Thông báo 4/TB-VPCP về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh

thuộc tính Thông báo 4/TB-VPCP

Thông báo 4/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:4/TB-VPCP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông báo
Người ký:Nguyễn Sỹ Hiệp
Ngày ban hành:11/01/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
_____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

Số: 4/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2021

 

 

THÔNG BÁO

Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam

tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững

và Nâng cao năng lực cạnh tranh

______________

 

Ngày 04 tháng 01 năm 2021, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, đã chủ trì cuộc họp Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (sau đây viết tắt là Hội đồng). Tham dự cuộc họp có đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Thành viên Hội đồng, Thành viên Tổ tư vấn của Hội đồng.

Hội đồng đã tập trung thảo luận về Dự thảo Báo cáo quốc gia năm 2020: Tiến độ 5 năm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Hội đồng đã thống nhất:

Năm 2015, Liên hợp quốc đã thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì phát triển bền vững với 17 nhóm gồm 169 mục tiêu cụ thể. Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia và đạt nhiều kết quả tích cực, nhất là 4 nhóm mục tiêu: (i) Nạn đói cơ bản được giải quyết; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm từ 10% năm 2015 còn dưới 3% năm 2020; (ii) Chất lượng giáo dục và đào tạo được cải thiện và được xếp hạng khá cao so với các nước có cùng trình độ phát triển: giáo dục phổ thông xếp thứ 38 trong tổng số 174 nền kinh tế; giáo dục đại học trong top 70; giáo dục nghề nghiệp trong top 90; phát triển nhân lực thứ 69; (iii) Chiến lược và kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ và phát triển rừng, năng lượng sạch, ứng phó thảm họa được quan tâm chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả; (iv) Hp tác quốc tế một cách chủ động, tích cực và hiệu quả.

Việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu trong các ngành, lĩnh vực đã đóng góp tích cực vào việc cải thiện thứ hạng phát triển bền vững của Việt Nam (từ 88 năm 2016 lên 68 năm 2017, 57 năm 2018, 54 năm 2019 và 49 năm 2020) trong điều kiện thu nhập bình quân đầu người chưa vượt qua vị trí thứ 100. Đây là kết quả tích cực, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Liên hợp quốc lựa chọn Việt Nam trong số 10 quốc gia được chia sẻ với thế giới về kinh nghiệm phát triển bền vững.

Bên cạnh những kết quả tích cực, đến nay còn một số chỉ tiêu chưa đạt, nhất là các mục tiêu có yêu cầu cao về nguồn lực và thời gian thực hiện trong điều kiện Việt Nam có xuất phát điểm thấp hơn nhiều nước. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã tích cực thực hiện nhưng cũng không ít nơi còn nhận thức chưa đầy đủ, chưa nghiêm túc thực thi nhiệm vụ được giao. Các đồng chí Thành viên Hội đng cn cập nhật thực trạng này, có ý kiến góp ý với tập thlãnh đạo cơ quan để khắc phục sớm bất cập.

Trên cơ sở báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến thống nhất của các thành viên Hội đồng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng có ý kiến kết luận như sau:

1. Không điều chỉnh lộ trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

2. Các chỉ tiêu phát triển bền vững cần được giao đến tận địa phương. Giao Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, phối hp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện bộ công cụ đánh giá kết quả thực hiện phù hp với đặc điểm vùng, miền, địa phương.

3. Các Bộ, ngành, địa phương: (i) Thường xuyên rà soát, cập nhật tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển để chủ động điều chỉnh hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh cho phù hp; (ii) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển bền vững, trong đó lưu ý làm rõ yêu cầu cụ thể về phát triển bền vững đối với từng loại hình tổ chức, doanh nghiệp.

4. Nhất trí giao Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ trì xây dựng bộ tiêu chí đánh giá doanh nghiệp phát triển bền vững; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có giải pháp phù hợp để phát triển cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến các Thành viên Hội đồng, hoàn chỉnh Báo cáo và công bố trong tháng 01 năm 2021.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các thành viên Hội đồng, các bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTTg Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, CQ: KHĐT
, TNMT, KHCN, YT, LĐTBXH, GDĐT, NG, TC, CT, NNPTNT, TTTT, VHTTDL, XD, GTVT, UBDT, VHLKHXHVN, VHLKHCNVN;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp V
N;
- Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Các thanh viên HĐQG về PTBV& NC
NLCT;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ, Cục: KTTH, CN, NN, QHQT, TCCV, KSTT, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, KGVX (3) Q
.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Sỹ Hiệp

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất