Thông báo 254/TB-VPCP 2018 kết luận của Thủ tướng tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông báo 254/TB-VPCP
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 254/TB-VPCP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo |
Người ký: | Nguyễn Văn Tùng |
Ngày ban hành: | 19/07/2018 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
tải Thông báo 254/TB-VPCP
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Số: 254/TB-VPCP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2018 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CHỈ ĐẠO CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NĂM 2018
Ngày 5 tháng 7 năm 2018, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Phiên toàn thể Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững năm 2018. Hội nghị do Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (sau đây viết tắt là Hội đồng) cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Thế giới phối hợp tổ chức. Tham dự Hội nghị có Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương; đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng; đại diện lãnh đạo một số Ban, Bộ ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; các Thành viên Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh; các Thành viên Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam; đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp; nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực phát triển bền vững; lãnh đạo Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; đại diện một số tổ chức quốc tế, đại sứ quán tại Hà Nội.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Tình hình thực hiện Báo cáo Việt Nam 205, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030, Nghị quyết số 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ về Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về hợp tác công tư để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về Xây dựng thành phố thông minh; Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Tương lai việc làm của Việt Nam; ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và các tham luận tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận chỉ đạo như sau:
1. Hoan nghênh và đánh giá cao Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Thế giới đã có sáng kiến và phối hợp tổ chức Hội nghị phát triển bền vững năm 2018, trong đó đã lồng ghép 3 hội nghị thường niên thành 1 hội nghị với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0” và chuẩn bị kỷ lưỡng các báo cáo Hội nghị.
2. Phát triển bền vững là mục tiêu bao trùm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước; không chỉ là nhiệm vụ của một bộ, ngành, một lĩnh vực, địa phương; không chỉ là vấn đề kinh tế, chất lượng tăng trưởng mà bao gồm cả các vấn đề xã hội, môi trường, văn hóa, con người.
a) Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bám sát và thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Kế hoạch Hành động Quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017); trong năm 2018, rà soát, xây dựng và hoàn thành việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện phát triển bền vững trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình, bảo đảm lồng ghép, phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và lộ trình thực hiện; hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp; tăng cường đôn đốc, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia tại các bộ, ngành, địa phương.
3. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai có hiệu quả các Nghị quyết số 19 của Chính phủ, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn, minh bạch, giảm chi phí tài chính và thời gian, hướng tới mức trung bình của ASEAN-4 làm nền tảng hướng tới chuẩn mực của OECD. Tiếp tục phát huy vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, nhất là của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong việc phát hiện các rào cản về thể chế pháp luật, nhất là điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính để kịp thời tháo gỡ, hoàn thiện; đề cao trách nhiệm giải trình, kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm, các tiêu cực, nhũng nhiễu.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, cùng các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục tập trung chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu; hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm vun đắp, khuyến khích và hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, học sinh sinh viên, thanh niên nông thôn.
Các bộ, ngành, địa phương đều phải chủ động nhận diện, tiếp cận, khai thác hiệu quả cơ hội cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đem lại.
5. Đánh giá cao Ngân hàng Thế giới có báo cáo khách quan, khá toàn diện về Tương lai việc làm Việt Nam. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, cùng các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện chính sách, nhất là về các vấn đề tạo việc làm tốt trong nền kinh tế hiện đại, nâng cao chất lượng việc làm trong nền kinh tế truyền thống và kết nối người lao động có trình độ với những việc làm phù hợp.
6. Trên cơ sở kết quả Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững năm 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan soạn thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về phát triển bền vững, hoàn thành trong quý III năm 2018.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây