Thông báo 208/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn

thuộc tính Thông báo 208/TB-VPCP

Thông báo 208/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:208/TB-VPCP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông báo
Người ký:Phạm Văn Phượng
Ngày ban hành:15/08/2008
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

 

Số: 208/TB-VPCP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2008

 

 

THÔNG BÁO

Kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn

 

 

Ngày 31 tháng 7 và ngày 01 tháng 8 năm 2008, tại Bắc Kạn, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đi thăm dự án khu công nghiệp Thanh Bình, nhà máy ô tô Bắc Kạn, cơ sở chế biến khoáng sản, kiểm tra kè sông Cầu, dự án thoát lũ Nam Cường và làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Ủy ban Dân tộc và Văn phòng Chính phủ.

Sau khi nghe đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2008 và một số kiến nghị của Tỉnh, ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Bắc Kạn là một tỉnh còn nhiều khó khăn, 6 tháng đầu năm 2008, do chịu ảnh hưởng của thiên tai rét đậm, rét hại kéo dài, dịch bệnh gia súc, gia cầm và biến động của nền kinh tế thế giới, khu vực và trong nước, giá cả một số vật tư, hàng hóa tăng cao đã tác động lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân, nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân và đồng bào các dân tộc trong Tỉnh, sự phối hợp của các Bộ, ngành Trung ương, kinh tế-xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc Bắc Kạn từng bước được nâng lên, cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, bảo đảm được an ninh lương thực trên địa bàn, các lĩnh vực văn hóa, xã hội và an ninh-chính trị, trật tự-an toàn xã hội được bảo đảm. Tuy nhiên, Bắc Kạn vẫn là một trong những tỉnh kinh tế phát triển chậm và tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn còn cao so với các địa phương khác trong cả nước. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự nỗ lực hơn nữa của cả các cấp lãnh đạo tỉnh, cũng như của các doanh nghiệp và nhân dân để tiếp tục xây dựng và phát triển đưa Bắc Kạn đi lên.

 II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI:

Thời gian từ nay đến hết năm 2008 không còn nhiều, để bàn bạc phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2008 đã đề ra, góp phần vào kết quả chung của cả nước, Bắc Kạn cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

1. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 32-NQ/TW về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội, tăng trưởng bền vững. Trong đó tập trung chỉ đạo để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của các chính sách, chương trình, dự án (Chương trình giảm nghèo, Chương trình 135, 134, ...), để giải quyết có kết quả từng mục tiêu của các chính sách này phục vụ cho các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn; tiết kiệm, tập trung nguồn vốn cho các công trình, dự án cấp bách, quan trọng, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo; đồng thời chú trọng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tạo điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ khai thác tiềm năng, lợi thế của Tỉnh (khoáng sản, thủy năng, rừng sinh thái...); phát triển công nghiệp, nhưng phải giữ, duy trì được diện tích đất nông nghiệp, nhất là diện tích sản xuất lương thực, bảo đảm môi trường và phát triển bền vững.

3. Về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; lựa chọn những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ, là thế mạnh của địa phương để phát triển, đồng thời phải xây dựng được thương hiệu hàng hóa; lập quy hoạch phát triển 3 loại rừng, chú ý bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng để bảo vệ môi trường, sinh thái; đồng thời chú trọng phát triển rừng sản xuất nhằm nâng cao đời sống cho người trồng rừng; làm tốt công tác phòng, chống dịch, bệnh cho gia súc, gia cầm; khi phát hiện dịch, bệnh phải thực hiện kịp thời các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn và dập tắt một cách tích cực, kiên quyết, có hiệu quả, không để bùng phát, lây lan ra diện rộng.

4. Về sản xuất công nghiệp: xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện theo quy hoạch; tập trung thăm dò, đánh giá trữ lượng để đảm bảo phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản có hiệu quả nhưng tiết kiệm nguồn tài nguyên. Phải lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực về tài chính, có kinh nghiệm và công nghệ, thiết bị tiên tiến để đầu tư có hiệu quả và phát triển bền vững.

5. Về phát triển du lịch: phải bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường, sinh thái vùng hồ, vùng phụ cận của hồ Ba Bể để nơi đây thực sự là nơi hấp dẫn đối với khách tham quan và du lịch.

6. Về công tác phòng, chống thiên tai trong mùa mưa tới: cẩn đẩy nhanh tiến độ tu bổ, xây dựng các công trình hồ chứa, đê, kè, công trình thủy lợi và đưa dân ra khỏi nơi nguy hiểm và chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất tại chỗ từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã; đồng thời, phải tổ chức tập luyện các tình huống có thể xảy ra để chủ động đối phá với thiên tai, bảo đảm an toàn cho sản xuất, đời sống, tính mạnh và tài sản của nhân dân.

III. VỀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ CỦA TỈNH:

1.Về giúp Tỉnh xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2020: Ủy ban nhân dân Tỉnh làm việc cụ thể với các Bộ, ngành liên quan để giải quyết.

2. Việc bổ sung các nhà máy chế biến chì, kẽm, sắt, thuốc lá trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vào quy hoạch quốc gia:

- Tỉnh cần chủ động làm việc với các cơ quan chức năng, nếu có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững thì trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.

- Về nhà máy thuốc lá, thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 2002/VPCP-CN ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ. Tỉnh làm việc với Bộ Công Thương để có chính sách khuyến khích các nhà máy thuốc lá triển khai tại tỉnh Bắc Kạn.

3. Về tiến độ xây dựng, phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu du lịch Ba Bể: Tỉnh làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để có phương án kêu gọi nhà tư vấn nước ngoài tham gia xây dựng quy hoạch  này.

4. Về dự án xây dựng quốc lộ 3 mới (đoạn Thái Nguyên-thị xã Bắc Kạn): giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2008.

5. Về dự án quốc lộ 3B (quốc lộ 3-thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn nối với quốc lộ 4A-huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn): giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải cân đối, bố trí vốn từ kế hoạch ngân sách năm 2009 để thực hiện.

6. Về dự án đầu tư xây dựng 5,2 km kè bờ hữu và chỉnh trị sông Cầu (khu vực thị xã Bắc Kạn): giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung với các địa phương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trước mắt, Bộ Tài chính xem xét, cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn vay tồn quỹ Kho bạc Nhà nước để thực hiện Dự án.

7. Về ứng vốn thực hiện một số dự án, công trình cấp bách của Tỉnh: đồng ý về nguyên tắc Bắc Kạn được ứng 50 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình, 40 tỷ đồng giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo tỉnh lộ 258 và 20 tỷ đồng cho khu đô thị phía Nam thị xã Bắc Kạn (khu tái định cư của Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 3-Đoạn thị xã Bắc Kạn). Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính triển khai cụ thể.

8. Việc miễn, giảm thuế đối với bộ linh kiện ô tô nhập khẩu cho Nhà máy ô tô Bắc Kạn: Bộ Tài chính thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 2821/VPCP-KTTH ngày 06 tháng 5 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ.

9. Về các dự án hệ thống thủy lợi chống lũ cho thị xã Bắc Kạn (hồ Nặm Cắt), tiêu ứng xã Nam Cường (giai đoạn II); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn tất các thủ tục đầu tư, thẩm định, phê duyệt dự án trong quý IV năm 2008 để đưa vào thực hiện năm 2009.

10. Đồng ý về nguyên tắc Ủy ban nhân dân tỉnh được chỉ định thầu đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình, dự án xây dựng khu tái định cư phục vụ cho giải phóng mặt bằng của dự án giao thông quốc lộ 3, quốc lộ 279, nhưng phải tuân thủ đúng các quy định.

11. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu việc ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Thanh Bình báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.

12. Về sửa một số điểm của Luật Khoáng sản và Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ:

- Đồng ý về nguyên tắc sửa đổi thủ tục cấp phép thăm dò, đánh giá trữ lượng, đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản đối với các mỏ, điểm mỏ khoáng sản có trữ lượng thấp, không nằm trong quy hoạch khoáng sản của quốc gia thì phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện. Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ vấn đề này.

- Tỉnh Bắc Kạn lựa chọn mỏ, điểm mỏ chưa cấp để triển khai thí điểm đấu thầu; giao Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với Bắc Kạn để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

13. Về quản lý, bảo vệ rừng: Tỉnh nghiên cứu quy chế quản lý, bảo vệ gỗ quý hiếm và lập dự án trồng rừng bảo vệ đầu nguồn sông Cầu; giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

14. Xây dựng các cơ sở dạy nghề, giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về dự án xây dựng cơ sở dạy nghề của tỉnh Bắc Kạn.

15. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tạo điều kiện cho tỉnh Bắc Kạn tham gia vào các chương trình xúc tiến đầu tư cấp quốc gia, kêu gọi các nguồn vốn ODA, các tổ chức quốc tế hỗ trợ, giúp tỉnh Bắc Kạn.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn và các Bộ, ngành liên quan biết, thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;

- Ban Chỉ đạo Tây Bắc;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,

  Công Thương, Nông nghiệp và PTNT,

  Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường;

- Ủy ban Dân tộc;

- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Kạn;

- VPCP: BTCN, các PCN, TTĐT,

  các Vụ: TH, KTTH, KTN, KGVX, QHQT;

- Lưu: VT, ĐP (5), Cng (40b).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

 

 

 

(Đã ký)

 

 

 

Phạm Văn Phượng

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất