Thông báo 286/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi họp chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

thuộc tính Thông báo 286/TB-VPCP

Thông báo 286/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi họp chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:286/TB-VPCP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông báo
Người ký:Văn Trọng Lý
Ngày ban hành:26/10/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Hành chính
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
----------------
Số: 286/TB-VPCP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2010
 
 
THÔNG BÁO
Ý KIẾN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI HỌP CHỈ ĐẠO KHẮC PHỤC HẬU QUẢ MƯA LŨ Ở CÁC TỈNH: NGHỆ AN, HÀ TĨNH, QUẢNG BÌNH
 
 
Ngày 20 tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi thăm đồng bào vùng ngập lũ tại tỉnh Hà Tĩnh và chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình về công tác khắc phục hậu quả mưa lũ. Cùng đi có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, lãnh đạo các Bộ: Công an, Tài chính, Y tế và Văn phòng Chính phủ. Tại buổi làm việc, sau khi nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, báo cáo của các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thủ tướng có ý kiến như sau:
1. Liên tiếp trong các ngày từ 01 đến 05 tháng 10 và các ngày từ 14 đến 19 tháng 10 năm 2010, mưa lũ lớn đã xảy ra ở các tỉnh miền Trung. Đây là đợt mưa lũ lịch sử, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho các địa phương trong vùng, nhất là 3 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương đã kiên cường chống chọi với mưa lũ, thực hiện các biện pháp quyết liệt phòng, chống và khắc phục hậu quả nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực cố gắng và tinh thần trách nhiệm cao của Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng trên địa bàn, nhất là lực lượng quân đội, công an và nhân dân các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, trong mấy ngày qua đã vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm đối phó với trận mưa lũ lớn lịch sử, đặc biệt là những nỗ lực cố gắng của chính quyền và nhân dân hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, trong vòng nữa tháng đã phải chống chọi với hai trận lũ lớn liên tiếp.
Biểu dương và cảm ơn những tình cảm cao đẹp của đồng bào cả nước và các tổ chức quốc tế đã quyên góp, ủng hộ về vật chất và tinh thần cho đồng bào vùng bị thiên tai; biểu dương và cảm ơn những nghĩa cử cao đẹp của đồng bào trong vùng ngập lũ, trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, hiểm nguy đã cưu mang lẫn nhau, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc lá lành đùm lá rách, thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau vượt qua hoạn nạn.
Thiệt hại do mưa lũ về người và cơ sở hạ tầng là rất lớn. Tổng Bí thư, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ gửi lời thăm hỏi và chia buồn sâu sắc tới các gia đình có người bị chết, bị thương và gia đình bị thiệt hại về nhà cửa và tài sản. Chính phủ sẽ làm hết sức mình trong việc huy động nguồn lực giúp các địa phương phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai hiệu quả, hỗ trợ về vật chất để chăm lo đời sống cho nhân dân vùng bị thiệt hại.
2. Để nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định đời sống của nhân dân, Đảng bộ, chính quyền địa phương các cấp, các ngành cần tập trung làm tốt một số việc sau đây:
a) Trước mắt cần tập trung các biện pháp ổn định đời sống nhân dân. Huy động lực lượng, phương tiện tiếp tục tìm kiếm người bị mất tích, an táng người chết, cứu chữa người bị thương, động viên thăm hỏi và hỗ trợ kịp thời cho những gia đình bị thiệt hại về người và tài sản. Đảm bảo cấp đủ lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh, hỗ trợ quần áo, chăn màn cho nhân dân vùng ngập lũ không để dân bị đói, rét.
b) Khi nước rút, thực hiện dọp dẹp đảm bảo vệ sinh môi trường, đề phòng phát sinh và lây lan dịch bệnh, làm sạch nguồn nước sinh hoạt. Bộ Y tế cấp đủ cơ số thuốc chữa bệnh, thuốc làm sạch nguồn nước.
c) Huy động mọi lực lượng trên địa bàn như quân đội, công an, thanh niên xung kích … nhanh chóng giúp dân dựng lại nhà cửa bị sập đổ, tu sửa lại nhà bị hư hỏng, khôi phục các cơ sở hạ tầng thiết yếu: đường giao thông cấp xã, cấp huyện, trường học, bệnh xá, bệnh viện phục vụ cho khám chữa bệnh; làm vệ sinh đồng ruộng nhanh chóng phục hồi sản xuất; có kế hoạch sản xuất vụ Đông, lựa chọn cây lương thực ngắn ngày phù hợp để nhanh chóng có thu hoạch.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch cụ thể giúp đỡ các tỉnh bị ngập lũ về cơ cấu cây trồng phù hợp với thời vụ, tổng hợp nhu cầu về giống lúa, giống ngô và giống rau, trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kịp thời cho các địa phương bị thiệt hại.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nắm chắc tình hình thiếu đói của các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, đề xuất mức lương thực cần hỗ trợ cho các tỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
d) Chính quyền địa phương các cấp huy động mọi nguồn lực, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn hỗ trợ từ Trung ương và nguồn ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, làm tốt công tác cứu trợ sau lũ, động viên sự giúp đỡ lẫn nhau, nhanh chóng ổn định đời sống của nhân dân, phục hồi sản xuất.
đ) Về lâu dài, cần có phương án tổng thể ứng phó với thiên tai ngày càng phức tạp. Cần rà soát lại quy hoạch, kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, nhà cửa …) phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa phương để có khả năng phòng, chống thiên tai hiệu quả và bền vững.
Các Bộ, ngành theo chức năng và nhiệm vụ được giao, phối hợp với chính quyền địa phương vùng ngập lũ thống kê thiệt hại về cơ sở hạ tầng, lên kế hoạch đầu tư trước mắt, lập dự án đầu tư lâu dài phục hồi, nâng cấp các công trình hạ tầng như giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc … theo quy chế quản lý đầu tư xây dựng hiện hành.
Về việc bổ sung cho các tỉnh trang thiết bị phục vụ tìm kiếm cứu nạn, giao Ủy ban quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn tiếp thu ý kiến của các tỉnh, chỉ đạo đóng các loại phương tiện phục vụ tìm kiếm cứu nạn phù hợp với đặc thù cụ thể của từng địa phương; thực hiện cấp và giao các cơ quan Quân đội, Công an của địa phương bảo quản, đảm bảo sử dụng lâu dài và hiệu quả.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình biết, thực hiện.
 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó TTg CP;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ: Kế hoạch và ĐT, Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Công an, Giáo dục và Đào tạo;
- Quân khu 4;
- UBND các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, KTTH, ĐP, KGVX;
- Lưu: VT, KTN (4).
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Văn Trọng Lý
 
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất