Thông báo 111/TB-VPCP năm 2018 Kết luận của Phó Thủ tướng về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông báo 111/TB-VPCP
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 111/TB-VPCP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo |
Người ký: | Nguyễn Văn Tùng |
Ngày ban hành: | 21/03/2018 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
tải Thông báo 111/TB-VPCP
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Số: 111/TB-VPCP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2017 |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2016, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2017
Ngày 06 tháng 01 năm 2017, tại trụ sở Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2016, triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2017. Cùng tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, đại diện Lãnh đạo một số Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương cùng toàn thể Ban cán sự đảng, Ban lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Bộ Tài chính.
Sau khi nghe Lãnh đạo Bộ Tài chính báo cáo công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2016, triển khai nhiệm vụ tài chính NSNN năm 2017, ý kiến phát biểu của các các Bộ, cơ quan, địa phương và đại biểu tham dự hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Biểu dương và đánh giá cao tập thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động ngành Tài chính, các bộ, cơ quan, địa phương đã nỗ lực phấn đấu, hành động quyết liệt, trách nhiệm, hiệu quả, bảo đảm cân đối thu chi ngân sách nhà nước năm 2016 trong điều kiện rất khó khăn, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Thu NSNN vượt gần 81.000 tỷ đồng so với dự toán; chi NSNN được quản lý chặt chẽ, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm các nhiệm vụ chi. Thực hiện nhất quán lộ trình giá thị trường, góp phần tích cực thực hiện kiềm chế lạm phát. Bảo đảm nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn. Các thị trường chứng khoán, bảo hiểm có bước phục hồi và phát triển.
2. Bên cạnh đó, còn có một số điểm bất cập, cần sớm có biện pháp khắc phục ngay từ năm 2017, cụ thể: chi thường xuyên còn ở mức cao; hệ thống thể chế, pháp luật, cơ chế chính sách về tài chính, thuế, hải quan tuy đã được đồng bộ hóa một bước nhưng vẫn còn bất cập, còn xảy ra nhiều vi phạm về pháp luật tài chính, thất thu ngân sách còn nhiều, nhất là thuế khoán, số nợ đọng thuế đã giảm nhưng vẫn còn lớn; còn tình trạng bố trí, sử dụng kinh phí dàn trải, lãng phí, thiếu hiệu quả nhất là chi xây dựng cơ bản; tình trạng chi sai chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức vẫn xảy ra; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công còn thấp; cải cách thủ tục hành chính về thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, chứng khoán... vẫn cần tiếp tục hoàn thiện.
II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ NGÀNH TÀI CHÍNH NĂM 2017
Đồng ý với mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp lớn của ngành Tài chính năm 2017. Để triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, ngành Tài chính cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau:
1. Quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả các Nghị quyết (Đại hội XII, TW 4 khóa XII, Bộ Chính trị; Quốc hội, Chính phủ) về chủ trương giải pháp cân đối NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn bền vững; có kế hoạch, chương trình hành động cụ thể và tổ chức thực hiện chỉ đạo quyết liệt, tạo chuyển biến rõ nét trong năm 2017 và cả giai đoạn 2016 đến 2020.
Tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, đặc biệt là các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để kết hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư..., giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát bội chi NSNN, cơ cấu lại nợ công; kiểm soát nợ công trong giới hạn cho phép; theo dõi sát diễn biến tình hình trong nước và quốc tế, tăng cường năng lực phân tích, dự báo, kịp thời có phản ứng chính sách phù hợp; không để bị động, bất ngờ ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô và môi trường đầu tư kinh doanh.
2. Ưu tiên thực hiện tái cơ cấu tài chính công, nghiên cứu tái cơ cấu ngân sách song song với cải cách toàn diện quản lý ngân sách theo hướng khuyến khích tính năng động, sáng tạo, tự chủ, trách nhiệm của các địa phương trong thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, phục vụ người dân, doanh nghiệp; quy trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu mỗi Bộ, ngành, địa phương để xóa bỏ bao cấp, tạo ra động lực phát triển cân đối và toàn diện thời gian tới.
3. Nhanh chóng thiết lập kỷ luật ngân sách và cải thiện hiệu quả chi tiêu, nhất là đầu tư công, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên trong dự toán chi NSNN; phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán NSNN năm 2017 đã được quyết định.
- Về thu NSNN: chỉ đạo quyết liệt công tác thu ngày từ đầu năm, tiếp tục mở rộng cơ sở tính thuế, kiểm soát chặt chẽ kê khai thuế, nắm chắc nguồn thu trên địa bàn, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời theo quy định; siết chặt thu hồi nợ đọng thuế, kiểm tra, giám sát chống gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế... Đề xuất một số chính sách về thuế, phí để thúc đẩy phát triển. Thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục miễn giảm thuế nông nghiệp, rà soát tính hợp lý, hiệu quả của các chính sách ưu đãi thuế hiện hành để có những đề xuất điều chỉnh kịp thời.
- Về chi NSNN: quán triệt tinh thần triệt để tiết kiệm, chống xa hoa, lãng phí, phô trương hình thức, cắt giảm chi hội nghị, hội thảo, đoàn ra, chi mua sắm tài sản đắt tiền. Bảo đảm chính sách an sinh xã hội được thực hiện hợp lý, công bằng. Tạo nền móng để trong kế hoạch ngân sách năm 2018 chi thường xuyên thấp hơn hẳn chi thường xuyên năm nay, dành tiền cho đầu tư phát triển. Công khai, minh bạch, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể gây thất thoát, lãng phí NSNN và tài sản công; xử lý nghiêm các sai phạm. Quản lý NSNN theo kết quả thực hiện theo Luật NSNN năm 2015.
- Bộ Tài chính rà soát lại các chế độ, định mức chi tiêu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, trên tinh thần mở rộng cơ chế khoán, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; chuẩn bị nội dung cho phiên họp chuyên đề của Chính phủ bàn về cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên.
4. Tiếp tục có đột phá trong cải cách, quản lý tài sản công để gia tăng nguồn thu, hạn chế lãng phí, thất thoát. Triển khai việc khoán xe công trên diện rộng, giảm số lượng xe và biên chế lái xe, phấn đấu đến năm 2020 giảm khoảng 50% số lượng xe ô tô công. Nghiên cứu, áp dụng thí điểm các phương thức quản lý, khai thác hiệu quả nguồn lực công lớn nhất từ trụ sở, đất đai, hiện có quy mô lớn nhưng chưa được định giá chính xác và đang là tâm điểm của tham nhũng, của lợi ích nhóm và cũng là điểm nghẽn tăng trưởng của nền kinh tế.
5. Phối hợp các cấp, các ngành đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo kế hoạch đã được phê duyệt; giảm và bán toàn bộ vốn nhà nước ở các doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối theo nguyên tắc thị trường. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ nhũng khó khăn, vướng mắc đảm bảo tiến độ triển khai theo đúng lộ trình đã được phê duyệt, cần đẩy nhanh các bước xác định giá trị doanh nghiệp, phê duyệt phương án cổ phần hóa; thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước trên sàn chứng khoán, bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ, tránh để thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước.
6. Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với thị trường vốn, thị trường chứng khoán, phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, giảm bớt sức ép về cung ứng vốn lên hệ thống ngân hàng. Tái cơ cấu các định chế trung gian trên thị trường; tăng cả số lượng và chất lượng hàng hóa trên thị trường thông qua đẩy mạnh cổ phần hóa và công tác giám sát các công ty niêm yết, công ty đại chúng; phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước trong việc huy động vốn, bảo đảm không ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ và giảm chi phí vay vốn.
7. Tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính trong ngành Tài chính, đặc biệt các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thu hẹp khoảng cách với ASEAN - 4. Bộ Tài chính có chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để thực sự là đơn vị dẫn đầu trong việc thực hiện chủ trương xây dựng Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp.
8. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả, thực chất trong khu vực sự nghiệp công, trên cơ sở đó giảm mức hỗ trợ trực tiếp đối với đơn vị sự nghiệp công lập, dành nguồn để tăng chi hỗ trợ cho người nghèo, đối tượng chính sách, tạo nguồn cải cách tiền lương và hỗ trợ mua sắm sửa chữa cho các đơn vị sự nghiệp công lập để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Người đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm trong việc chậm đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập, chậm triển khai thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài chính với vai trò là thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập cần phải thường xuyên theo dõi tình hình triển khai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những bất cập trong quá trình thực hiện và đề xuất phương án xử lý kiên quyết, kịp thời.
9. Kiện toàn bộ máy bảo đảm hiệu quả, tinh gọn, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ sắp xếp lại tổ chức, bộ máy, tinh giảm bộ máy gắn với nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là các công chức hàng ngày, hàng giờ làm việc, tiếp xúc với dân. Cần hết sức chú trọng nhiệm vụ hiện đại hóa ngành tài chính, nhất là trong xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, chế độ báo cáo, thống kê phục vụ kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ công việc quản lý tài chính - NSNN được giao.
10. Chú trọng triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Cán bộ ngành Tài chính phải có phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao và chuyên nghiệp. Ngành Tài chính cần tiếp tục làm thật tốt công tác cán bộ trong thời gian tới; kiên quyết không để tình trạng lựa chọn bổ nhiệm sai, không đúng quy trình, gây mất đoàn kết nội bộ và bức xúc dư luận. Cán bộ Ngành tài chính nêu gương chống tham nhũng, lãng phí dù ở bất cứ cương vị công tác nào.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây