Thông báo 365/TB-VPCP 2016 kết luận Hội nghị trực tuyến về Chương trình giảm nghèo bền vững

thuộc tính Thông báo 365/TB-VPCP

Thông báo 365/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:365/TB-VPCP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông báo
Người ký:Nguyễn Cao Lục
Ngày ban hành:11/11/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------
Số: 365/TB-VPCP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2016
 
 
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC
 TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH
 MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
 
 
Ngày 15 tháng 10 năm 2016, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, các Ủy viên Ban Chỉ đạo; đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội; đại diện Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đại diện một số Ban, Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các cơ quan chuyên môn ở địa phương; đại diện Ngân hàng Thế giới, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam.
Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình bày Báo cáo, phát biểu của đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam và các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Ngay từ ngày đầu thành lập nước, Đảng và Chính phủ do Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã xác định, cả 3 thứ giặc cần phải tiêu diệt đó là giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Khi thực hiện đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực, tạo điều kiện tối đa để người nghèo, hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Do vậy, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng, nổi bật: tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm từ trên 58% năm 1993 xuống còn 4,42% vào cuối năm 2015 (theo chuẩn đa chiều là 9,88%), về đích trước mục tiêu Thiên niên kỷ “giảm một nửa số người nghèo đói cùng cực trên toàn thế giới vào năm 2015”, đây là thành quả đáng trân trọng và tự hào.
Có được thành quả trên là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo nhất quán của Đảng, nhờ sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, sự tham gia tích cực của toàn xã hội, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, đặc biệt là bài học kinh nghiệm quý của các địa phương nghèo được nhân rộng, ý chí tự lực vươn lên của chính bản thân người nghèo.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao và biểu dương các ngành, các cấp, đồng bào, cán bộ, chiến sĩ trên mọi miền đất nước, các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước đã quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, nhiệt tình hưởng ứng, tích cực tham gia, đóng góp thiết thực vào công tác giảm nghèo bền vững.
2. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác giảm nghèo ở nước ta còn một số tồn tại, hạn chế và khó khăn thách thức cần vượt qua như sau:
- Kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ tái nghèo còn cao; cả nước còn 41 huyện có tỷ lệ nghèo trên 50%, trong đó có 10 huyện tỷ lệ nghèo trên 70%, nhất là các địa phương thường xuyên bị thiên tai;
- Khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư còn lớn; hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân của cả nước;
- Chính sách giảm nghèo còn chồng chéo, phân tán, thiếu tính hệ thống. Nhiều chính sách chưa khuyến khích người nghèo tích cực vươn lên thoát nghèo;
- Việc thực hiện chế độ, chính sách còn bất cập, có nơi, có lúc còn sai quy định, lợi dụng chính sách giảm nghèo để trục lợi cá nhân. Còn hiện tượng một số địa phương thu quá mức trong xây dựng nông thôn mới, làm cho người nghèo càng nghèo hơn;
- Cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành ở các cấp còn nhiều hạn chế; chưa khơi dậy được tiềm năng thế mạnh của địa phương, sự tham gia chủ động, tích cực, sáng tạo của người dân, của cộng đồng cùng nhau vươn lên thoát nghèo;
- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều địa bàn, nhất là vùng sâu, vùng xa còn yếu kém, khó khăn để thu hút đầu tư, sản xuất, lưu thông hàng hóa. Trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực thấp, phong tục tập quán sản xuất lạc hậu.
II. VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG THỜI GIAN TỚI
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định rõ, trong giai đoạn 2016 - 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1-1,5%/năm và đề ra nhiệm vụ: “Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là những vùng đặc biệt khó khăn và có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng các giải pháp tạo điều kiện và khuyến khích hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững”.
Để thực hiện những mục tiêu, yêu cầu cao hơn trong giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục tăng cường đoàn kết nhất trí, chung sức, đồng lòng, đổi mới mạnh mẽ, năng động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu cao nhất để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, nhất là người nghèo. Đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, nhanh hơn dự báo; thiên tai, thời tiết cực đoan, hạn hán, xâm nhập mặn, bão lũ thường xuyên xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là các địa phương miền Trung, ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo làm cho họ khó thoát nghèo và nguy cơ tái nghèo cao. Yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch, có giải pháp phù hợp, thực hiện tốt phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” và những nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1. Về xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách giảm nghèo bền vững
Yêu cầu các Bộ, ngành khẩn trương xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình.
Tiếp tục đẩy nhanh rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách giảm nghèo, tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, dễ theo dõi, dễ thực hiện; trong đó tập trung vào 3 nhóm chính sách hỗ trợ: Hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên cho các dịch vụ thuộc nội dung giảm nghèo đa chiều như nhà ở, giáo dục, y tế, thông tin, nước sạch; phát triển hạ tầng các vùng khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao.
2. Về xây dựng kế hoạch, bố trí, huy động nguồn lực và sử dụng hiệu quả nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 (Chương trình)
- Các Bộ ngành, địa phương cần đặt mục tiêu giảm nghèo trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực.
- Các Bộ ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động vốn để bảo đảm nguồn vốn đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã quy định. Các địa phương có trách nhiệm bố trí đủ vốn từ ngân sách địa phương và huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trên tinh thần “lá lành đùm lá rách” để thực hiện Chương trình.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn bảo đảm cấp đủ số cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, vốn điều lệ theo quy định cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tốt các nhiệm vụ liên quan trong Chương trình.
- Các địa phương:
+ Tích cực tham gia, đóng góp thiết thực vào hoạt động tín dụng chính sách xã hội, ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội bổ sung nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.
+ Rà soát, phân kỳ đầu tư, ưu tiên tập trung đầu tư, tránh giàn trải, nợ đọng, bảo đảm đúng quy định của Luật đầu tư công; kế hoạch, giải pháp sử dụng nguồn lực cho giảm nghèo cần bảo đảm toàn diện, hiệu quả, phù hợp với các nội dung giảm nghèo đa chiều.
+ Chủ động lồng ghép nguồn lực của Chương trình này với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và 21 chương trình mục tiêu, các chương trình, dự án của địa phương mình để có nguồn lực lớn hơn cho giảm nghèo bền vững.
- Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, nhất là các doanh nghiệp phát huy trách nhiệm xã hội, ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”, hỗ trợ, đỡ đầu các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo.
- Các địa phương tập trung nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả gắn với cộng đồng, phù hợp với điều kiện cụ thể về đất đai, phong tục, tập quán văn hóa của nhân dân từng địa bàn; tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ để nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm.
Tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch vệ sinh và thông tin. Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm của các hộ gia đình; đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn để tăng cơ hội tiếp cận chính sách, khuyến khích người nghèo tích cực, chủ động tham gia phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập để thoát nghèo.
- Các Bộ, ngành, nhất là các địa phương không được phép để xảy ra sự cố môi trường (như vừa xảy ra ở một số địa phương), làm ảnh hưởng lớn, lâu dài đến phát triển kinh tế xã hội, sản xuất và thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
3. Về công tác tổ chức chỉ đạo, đôn đốc thực hiện Chương trình
- Các địa phương cần khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ở cấp tỉnh theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Trường hợp đặc biệt, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc giữ nguyên các ban chỉ đạo cho phù hợp với thực tế của địa phương, bảo đảm nguyên tắc: không tăng biên chế, không phát sinh chi phí, giảm bớt khâu trung gian.
- Đồng ý với đề nghị của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc giữ nguyên 02 ban chỉ đạo về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững như giai đoạn 2011 - 2015.
4. Về công tác tuyên truyền
- Các Bộ, ngành, địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và trong các tầng lớp nhân dân về các tiêu chí, yêu cầu và nội dung, mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần tạo được sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện Chương trình đạt mục tiêu đề ra. Cụ thể:
+ Cả xã hội vì người nghèo, quan tâm đến người nghèo;
+ Cả chính quyền và nhân dân cần quyết tâm tự lực vươn lên thoát nghèo;
+ Luôn lao động sáng tạo, cần cù để thoát nghèo, vươn lên làm giàu;
+ Nâng cao dân trí, năng lực của nhân dân, nhất là các thành viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thông qua chính sách giáo dục, giáo dục nghề nghiệp để bảo đảm mục tiêu thoát nghèo bền vững;
+ Xây dựng, thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cấp ủy đảng, chính quyền, vừa là mục tiêu, vừa yêu cầu bảo đảm an sinh xã hội.
- Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện hiệu quả Phong trào thi đua này.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan truyền thông trong cả nước tổ chức và phát động cuộc thi báo chí về giảm nghèo, nhằm phát hiện những địa phương, tập thể, cá nhân, hộ gia đình, nổi bật trong giảm nghèo bền vững, những gương điển hình, kinh nghiệm vươn lên thoát nghèo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện công tác giảm nghèo.
5. Về công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát
- Đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu ở Trung ương và địa phương hoạt động hiệu quả, thiết thực.
- Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trên, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện từ khâu xác định đối tượng đến triển khai chính sách giảm nghèo; kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho cơ sở, bảo đảm việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận kiến nghị của các địa phương và giao Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương án giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi và sự đồng thuận của các Bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả Chương trình.
7. Trân trọng cảm ơn và đề nghị Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững thời gian tới.
8. Nhân ngày 17-10 Ngày Quốc tế chống đói nghèo, Ngày vì người nghèo Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề nghị nhân dân cả nước tiếp tục chung sức đồng lòng, quyết tâm tích cực thực hiện có hiệu quả Chương trình và phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, nhất là cần quan tâm nhiều hơn đến đồng bào vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, cơ quan biết, thực hiện.
 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các thành viên BCĐ TƯ các CTMTQG giai đoạn 2016 - 2020;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc của Quốc hội;
- Các Ủy ban của Quốc hội: Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính, Ủy ban về các vấn đề xã hội;
- Các Ban của Đảng: Ban Kinh tế TW, Ban Tuyên giáo TW, Ban Dân vận TW;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ;
- Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương;
- Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam;
- Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam;
- Hội Nhà báo Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg; TGĐ Cổng TTĐT; các Vụ: TKBT, KTTH, TCCV V.III, KTN, TH;
- Lưu: VT, KGVX (3), 1b.
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Cao Lục

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất