Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông báo 210/TB-VPCP năm 2018 Kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Thông báo 210/TB-VPCP
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 210/TB-VPCP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo | Người ký: | Mai Tiến Dũng |
Ngày ban hành: | 08/06/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
tải Thông báo 210/TB-VPCP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Số: 210/TB-VPCP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2018 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH QUẢNG TRỊ
Ngày 17 tháng 5 năm 2018 tại thành phố Đông Hà, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị về tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, những tháng đầu năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Cùng dự làm việc với Thủ tướng Chính phủ có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan: Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Ngoại giao và Ban Kinh tế Trung ương. Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, phát biểu của đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan Trung ương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Trị đã hành động quyết liệt với khát vọng vượt qua thách thức, biến khó khăn thành tiềm năng, cơ hội để xây dựng Tỉnh ngày càng phát triển. Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh có nhiều chuyển biến đáng mừng. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao kết quả đã đạt được của tỉnh góp phần tích cực vào những thành quả chung của cả nước.
2. Năm 2017 là năm đầu tiên sau nhiều năm tỉnh hoàn thành 22/22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đề ra. Trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng tăng trưởng của Tỉnh vẫn đạt tốc độ trên 7%. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng trong GDP; tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (toàn tỉnh có 40/117 xã đạt chuẩn nông thôn mới). Sau sự cố môi trường biển, Tỉnh đã nhanh chóng ổn định trật tự xã hội, thực hiện tốt đền bù, hỗ trợ người dân ven biển bị ảnh hưởng phục hồi môi trường và sản xuất, bảo đảm đời sống của nhân dân. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm kết quả tốt; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 1,7 - 2%. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
3. Tuy vậy, Quảng Trị là vùng đất khó khăn, đồi núi nhiều, thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, hạn hán thường xuyên; chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Cơ sở hạ tầng lạc hậu, quy mô kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người bằng khoảng 70% mức bình quân cả nước. Chỉ số phát triển công nghiệp 7,24% (cả nước 13,4%). Khu vực kinh tế tư nhân, hợp tác xã chưa phát triển, tỷ lệ 193 người dân/doanh nghiệp (bình quân cả nước 150 người/doanh nghiệp). Chỉ số PCI năm 2017 đứng thứ 54, doanh nghiệp còn gặp khó khăn về tiếp cận đất đai và thủ tục hành chính.
II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI
Để khắc phục khó khăn và có giải pháp, bước đi phù hợp trong thời gian tới, Tỉnh cần tiến hành kiểm điểm kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh giữa nhiệm kỳ với tinh thần cầu thị và quyết tâm cao. Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, thách thức còn nhiều, Tỉnh phải lựa chọn những lĩnh vực có tiềm năng và lợi thế so sánh để đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm bền vững về môi trường và xã hội. Tỉnh cần quan tâm các giải pháp sau:
1. Lập và điều chỉnh quy hoạch phải có tầm nhìn xa. Phát triển bền vững cần được đề cao gắn với các ưu tiên cụ thể; bảo đảm quy hoạch không chồng lấn, không chạy theo dự án sẵn có; nên hướng tới cụm ngành kinh tế (cụm công nghiệp, cụm dịch vụ) để tạo thuận lợi trong liên kết, hợp tác, tận dụng hạ tầng chung và tiết giảm chi phí.
2. Tập trung cải thiện môi trường kinh doanh; tập trung vào những thành tố còn yếu như chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng và tính năng động; phấn đấu đến năm 2020, Tỉnh nằm ở nhóm đạt kết quả khá trong các tỉnh Miền Trung, Lãnh đạo tỉnh tăng cường đối thoại, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp về thị trường, xúc tiến thương mại, hội nhập, quy hoạch, kế hoạch. Xây dựng một nền quản trị vì dân, vì doanh nghiệp.
3. Thu hút doanh nghiệp lớn, đối tác kinh tế chiến lược đến hợp tác, đầu tư ở địa phương. Tạo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là doanh nghiệp mới thành lập tiếp cận các nguồn lực; đất đai, vốn, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Nâng cao hiệu quả lao động của doanh nghiệp nhà nước, coi doanh nghiệp tư nhân là đòn bẩy để tăng năng suất lao động.
4. Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, phấn đấu giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân từ 3 - 5%/năm. Tập trung phát triển một số cây trồng, vật nuôi chủ lực gắn với phát triển cơ sở chế biến. Nhân rộng các mô hình khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
5. Chủ động phối hợp với các chủ đầu tư, tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương nhanh chóng đưa các dự án động lực trên địa bàn Tỉnh sớm đi vào hoạt động như: Cảng biển Mỹ Thủy, Nhà máy nhiệt điện than Quảng Trị II, Nhà máy điện khí, Dự án Khu công nghiệp VSIP, xây dựng ngành công nghiệp năng lượng mới (điện gió, điện mặt trời...), đảm bảo yếu tố môi trường để phát triển bền vững.
6. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, nhất là du lịch dịch vụ biển. Mở tuyến du lịch ra Cồn Cỏ gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo.
7. Huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Hỗ trợ kịp thời người dân vùng bị thiên tai, lũ lụt khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội.
III. VỀ CÁC KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CỦA TỈNH
1. Về bổ sung Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị vào Nhóm Khu Kinh tế biển được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc bổ sung Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị vào Nhóm Khu Kinh tế biển được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
2. Về giao Tập đoàn Gazprom làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện khí trong Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xem xét, đề nghị của Tập đoàn Gazprom và tỉnh Quảng Trị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Về Đề nghị bổ sung dự án Nhà máy nhiệt điện than Quảng Trị 2 công suất 1.200MW vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VII điều chỉnh): Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan xem xét đề nghị của Tỉnh, trong đó: rà soát cơ cấu nguồn lực nhiệt điện than, lợi thế của Tỉnh trong phát triển điện nhiệt điện than (việc cung cấp than, quy hoạch, địa điểm Trung tâm nhiệt điểm Quảng Trị II đấu nối), báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Về “Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm tăng cường quốc phòng, an ninh và nâng cao hiệu quả khai thác hành lang kinh tế Đông - Tây cũng như tại các khu kinh tế Biên giới Việt - Lào”: Đề nghị Ban Kinh tế Trung ương nghiên cứu, sớm triển khai Đề án này để trình Bộ Chính trị như đề nghị của Tỉnh.
5. Về dự án Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP): Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6. Về đầu tư xây dựng tuyến QL15D và đường tránh phía Đông thành phố Đông Hà
a) Đối với tuyến QL15D:
- Đoạn từ QL1 đến cao tốc Cam Lộ - La Sơn (bao gồm nút giao khác mức với QL1): Bộ giao thông vận tải xem xét việc bổ sung vào công trình đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn để kết nối với QL1 như kiến nghị của Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường Quốc hội (Văn bản số 705/BC-UBKHCN&MT14 ngày 26 tháng 02 năm 2018).
- Các đoạn còn lại: Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính rà soát trong nguồn dự phòng trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối với dự án đường tránh phía Đông thành phố Đông Hà: Bộ Giao thông vận tải xem xét khả năng hỗ trợ Tỉnh từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ còn dư của dự án cải tạo QL1, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
7. Về dự án nâng cấp mở rộng khu neo đậu tránh trú bão đảo Cồn Cỏ thành khu neo đậu cấp vùng: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
8. Về hỗ trợ từ nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương cho các dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng tuyến đường cứu hộ, cứu nạn, kè chống xói lở, phòng chống lụt bão và phát triển kinh tế khu vực hai bên bờ sông Thạch Hãn (đoạn từ thượng lưu cầu Thạch Hãn đến đập Trấm); sửa chữa khẩn cấp tràn xả lũ Nam Thạch Hãn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
9. Về một số cơ chế đối với các dự án ODA giai đoạn 2016-2020
a) Về tổng hợp nhu cầu vốn nước ngoài còn thiếu của các dự án ODA hoàn thành giai đoạn 2018-2020 và hoàn tất các thủ tục đóng dự án theo quy định tại các Hiệp định đã được ký kết trên địa bàn tỉnh: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 3733/VPCP-KTTH ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ.
b) Về việc sử dụng nguồn vốn vay ADF của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho giải phóng mặt bằng Dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông: Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm có ý kiến về đề nghị của Tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 6 năm 2018.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị và các bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây