Quyết định 75/2008/QĐ-UBND của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Đề án Chiến lược phát triển chăn nuôi thành phố Hồ Chí Minh tạo nguồn thực phẩm bình ổn giá giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2015

thuộc tính Quyết định 75/2008/QĐ-UBND

Quyết định 75/2008/QĐ-UBND của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Đề án Chiến lược phát triển chăn nuôi thành phố Hồ Chí Minh tạo nguồn thực phẩm bình ổn giá giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2015
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:75/2008/QĐ-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Thị Hồng
Ngày ban hành:24/10/2008
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

Số: 75/2008/QĐ-UBND

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Đề án Chiến lược phát triển chăn nuôi thành phố Hồ Chí Minh tạo nguồn thực phẩm bình ổn giá giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2015

 

 


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững;

Căn cứ chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Thông báo số 162/TB-VP ngày 03 tháng 3 năm 2008 của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố về kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Thị Hồng về tình hình giá cả thực phẩm tươi sống sau Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008; Thông báo số 211/TB-VP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Hoàng Quân về tình hình giá cả thị trường, hoạt động ngân hàng, chứng khoán và tình hình sản xuất kinh doanh quý I năm 2008 trên địa bàn thành phố;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1234/TTr-SNN-NN ngày 29 tháng 8 năm 2008 về việc phê duyệt Đề án Chiến lược phát triển chăn nuôi thành phố Hồ Chí Minh tạo nguồn thực phẩm bình ổn giá giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2015 (kèm Thông báo số 73/TB.SNN-VP ngày 12 tháng 6 năm 2008 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại và các ngành ở thành phố)

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.Nay ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Chiến lược phát triển chăn nuôi thành phố Hồ Chí Minh tạo nguồn thực phẩm bình ổn giá giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2015 và các phụ lục kèm theo Đề án.

Điều 2.

1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, chịu trách nhiệm thường trực chỉ đạo thực hiện đề án để phối hợp các Sở - ngành, Lực lượng Thanh niên xung phong, các tổng công ty, doanh nghiệp và các cơ sở chăn nuôi liên quan triển khai thực hiện và giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

2. Thủ trưởng các Sở, ngành, Lực lượng Thanh niên xung phong, các tổng công ty, doanh nghiệp và các cơ sở chăn nuôi liên quan lập chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể trình cấp thẩm quyền phê duyệt, triển khai có hiệu quả Đề án Chiến lược phát triển chăn nuôi thành phố Hồ Chí Minh tạo nguồn thực phẩm bình ổn giá giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2015.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4.Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong, Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan và Tổng Giám đốc các tổng công ty, doanh nghiệp và các cơ sở chăn nuôi liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Thị Hồng

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

 

 


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 


ĐỀ ÁN

Chiến lược phát triển chăn nuôi thành phố Hồ Chí Minh tạo nguồn thực phẩm bình ổn giá giai đoạn 2008 – 2010 và định hướng đến năm 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số 75/2008/QĐ-UBND

ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố)

 

 


Phần I

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI

 

I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA SÚC - GIA CẦM

1. Tình hình chăn nuôi

1.1. Tình hình chăn nuôi Việt Nam:

a) Chăn nuôi heo:

Từ năm 1997 - 2005, lượng thịt heo tiêu thụ trên toàn thế giới đã tăng 27%, riêng sản lượng năm 2005 là 93 triệu tấn; trong khi đó, sản xuất thịt heo toàn cầu tăng 15,1% từ năm 2000 - 2005. Điều này cho thấy nhu cầu thịt heo tăng so với khả năng sản xuất. Để đáp ứng cho sự mất cân đối này cần phát triển các nguồn thực phẩm khác thay thế một phần, đồng thời tăng khả năng sản xuất heo, đặc biệt là liên tục cải thiện chất lượng con giống, nâng cao năng suất và tăng cường công tác thú y, vệ sinh phòng dịch để bảo vệ đàn gia súc.

Ở Việt Nam số lượng đàn heo liên tục tăng qua các năm từ 21,8 triệu con năm 2001 lên 26,9 triệu con năm 2006, tăng trưởng bình quân 4,29%/năm, trong đó khu vực Đông Nam bộ 2,8 triệu con, tăng bình quân 8,79%/năm.

b) Chăn nuôi bò:

Tốc độ tăng đàn bò sữa từ năm 2001 - 2006 lớn nhất từ trước đến nay, bình quân 22,4%/năm. Sản lượng sữa bò lai HF đã tăng từ 3,1 tấn/chu kỳ năm 2000 lên 3,9 tấn/chu kỳ năm 2006.

Đàn bò thịt cũng tăng nhanh, bình quân 9,76%/năm giai đoạn 2001 - 2006. Đàn bòlai chiếm 30%, chủ yếu là lai Zêbu, cao nhất ở khu vực Đông Nam bộ 56,42%. Tổng sản lượng thịt bò từ 97,7 ngàn tấn/năm 2001 lên 159,4 ngàn tấn/năm 2006. Bình quân tiêu thụ thịt xẻ 0,85 kg/người/năm. Công nghệ chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự nhiên.

c) Chăn nuôi gia cầm:

Đàn gia cầm không tăng do ảnh hưởng của dịch cúm, năm 2001: 218 triệu con, năm 2006: 214 triệu con, trong đó năm 2006 khu vực Đông Nam bộ 24,7 triệu con và Đồng bằng sông Cửu Long 51,5 triệu con. Sản lượng thịt hơi gia cầm bình quân đầu người là 4,5kg, tương đương 2,94kg thịt xẻ. Sản lượng trứng bình quân đầu người là 60 quả/năm. Phương thức chăn nuôi đa dạng, chủ yếu là quy mô nhỏ: nuôi nhỏ nông hộ, vịt thả đồng, nuôi bán công nghiệp và công nghiệp. Chăn nuôi công nghiệp chiếm 30,2% trên gà và 7,1% trên vịt.

1.2. Tình hình chăn nuôi thành phố Hồ Chí Minh:

Chăn nuôi thành phố đã phát triển mạnh theo hướng sản xuất con giống chất lượng cao cung cấp cho nhiều địa phương trong cả nước đồng thời cung cấp một phần nhu cầu thịt, sữa cho người dân thành phố.

a) Chăn nuôi heo:

Năm 2007, tổng đàn heo thành phố đạt 367.895 con, trong đó 56.663 nái sinh sản và 309.516 heo thịt, tập trung chủ yếu ở huyện Củ Chi (169.746 con), Bình Chánh (32.077 con), Hóc Môn (40.300 con)... Sản lượng thịt hơi khoảng 48.296 tấn, tăng 30,8% so năm 2006.

Phát triển chăn nuôi heo tại thành phố Hồ Chí Minh khá mạnh cả về số lượng và chất lượng, được nuôi tại gần 12.000 hộ, trại tư nhân và 5 trại quốc doanh. Thành phố cũng là nơi có số lượng trang trại chăn nuôi cao nhất nước với 1.053 trang trại trên tổng số 7.475 trang trại của cả nước.

Bảng 1: Số lượng đàn heo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ 2002 - 2007

Chỉ tiêu

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Tổng đàn heo

211.455

216.112

221.131

235.623

300.965

367.895

% tăng qua các năm

100

102,20

102,32

106,55

127,73

122,24

Đàn nái

35.901

36.617

37.310

38.719

47.893

56.663

% tăng qua các năm

100

101,99

101,89

103,77

123,69

118,31

Trong đó đàn nái ở DN nhà nước

10.640

10.668

10.475

11.438

10.361

9.796

(Nguồn: Niên giám Thống kê TP năm 2007)

* Giống heo:

- Trong 5 năm qua các doanh nghiệp chăn nuôi heo nhà nước đã nhập tổng cộng 467 con giống từ Mỹ trong đó Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn 357 con, Xí nghiệp Chăn nuôi Gò Sao 110 con, đã giúp cải thiện chất luợng đàn heo giống của thành phố, thể hiện vai trò trung tâm cung cấp con giống cho nhiều tỉnh thành trong cả nước, với các nhóm giống đa dạng: Yorkshire, Landrace, Duroc, Piétrain.

- Chương trình giống giai đoạn 2001 - 2005 đã mạnh dạn đột phá ứng dụng phương pháp mới đánh giá di truyền giống của đàn heo dựa trên giá trị kiểu gen bằng phương pháp BLUP (Best Linear Unbiased Prediction) mà các nước có nền chăn nuôi heo tiên tiến đang áp dụng. Các chương trình phần mềm cũng đã được các doanh nghiệp sản xuất giống đưa vào sử dụng để quản lý đàn heo.

b) Chăn nuôi bò:

Năm 2007, tổng đàn 104.248 con, trong đó 4.807 con trâu và 99.441 con bò (bò sữa 60.645 con: 59.590 con bò sữa nuôi trong dân và 1.055 con bò sữa nuôi tại nông trường quốc doanh). Sản lượng thịt hơi đạt 8.200 tấn, tăng 18,3% so với năm 2006. Đàn bò sữa tăng 4,1% so với năm 2006. Năng suất sữa 4.220 - 4.300 kg/con/chu kỳ, cao hơn bình quân cả nước. Sản lượng sữa tươi đạt 175.000 tấn, tăng 10,8%. Sau 3 năm triển khai dự án bình tuyển, phối giống, đã thực hiện: bình tuyển lập phiếu cá thể cho 36.000 con, phối các dòng tinh cao sản có năng suất ≥ 10.000 lít/chu kỳ: 27.950 liều.

Trong năm 2004, Công ty Bò sữa cũng đã nhập 1.006 bò thịt các giống Brahman (798) và Drought Master (208) để nhân giống cung cấp cho người chăn nuôi. Đây cũng là những giống bò thịt năng suất cao phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới. Đến nay, tổng đàn bò siêu thịt đạt 1.811 con, gồm:

+ Đàn bò siêu thịt Brahman đã phát triển đạt 1.179 con, trong đó có 879 bò cái và 300 con giống hàng hóa;

+ Đàn bò siêu thịt Drought Master đã phát triển đạt 632 con, trong đó có 462 bò cái và 150 con giống hàng hóa.

c) Chăn nuôi gia cầm:

Do dịch cúm gia cầm trong những năm gần đây, thành phố có chủ trương không khuyến khích chăn nuôi gia cầm trên địa bàn, hiện chỉ có 02 trại chăn nuôi gia cầm quy mô tập trung với tổng đàn 80.000 con, sản lượng năm 2007 đạt 1.000 tấn. Hầu hết nguồn gia cầm cung ứng cho thị trường thành phố là do các tỉnh cung cấp.

2. Thức ăn chăn nuôi và vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Năm 2006 cả nước có 241 cơ sở, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó có 198 cơ sở (chiếm 82%) là doanh nghiệp trong nước; 43 cơ sở là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và liên doanh, tuy hai hình thức này chỉ chiếm 17,8% về số lượng cơ sở, nhưng công suất thiết kế chiếm đến 66,4% tổng số. Sản lượng năm 2006 đạt 6,6 triệu tấn thức ăn quy đổi. Các nhà máy sản xuất thức ăn tập trung ở khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Hồng. Tỷ lệ sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp của Việt Nam đạt 45,1% năm 2006. Hàng năm, Việt Nam phải nhập một lượng lớn nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là nguyên liệu cung cấp đạm, vitamin, khoáng.

3. Công tác phòng, chống dịch bệnh và xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương tiêu thụ động vật và sản phẩm động vật từ nhiều tỉnh thành trong cả nước nên chịu áp lực lây lan dịch bệnh rất lớn. Tuy nhiên nhờ làm tốt công tác chỉ đạo và tổ chức phòng, chống nên trong thời gian qua đã không để xảy ra dịch bệnh, giúp bảo vệ đàn gia súc, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và ổn định tình hình kinh tế - xã hội.

Năm 2007, có 17 cơ sở chăn nuôi heo tham gia xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh tại huyện Củ Chi (11 cơ sở chăn nuôi), huyện Hóc Môn (01), quận 12 (02), quận 9 (02) và huyện Nhà Bè (01). Kết quả được Cục Thú y công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh năm 2007:

- Xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp được tái công nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng, DTH và công nhận an toàn dịch bệnh hai bệnh mới đăng ký xoắn khuẩn, bệnh sảy thai truyền nhiễm.

- 12 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn dịch bệnh đối với 2 bệnh lở mồm long móng, DTH, trong đó: huyện Củ Chi (9 cơ sở), huyện Hóc Môn (01 cơ sở), quận 12 (01 cơ sở), quận 9 (01 cơ sở).

4. Đánh giá chung

Trong những năm qua, thành phố đã tập trung đẩy mạnh cải thiện chất lượng con giống. Các tiến bộ trong công tác di truyền giống heo đã giúp cải thiện tính trạng về sinh sản, sinh trưởng như tăng số con sinh ra, tăng số vòng quay nái/năm, giảm bề dày mỡ lưng, tăng tỷ lệ nạc, giảm tiêu tốn thức ăn, dẫn đến giảm chi phí thức ăn, chi phí sử dụng chuồng trại và nhân công. Chỉ tính riêng việc giảm bề dày mỡ lưng từ 17mm xuống còn 13mm, tăng tỷ lệ nạc, thì riêng đối với đàn heo thịt của thành phố trong 7 năm qua (2000 - 2007) đã tăng thêm 8.444 tấn thịt nạc, tương ứng với giá trị tăng thêm 228 tỷ đồng.

- Đối với bò sữa chất lượng đàn bò cũng đã tăng lên, đặc biệt là năng suất sữa, sản lượng sữa hàng hóa đã được cải thiện rõ rệt từ 3.720 kg/con/năm vào năm 2001 tăng lên 4.950 kg/con/năm 2007. Từ năm 2001 đến năm 2007, đã tăng thêm 198.607 tấn sữa, tương đương với giá trị 889,32 tỷ đồng, giúp cải thiện thu nhập người chăn nuôi, cung cấp thêm nhiều sữa tươi nguyên liệu, góp phần giảm bớt ngoại tệ nhập khẩu sữa.

- Đã bắt đầu xuất hiện phương pháp nuôi heo an toàn tại Hợp tác xã Tiên Phong, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn để cung cấp cho người tiêu dùng. Sản phẩm thịt heo tạo ra không có dư lượng kháng sinh và hóc môn. Đây là phương pháp nuôi sẽ được mở rộng trong việc tạo nguồn thực phẩm an toàn cho thành phố.

Để phát triển bền vững, cung cấp cho nhu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu cần thiết phát triển đồng bộ gắn với các giải pháp cụ thể từ tăng quy mô, hiệu quả kinh tế cao, gắn liền với an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, không gian phát triển tới hạn đòi hỏi phải có chiến lược phát triển phù hợp, đẩy mạnh sản xuất cung ứng giống chất lượng cao và mở rộng các hình thức liên kết tại các tỉnh tạo nguồn cung cấp sản phẩm chăn nuôi cho tiêu dùng thành phố.

II. DỰ BÁO TIÊU DÙNG CÁC SẢN PHẨM CHĂN NUÔI

1. Xu hướng tiêu dùng

Những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng của người dân thành phố có chuyển biến theo hướng tăng mua thực phẩm chế biến sẵn, để thích hợp với nhịp sống công nghiệp hóa và phát triển kinh tế thị trường.

2. Dự báo về dân số:

Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố, dân số thành phố năm 2007 đạt 6,65 triệu người và gần 2 triệu khách vãng lai. Dự báo chung tốc độ tăng dân số thành phố giai đoạn 2006 - 2010, khoảng 3,4%/năm (tăng tự nhiên: 1,1% và tăng cơ học: 2,3%).

- Đến năm 2010: dự báo dân số thành phố khoảng 9,013 triệu người, trong đó: 6,872 triệu người dân thành phố và khoảng 2,141 triệu khách vãng lai.

- Đến năm 2015: dự báo dân số thành phố khoảng 9,657 triệu người, trong đó: 7,258 triệu người dân thành phố và khoảng gần 2,399 triệu khách vãng lai.

3. Dự báo nhu cầu sản phẩm chăn nuôi:

Căn cứ vào dự báo dân số, số liệu dự báo nhu cầu thực phẩm tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi, dự kiến nhu cầu thịt, trứng bình quân: năm 2010 là 30 kg thịt xẻ và 120 quả trứng/người/năm; năm 2015 là 36 kg thịt xẻ và 168 quả trứng/người/ năm.

+ Dự kiến năm 2010, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi cho tiêu dùng trực tiếp của người dân thành phố: 270.932 tấn thịt các loại và 1.081,5 triệu quả trứng.

+ Dự kiến năm 2015, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi cho tiêu dùng trực tiếp của người dân thành phố: 347.661 tấn thịt các loại và 1.622,4 triệu quả trứng.

4. Khả năng tự cung cấp nguồn thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật của thành phố:

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm động vật của thành phố năm 2007 đạt khoảng 800 - 875 tấn thịt xẻ/ngày tương đương với 700 con trâu bò, 10.000 con heo, 100.000 con gia cầm, trong đó: thịt heo - trâu - bò khoảng 600 - 675 tấn thịt xẻ/ngày, thịt gia cầm khoảng 200 tấn/ngày và 3 - 4 triệu quả trứng/ngày.

* Mức độ cung ứng nguồn hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật hiện nay trên địa bàn thành phố cụ thể như sau:

4.1. Thịt heo, trâu, bò:

- Nguồn cung ứng từ các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn thành phố đáp ứng khoảng 17% - 18% tổng nhu cầu, tương đương 125 - 138 tấn thịt xẻ/ngày, với 1.700 - 1.900 con heo, 58 bò thịt;

- Nguồn hàng từ các tỉnh: nguồn hàng từ các tỉnh cung ứng cho thị trường thành phố chiếm tỷ trọng lớn khoảng 82% - 83% nhu cầu thịt heo và 92% nhu cầu thịt bò.

4.2. Thịt gia cầm: nguồn cung ứng từ các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn thành phố không đáng kể khoảng 1.100 con/ngày, nguồn thịt gia cầm cung cấp cho thành phố chủ yếu từ các tỉnh lân cận với gần 20 doanh nghiệp cung cấp.

Trên thực tế, sản phẩm chăn nuôi cung cấp cho tiêu dùng chủ yếu từ các tỉnh và các hộ, trại của thành phố. Giá cả sản phẩm chăn nuôi lệ thuộc vào quan hệ cung cầu. Khả năng chủ động nguồn thực phẩm của các doanh nghiệp thành phố là rất hạn chế, chủ yếu thông qua phương thức thuận mua, vừa bán với các hộ, trại chăn nuôi. Chính vì vậy sẽ rất khó kiểm soát và khó chủ động ổn định được giá, đặc biệt vào các thời điểm lễ, tết khi nhu cầu tăng cao.

Để chủ động nguồn hàng đáp ứng nhu cầu, phục vụ bình ổn giá thực phẩm trên địa bàn thành phố, cần phải có chiến lược đầu tư chăn nuôi, mở rộng quy mô, kết hợp giữa các doanh nghiệp với các đơn vị có quỹ đất, có nguồn nhân lực (các trường thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) và các tỉnh để tạo nguồn hàng, chủ động đưa vốn, con giống tốt, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm đảm bảo về chất lượng, với giá cả hợp lý, cung ứng cho thị trường thành phố nhằm góp phần bình ổn giá.

 

Phần II

ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI

THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2015

 

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển giống vật nuôi:

1.1. Giống heo:

- Dự kiến đến năm 2010, tổng đàn heo là 350.000 - 400.000 con, trong đó heo nái sinh sản 50.000 con bao gồm: 1.200 con giống cụ kỵ (GGP), 5.000 giống con ông bà (GP) và 35.000 con giống bố mẹ (PS) và 357.000 con heo nuôi thịt.

- Chuẩn hóa hệ thống giống heo. Nhập, giữ thuần, nhân thuần các nhóm giống Yorkshire, Landrace, Duroc, Piétrain, Hampshire.

- Thống nhất sử dụng phương pháp BLUP - mô hình thú trong việc xác định giá trị gây giống và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất để tính giá trị kinh tế của các tính trạng được chọn lọc.

- Thống nhất hệ thống ghi chép trong công tác quản lý giống phục vụ cho việc đánh giá chất lượng giống.

1.2. Giống gia cầm:

Giao nhiệm vụ cho Công ty Chăn nuôi và Chế biến thực phẩm Sài Gòn đầu tư liên kết sản xuất giống phục vụ mạng lưới chăn nuôi gia cầm của thành phố và một số tỉnh có liên kết phát triển chăn nuôi.

1.3. Giống bò:

- Bò thịt: tiếp tục nhân giống đàn bò thịt chất lượng cao, nâng cao chất lượng để cung cấp cho người chăn nuôi.

- Bò sữa: tăng cường công tác phối giống các dòng tinh cao sản chất lượng cao, đặc biệt là dòng tinh Israel nhằm tiếp tục cải thiện, nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò sữa.

2. Phát triển chăn nuôi tạo nguồn thực phẩm cung ứng cho thị trường thành phố:

2.1. Tạo nguồn sản phẩm chăn nuôi ổn định thông qua các hình thức liên kết sản xuất, giúp giải quyết ổn định sản phẩm đầu ra chăn nuôi, cung cấp thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật cho người tiêu dùng và góp phần vào việc bình ổn giá cả thị trường. Tập trung vào các sản phẩm thịt heo, thịt bò, thịt và trứng gia cầm.

2.2. Tăng cường cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng thành phố thông qua việc hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăn nuôi và định kỳ tổ chức lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm.

2.3. Tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại để nâng cao năng suất, giảm giá thành, giảm ô nhiễm và kiểm soát tốt dịch bệnh.

II. NHIỆM VỤ

- Tiếp tục duy trì và phát triển đàn giống heo chất lượng cao của thành phố, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng để cung cấp cho người chăn nuôi thành phố, khu vực và cả nước.

- Mở rộng hệ thống các loại hình liên kết chăn nuôi tại các tỉnh để cung cấp sản phẩm chăn nuôi ổn định, giá cả hợp lý, bảo đảm chất lượng, góp phần bình ổn giá cả cho thị trường thành phố.

- Chuyển giao, tập huấn quy trình thực hành sản xuất tốt trong chăn nuôi để tạo sản phẩm an toàn.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống, thực hiện việc khảo nghiệm, kiểm định giống trên cơ sở đó cấp giấy chứng chỉ và công bố công khai chất lượng giống của các cơ sở sản xuất giống, giá trị kinh tế của các tính trạng được chọn lọc. Gắn kết cơ sở sản xuất giống với xây dựng thương hiệu.

III. ĐỊNH HƯỚNG

- Tiếp tục cải thiện chất lượng con giống. Tập trung đầu tư các cơ sở giống, hình thành và phát triển hệ thống tháp giống, hệ thống quản lý giống, khuyến khích các thành phần kinh tế nuôi giống bố mẹ, tiến tới giữ giống ông bà để mở rộng quần thể.

- Để nâng cao giá trị chăn nuôi cần phải phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng cải thiện chất lượng con giống, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung chuyên canh theo hình thức nuôi công nghiệp, quy mô trang trại tạo ra các sản phẩm an toàn, gắn với cơ sở chế biến tập trung và xử lý chất thải, bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững.

- Mở rộng vùng sản xuất, tạo nguồn thực phẩm cho thành phố thông qua các hình thức liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp sản xuất con giống, thức ăn chăn nuôi với các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh, hình thành chuỗi sản xuất hàng hóa nhằm phát huy lợi thế so sánh của thành phố so với các tỉnh về giống chất lượng cao, công nghệ chế biến và thị trường tiêu thụ lớn, đặc biệt chú ý đến hình thức gia công, cung cấp con giống tốt, thức ăn, dịch vụ kỹ thuật và thu mua bao tiêu sản phẩm. Chuyển giao quy trình sản xuất để cung cấp sản phẩm chăn nuôi an toàn cho thành phố.

- Tăng cường đầu tư nghiên cứu các công nghệ mới ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết để thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm (con giống, chuồng trại, thức ăn gia súc, thuốc thú y, chẩn đoán bệnh, kiểm dịch động vật…).

- Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn giống chất luợng cao trên địa bàn thành phố, kiểm tra các bệnh truyền nhiễm và các bệnh khác nhằm loại thải dần những cá thể dương tính.

IV. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TẠO NGUỒN GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2015

1. Đối với con heo:

Xây dựng đàn heo giống có năng suất cao, chất lượng tốt: cung cấp nguồn heo giống cho thị trường thành phố và các tỉnh.

1.1. Các doanh nghiệp nhà nước:

- Đầu tư vào công tác giống: xây dựng tháp giống; nhân thuần, lai tạo; nhập con giống, tinh…

- Phát triển hệ thống vệ tinh, liên kết, nhượng quyền sản xuất, gia công.

- Sản xuất thức ăn cung ứng, gia công.

1.1.1. Công ty Chăn nuôi và Chế biến thực phẩm Sài Gòn (thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn):

Công ty Chăn nuôi và Chế biến thực phẩm Sài Gòn là đơn vị xây dựng hệ thống giống heo của thành phố và tổ chức theo mô hình hình tháp 4 cấp gồm: đàn ông bà cố (GGP), đàn ông bà (GP), đàn cha mẹ (PS) và đàn heo nuôi thịt thương phẩm.

a) Hệ thống sản xuất heo giống:

Quy mô 1.200 nái GGP (Ông bà cố)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


+ Dự kiến đến năm 2010, đàn heo nái sinh sản của công ty và trại vệ tinh đạt 8.000 con, bao gồm: 1.200 con GGP, 1.666 con GP và 5.134 con PS; với đàn giống bố mẹ chất lượng cao này hàng năm sẽ cung ứng 13.000 con giống bố mẹ và 154.000 con giống nuôi thịt.

+ Dự kiến đến năm 2015, đàn heo nái sinh sản của công ty và trại vệ tinh đạt 22.400 con, bao gồm: 2.400 con GGP, 3.332 con GP và 16.668 con PS; với đàn giống bố mẹ chất lượng cao này hàng năm sẽ cung ứng 26.000 con giống bố mẹ và 350.000 con giống nuôi thịt.

Để tạo đàn heo hạt nhân chất lượng cao cung cấp heo giống cho người chăn nuôi, đặc biệt là đối với hệ thống vệ tinh nuôi gia công, trước mắt đề nghị thành phố hỗ trợ cho Công ty Chăn nuôi và Chế biến thực phẩm Sài Gòn được vay 128,5 tỷ đồng cho việc:

- Nhập mới 1.200 con giống GGP: 35 tỷ đồng;

- Đầu tư xây dựng chuồng trại và trang thiết bị: 93,5 tỷ đồng.

b) Kế hoạch phát triển sản xuất heo thịt thương phẩm:

Hiện nay Công ty có tổng đàn giống 26.225 con, trong đó: 400 nái GGP, 2160 nái GP, cùng với trên 30 trại vệ tinh với đàn nái 6.680 con, tổng đàn 48.000 con. Các trại vệ tinh thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước, Long An, An Giang…

+ Mô hình kinh doanh khép kín:

Sản xuất thức ăn gia súc → Các trại chăn nuôi → Giết mổ → Chế biến → Hệ thống phân phối thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

+ Dự kiến đến năm 2010, đàn heo thịt của công ty và trại vệ tinh đạt 138.000 con.

+ Dự kiến đến năm 2015, đàn heo thịt của công ty và trại vệ tinh đạt 387.000 con.

1.1.2. Công ty TNHH một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ súc sản - Vissan:

a) Hệ thống sản xuất heo giống:

+ Dự kiến đến năm 2010, đàn heo nái sinh sản của công ty và trại liên kết đạt 5.000 con, bao gồm: 2.000 con GP và 3.000 con PS; với đàn giống bố mẹ chất lượng cao này hàng năm sẽ cung ứng 10.000 con giống bố mẹ và 84.000 con giống nuôi thịt.

+ Dự kiến đến năm 2015, đàn heo nái sinh sản của công ty và trại liên kết đạt 8.000 con, bao gồm: 2.000 con GP và 6.000 con PS; với đàn giống bố mẹ chất lượng cao này hàng năm sẽ cung ứng 10.000 con giống bố mẹ và 156.000 con giống nuôi thịt.

b) Kế hoạch phát triển sản xuất heo thịt thương phẩm:

+ Dự kiến đến năm 2010, đàn heo thịt của công ty và trại liên kết đạt 64.000 con.

+ Dự kiến đến năm 2015, đàn heo thịt của công ty và trại liên kết đạt 124.000 con.

- Địa điểm đầu tư: tỉnh Bình Dương, Bình Phước.

1.2. Các hộ chăn nuôi cá thể và hợp tác xã:

- Phát triển chăn nuôi heo nái cha mẹ và heo thịt theo hướng an toàn, bảo vệ môi trường.

- Tăng quy mô sản xuất, hình thành các trang trại, hệ thống hợp tác, từng bước xây dựng thương hiệu chăn nuôi gắn với sản phẩm an toàn.

* Hợp tác xã chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong:

Trại giống cha mẹ: gồm 09 hộ trại, đang tiếp tục mở rộng thêm 05 hộ trại khác tham gia hợp tác xã để nâng quy mô chăn nuôi heo nái lên 7.000 con. Chuyên sản xuất heo giống nuôi thịt, cung cấp cho các hộ trại chăn nuôi tại huyện Củ Chi.

a) Hệ thống sản xuất heo giống:

+ Dự kiến đến năm 2010, đàn heo nái sinh sản của Hợp tác xã đạt 5.100 con PS, với đàn giống bố mẹ chất lượng cao này hàng năm sẽ cung ứng heo con giống hàng hóa 107.000 con/năm.

+ Dự kiến đến năm 2015, đàn heo nái sinh sản của Hợp tác xã đạt 7.000 con PS, với đàn giống bố mẹ chất lượng cao này hàng năm sẽ cung ứng heo con giống hàng hóa 171.000 con/năm.

b) Kế hoạch phát triển sản xuất heo thịt thương phẩm:

+ Dự kiến đến năm 2010, đàn heo thịt của Hợp tác xã đạt 83.600 con.

+ Dự kiến đến năm 2015, đàn heo thịt của Hợp tác xã đạt 133.700 con.

- Địa điểm đầu tư: huyện Củ Chi.

1.3. Tổng hợp tạo nguồn heo tăng thêm hàng năm:

Dự kiến kế hoạch của các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia phát triển chăn nuôi giai đoạn 2008 - 2015, sẽ cung ứng cho thị trường thành phố đạt số lượng 285.840 heo thịt vào năm 2010, 644.772 heo thịt vào năm 2015.

Đàn heo chăn nuôi hiện nay tại thành phố có thể đáp ứng được 17% - 18% tổng nhu cầu thị trường, khi triển khai chương trình phát triển chăn nuôi này sẽ giúp chủ động nguồn thực phẩm và tăng lượng cung ứng cho thành phố.

.Tăng thêm 10% thịt heo và đáp ứng từ 27% - 28% cho tổng nhu cầu sản phẩm thịt heo của thành phố năm 2010.

.Tăng thêm 19% thịt heo và đáp ứng từ 36% - 37% cho tổng nhu cầu sản phẩm thịt heo của thành phố năm 2015.

2. Đối với gia cầm và sản phẩm gia cầm:

Tập trung triển khai kế hoạch phát triển chăn nuôi tạo nguồn thực phẩm sạch, an toàn, bảo đảm nguồn cung ổn định, giá thành hạ. Dự kiến đến năm 2010, tổng đàn gia cầm đạt 5.140.000 con/năm, trong đó: đàn gia cầm giống là 113.000 con, gia cầm thịt là 4.257.000 con, gia cầm đẻ lấy trứng là 772.000 con; đến năm 2015 tổng đàn gia cầm đạt 16.123.000 con/năm, chủ yếu tại các tỉnh.

Chăn nuôi gia cầm thịt: phát triển theo quy mô công nghiệp chuồng kín, an toàn sinh học (chủ lực là Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Công ty TNHH Phú An Sinh, Công ty TNHH Huỳnh Gia Huynh Đệ, Công ty TNHH Ba Huân), cụ thể:

2.1. Công ty Chăn nuôi và Chế biến thực phẩm Sài Gòn:

Đầu tư sản xuất chăn nuôi gà giống, gà thịt thương phẩm liên kết với các tỉnh cung ứng nguồn thực phẩm cho thành phố.

+ Quy mô chăn nuôi: gà cha, mẹ giống thịt: 15.000 con/năm (2008); gà thịt thương phẩm: 176.000 con/năm.

+ Sản phẩm: gà con giống: 937.388 con/năm; gà thịt thương phẩm: 294 tấn thịt/năm.

2.2. Công ty TNHH Phú An Sinh:

Đầu tư phát triển chăn nuôi gà giống, gà thịt và xây dựng nhà máy giết mổ gia cầm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, liên kết với Lực lượng Thanh niên xung phong và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chăn nuôi gia công và thu mua lại sản phẩm cung ứng cho thành phố.

+ Địa điểm: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước.

+ Quy mô chăn nuôi: gà cha, mẹ giống thịt: 50.000 con/năm (2008); gà thịt thương phẩm: 587.000 con/năm (2008) lên 5.142.000 con/năm (2010) và 8.000.000 con/năm (2015).

+ Sản phẩm: gà con giống: 8.130.000 con/năm; gà thương phẩm xuất thịt: 1.210 tấn gà thịt năm (2008) lên 4.956 tấn năm (2010) và 19.356 tấn/năm (2015).

2.3. Công ty TNHH Huỳnh Gia - Huynh Đệ:

Đầu tư phát triển chăn nuôi vịt giống, vịt thịt, gà giống, gà thịt và xây dựng nhà máy giết mổ gia cầm tại tỉnh Đồng Tháp, liên kết chăn nuôi gia công vịt thịt, gà thịt và thu mua lại sản phẩm; giết mổ, chế biến và cung ứng cho thị trường thành phố.

+ Địa điểm: tỉnh Đồng Tháp, Tây Ninh, Bình Dương.

+ Quy mô chăn nuôi:

- Vịt cha, mẹ giống thịt: 25.000 con/năm (2008); gà cha, mẹ giống thịt: 23.000 con/năm (2008).

- Vịt, gà thịt, gà ta thương phẩm: 391.500 con/năm (2008); 1.820.000 con (2010); và 5.534.000 con (2015).

+ Sản phẩm: vịt con giống: 2.368.000 con/năm; gà con giống: 2.200.000 con/năm;vịt, gà thương phẩm xuất thịt: 820 tấn gà thịt/năm (2008) lên 4.014 tấn/năm (2010) và 12.024 tấn gà thịt/năm (2015).

2.4. Công ty TNHH Ba Huân:

Đầu tư phát triển chăn nuôi gà giống trứng, gà thịt thả vườn, liên kết với Lực lượng Thanh niên xung phong và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chăn nuôi gà thịt gia công và thu mua lại sản phẩm trứng, thịt cung ứng cho thị trường thành phố.

+ Địa điểm: tỉnh Bình Dương, Bình Phước.

+ Quy mô chăn nuôi:

- Gà cha, mẹ giống trứng: 144.000 con/năm (2008) lên 288.000 con/năm (2015).

- Gà thịt thương phẩm: 772.500 con/năm (2008) lên 1.545.000 con/năm (2015).

+ Sản phẩm:

- Trứng thương phẩm: 37.200.000 quả/năm (2008) lên 74.400.000 quả/năm (2015).

- Gà thịt thương phẩm: 1.845 tấn thịt năm (2008) lên 4.415 tấn thịt/năm (2015).

2.5. Tổng hợp tạo nguồn thịt gia cầm hàng năm:

Dự kiến kế hoạch của các công ty, doanh nghiệp, tham gia phát triển chăn nuôi giai đoạn 2008 - 2015, sẽ cung ứng nguồn thịt, trứng gia cầm cho thị trường với 5.142.700 con gia cầm và 37.200.000 quả trứng vào năm 2010; 16.123.200 con gia cầm và 74.400.000 quả trứng vào năm 2015.

Đàn gia cầm chăn nuôi hiện nay tại thành phố chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng nhu cầu sản phẩm gia cầm cho thị trường thành phố, khi triển khai kế hoạch phát triển chương trình chăn nuôi này sẽ chủ động tăng nguồn hàng cung ứng cho thành phố.

.Tăng thêm 8% sản lượng thịt gia cầm và 3,4% lượng trứng đáp ứng cho tổng nhu cầu sản phẩm gia cầm của thành phố năm 2010.

.Tăng thêm 24% sản lượng thịt gia cầm và 4,6% lượng trứng đáp ứng cho tổng nhu cầu sản phẩm gia cầm của thành phố năm 2015.

3. Đối với bò thịt:

Công ty Bò sữa tăng cường công tác lai tạo giống, nhập các nguồn tinh bò thịt chất lượng cao cải thiện chất lượng giống địa phương để cung cấp giống bò thịt cao sản cho các trang trại và các hộ gia đình.

Công ty TNHH Phú An Sinh đăng ký thực hiện với số lượng nhập khẩu bò Úc vỗ béo 12.000 con/năm để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ nguồn thịt bò của thành phố.

Bên cạnh đó tiếp tục chuyển giao công nghệ, mở rộng chăn nuôi bò thịt từ giống bò chuyên thịt và đàn bê đực giống sữa, cung cấp nguồn thịt bò cho thành phố. Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức thu mua bê đực sữa, nuôi vỗ béo theo tạo nguồn thịt bò chất lượng cao, an toàn cung cấp cho người tiêu dùng, đặc biệt cho khu vực các nhà hàng, khách sạn. Hiện nay chưa có doanh nghiệp đăng ký tham gia thực hiện.

Đàn bò thịt tại thành phố chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng nhu cầu sản phẩm thịt bò cho thị trường thành phố, khi triển khai kế hoạch phát triển chương trình chăn nuôi này sẽ chủ động tăng nguồn hàng cung ứng cho thành phố.

.Tăng thêm 12% sản lượng thịt bò đáp ứng cho tổng nhu cầu sản phẩm thịt bò của thành phố cả năm 2010.

.Tăng thêm 5% sản lượng thịt bò đáp ứng cho tổng nhu cầu sản phẩm thịt bò của thành phố cả năm 2015.

Tổng hợp lại khả năng cung ứng tăng thêm sản phẩm chăn nuôi các loại:

- Đến năm 2010, tăng thêm 9,4% sản lượng thịt đáp ứng cho tổng nhu cầu sản phẩm chăn nuôi của thành phố.

- Đến năm 2015, tăng thêm 17,4% sản lượng thịt đáp ứng cho tổng nhu cầu sản phẩm chăn nuôi của thành phố.

Số lượng tăng thêm đáp ứng nhu cầu trên đây là căn cứ vào dự kiến bước đầu của các doanh nghiệp. Khả năng số lượng sẽ tăng thêm khi các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất.

V. DỰ TÍNH NHU CẦU VÀ CÁC NGUỒN VỐN

1. Tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2008 - 2015:

Tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2008 - 2015 tính theo thời giá năm 2007 như sau:

- Vốn lưu động vay từ Quỹ Đầu tư phát triển của thành phố:

+ Giai đoạn 2008 - 2010: 311.76 tỷ đồng năm 2008 đến 466,34 tỷ đồng năm 2010.

+ Giai đoạn 2011 - 2015:574,95 tỷ đồng năm2011đến 908,21 tỷ đồngnăm 2011.

- Vốn cố định đầu tư con giống và thiết bị chuồng trại:

+ Năm 2009: 318,252 tỷ đồng.

+ Năm 2010: 18,269 tỷ đồng.

2. Nguồn vốn đầu tư, chính sách hỗ trợ cho vay vốn:

(Bảng 15, 16 - Phụ lục).

- Vốn lưu động: hỗ trợ cho vay phát triển chăn nuôi (con giống, thức ăn, thuốc thú y) cung ứng cho thị trường thành phố, thời gian 6 tháng đảo vốn/lần từ quỹ bình ổn giá.

- Vốn cố định: hỗ trợ lãi suất cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng (con giống; chuồng trại; trang thiết bị chăn nuôi), thời gian cho vay: đối với con giống là 3 năm, đối với tài sản cố định là 5 năm. Việc cho vay vốn sẽ được xem xét theo từng phương án đầu tư cụ thể, phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển chăn nuôi của thành phố.

VI. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Hiệu quả kinh tế:

Tổng giá trị sản xuất phát triển chăn nuôi tính theo thời giá năm 2007, đến năm 2015 ước đạt khoảng 14.476 tỷ đồng. Giá trị tăng thêm sau đầu tư khoảng 1.300,034 tỷ đồng.

2. Hiệu quả xã hội:

- Tạo nguồn hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, chủ động và góp phần cung cấp đủ sản phẩm thịt, trứng, sữa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho người dân thành phố.

- Góp phần bình ổn giá và bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm.

- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

- Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần ổn định an ninh, trật tự xã hội.

3. Môi trường:

- Chuyển đổi phương thức chăn nuôi nhỏ sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn, gắn với các giải pháp xử lý chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Cung cấp nguồn phân hữu cơ đã xử lý cho cây trồng và khai thác nguồn năng lượng từ Biogaz phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn.

VII. GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Giải pháp quy hoạch:

1.1. Nội dung:

- Tổ chức quy hoạch chăn nuôi phù hợp đặc điểm sinh thái và lợi thế từng vùng nhằm khai thác tối đa tiềm năng của các loại vật nuôi, đảm bảo phát triển ổn định, lâu dài, bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường.

+ Đối với chăn nuôi gia súc: tập trung quy hoạch phát triển chăn nuôi giống chất lượng cao tại các vùng chăn nuôi tập trung ở ngoại thành và quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi trang trại, quy mô công nghiệp, tập trung liên kết với các tỉnh.

+ Đối với chăn nuôi gia cầm: quy hoạch vùng chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp an toàn sinh học có kiểm soát chặt chẽ.

- Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu (bắp, đậu nành, khoai mì...), đồng cỏ cho đại gia súc có năng suất cao, chất lượng phù hợp chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm; gắn vùng chăn nuôi, cơ sở giết mổ, chế biến công nghiệp và vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh với thị trường tiêu thụ.

1.2. Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.3. Đơn vị phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Lực lượng Thanh niên xung phong.

2. Nhóm giải pháp liên kết, tổ chức sản xuất và xúc tiến thương mại:

2.1. Nội dung:

- Tổ chức ngành hàng sản xuất theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, theo nhiều hình thức đa dạng:

+ Các doanh nghiệp lớn tổ chức sản xuất giống, thức ăn, sản xuất con thương phẩm, giết mổ, chế biến đến tiêu thụ cuối cùng. Đẩy mạnh việc phát triển hệ thống vệ tinh nuôi gia công; các hợp tác xã, hộ, trại chăn nuôi tập trung sản xuất heo giống thương phẩm và heo thịt thương phẩm dưới hình thức gia công.

+ Các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm đặt hàng các hợp tác xã, hộ, trại chăn nuôi về số lượng, có quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm chăn nuôi, đặt hàng các doanh nghiệp sản xuất thức ăn để cung ứng thức ăn cho chăn nuôi gia công.

- Xây dựng hệ thống vệ tinh, nhượng quyền sản xuất, phát triển chăn nuôi gia công tại các trường của Lực lượng Thanh niên xung phong, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, quân đội, trong dân và các tỉnh.

- Tổ chức mối liên kết ngang giữa những hộ, trang trại, hợp tác xã, khuyến khích hình thành hợp tác xã chăn nuôi.

- Khuyến khích đầu tư xây dựng chợ đấu giá giống vật nuôi, sản phẩm vật nuôi.

- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường giá cả thức ăn chăn nuôi, con giống, sản phẩm chăn nuôi trong nước và quốc tế, góp phần điều phối bình ổn giá thị trường.

2.2. Đơn vị thực hiện: Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, các doanh nghiệp, các cơ sở chăn nuôi.

2.3. Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Lực lượng Thanh niên xung phong, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương.

3. Giải pháp về giống:

- Phát triển đàn heo giống chất lượng cao:

+ Nhập heo giống từ các nước có nền chăn nuôi tiên tiến như: Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Bỉ, tạo đàn hạt nhân, xây dựng tháp giống.

+ Chọn lọc, nhân thuần, lai tạo để cải thiện chất lượng đàn giống của thành phố.

- Đánh giá di truyền giống bằng kỹ thuật hiện đại BLUP (Best Linear Unbiased Prediction):

+ Xác định giá trị giống (EBV);

+ Xác định chỉ số chọn lọc;

+ Xác định giá trị kinh tế các tính trạng.

Trên cơ sở đó tiến tới bán giống theo giá trị giống.

- Kiểm định, chứng nhận chất lượng, công bố giống tốt trên Website:

+ Tổ chức đấu xảo giống.

- Liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất giống với các trang trại nhằm mở rộng quần thể, trao đổi con giống, nhập tinh giống cao sản.

3.2. Đơn vị chủ trì thực hiện: Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3. Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân các huyện, Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng - vật nuôi, Đại học Nông Lâm, các cơ sở chăn nuôi.

4. Nhóm giải pháp kỹ thuật:

4.1. Nội dung:

a) Giải pháp về quản lý, chuồng trại:

- Hướng dẫn, chuyển giao những kỹ thuật mới về chuồng trại, nuôi dưỡng và quản lý, các biện pháp an toàn sinh học. Chuyển giao quy trình chăn nuôi tạo sản phẩm an toàn.

- Định kỳ, đột xuất lấy mẫu đánh giá sản phẩm chăn nuôi an toàn tại các cơ sở chăn nuôi. Tăng cường giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất trên địa bàn.

b) Giải pháp về phòng chống dịch bệnh:

- Áp dụng các quy trình chăn nuôi an toàn sinh học đối với các cơ sở chăn nuôi, quản lý vệ sinh thú y các cơ sở giết mổ, chế biến. Đẩy mạnh việc tiêm phòng bắt buộc đối với các bệnh nguy hiểm, giám sát dịch tễ chặt chẽ các cơ sở chăn nuôi, giết mổ; xây dựng và công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nhất là những vùng sản xuất tập trung, vùng có các cơ sở giống và quy mô lớn.

- Có biện pháp loại trừ dần các cá thể mang trùng để tạo đàn gia súc sạch bệnh.

4.2. Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y.

4.3. Đơn vị phối hợp: Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, các doanh nghiệp chăn nuôi.

5. Nhóm giải pháp xây dựng hệ thống giết mổ, tiêu thụ, kho lạnh và sản xuất thức ăn, phát triển vùng nguyên liệu:

5.1. Nội dung:

- Đẩy nhanh tốc độ hoàn thành các nhà máy giết mổ công nghiệp, xây dựng các khu bán sỉ sản phẩm động vật có hệ thống làm mát tại các chợ đầu mối.

- Các doanh nghiệp giết mổ, kinh doanh sản phẩm chăn nuôi chủ động mở rộng hệ thống phân phối, trực tiếp đưa sản phẩm chăn nuôi ra hệ thống tiêu thụ để giảm bớt chi phí trong khâu lưu thông; đầu tư các kho lạnh, dự trữ bảo đảm an ninh lương thực…

- Phát triển vùng nguyên liệu và đầu tư dây chuyền công nghệ dự trữ bảo quản nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi.

- Liên kết với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn và cơ sở chăn nuôi nhằm giảm tối đa chi phí sản xuất và quản lý tốt chất lượng thức ăn đầu vào.

5.2. Đơn vị thực hiện:

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các tổng công ty, doanh nghiệp liên quan đến xây dựng cơ sở giết mổ công nghiệp, sản xuất thức ăn chăn nuôi, phát triển vùng nguyên liệu.

+ Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các tổng công ty, doanh nghiệp phát triển hệ thống phân phối, lưu thông.

6. Nhóm giải pháp khoa học công nghệ:

6.1. Nội dung:

- Hoàn thiện và áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho từng loại nguyên liệu sản phẩm phù hợp với quốc tế và khu vực.

- Ban hành điều kiện chăn nuôi, giết mổ, chế biến để thực hiện bắt buộc.

- Ưu tiên cho các nghiên cứu về giống để chọn lọc thích nghi đưa vào sản xuất, các nghiên cứu sản xuất thiết bị trong nước phục vụ chăn nuôi, giết mổ, chế biến.

- Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về chuồng trại, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, khẩu phần dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh theo từng loại vật nuôi và chuyển giao, xây dựng các mô hình.

6.2. Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ.

6.3. Đơn vị phối hợp: Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, các doanh nghiệp.

7. Giải pháp về vốn và chính sách:

7.1. Nội dung:

+ Nguồn vốn:

- Vốn tự có của doanh nghiệp;

- Vốn vay có hỗ trợ lãi suất từ Quỹ Đầu tư phát triển đô thị thành phố;

- Vốn vay từ hệ thống Ngân hàng thương mại.

+ Chính sách hỗ trợ:

- Cho vay vốn ngắn hạn đầu tư chăn nuôi tạo nguồn nguyên liệu quay vòng 6 tháng/lần và miễn lãi suất. Tập trung cho vay cho đầu tư thức ăn, nuôi dưỡng, thuốc thú y.

- Cho vay vốn dài hạn có hỗ trợ lãi suất để đầu tư con giống, xây dựng thêm chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến.

- Hỗ trợ rủi ro đối với thiên tai, dịch bệnh thông qua chính sách bảo hiểm, hỗ trợ. Kết hợp xã hội hóa hoạt động bảo hiểm để người chăn nuôi yên tâm sản xuất.

+ Các đối tượng được hỗ trợ vay vốn:

Các tổng công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã trực tiếp sản xuất hoặc liên kết với các trường thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Việc cho vay vốn sẽ được xem xét theo từng phương án đầu tư cụ thể, phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển chăn nuôi của thành phố.

7.2. Đơn vị thực hiện:

+ Sở Tài chính chủ trì: hướng dẫn các doanh nghiệp trình tự, thủ tục vay vốn từ Quỹ Đầu tư phát triển của thành phố.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xem xét các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi của các doanh nghiệp, hợp tác xã có vốn vay hỗ trợ lãi suất.

+ Các Sở chuyên ngành thẩm định các phương án vay vốn của các tổng công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã.

8. Giải pháp về phát triển hệ thống phân phối:

8.1. Nội dung:

- Xây dựng hệ thống phân phối nguồn lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn các quận, huyện, bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời nhu cầu của người dân thành phố.

- Củng cố, mở rộng hệ thống các hợp tác xã mua bán thuộc Liên minh Hợp tác xã thành phố, các cửa hàng, đại lý thuộc Công ty Chăn nuôi và Chế biến thực phẩm Sài Gòn, Công ty Vissan, các siêu thị thuộc hệ thống Sài Gòn Co-op và đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, chủ động cung ứng kịp thời nguồn lương thực, thực phẩm thiết yếu khi có biến động giá xảy ra trên địa bàn.

8.2. Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương.

8.3. Đơn vị phối hợp: Liên minh Hợp tác xã thành phố, Sài Gòn Co-op, các tổng công ty, doanh nghiệp./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Thị Hồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

Bảng 1: TỔNG HỢP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI HEO,

GIA CẦM, THỦY CẦM GIAI ĐOẠN 2008 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 75/2008/QĐ-UBND

ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố)

 

 


STT

Diễn giải

ĐV tính

Năm

Tổng cộng

2008

2009

2010

A

Chăn nuôi heo

Con

189.900

234.748

285.840

710.488

1

Công ty Chăn nuôi và CBTP Sài Gòn 

Con

86.400

114.048

138.240

338.688

2

Công ty Vissan

Con

34.000

44.200

64.000

142.200

3

Hợp tác xã chăn nuôi heo sạch Tiên Phong

Con

69.500

76.500

83.600

229.600

B

Chăn nuôi gia cầm, thủy cầm

Con

2.127.200

4.084.700

5.142.700

11.354.600

1

Công ty Chăn nuôi và Chế biến thực phẩm SG

Con

184.200

184.200

184.200

552.600

2

Công ty Phú An Sinh

Con

587.000

1.116.000

2.174.000

3.877.000

3

Công ty Huỳnh Gia Huynh Đệ

Con

439.500

1.868.000

1.868.000

4.175.500

4

Công ty TNHH Ba Huân

Con

916.500

916.500

916.500

2.749.500

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

 

 

 

 

 

 


Bảng 2

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI HEO,

GIA CẦM, THỦY CẦM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số 75/2008/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố)

 

STT

Diễn giải

ĐV tính

NĂM

Tổng cộng

2011

2012

2013

2014

2015

A

Chăn nuôi heo

Con

364.108

385.844

435.606

504.103

644.772

2.334.433

1

Công ty Chăn nuôi và CBTP Sài Gòn

Con

148.608

160.644

200.506

254.803

387.072

1.151.633

2

Công ty Vissan

Con

115.000

118.500

121.800

124.000

124.000

603.300

3

Hợp tác xã chăn nuôi heo sạch Tiên Phong

Con

100.500

106.700

113.300

125.300

133.700

579.500

B

Chăn nuôi gia cầm, thủy cầm

Con

8.631.200

10.257.200

12.027.200

13.953.200

16.123.200

60.992.000

1

Công ty Chăn nuôi và CBTP Sài Gòn

Con

184.200

184.200

184.200

184.200

184.200

921.000

2

Công ty Phú An Sinh

Con

4.291.000

5.349.000

6.407.000

7.465.000

8.524.000

32.036.000

3

Công ty Huỳnh Gia Huynh Đệ

Con

2.323.000

2.891.000

3.603.000

4.471.000

5.582.000

18.870.000

4

Công ty TNHH Ba Huân

Con

1.833.000

1.833.000

1.833.000

1.833.000

1.833.000

9.165.000

 

 

 

 

Bảng 3

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÀN NÁI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

 

STT

Doanh nghiệp

ĐV tính

NĂM

Ghi chú

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn

Con

5.000

6.600

8.000

8.600

11.000

14.000

17.200

22.400

 

 

- Sagri

Con

5.000

5.400

6.200

6.200

7.000

8.000

9.200

12.400

 

 

- Trại vệ tinh

Con

 

1.200

1.800

2.400

4.000

6.000

8.000

10.000

 

2

Công ty Vissan

Con

2.000

3.000

5.000

6.000

7.000

7.500

8.000

8.000

 

 

- Trại Công ty

Con

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

 

 

- Trại liên kết

Con

 

1.000

3.000

4.000

5.000

5.500

6.000

6.000

 

3

Hợp tác xã Chăn nuôi heo Tiên Phong

Con

3.900

3.900

5.100

5.100

5.500

6.000

6.500

7.000

 

 

Tổng cộng

Con

10.900

13.500

18.100

19.700

23.500

27.500

31.700

37.400

 

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ


Bảng 4

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA CẦM GIỐNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 75/2008/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố)

 

STT

Doanh nghiệp

ĐV tính

Năm

Ghi chú

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Công ty TNHH Phú An Sinh

Con

58.140

58.140

58.140

58.140

58.140

58.140

58.140

58.140

 

2

Công ty TNHH Huỳnh Gia Huynh Đệ

- Vịt giống

- Gà giống

Con

25.000

23.000

25.000

23.000

25.000

23.000

25.000

23.000

25.000

23.000

25.000

23.000

25.000

23.000

25.000

23.000

 

3

Công ty TNHH Ba Huân

Con

144.000

144.000

144.000

288.000

288.000

288.000

288.000

288.000

 

4

Công ty Chăn nuôi và Chế biến thực phẩm Sài Gòn

Con

15.000

15.000

15.000

15.000

15.000

15.000

15.000

15.000

 

 

 

Tổng cộng

Con

265.140

265.140

265.140

409.140

409.140

409.140

409.140

409.140

 

 

 

Bảng 5

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÊ ĐỰC VỖ BÉO GIAI ĐOẠN 2008 - 2015

 

STT

Cơ cấu đàn

ĐV tính

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Tổng đàn

Con

67.400

74.000

80.000

80.000

80.000

80.000

80.000

80.000

2

Cái vắt sữa

Con

40.440

44.400

48.000

48.000

48.000

48.000

48.000

48.000

3

Số bê đực nuôi thịt/năm

Con

7.077

8.547

10.080

10.416

10.920

11.256

11.760

12.096

4

Trọng lượng thịt hơi

Tấn

1.651

1.994

2.352

2.430

2.548

2.626

2.744

2.822

 

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

 


Bảng 6

NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHĂN NUÔI HEO, GIA CẦM THEO ĐỀ NGHỊ

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2008 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 75/2008/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Tên công ty, doanh nghiệp

Năm

Tổng nhu cầu
vốn 2008 - 2010

2008

2009

2010

Tổng
chi phí

Nhu cầu vốn vay

Tổng
chi phí

Nhu cầu vốn vay

Tổng
chi phí

Nhu cầu vốn vay

A

Nguồn vốn lưu động

763.479

311.765

970.362

387.483

1.163.810

466.344

1.165.593

 

Chăn nuôi heo

591.046

268.657

708.365

321.984

857.469

389.759

980.400

 

Chăn nuôi gia cầm

172.433

43.108

261.997

65.499

306.341

76.585

185.193

B

Nguồn vốn cố định

2.531

2.531

318.252

318.252

18.269

18.269

189.195

 

Chăn nuôi heo

2.531

2.531

168.394

168.394

18.269

18.269

189.195

 

+ Đầu tư chuồng trại

 

 

137.500

137.500

 

 

137.500

 

+ Đầu tư con giống

2.531

2.531

30.894

30.894

18.269

18.269

51.695

 

GGP

 

 

19.260

19.260

15.735

15.735

34.995

 

GP

 

 

9.100

9.100

 

 

9.100

 

PS

2.531

2.531

2.534

2.534

2.534

2.534

7.600

 

Chăn nuôi gia cầm

 

 

 

 

 

 

0

 

Tổng cộng

870.080

314.296

1.288.614

555.878

1.282.080

484.613

1.354.787

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ


Bảng 7

NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHĂN NUÔI HEO, GIA CẦM THEO ĐỀ NGHỊ

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số 75/2008/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố)

 

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tên công ty,

doanh nghiệp

Năm

Tổng nhu cầu vốn 2011 - 2015

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng
chi phí

Nhu cầu vốn vay

Tổng
chi phí

Nhu cầu vốn vay

Tổng
chi phí

Nhu cầu vốn vay

Tổng
chi phí

Nhu cầu vốn vay

Tổng
chi phí

Nhu cầu vốn vay

Nguồn vốn lưu động

1.486.678

574.959

1.684.916

650.561

1.916.763

740.067

2.127.157

818.311

2.368.251

908.212

3.692.111

Chăn nuôi heo

993.858

451.754

1.121.181

509.628

1.275.397

579.726

1.400.774

636.716

1.545.620

702.555

2.880.377

Chăn nuôi gia cầm

492.820

123.205

563.735

140.934

641.366

160.342

726.382

181.596

822.631

205.658

811.734

Nguồn vốn cố định

141.309

2.534

2.527

2.527

2.527

2.527

2.531

2.531

2.534

2.534

12.653

Chăn nuôi heo

2.534

2.534

2.527

2.527

2.527

2.527

2.531

2.531

2.534

2.534

12.653

+ Đầu tư chuồng trại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Đầu tư con giống

2.534

2.534

2.527

2.527

2.527

2.527

2.531

2.531

2.534

2.534

12.653

GGP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PS

2.534

2.534

2.527

2.527

2.527

2.527

2.531

2.531

2.534

2.534

12.653

Chăn nuôi gia cầm

138.775

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

1.627.987

577.493

1.687.442

653.088

1.919.290

742.594

2.129.688

820.843

2.370.785

910.746

3.704.764

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 226/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt danh mục các thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tích hợp cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và danh mục các thủ tục hành chính ưu tiên thực hiện tái cấu trúc quy trình, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử Thành phố Hà Nội năm 2025

Hành chính