Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông báo 60/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Tập đoàn điện lực Việt Nam
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Thông báo 60/TB-VPCP
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 60/TB-VPCP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo | Người ký: | Nguyễn Cao Lục |
Ngày ban hành: | 06/02/2017 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Điện lực |
tải Thông báo 60/TB-VPCP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Số: 60/TB-VPCP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2017 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2016 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2017
CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Ngày 03 tháng 01 năm 2017, tại trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tổng kết thực hiện kếhoạch năm 2016 vàtriển khai nhiệm vụ năm 2017 của EVN. Sau khi nghe lãnh đạo EVN báo cáo, ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Năm 2016 vừa qua, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh có không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt là rét đậm, rét hại ở miền núi phía Bắc, hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài ở các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là bão nối tiếp bão ở miền Bắc, lũ chồng lũ ở khu vực miền Trung đã làm thiệt hại cho nền kinh tế nước ta gần 2 tỷ USD. Tuy nhiên, chúng ta đã vượt qua các khó khăn trong năm và đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt về phát triển kinh tế - xã hội (đạt và vượt 12/14 chỉ tiêu chủ yếu, có 2 chỉ tiêu xấp xỉ đạt); đã giữ được ổn định vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế khá, an sinh xã hội được bảo đảm và đời sống người dân được cải thiện, đồng thời, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia và gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển; nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Những kết quả cụ thể, rõ ràng, nổi bật về số lượng doanh nghiệp với số vốn đăng ký mới đạt kỷ lục (trên 110 nghìn doanh nghiệp mới với gần 900 nghìn tỷ đồng; gần 27 nghìn doanh nghiệp trở lại hoạt động), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh (thực hiện đạt 15,8 tỷ USD; đăng ký mới, đầu tư thêm, góp vốn cổ phần 24,4 tỷ USD); đã thu hút trên 10 triệu lượt khách quốc tế, cao nhất từ trước đến nay; đã minh chứng niềm tin của thị trường, nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân.
Những kết quả trên đây cho thấy chủ trương xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả thực tế trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Thành tựu của đất nước trong năm qua là rất đáng trân trọng, thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp và sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương.
2. Năm 2016, EVN đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thực hiện tốt mọi nhiệmvụđược giao, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước, cụ thể là:
- Tập đoàn đã đảm bảo cung ứng đủ điện cho nền kinh tế và đời sống của nhân dân trong cả nước. Đến nay, tổng công suất nguồn điện hệ thống điện quốc gia đạt khoảng 41.600 MW, trong đó EVN và các đơn vị thành viên đạt gần 26.000 MW, chiếm khoảng 62%. Điện thương phẩm năm 2016 tăng 10,9% so với năm 2015 và vượt 210 triệu kWh so với kế hoạch. Tập đoàn đã đưa vào vận hành thêm 2.305 MW công suất nguồn điện mới, đặc biệt là đã hoàn thành dự án thủy điện Lai Châu - nhà máy thủy điện lớn cuối cùng ở Việt Nam, vượt trước thời hạn 01 năm, mang lại hiệu quả kinh tế khoảng 5.000 tỷ đồng và đạt tiêu chí công trình chất lượng cao.
- Đã thực hiện khắc phục nhanh để đảm bảo cung cấp điện cho các khu vực bị ảnh hưởng của bão lũ, không để tình trạng mất điện kéo dài nhất là tại các khu vực miền Trung; đã đem lại hình ảnh mới về tinh thần phục vụ nhân dân của ngành điện.
- Thực hiện tốt công tác tái cơ cấu, tối ưu hóa chi phí sản xuất kinh doanh, đảm bảo cân bằng tài chính và kinh doanh có lợi nhuận. EVN và nhiều đơn vị thành viên của Tập đoàn đã thực hiện tốt các nhiệm vụ này, qua đó, năng suất lao động EVN tăng 10,4% so với 2015 và các đơn vị thành viên của EVN đều đạt và vượt các chỉ tiêu được giao.
- Đã thực hiện đồng bộ, đạt hiệu quả nhiều giải pháp kỹ thuật và quản trị để giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống còn 7,7% (giảm 0,24% so với năm 2015), thấp hơn nhiều so với các đơn vị tương đương trong khu vực (Malaysia là 8,33%, Indonesia là 9,92%). Chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện của Tập đoàn ngày càng được cải thiện rõ rệt, tổng thời gian mất điện của khách hàng bình quân giảm 25,1% so với năm 2015.
- Tích cực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết của Chính phủ. Thời gian giải quyết cấp điện đối với lướitrung áp bình quân chung hiện nay chỉ còn khoảng 7 ngày, ít hơn so với chỉ tiêu đề ra là 10 ngày, góp phần cải thiện Chỉsố tiếp cận điện năng của Việt Nam đứng ở vị trí 96/190 tăng 5 bậc so với năm 2015.
- Đã thực hiện tốt các nhiệm vụ cấp điện cho nông thôn, miền núi, hải đảo. Tích cực triển khai các dự án điện nông thôn được giao trong Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn đến 2020 theo Quyết định số 2081/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đã đưa điện đến 99,96% sốxã và 98,95% số hộ nông thôn, đã tiếp nhận bán điện trực tiếp 9/12 huyện đảo và đã đưa điện lưới quốc gia ra 5 huyện đảo và nhiều xã đảo.
- Tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ, an sinh xã hội và chung sức xây dựng nông thôn mới, trong đó đã đáp ứng tiêu chí số 4 về cung cấp điện cho 6.564 số xã, đạt 82% số xã và đứng thứ 2 trong 19 tiêu chí đạt được về xây dựng nông thôn mới.
- Nêu cao tinh thần đoàn kết nhất trí trong Tập đoàn, đã phát huy tích cực được văn hóa cốt lõi của ngành điện qua đó đã nâng cao chất lượng phục vụ, từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và xã hội.
3. Bên cạnh các kết quả đạt được, EVN và ngành điện nước ta hiện nay vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:
- Hiện nay, cung ứng điệntrên cả nước đã được cơ bản được đảm bảo, hệ thống điện quốc gia đã có dự phòng công suất song mức độ dự phòng lại không đồng đều giữa các miền,truyền tải điện thường xuyên ở mức cao để đảm bảo cung ứng điện cho miền Nam dẫn đến những nguy cơ mất an toàn trong vận hành hệ thống điện quốc gia. Một số dự án nhà máy nhiệt điện khu vực miền Nam do các đơn vị ngoài EVN đầu tư có thể không bảo đảm tiến độ dự kiến nên giai đoạn 2017 - 2019 có khả năng cung ứng điện cho miền Nam gặp rất nhiều khó khăn. Với trách nhiệm then chốt trong đảm bảo cung ứng điện, EVN cần chủ động đề xuất, triển khai thực hiện các giải pháp để đảm bảo cung ứng điện, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu điện.
- Vẫn còn nhà máy nhiệt điện than do Tập đoàn đầu tư khi vận hành để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Mặc dù Tập đoàn đã nỗ lực khắc phục nhưng cũng đã gây dư luận không tốt tại địa phương. Ngoài ra, vẫn có những phản ánh tiêu cực về chất lượng thi công đường dây truyền tải điện nhất là về móng cột.
- Năng lực cạnh tranh của nước ta vẫn còn thấp, trong đó có chỉ số tiếp cận điện năng của chúng ta vẫn đứng ở vị trí thứ 6, nằm trong khu vực dưới của các nước ASEAN.
- Năng suất lao động ngành điện, EVN vẫn còn thấp hơnso với nhiều công ty điện lực tương đương tại một số nước trong khu vực ASEAN.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
Năm 2017 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm then chốt trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, là năm đầu triển khai các Nghị quyết và chủ trương lớn được Quốc hội thông qua. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, như nền kinh tế tiếp tục phục hồi, tình hình kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định,lạmphát được kiểm soát v.v…,vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức tác động tới nền kinh tế nước ta.
Đểgóp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, cơ bản nhất trí với các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp EVN đề ra, trong đó cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tập trung mọi nỗ lực bảo đảm cung cấp đủ điện với chất lượng và độ tin cậy ngày càng cao cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. EVN tiếp tục là Tập đoàn nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong ngành điện thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện.
2. Thực hiện tốt công tác tái cơ cấu Tập đoàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Hoàn thành cổ phần hóa Tổng công ty Phát điện 3 trong năm 2017 và hai tổng công ty phát điện còn lại trong năm 2018. Đổi mới, sắp xếp khối phát điện, phân phối và bán lẻ điện, vận hành hệ thống điện và thị trường điện đảm bảo đưa thị trường bán buôn điện cạnh tranh vào hoạt động hiệu quả theo kế hoạch, đồng thời phù hợp với định hướng phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. EVN chỉ nắm giữ các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh (6 nhà máy hiện tại) và các nhà máy điện liên quan đến phối hợp vận hành với các nhà máy điện này, lưới truyền tải và phân phối, còn lại cổ phần hóa khâu bán lẻ và dịch vụ.
3. Tăng cường nâng cao công tác quản trị, sắp xếp bộ máy quản lý, vận hành hợp lý nhằm tăng năng suất lao động, đặc biệt đối với các tổng công ty phát điện, tổng công ty truyền tải điện và các tổng công ty điện lực. Tiết kiệm chi phí, đầu tư xây dựng các dự án điện bảo đảm hiệu quả. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ gắn với chủ đề năm 2017 của Tập đoàn, tạo một bước tiến mới trong nhận thức để từng bước theo kịp trình độ khoa học công nghệ ngành điện trên thế giới, nhất là khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra.
4. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý và điều hành; công khai và minh bạch chi phí, giá thành, giá điện; kiên quyết phòng chống tham nhũng nhất là trong thực hiện cổ phần hóa và đầu tư xây dựng. Kiểm soát chặt chẽ dự toán chi, nhất là kinh phí họp, hội nghị, hội thảo, tiếp khách, đicông tác trong nước, nước ngoài, mua sắm xe ô tô và trang thiết bị đắt tiền. Xây dựng văn hóa ngành điện vì dân, phục vụ nhân dân.
5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải tiến công tác kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao tỷ lệ thanh toán tiền điện qua ngân hàng, giao các chỉ tiêu cụ thể cho các tổng công ty điện lực và công ty điện lực để giảm dần việc tiếp xúc trực tiếp của nhân viên thu ngân với khách hàng sử dụng điện.
6. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp giảm thời gian tiếp cận điện trong phạm vi quản lý của Tập đoàn, đồng thời đề xuất, kiến nghị các Bộ, ngành và địa phương phối hợp thực hiện để giảm thiểu các thủ tục hành chính liên quan nhằm đạt mục tiêu nằm trong danh sách 4 nước đứng đầu trong khu vực ASEAN về thời gian tiếp cận điện.
7. Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong đầu tư xây dựng các công trình điện, đặc biệt là đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành các nhà máy nhiệt điện than. Thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục triệt để nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong quá trình vận hành của một số nhà máy điện, tuyệt đối không để việc sản xuất điện ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nhà máy.
8. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tiết kiệm điện, phát huy và nhân rộng những cơ sở, đơn vị đã thực hiện tốt công tác tiết kiệm điện. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương thực hiện tốt Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kiểm soát dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.
9. Phát triển nguồn nhân lực, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công nhân viên. Thực hiện nghiêm quy chế tuyển chọn, có cơ chế tốt thực sự thu hút được nhân tài, không để xảy ra tìnhtrạng cục bộ, con em trong ngành, nể nang nhau. Tiếp tục chăm lo đời sống người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, tham gia các hoạt động tương trợ, góp phần vào xây dựng nông thôn mới.
10. Triển khai thực hiện tốt các công việc liên quan đến dừng thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, trong đó cần có phương án sắp xếp, bố trí hợp lý nguồn nhân sự, sử dụng cơ sở vật chất đã đầu tư có hiệu quả, tránh tình trạng để hoang, hư hỏng, xuống cấp. Ngoài ra, cần tính toán, đề xuất các nguồn điện thay thếcho các dự án nhà máy điện hạt nhân để bảo đảm cung ứng điện về dài hạn.
III. VỀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ CỤ THỂ
1.Về kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 205/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2013 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN.
Văn phòng Chính phủ khẩn trương rà soát, phối hợp với Bộ Công Thương hoàn thiện dự thảo Nghị định và thực hiện các thủ tục để ký ban hành theo quy định.
2.Về kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Giao Bộ Xây dựng phối hợp với Văn phòng Chính phủ khẩn trương rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3.Về kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định số59/2011/NĐ-CP.
Giao Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thành xây dựng dự thảo Nghị định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4.Về kiến nghị Chính phủ tiếp tục bảo lãnh cho Tập đoàn và các đơn vị thuộc Tập đoàn vay vốn nước ngoài để đầu tư xây dựng các công trình điện.
Đồng ý về nguyên tắc việc xem xét bảo lãnh cho EVN và các đơn vị thuộc EVN vay vốn nước ngoài để đầu tư xây dựng các công trình điện. Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
5.Về Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc EVN giai đoạn 2016 - 2020.
Giao Bộ Công Thương khẩn trương tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
6.Về kiến nghị tăng vốn điều lệ của EVN lên 205.000 tỷ đồng.
Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
7.Về kiến nghị Thủ tướng sớm ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng các dự án điện cấp bách trong Quy hoạch pháttriển điện lực quốc gia.
Giao Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 11308/VPCP-CN ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
8.Về các kiến nghị đối với các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính.
Giao các Bộ khẩn trương xem xét, giải quyết trong phạm vi thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |