Thông báo 358/TB-VPCP 2019 kết luận Thủ tướng tại Hội nghị phát triển bền vững năm 2019

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Thông báo 358/TB-VPCP

Thông báo 358/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững năm 2019
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:358/TB-VPCPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Nguyễn Sỹ Hiệp
Ngày ban hành:08/10/2019Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

-----------------

Số: 358/TB-VPCP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2019

 

                                                                         

THÔNG BÁO

Kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững năm 2019

---------------------

 

Ngày 12 tháng 9 năm 2019, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Phiên toàn thể Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững năm 2019. Hội nghị do Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh chủ trì, phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Thế giới tổ chức. Tham dự Hội nghị có Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội; Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương; đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh; đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương; Ủy ban đối ngoại của Quốc hội; đại diện các Bộ ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; các Thành viên Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh; các Thành viên Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam; đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp; nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực phát triển bền vững; đại diện Ngân hàng Thế giới; đại diện một số tổ chức quốc tế, đại sứ quán tại Hà Nội.

Sau khi nghe báo cáo của các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ngân hàng thế giới, phát biểu của các đồng chí: Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và các tham luận tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận chỉ đạo như sau:

1. Hội nghị đã thành công tốt đẹp, đạt được mục tiêu đề ra. Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh đã chỉ đạo tổ chức tốt Hội nghị; biểu dương các Bộ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã đề cao trách nhiệm, chuẩn bị tốt nội dung và phối hợp thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao cần tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ sau đây:

a) Tăng cường thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thống nhất hành động để bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững.

b) Lồng ghép nội dung Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững vào trong Dự thảo Chiến lược kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030.

c) Hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển bền vững.

d) Thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nhất là cho người nghèo, người dân ở vùng sâu vùng xa, cả về thể lực và trí lực hướng tới hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ về phát triển con người.

đ) Có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động: đổi mới, sáng tạo, phát triển việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.

3. Các bộ, ngành, căn cứ Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam để xây dựng và ban hành các chỉ tiêu, kế hoạch, chương trình hành động cụ thể trong từng ngành, từng lĩnh vực để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và có biện pháp theo dõi, đánh giá, giám sát.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về phát triển bền vững trong tháng 11 năm 2019;

- Xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá kết quả thực hiện (KPI) công tác xây dựng và ban hành các chỉ tiêu, kế hoạch, chương trình hành động thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của các ngành;

- Kiểm tra việc lồng ghép các chỉ tiêu phát triển bền vững trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của các bộ, ngành, địa phương, định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Nghiên cứu, đề xuất việc sử dụng bộ chỉ số CSI trong theo dõi, đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất kinh doanh, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2020.

6. Bộ Tài chính đề xuất chính sách tài chính khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng, hạn chế tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường, hỗ trợ phát triển các sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn...

7. Bộ Khoa học và Công nghệ:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ: Hoạt động đổi mới sáng tạo; nâng cao năng lực hấp thụ và phát triển công nghệ; thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó có mô hình đối tác công tư;

- Ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia đế tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ứng dụng và phát triển các công nghệ cốt lõi, phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

8. Các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, thể thao và Du lịch theo chức năng nhiệm vụ được giao: Nghiên cứu kiến nghị của các cơ quan, tổ chức quốc tế về phát triển nguồn vốn con người; đề xuất các cơ chế chính sách để thu hẹp khoảng cách về cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, văn hóa, y tế, trong đó cần quan tâm hơn nữa đến các đối tượng yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số và người dân ở vùng khó khăn, tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

9. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục các hoạt động hỗ trợ, định hướng cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững; thực hiện việc đánh giá doanh nghiệp phát triển bền vững dựa trên bộ chỉ số CSI theo thông lệ quốc tế, công bố kết quả chỉ số CSI của các doanh nghiệp rộng rãi trên truyền thông đại chúng.

10. Việc ban hành kế hoạch triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải được hoàn thành trước ngày 30 tháng 10 năm 2019.

11. Cấp ủy, chính quyền các địa phương triển khai thực hiện nghiêm Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bên vững và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững, trong đó cần đặc biệt quan tâm việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững về xã hội, môi trường trên địa bàn, nhất là về giáo dục, y tế, phát triển con người, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa...

Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan biết, thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các PTTg Chính phủ (để b/c);

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Phòng Thương mại và Công nghiệp VN;

- Ngân hàng Thế giới (tại VN);

- Các thành viên HĐQG về PTBV& NCNLC

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các'Vụ, Cục: KTTH, CN, NN, QHQT, KSTT, Cổng TTĐT;

- Lưu: VT, KGVX (3)Q

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Sỹ Hiệp

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi