6.1. Báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính; đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật hiện hành về kế toán và kiểm toán;

6.2. Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty mẹ hoặc đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì phải nộp Báo cáo tài chính của công ty mẹ/đơn vị kế toán cấp trên cùng với Báo cáo tài chính hợp nhất/Báo cáo tài chính tổng hợp theo quy định của pháp luật về kế toán;

6.3. Báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính năm hợp nhất trong trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty mẹ và báo cáo tài chính năm tổng hợp trong trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập được UBCKNN chấp thuận và được ký bởi kiểm toán viên được UBCKNN chấp thuận;

6.4. Ý kiến kiểm toán đối với các báo cáo tài chính phải thể hiện chấp nhận toàn bộ. Trường hợp ý kiến kiểm toán là chấp nhận có ngoại trừ thì khoản ngoại trừ không phải là các khoản ngoại trừ liên quan đến các khoản mục: vốn chủ sở hữu (trừ trường hợp ý kiến ngoại trừ về việc chưa bàn giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa), vốn điều lệ đã góp và các khoản mục trọng yếu khác ảnh hưởng đến điều kiện niêm yết như: tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định, các khoản phải thu, nợ phải trả và khoản ngoại trừ do không hợp nhất công ty con;

6.5. Trường hợp ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính là chấp nhận có ngoại trừ đối với các khoản mục khác không phải các khoản mục nêu tại điểm 6.4 khoản 6 Điều này, tổ chức đăng ký niêm yết phải có tài liệu giải thích hợp lý và có xác nhận của tổ chức kiểm toán về ảnh hưởng của việc ngoại trừ;

6.6. Trường hợp ngày kết thúc kỳ kế toán của báo cáo tài chính gần nhất cách thời điểm gửi hồ sơ đăng ký niêm yết đầy đủ và hợp lệ cho SGDCK quá chín mươi (90) ngày, tổ chức đăng ký niêm yết phải lập báo cáo tài chính bổ sung đến tháng hoặc quý gần nhất;

6.7. Trường hợp hồ sơ được nộp sau thời hạn công bố thông tin báo cáo tài chính soát xét bán niên đối với công ty đại chúng quy mô lớn, tổ chức đăng ký niêm yết phải nộp bổ sung báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;

6.8. Trường hợp quá trình chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ quá thời hạn công bố thông tin báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính bán niên soát xét, báo cáo tài chính quý, tổ chức đăng ký niêm yết phải nộp bổ sung báo cáo tài chính đến kỳ kế toán gần nhất tương tự quy định về công bố thông tin báo cáo tài chính của tổ chức niêm yết;

6.9. Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết thực hiện phát hành thêm để tăng vốn sau thời điểm kết thúc kỳ kế toán của báo cáo tài chính kiểm toán gần nhất, tổ chức đăng ký niêm yết phải thực hiện kiểm toán vốn cho phần phát hành thêm đó;

6.10. Báo cáo tài chính nếu là bản sao thì phải có chứng thực của cơ quan công chứng có thẩm quyền hoặc của tổ chức kiểm toán (trường hợp báo cáo tài chính đã được kiểm toán, soát xét) hoặc của tổ chức đăng ký niêm yết (trường hợp báo cáo tài chính chưa được kiểm toán, soát xét);

6.11. Trong trường hợp cần thiết, SGDCK có thể yêu cầu tổ chức đăng ký niêm yết kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính giữa niên độ.

7. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật quy định khi niêm yết phải có chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành, hồ sơ đăng ký niêm yết phải kèm theo công văn chấp thuận đăng ký niêm yết của cơ quan quản lý chuyên ngành.

8. Trường hợp hồ sơ đăng ký niêm yết có các tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền cấp/ban hành/chấp thuận, tổ chức đăng ký niêm yết phải nộp bản sao y chứng thực hợp lệ.

9. Trong quá trình hồ sơ đăng ký niêm yết đang được thẩm định, nếu có những sự kiện phát sinh ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức, nhân sự chủ chốt, hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính, cơ cấu cổ đông và các nội dung quan trọng khác liên quan đến tổ chức đăng ký niêm yết, tổ chức đăng ký niêm yết phải thực hiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ đăng ký niêm yết cho phù hợp.

10. Hồ sơ đăng ký niêm yết được lập thành một (01) bộ bản gốc (bản chính hoặc bản sao hợp lệ) tiếng Việt kèm theo một (01) bộ bản dữ liệu điện tử.

11. Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký niêm yết theo quy định, SGDCK sẽ xem xét thẩm định và có văn bản yêu cầu tổ chức đăng ký niêm yết/công ty quản lý quỹ sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký niêm yết (nếu cần thiết). Thời hạn nhận hồ sơ được tính từ ngày SGDCK nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

Điều 6. Quy trình đăng ký niêm yết

1. Việc tiếp nhận, xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp Quyết định chấp thuận đăng ký niêm yết chứng khoán tại SGDCK được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế này. Trường hợp cần xin thêm ý kiến của UBCKNN hoặc các cơ quan liên quan, SGDCK có công văn gửi các cơ quan liên quan và chỉ xem xét chấp thuận đăng ký niêm yết chính thức sau khi có ý kiến phản hồi từ các cơ quan liên quan.

2. Thời gian tổ chức đăng ký niêm yết/công ty quản lý quỹ chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và thời gian xin ý kiến các cơ quan liên quan không tính vào thời gian xem xét, thẩm định hồ sơ.

3. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc (đối với hồ sơ đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ ETF) và trong thời hạn ba mươi (30) ngày (đối với hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán khác) kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết đầy đủ, hợp lệ, SGDCK sẽ có văn bản chấp thuận hoặc yêu cầu hoàn thiện hồ sơ trước khi chấp thuận chính thức. Trường hợp không chấp thuận, SGDCK sẽ nêu rõ lý do bằng văn bản.

4. Trường hợp quá sáu (06) tháng kể từ ngày có công văn yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ mà tổ chức đăng ký niêm yết/công ty quản lý quỹ không thực hiện bổ sung, sửa đổi theo yêu cầu, SGDCK dừng việc xem xét hồ sơ đó.

5. Đối với quỹ ETF, quỹ đầu tư và công ty đầu tư chứng khoán, trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ hoặc giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán có hiệu lực, công ty quản lý quỹ, hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán phải hoàn tất hồ sơ đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán nộp cho SGDCK theo quy định.

Điều 7. Hoàn tất thủ tục để chính thức giao dịch tại SGDCK

Trong vòng chín mươi (90) ngày kể từ ngày ký Quyết định chấp thuận niêm yết, tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ phải hoàn tất các thủ tục để đưa chứng khoán vào giao dịch tại SGDCK theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế này. Sau thời hạn này, Quyết định chấp thuận niêm yết của SGDCK mặc nhiên hết hiệu lực theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư số 202/2015/TT-BTC.

 

MỤC 2. ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY HÌNH THÀNH SAU QUÁ TRÌNH HỢP NHẤT

 

Điều 8. Điều kiện niêm yết

1. Trường hợp các công ty bị hợp nhất đều đang niêm yết trên SGDCK thì công ty hợp nhất phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d, đ, e khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và có ROE dương bao gồm:

1.1.công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

1.2. Công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan;

1.3. Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất ba trăm (300) cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

1.4.Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), và Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;

1.5. Cóhồsơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.

2.Trường hợp công ty đang niêm yết trên SGDCK hợp nhất với công ty chưa niêm yết trên SGDCK (bao gồm cả công ty niêm yết trên SGDCK Hà Nội), công ty hợp nhất được đăng ký niêm yết trên SGDCK khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d, đ, e khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và có ROE đạt tối thiểu 5%.

3.Trường hợp các công ty bị hợp nhất đều chưa niêm yết trên SGDCK, công ty hợp nhất được đăng ký niêm yết trên SGDCK khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.

4. Trường hợp hợp nhất theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này mà trong đó có doanh nghiệp có vốn Nhà nước tham gia hợp nhất, và sau hợp nhất, phần vốn của Nhà nước chiếm từ 80% trở lên vốn điều lệ tại công ty hợp nhất, thì điều kiện niêm yết thực hiện theo các quy định liên quan tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, ngoại trừ điều kiện về cơ cấu cổ đông quy định tại điểm d khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.

5. Công ty trong diện hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại các điểm h, k, l, m khoản 1 Điều 60 Nghị định 58/2012/NĐ-CP tham gia vào quá trình hợp nhất thì công ty hình thành sau khi hợp nhất được đăng ký niêm yết khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết chứng khoán tại SGDCK theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và khoản 15 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP.

6. Việc niêm yết trái phiếu của công ty hợp nhất thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP; việc niêm yết chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng sau khi nhận hợp nhất quỹ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP.

7. Các tiêu chí về điều kiện niêm yết được xem xét theo quy định tại Điều 4 Quy chế này.

Điều 9. Hồ sơ đăng ký niêm yết

Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của công ty hợp nhất thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 202/2015/TT-BTC đã được sửa đổi tại điểm a khoản 6 Điều 1 Thông tư số 29/2017/TT-BTC và các tài liệu theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này.

Điều 10. Quy trình đăng ký niêm yết và thủ tục để chính thức giao dịch tại SGDCK

1. Thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Quy chế này.

2. Trước khi tham gia hợp nhất, công ty niêm yết thực hiện việc hủy niêm yết theo quy chế của SGDCK.

3. Trong vòng sáu (06) tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty hợp nhất đáp ứng điều kiện niêm yết tại các khoản 1, 2 Điều 8 Quy chế này phải hoàn tất thủ tục nộp hồ sơ đăng ký niêm yết đầy đủ và hợp lệ trên SGDCK. Quá thời hạn trên mà công ty không hoàn tất thủ tục đăng ký niêm yết thì trong vòng sáu (06) tháng tiếp theo, công ty phải hoàn tất thủ tục đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.

 

MỤC 3. ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY SAU QUÁ TRÌNH SÁP NHẬP

 

Điều 11. Điều kiện niêm yết

1. Trườnghợpcông ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập đều là công ty niêm yết trên SGDCK, sau khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập làm thủ tục thay đổi đăng ký niêm yết khi:

1.1. Trước khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập đều có ROE dương; hoặc

1.2. Sau khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập có ROE dương hoặc có ROE lớn hơn ROE của công ty đó trong năm liền trước năm thực hiện sáp nhập;

1.3. Trường hợp không đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm 1.1 hoặc điểm 1.2 khoản này thì số cổ phiếu phát hành thêm chỉ được đăng ký niêm yết bổ sung trên SGDCK sau một (01) năm kể từ thời điểm công ty nhận sáp nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

2.Trườnghợp công ty nhận sáp nhập là công ty niêm yết trên SGDCK, các công ty bị sáp nhập có ít nhất một công ty chưa niêm yết trên SGDCK (bao gồm cả công ty niêm yết trên SGDCK Hà Nội), sau khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập được thay đổi đăng ký niêm yết khi:

2.1.Trước khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhậpvà công ty bị sáp nhập đang niêm yếttrênSGDCKcó ROE dương, các công ty bị sáp nhập chưa niêm yết trênSGDCKđáp ứng quy định tạiđiểm bkhoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP, ngoại trừ điều kiện hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần; hoặc

2.2. Sau khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập có ROE đạt từ 5% trở lên, hoặc có ROE dương và lớn hơn ROE của công ty đó trong năm liền trước năm thực hiện sáp nhập;

2.3.Trường hợp không đáp ứng điều kiện quy định tạiđiểm 2.1 hoặcđiểm 2.2khoản này, đồng thời phần vốn phát hành thêm để hoán đổi làm phát sinh tăng không quá 50% vốn điều lệ thực góp (trước khi phát hành) thì số cổ phiếu phát hành thêm chỉ được đăng ký niêm yết bổ sung trên SGDCK sau một (01) năm kể từ thời điểm công ty nhận sáp nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

3. Trường hợp sáp nhập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này mà sau khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập không đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm 2.1 và 2.2 khoản 2 Điều này, đồng thời phần vốn phát hành thêm để hoán đổi làm phát sinh tăng trên 50% vốn điều lệ thực góp (trước khi phát hành) thì trong vòng sáu (06) tháng, kể từ ngày công ty nhận sáp nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, nếu công ty nhận sáp nhập không nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết hoặc hồ sơ không đáp ứng điều kiện thay đổi đăng ký niêm yết, cổ phiếu của công ty nhận sáp nhập bị hủy niêm yết bắt buộc.

4. Trường hợp công ty nhận sáp nhập là công ty chưa niêm yết trênSGDCK, thì sau khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP trong đó điều kiện phải có tối thiểu hai (02) năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính từ thời điểm thành lập công ty nhận sáp nhập.

5. Trường hợp sáp nhập theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này mà trong đó có doanh nghiệp có vốn Nhà nước tham gia sáp nhập, và sau sáp nhập, phần vốn của Nhà nước chiếm từ 80% trở lên vốn điều lệ tại công ty nhận sáp nhập, thì điều kiện niêm yết thực hiện theo các quy định liên quan tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này, ngoại trừ điều kiện về cơ cấu cổ đông quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.

6. Công ty trong diện hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại các điểm h, k, l, m khoản 1 Điều 60 Nghị định 58/2012/NĐ-CP tham gia vào quá trình sáp nhập thì công ty nhận sáp nhập được đăng ký niêm yết/thay đổi đăng ký niêm yết khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết chứng khoán tại SGDCK theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và khoản 15 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP. Trong đó điều kiện phải có tối thiểu hai (02) năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính từ thời điểm thành lập công ty nhận sáp nhập.

7. Việc niêm yết trái phiếu của công ty nhận sáp nhập thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP;

8. Việc niêm yết chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng sau khi nhận sáp nhập quỹ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP.

Điều 12. Hồ sơ đăng ký niêm yết

1. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của công ty nhận sáp nhập thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 202/2015/TT-BTC đã được sửa đổi tại điểm b khoản 6 Điều 1 Thông tư số 29/2017/TT-BTC và các tài liệu theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này.

2.Hồ sơ đăng ký niêm yết tráiphiếu của công ty nhận sáp nhập thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 9Thông tư số 202/2015/TT-BTC và các tài liệu theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này.

3.Hồ sơ đăng ký niêm yếtchứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng sau khi nhận sáp nhập quỹ thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 9Thông tư số 202/2015/TT-BTC và các tài liệu theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này.

Điều 13. Quy trình đăng ký niêm yết và thủ tục để chính thức giao dịch tại SGDCK

1. Trường hợp niêm yết cổ phiếu của công ty sau quá trình sáp nhập:

1.1.Trườnghợpcông ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập đều đang niêm yết trên SGDCK; công ty nhận sáp nhập là công ty niêm yết, các công ty bị sáp nhập là công ty chưa niêm yết trên SGDCK thực hiện quy trình thay đổi đăng ký niêm yết theo Điều 20 Quy chế này. Tuy nhiên, thời gian nộp và xem xét hồ sơ như sau:

a) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, SGDCK cấp Quyết định thay đổi niêm yết. Trường hợp không chấp thuận, SGDCK sẽ có văn bản nêu rõ lý do.

b) Trong vòng một (01) tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, công ty nhận sáp nhập đáp ứng quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 11 Quy chế này phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết.

c) Trong vòng sáu (06) tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, công ty nhận sáp nhập đáp ứng quy định tại điểm 1.2 khoản 1 và điểm 2.2 khoản 2 Điều 11 Quy chế này phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết.

d) Trong vòng một (01) tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, công ty nhận sáp nhập đáp ứng quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Điều 11 Quy chế này phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết.

e) Sau một (01) năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới và trong vòng một (01) tháng tiếp theo, công ty nhận sáp nhập đáp ứng quy định tại điểm 1.3 khoản 1 và điểm 2.3 khoản 2 Điều 11 Quy chế này phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết.

1.2. Trườnghợp công ty nhận sáp nhập là công ty chưa niêm yết trênSGDCKthực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Quy chế này

2. Trường hợp niêm yết tráiphiếu của công ty nhận sáp nhập vàniêm yếtchứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng sau khi nhận sáp nhập quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Quy chế này.

 

MỤC 4. ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT THỰC HIỆN PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU ĐỂ HOÁN ĐỔI LẤY CỔ PHIẾU, PHẦN VỐN GÓP TẠI DOANH NGHIỆP KHÁC HOẶC KHOẢN NỢ CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH ĐỐI VỚI CHỦ NỢ

 

Điều 14. Điều kiện niêm yết

1.Côngty niêm yết được đăng ký niêm yết bổ sung số cổ phiếu phát hành để hoán đổi khi có ROE sau khi hoán đổi đạt tối thiểu là 05%.

2.Trườnghợp công ty niêm yết không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này:

2.1. Nếu phần vốn phát hành thêm để hoán đổi làm phát sinh tăng không quá 50% vốn điều lệ thực góp (trước khi phát hành) thì số cổ phiếu phát hành thêm chỉ được niêm yết bổ sung sau một (01) năm kể từ thời điểm hoàn tất việc hoán đổi.

2.2. Nếu phần vốn phát hành thêm để hoán đổi làm phát sinh tăng trên 50% vốn điều lệ thực góp (trước khi phát hành), cổ phiếu của công ty niêm yết sau hoán đổi sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc.

3. Công ty trong diện hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại các điểm h, k, l, m khoản 1 Điều 60 Nghị định 58/2012/NĐ-CP tham gia vào quá trình phát hành cổ phiếu để hoán đổi thì công ty niêm yết sau hoán đổi được thay đổi đăng ký niêm yết khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết chứng khoán tại SGDCK theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và khoản 15 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP.

Điều 15. Hồ sơ đăng ký niêm yết

Hồ sơ đăng ký niêm yết của công ty niêm yết thực hiện hoán đổi cổ phiếu theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 9 Thông tư số 202/2015/TT-BTC và các tài liệu theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này.

Điều 16. Quy trình đăng ký niêm yết và thủ tục để chính thức giao dịch tại SGDCK

Công ty niêm yết thực hiện phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo quy định tại khoản 1 và điểm 2.1 khoản 2 Điều 14 Quy chế này thực hiện Quy trình thay đổi đăng ký niêm yết theo Điều 20 Quy chế này. Thời gian xem xét hồ sơ như sau:

1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, SGDCK cấp Quyết định thay đổi niêm yết. Trường hợp không chấp thuận, SGDCK sẽ có văn bản nêu rõ lý do.

2. Trong vòng sáu (06) tháng kể từ ngày hoàn tất việc hoán đổi, công ty niêm yết thực hiện việc hoán đổi cổ phiếu đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 14 Quy chế này phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết để niêm yết bổ sung số cổ phiếu đã phát hành để hoán đổi.

3. Sau một (01) năm kể từ ngày hoàn tất việc hoán đổi và trong vòng một (01) tháng tiếp theo, công ty niêm yết thực hiện việc hoán đổi cổ phiếu đáp ứng quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Điều 14 Quy chế này phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết để niêm yết bổ sung số cổ phiếu đã phát hành để hoán đổi.

 

Chương III. THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT

 

Điều 17. Các trường hợp thay đổi đăng ký niêm yết

1. Tổ chức niêm yết thực hiện tách, gộp cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức hoặc phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu hoặc chào bán quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ;

2. Quỹ đầu tư phát hành thêm chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư hiện hữu thông qua phát hành quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc thanh toán lợi tức bằng chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư.

3. Tổ chức niêm yết chào bán chứng khoán riêng lẻ hoặc chào bán thêm chứng khoán ra công chúng, phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty;

4. Tổ chức niêm yết bị tách hoặc nhận sáp nhập doanh nghiệp;

5. Tổ chức niêm yết thực hiện chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu/ mua lại trước hạn một phần trái phiếu nhưng không rơi vào điều kiện hủy niêm yết theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 60 Nghị định 58/2012/NĐ-CP;

6. Tổ chức niêm yết thực hiện phát hành cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu, phần vốn góp tại doanh nghiệp khác hoặc khoản nợ của tổ chức phát hành đối với chủ nợ.

7. Chứng chỉ quỹ ETF phát hành thêm/ bị thu hồi do thực hiện giao dịch hoán đổi.

8. Tổ chức niêm yết giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2014 nhưng không thuộc trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc sau khi hoàn tất giảm vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 20 và 24 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP.

9. Các trường hợp khác làm thay đổi số lượng chứng khoán niêm yết trên SGDCK.

Điều 18. Hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết

1. Hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết tại SGDCK được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP, khoản 19 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP và Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này.

2. Hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết được lập thành một (01) bộ bản gốc (bản chính hoặc bản sao hợp lệ) kèm theo một (01) bộ bản dữ liệu điện tử.

3. Trường hợp phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, hoặc theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty, tổ chức niêm yết phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày UBCKNN gửi thông báo kết quả phát hành cho tổ chức niêm yết.

4. Trường hợp chào bán ra công chúng, hoặc chào bán riêng lẻ ngoại trừ các trường hợp chào bán cổ phiếu để hoán đổi trong hoạt động sáp nhập theo quy định tại Điều 11 Quy chế này và hoán đổi cổ phiếu quy định tại Điều 14 Quy chế này, tổ chức niêm yết phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

5. Đối với quỹ đầu tư/ công ty đầu tư chứng khoán, trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ điều chỉnh hoặc giấy phép điều chỉnh giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán có hiệu lực, công ty quản lý quỹ, hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán phải hoàn tất hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ/ cổ phiếu nộp cho SGDCK theo quy định.

Điều 19. Trình tự, thủ tục tách/gộp cổ phiếu

1. Trong vòng hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi có quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc tách/ gộp cổ phiếu, tổ chức niêm yết phải thực hiện công bố thông tin và báo cáo cho UBCKNN, SGDCK.

2. Tổ chức niêm yết công bố thông tin về ngày đăng ký cuối cùng thực hiện tách/gộp cổ phiếu theo quy định tại Quy chế Công bố thông tin tại SGDCK, đồng thời phải báo cáo SGDCK và tiến hành công bố thông tin về tiến trình thực hiện tách/gộp cổ phiếu trên một tờ báo có phạm vi phát hành trên toàn quốc và trên phương tiện công bố thông tin của tổ chức niêm yết.

3. Hai (02) ngày làm việc trước ngày đăng ký cuối cùng nêu tại khoản 2 Điều này, SGDCK sẽ tạm ngừng giao dịch đối với cổ phiếu thực hiện tách/gộp.

4. Trong vòng mười (10) ngày làm việc kể từ ngày đăng ký cuối cùng, tổ chức niêm yết có trách nhiệm hoàn tất việc tách/gộp cổ phiếu và thực hiện thay đổi đăng ký niêm yết trên SGDCK theo quy định tại Điều 18 và Điều 20 Quy chế này.

Điều 20. Quy trình thay đổi đăng ký niêm yết

1. Trong vòngba (03)ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết, trườnghợp hồ sơ đã đáp ứng tính đầy đủ và hợp lệ: SGDCK cấp Quyết định thay đổi niêm yết. Trường hợp không chấp thuận, SGDCK sẽ có văn bản nêu rõ lý do.

2.Trong vòngba (03)ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết,trườnghợp hồ sơ chưa đáp ứng tính đầy đủvà/hoặchợp lệ:SGDCK có văn bản yêu cầu Tổ chức niêm yết sửa đổi, bổ sung hồ sơ.Trong vòng ba (03) ngày làm việc sau khi Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹhoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu, SGDCK cấp Quyết định thay đổi niêm yết. Trường hợp không chấp thuận, SGDCK sẽ có văn bản nêurõ lý do.

3. Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày SGDCK cấp Quyết định thay đổi niêm yết chứng khoán:

3.1. Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ phải nộp tiền dịch vụ liên quan cho SGDCK theo quy định hiện hành.

3.2. Trong trường hợp số lượng chứng khoán niêm yết thay đổi tăng, tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ đăng ký ngày giao dịch cho số lượng chứng khoán mới niêm yết (ngày giao dịch phải đảm bảo ít nhất là sáu (06) ngày làm việc kể từ ngày SGDCK nhận được văn bản đề nghị của tổ chức niêm yết nhưng tối đa không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày được cấp Quyết định thay đổi niêm yết) và hoàn tất các thủ tục để đưa chứng khoán mới vào giao dịch.

3.3. Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ phải thực hiện đăng ký ngày chính thức giao dịch đối với toàn bộ số lượng chứng khoán thay đổi niêm yết tăng. Trường hợp chứng khoán mới niêm yết bị hạn chế chuyển nhượng, ngày chính thức giao dịch được xác định tại một thời điểm sau khi kết thúc thời gian hạn chế chuyển nhượng.

4. SGDCK sẽ thông báo ngày chứng khoán được phép giao dịch trở lại (đối với trường hợp tách, gộp cổ phiếu; tách doanh nghiệp) hoặc thông báo ngày chính thức giao dịch của số lượng chứng khoán mới niêm yết (đối với trường hợp tổ chức niêm yết thực hiện sáp nhập) hoặc thông báo ngày hủy niêm yết phần cổ phiếu giảm (đối với trường hợp thay đổi giảm số lượng cổ phiếu niêm yết) trên cơ sở đề nghị của tổ chức niêm yết.

5.Trường hợp chứng chỉ quỹ ETF thay đổi đăng ký niêm yết (tăng/giảm) do giao dịch hoán đổi:Trong vòng một (01) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán về khối lượng chứng chỉ quỹ ETF đăng ký bổ sung/bị hủy đăng kýsau giao dịch hoán đổi, SGDCK sẽ thông báo ra thị trường về khối lượng chứng chỉ quỹ ETF thay đổiđăng kýniêm yết (tăng/giảm) do giao dịch hoán đổiđó.

 

Chương IV. CÁC TRƯỜNG HỢP TỔ CHỨC NIÊM YẾT/CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ BỊ NHẮC NHỞ VI PHẠM TRÊN TOÀN THỊ TRƯỜNG, CHỨNG KHOÁN BỊ CẢNH BÁO, KIỂM SOÁT, KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT, TẠM NGỪNG GIAO DỊCH

 

Điều 21. Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ bị nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường

1. Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹbị nhắc nhởvi phạmtrên toàn thị trường khi vi phạm quy định công bố thông tin từ ba(03) lần trở lêntrong vòngmột (01)năm.

2. SGDCK thực hiện công bố thông tinQuyết định nhắc nhở vi phạmtrên toàn thịtrường đối với trường hợpquy định tại khoản 1 Điều này

3. Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹphải thực hiện giải trình nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục tình trạng bị nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường và công bố thông tin theo yêu cầu của SGDCK.

Điều 22. Chứng khoán bị cảnh báo

1. Các trường hợp chứng khoán bị cảnh báo:

1.1 Đối với cổ phiếu, trái phiếu:

a) Vốn điều lệ đã góp của tổ chức có cổ phiếu, trái phiếu niêm yết giảm xuống dưới một trăm hai mươi (120) tỷ đồng Việt Nam tính theo giá trị ghi trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất;

b) Lợi nhuận sau thuế của năm tài chính trên báo cáo tài chính kiểm toán năm của công ty là số âm (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán). Trường hợp tổ chức niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lợi nhuận sau thuế căn cứ trên báo cáo tài chính tổng hợp. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con thì lợi nhuận sau thuế căn cứ vào lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất;

c) Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính kiểm toán năm của công ty là số âm (lỗ lũy kế) (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán). Trường hợp tổ chức niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính tổng hợp. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con thì lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất;

d) Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh chính từ ba (03) tháng trở lên;

e) Tổ chức niêm yếtchậm nộpbáo cáo tài chính năm được kiểm toánhoặcbáo cáo tài chínhbán niênđượcsoát xét quá mười lăm (15) ngàylàm việckể từ ngày hết hạn công bố thông tin theo quy định hiện hành.

f)Tổ chức niêm yết vi phạm quy định công bố thông tin từ bốn(04) lần trở lêntrong vòngmột (01)năm;

g) Cổ phiếu không có giao dịch trong vòng sáu (06) tháng;

h) Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư sau khi được UBCKNN chấp thuận.

1.2 Đối với chứng chỉ quỹ đóng, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán:

a) Công ty quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoánvi phạm quy định công bố thông tin từ bốn(04) lần trở lêntrong vòngmột (01)năm;

b) Cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán không có giao dịch trong vòng sáu (06) tháng;

c) Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư sau khi được UBCKNN chấp thuận.

1.3 Đối với chứng chỉ quỹ ETF:

a) Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu của quỹ ETF (Tracking error - TE) vượt mức 80% so với mức sai lệch tối đa theo quy định của SGDCK (nhưng không vượt quá mức sai lệch tối đa theo quy định của SGDCK) liên tiếp trong vòng ba (03) tháng.

b) Công ty quản lý quỹvi phạm quy định công bố thông tin từ bốn(04) lần trở lêntrong vòngmột (01)năm.

c) Giá trị tài sản ròng của quỹ giảm xuống thấp hơn mười (10) tỷ đồng liên tiếp trong vòng một (01) tháng;

d) Số lượng thành viên lập quỹ không đáp ứng điều kiện “có tối thiểu hai (02) thành viên lập quỹ trong đó có ít nhất một (01) thành viên là thành viên giao dịch thuộc SGDCK”liên tiếp trong vòng một (01) tháng;

e) Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tưsau khi được sự chấp thuận của UBCKNN;

f)Công ty quản lý quỹcủa quỹ ETF bị giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động nhưng ban đại diện quỹ chưa xác lập đượcCông ty quản lý quỹthay thế;

g) Ngânhànggiám sát của quỹ ETF bị giải thể, phá sản, đơn phương chấm dứt hợp đồng giám sát hoặc bịCông ty quản lý quỹchấm dứt hợp đồng giám sát; hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán bị thu hồi nhưngCông ty quản lý quỹchưa xác lập được ngân hàng giám sát thay thế;

h) Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư sau khi được UBCKNN chấp thuận.

2. SGDCK lên ký hiệu cảnh báo và thực hiện công bố thông tin trên toàn thị trường đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ có chứng khoán thuộc diện cảnh báo phải giải trình nguyên nhân, phương án khắc phục tình trạng bị cảnh báo và công bố thông tin theo yêu cầu của SGDCK.

4. Đưa ra khỏi diện cảnh báo:

4.1 SGDCK sẽ xem xét đưa chứng khoán ra khỏi diện cảnh báo và thực hiện dỡ bỏ ký hiệu cảnh báo trong trường hợp tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến chứng khoán bị cảnh báo;

4.2 Trường hợp chứng khoán đang trong diện cảnh báo theo quy định tại tiết a, b, c điểm 1.1 khoản 1 Điều này sẽ được xem xét dỡ bỏ ký hiệu cảnh báo căn cứ vào báo cáo tài chính quý/bán niên được soát xét hoặc báo cáo tài chính năm kiểm toán. Riêng đối với trường hợp chứng khoán rơi vào diện cảnh báo theo quy định tại tiết c điểm 1.1 khoản 1 Điều này và công ty niêm yết đã xử lý lỗ lũy kế bằng thặng dư vốn hoặc các nguồn quỹ khác theo quy định của pháp luật hiện hành, sau một (01) năm kể từ thời điểm công ty niêm yết xử lý lỗ (căn cứ báo cáo tài chính bán niên được soát xét hoặc báo cáo tài chính năm kiểm toán có thuyết minh việc xử lý lỗ lũy kế) chứng khoán đó sẽ được xem xét dỡ bỏ ký hiệu cảnh báo căn cứ vào kết quả kinh doanh tại báo cáo tài chính năm kiểm toán kế tiếp có lãi và ý kiến kiểm toán phải là ý kiến chấp nhận toàn phần;

4.3 Trường hợp chứng khoán rơi vào diện cảnh báo theo quy định tại tiết evà fđiểm 1.1 hoặc tiết a điểm 1.2 hoặc tiết b điểm 1.3 khoản 1 Điều này sẽ được xem xét dỡ bỏ ký hiệu cảnh báo nếu tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán trong tối thiểu sáu (06) tháng tiếp theo kể từ ngày ra quyết định cảnh báo.

5. Trong những trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, SGDCK có thể xem xét duy trì diện cảnh báo đối với chứng khoán của tổ chức niêm yết.

6.SGDCK thực hiện công bố thông tin về việc đưa chứng khoán ra khỏi diện bị cảnh báo.

Điều 23. Chứng khoán bị kiểm soát

1. Các trường hợp chứng khoán bị kiểm soát

1.1 Đối với cổ phiếu, trái phiếu:

a) Trường hợp quy định tại tiết a điểm 1.1 khoản 1 Điều 22 Quy chế này, chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát khi vốn điều lệ đã góp của tổ chức có cổ phiếu, trái phiếu niêm yết giảm xuống dưới một trăm hai mươi (120) tỷ đồng Việt Nam tính theo giá trị ghi trên báo cáo tài chính kỳ kế tiếp;

b) Trường hợp quy định tại tiết b và tiết c điểm 1.1 khoản 1 Điều 22 Quy chế này, chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát khi lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán năm kế tiếp của công ty là số âm (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán). Trường hợp tổ chức niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lợi nhuận sau thuế căn cứ trên báo cáo tài chính tổng hợp. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con thì lợi nhuận sau thuế căn cứ vào lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất;

c) Lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại báo cáo tài chính bán niên soát xét gần nhất (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán). Đối với tổ chức niêm yết có công ty con hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất/báo cáo tài chính tổng hợp;

d) Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh chính từ chín (09) tháng trở lên;

e) Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư sau khi được UBCKNN chấp thuận.

1.2 Đối với chứng chỉ quỹ ETF:

a)Mứcsai lệch so với chỉ số tham chiếu của quỹ ETF (Tracking error - TE) vượt mức 80% so với mức sai lệch tối đa theo quy định của SGDCK(nhưng không vượt quá mức sai lệch tối đa theo quy định của SGDCK)liên tiếp trong vòng sáu (06) tháng;

b) Công ty quản lý quỹ tiếp tục vi phạm quy định công bố thông tin sau khi đã bị cảnh báo;

c) Giá trị tài sản ròng của quỹ giảm xuống thấp hơn mười (10) tỷ đồng liên tiếp trong vòng ba (03) tháng;

d) Số lượng thành viên lập quỹ không đáp ứng điều kiện “có tối thiểu hai (02) thành viên lập quỹ trong đó có ít nhất một (01) thành viên là thành viên giao dịch thuộc SGDCK”liên tiếp trong vòng ba (03) tháng;

e) Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư sau khi được sự chấp thuận của UBCKNN;

f) Công ty quản lý quỹ bị giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động nhưng ban đại diện quỹ chưa xác lập được Công ty quản lý quỹ thay thế quá thời hạn một (01) tháng, kể từ ngày phát sinh sự kiện;

g)Ngân hàng giám sát bị giải thể, phá sản, đơn phương chấm dứt hợp đồng giám sát hoặc bị công ty quản lý quỹ chấm dứt hợp đồng giám sát; hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán bị thu hồi nhưng Công ty quản lý quỹ chưa xác lập được ngân hàng giám sát thay thế quá thời hạn một (01)tháng, kể từ ngày phát sinh sự kiện.

h) Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư sau khi được UBCKNN chấp thuận.

2. SGDCK lên ký hiệu kiểm soát và thực hiện công bố thông tin trên toàn thị trường đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Chứng khoán bị kiểm soát sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch cho đến khi tổ chức niêm yết thực hiện công bố thông tin và/hoặc giải trình đầy đủ theo yêu cầu của SGDCK. Căn cứ trên giải trình của tổ chức niêm yết, SGDCK sẽ xem xét cho chứng khoán niêm yết được giao dịch toàn thời gian trở lại. Thời gian hạn chế giao dịch đối với chứng khoán bị kiểm soát tối thiểu là 02 ngày giao dịch.

4. SGDCK TP.HCM sẽ xem xét đưa ra khỏi diện kiểm soát hoặc chuyển sang diện cảnh báo trong trường hợp tổ chức niêm yết khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến chứng khoán bị kiểm soát. Cụ thể như sau:

4.1 Đối với chứng khoán niêm yết đang trong diện bị kiểm soát theo quy định tại tiết a và c điểm 1.1 khoản 1 Điều này sẽ được đưa ra khỏi diện kiểm soát khi công ty khắc phục được hoàn toàn nguyên nhân căn cứ trên báo cáo tài chính quý/bán niên được soát xét hoặc báo cáo tài chính kiểm toán năm;

4.2 Đối với chứng khoán niêm yết đang trong diện bị kiểm soát theo quy định tại tiết b điểm 1.1 khoản 1 Điều này sẽ được đưa ra khỏi diện kiểm soát khi công ty có lãi và không còn lỗ lũy kế, hoặc chuyển sang diện cảnh báo khi công ty có lãi nhưng vẫn còn lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính quý/bán niên được soát xét hoặc báo cáo tài chính kiểm toán năm kế tiếp;

4.3 Trường hợp chứng khoán rơi vào diện kiểm soát theo quy định tại tiết d điểm 1.1 và điểm 1.2 khoản 1 Điều này sẽ được xem xét đưa ra khỏi diện kiểm soát khi công ty khắc phục được nguyên nhân.

5. Trong những trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, SGDCK có thể xem xét duy trì diện kiểm soát đối với chứng khoán của tổ chức niêm yết.

6. SGDCK thực hiện công bố thông tin về việc đưa chứng khoán ra khỏi diện bị kiểm soát

Điều 24. Chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt

1. Các trường hợp chứng khoán (ngoại trừ chứng chỉ quỹ ETF) bị kiểm soát đặc biệt:

1.1. Khi tổ chức niêm yết/ công ty quản lý quỹ/ công ty đầu tư chứng khoán tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện cảnh báo;

1.2. Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư sau khi được UBCKNN chấp thuận.

2. SGDCK lên ký hiệu kiểm soát đặc biệt và thực hiện công bố thông tin trên toàn thị trường đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát đặc biệt sẽ bị hạn chế về thời gian và/hoặc biên độ dao động giá.

4. Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán có chứng khoán thuộc diện kiểm soát đặc biệt phải giải trình nguyên nhân, phương án khắc phục tình trạng bị kiểm soát đặc biệt và công bố thông tin theo yêu cầu của SGDCK.

5. SGDCK sẽ xem xét đưa chứng khoán ra khỏi diện kiểm soát đặc biệt/chuyển sang diện cảnh báo nếu tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán trong tối thiểu sáu (06) tháng tiếp theo kể từ ngày ra quyết định kiểm soát đặc biệt hoặc nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt được khắc phục hoàn toàn.

6. Trong những trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, SGDCK có thể xem xét duy trì diện chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt.

7. SGDCK thực hiện công bố thông tin về việc đưa chứng khoán ra khỏi diện bị kiểm soát đặc biệt.

Điều 25. Tạm ngừng giao dịch chứng khoán niêm yết

1. SGDCK xem xét tạm ngừng giao dịch chứng khoán khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

1.1 Giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường;

1.2 Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt;

1.3 Tổ chức niêm yết thực hiện việc tách, gộp cổ phiếu; tách doanh nghiệp;

1.4 Khi trái phiếu chuyển đổi đăng ký chuyển đổi từng phần thành cổ phiếu;

1.5 Tổ chức niêm yết giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2014 nhưng không thuộc trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc sau khi hoàn tất giảm vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 20 và 24 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP;

1.6 Trong trường hợp cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư hoặc đảm bảo ổn định của thị trường sau khi được UBCKNN chấp thuận.

2. SGDCK tạm ngừng giao dịch đối với chứng khoán và thực hiện công bố thông tin trên toàn thị trường đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Đưa ra khỏi diện tạm ngừng giao dịch:

3.1 SGDCK yêu cầu tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ/ công ty đầu tư chứng khoán công bố thông tin và giải trình cụ thể theo yêu cầu của SGDCK đối với các trường hợp quy định tại điểm 1.1, 1.2 và 1.6 khoản 1 Điều này. Căn cứ trên giải trình của tổ chức niêm yết/ công ty quản lý quỹ/ công ty đầu tư chứng khoán về các nguyên nhân dẫn đến bị tạm ngừng giao dịch (nếu có), SGDCK sẽ xem xét cho chứng khoán niêm yết được giao dịch trở lại hoặc chuyển sang diện cảnh báo/kiểm soát/kiểm soát đặc biệt cho đến khi nguyên nhân dẫn đến việc bị tạm ngừng giao dịch được khắc phục hoàn toàn.

3.2 SGDCK sẽ xem xét cho chứng khoán được giao dịch trở lại đối với trường hợp quy định tại điểm 1.3, 1.4 và 1.5 Khoản 1 Điều này căn cứ theo yêu cầu của tổ chức niêm yết.

4. Trong những trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, SGDCK có thể xem xét duy trì diện tạm ngừng giao dịch đối với chứng khoán của tổ chức niêm yết.

5. SGDCK thực hiện công bố thông tin về việc cho phép giao dịch trở lại đối với chứng khoán niêm yết.

 

Chương V. HỦY BỎ NIÊM YẾT

 

Điều 26. Hủy bỏ niêm yết bắt buộc

1. Các trường hợp chứng khoán (ngoại trừ chứng chỉ quỹ ETF) bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP; khoản 20 và khoản 24 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP; Điều 4, 5 Thông tư 202/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2, 3 Điều 1 Thông tư 29/2017/TT-BTC và Điều 8 Thông tư 202/2015/TT-BTC, trong đó:

1.1. Tổ chức niêm yết chứng khoán tại SGDCK không đáp ứng được các điều kiện niêm yết quy định của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP tại điểm a, d khoản 1 Điều 53; điểm a, c khoản 2 Điều 53 đối với trái phiếu doanh nghiệp; điểm a, c khoản 3 Điều 53 được sửa đổi tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP đối với chứng chỉ quỹ trong thời hạn một (01) năm, bao gồm:

a) Vốn điều lệ đã góp của tổ chức có cổ phiếu, trái phiếu niêm yết giảm xuống dưới một trăm hai mươi (120) tỷ đồng Việt Nam;

b) Không có đủ tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất ba trăm (300) cổ đông không phải là cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

c) Không có đủ một trăm (100) người sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát hành;

d) Số người nắm giữ cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư giảm xuống dưới một trăm (100) người không bao gồm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

1.2. Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ một (01) năm trở lên;

1.3. Tổ chức niêm yết bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành;

1.4. Cổ phiếu không có giao dịch tại SGDCK trong thời hạn nười hai (12) tháng;

1.5. Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong ba (03) năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét. Đối với tổ chức niêm yết có các đơn vị trực thuộc, điều kiện “lỗ lũy kế” được xác định trên báo cáo tài chính tổng hợp. Đối với tổ chức niêm yết có công ty con, điều kiện “lỗ lũy kế” căn cứ vào báo cáo tài chính hợp nhất, điều kiện “kết quả sản xuất kinh doanh” căn cứ vào lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất.

1.6. Tổ chức niêm yết chấm dứt sự tồn tại, không nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết hoặc không đáp ứng điều kiện niêm yết do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể hoặc phá sản hoặc do tổ chức phát hành thực hiện chào bán, phát hành từ 50% trở lên số lượng cổ phiếu đang lưu hành để hoán đổi lấy cổ phiếu, phần vốn góp tại doanh nghiệp khác; quỹ đầu tư chứng khoán chấm dứt hoạt động; tổ chức niêm yết không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng. Trong đó:

a)Trường hợp sápnhậpdoanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy chế này mà sau khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập không đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm 2.1 và 2.2 khoản 2 Điều 11 Quy chế này, đồng thời phần vốn phát hành thêm để hoán đổi làm phát sinh tăng trên 50% vốn điều lệ thực góp (trước khi phát hành), thì trong vòng sáu (06) tháng, kể từ ngày công ty nhận sáp nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, nếu công ty nhận sáp nhập không nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết hoặc hồ sơ không đáp ứng điều kiện thay đổi đăng ký niêm yết, cổ phiếu của công ty nhận sáp nhập bị hủy niêm yết bắt buộc;

b) Trường hợp Công ty trong diện hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định tại các điểm h, k, l, m khoản 1 Điều 60 Nghị định 58/2012/NĐ-CP tham gia vào quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp hoặc phát hành cổ phiếu để hoán đổi sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc khi công ty hình thành sau khi hợp nhất, sáp nhập hoặc hoán đổi trong quá trình đăng ký niêm yết/thay đổi đăng ký niêm yết không đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết chứng khoán tại SGDCK theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và khoản 15 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP. Trong đó điều kiện phải có tối thiểu hai (02) năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính từ thời điểm thành lập công ty nhận sáp nhập.Trường hợp sápnhậpdoanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy chế này mà sau khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập không đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm 2.1 và 2.2 khoản 2 Điều 11 Quy chế này, đồng thời phần vốn phát hành thêm để hoán đổi làm phát sinh tăng trên 50% vốn điều lệ thực góp (trước khi phát hành), SGDCK sẽ thực hiện thủ tục hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của công ty nhận sáp nhập trong vòng sáu (06) tháng, kể từ ngày công ty nhận sáp nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới;

c)Trườnghợpcôngty niêm yết không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 14Quy chế này, đồng thờiphần vốn phát hành thêm để hoán đổi làm phát sinh tăng trên 50% vốn điều lệ thực góp (trước khi phát hành), cổ phiếu của công ty niêm yết sau hoán đổi sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc.

1.7. Trái phiếu đến thời gian đáo hạn hoặc trái phiếu niêm yết được tổ chức phát hành mua lại toàn bộ trước thời gian đáo hạn;

1.8. Tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến không chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết;

1.9. Tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong ba (03) năm liên tiếp;

1.10. UBCKNN, SGDCK phát hiện tổ chức niêm yết giả mạo hồ sơ niêm yết hoặc hồ sơ niêm yết chứa đựng những thông tin sai lệch nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư;

1.11. Tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp mà SGDCK hoặc UBCKNN xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

2. Các trường hợp chứng chỉ quỹ ETF bị hủy bỏ niêm yết bắt buộctheo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư số 229/2012/TT-BTC, bao gồm:

2.1. Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu của quỹ ETF (Tracking error - TE) liên tục trong ba (03) tháng gần nhất vượt quá mức sai lệnh tối đa theo quy định của SGDCK;

2.2. Không thể xác định được chỉ số tham chiếu vì các nguyên nhân bất khả kháng đã được quy định rõ tại “Quy tắc quản lý và vận hành bộ chỉ số”;

2.3. Quỹ giải thể theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 229/2012/TT-BTC;

2.4. Số lượng thành viên lập quỹ không đáp ứng điều kiện niêm yết tại Điều 4 Quy chế này liên tiếp trong vòng sáu (06) tháng;

2.5. Tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến không chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo năm tài chính gần nhất của Quỹ ETF;

2.6. Công ty quản lý quỹ vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm của Quỹ ETF trong ba (03) năm liên tiếp;

2.7. UBCKNN, SGDCK phát hiện công ty quản lý quỹ giả mạo hồ sơ hoặc hồ sơ chứa đựng thông tin sai lệch nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư;

2.8. Công ty quản lý quỹ tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi chứng chỉ quỹ ETF đã bị đưa vào diện kiểm soát;

2.9.Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư sau khi được sự chấp thuận của UBCKNN.

3. SGDCK sẽ thông báo cho tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ và công bố thông tin ra thị trường khi phát hiện chứng khoán niêm yết có khả năng bị hủy niêm yết theo quy định tại khoản 1 (ngoại trừ điểm 1.3, 1.6 và 1.7) và khoản 2 Điều này và yêu cầu tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ báo cáo giải trình cụ thể (nếu cần thiết).

4. Trường hợp buộc phải hủy bỏ niêm yết, SGDCK có thể xem xét cho chứng khoán thuộc diện hủy bỏ niêm yết đã nêu tại Khoản 3 Điều này được tiếp tục giao dịch trong thời hạn tối đa ba mươi (30) ngày kể từ ngày ra Quyết định hủy niêm yết, trừ trường hợp hủy niêm yết để đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom do không còn đáp ứng điều kiện niêm yết theo quy định liên quan tại các Điều 3, 4, 5 và 8 Thông tư số 202/2015/TT-BTC đã được sửa đổi tại khoản 1, 2, 3 Điều 1 Thông tư số 29/2017/TT-BTC và trường hợp hủy niêm yết theo quy định tại điểm 1.3, 1.6 và 1.7 khoản 1 Điều này.

Điều 27. Hủy bỏ niêm yết tự nguyện

1. Các điều kiện hủy bỏ niêm yết tự nguyện thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 60 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP; trong đó tỷ lệ biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn được tính toán trên cơ sở số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn của công ty trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông hoặc danh sách cổ đông được gửi phiếu biểu quyết dưới hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.

2. Việc hủy bỏ niêm yết chỉ được thực hiện sau tối thiểu hai (02) năm, kể từ ngày thực hiện niêm yết trên SGDCK.

3. Tổ chức đăng ký hủy bỏ niêm yết theo khoản 1 Điều này phải nộp một (01) bộ hồ sơ đề nghị hủy niêm yết theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này cho SGDCK. Trong trường hợp cần thiết, SGDCK sẽ xin ý kiến UBCKNN và chỉ xem xét hủy bỏ niêm yết sau khi có ý kiến từ UBCKNN;

4. Trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ bao gồm báo cáo đã hoàn tất phương án giải quyết quyền lợi cho cổ đông, SGDCK ban hành Quyết định chấp thuận hủy bỏ niêm yết chứng khoán. Trường hợp từ chối, SGDCK có văn bản giải thích rõ lý do.

Điều 28. Đăng ký niêm yết lại

1. Chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết theo các quy định tại Điều 26 và 27 Quy chế này chỉ được đăng ký niêm yết lại sau mười hai (12) tháng kể từ ngày hủy niêm yết có hiệu lực nếu đáp ứng các điều kiện niêm yết quy định tại Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP trừ trường hợp hủy niêm yết tại SGDCK Hà Nội do đã được chấp thuận niêm yết tại SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh hoặc ngược lại.

2. Hồ sơ và thủ tục đăng ký niêm yết lại đối với chứng khoán đã bị hủy niêm yết thực hiện theo quy định tại Chương II Quy chế này.

Điều 29. Chuyển niêm yết cổ phiếu

1. Điều kiện chuyển niêm yết được thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 29/2017/TT-BTC.

2. Hồ sơ đề nghị chuyển niêm yết do được chấp thuận niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán khác được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này.

3. Tổ chức niêm yết lập hồ sơ chuyển niêm yết theo quy định thành một (01) bộ bản gốc kèm bản dữ liệu điện tử nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho SGDCK.

4. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị chuyển niêm yết, SGDCK có công văn yêu cầu tổ chức niêm yết sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu cần). Tổ chức niêm yết phải thực hiện sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của SGDCK.

5. Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, SGDCK quyết định việc chấp thuận hoặc từ chối chuyển niêm yết chứng khoán. Trường hơp từ chối, SGDCK có văn bản giải thích rõ lý do.

6. SGDCK thực hiện công bố thông tin việc chấp thuận chuyển niêm yết.

 

Chương VI. NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ LIÊN QUAN KHÁC

 

Điều 30. Nghĩa vụ của tổ chức niêm yết, Công ty quản lý quỹ

Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ trên SGDCK có các nghĩa vụ sau:

1. Duy trì các điều kiện niêm yết theo quy định.

2. Ban hành Điều lệ công ty không trái với các quy định tại Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan, tuân thủ các quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết và các quy định hiện hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán trong suốt thời gian chứng khoán được niêm yết trên SGDCK.

3. Thực hiện các nghĩa vụ công bố thông tin áp dụng cho các công ty niêm yết/quỹ đầu tư.

4. Nộp các khoản tiền dịch vụ liên quan theo quy định hiện hành.

5. Thực hiện các cam kết đối với SGDCK.

6. Cập nhật thường xuyên, nghiên cứu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy chế của SGDCK và các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Điều 31. Nghĩa vụ của các đối tượng có liên quan khác

1. Thực hiện các nghĩa vụ về cam kết, báo cáo và công bố thông tin theo quy định của SGDCK và các quy định có liên quan khác về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Giải trình theo yêu cầu của SGDCK trong các trường hợp cần thiết.

 

Chương VII. XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 32. Thẩm quyền xử lý vi phạm

SGDCK có thẩm quyền đưa ra hình thức xử lý vi phạm phù hợp với chức năng và quyền hạn của SGDCK đối với các trường hợp vi phạm các quy định tại Quy chế này.

Điều 33. Các hình thức xử lý vi phạm

1. Các hình thức xử lý vi phạm bao gồm:

1.1 Nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường;

1.2 Đưa chứng khoán vào diện cảnh báo;

1.3 Đưa chứng khoán vào diện kiểm soát;

1.4 Đưa chứng khoán vào diện kiểm soát đặc biệt;

1.5 Đưa chứng khoán vào diện tạm ngừng giao dịch;

1.6 Hủy bỏ niêm yết bắt buộc

2. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, SGDCK sẽ quyết định hình thức xử lý vi phạm và báo cáo UBCKNN xử phạt theo quy định.

 

Chương VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 34. Điều khoản thi hành

1. Tổ chức niêm yết tại SGDCK theo quy định tại khoản 1 Điều 92 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP chưa đáp ứng điều kiện niêm yết tại điểm a và Điểm d Khoản 1, điểm a khoản 2 điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP không bị điều chỉnh bởi các quy định tại tiết a điểm 1.1 khoản 1 Điều 22, tiết a điểm 1.1 khoản 1 Điều 23 và tiết a và b điểm 1.1 khoản 1 Điều 26 Quy chế này.

2. SGDCK thực hiện giám sát việc tuân thủ Quy chế này đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Quy chế này.

3.Trong trường hợp có những quy định mới của pháp luật khác với những điều khoản trong Quy chế này thì những quy định pháp luật đó đương nhiên được áp dụng và điều chỉnh nghĩa vụ của các đối tượng nêu tại Điều 2 Quy chế này.

4. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Tổng Giám đốc SGDCK quyết địnhsau khi được Hội đồng Quản trị SGDCK thông qua và có ý kiến chấp thuận của UBCKNN./.

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

Quyết định 6527/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc giao 24.158,7m2 đất (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất ở khu Đồng Sậy giai đoạn 4, 5, 6 xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Quyết định 6527/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc giao 24.158,7m2 đất (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất ở khu Đồng Sậy giai đoạn 4, 5, 6 xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Đất đai-Nhà ở, Xây dựng

loading
×
×
×
Vui lòng đợi