Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 39/2023/QĐ-UBND Cà Mau Quy định quản lý chức danh người hoạt động không chuyên trách
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 39/2023/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 39/2023/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Minh Luân |
Ngày ban hành: | 20/12/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Cán bộ-Công chức-Viên chức |
tải Quyết định 39/2023/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2023/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 20 tháng 12 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định về quản lý, sử dụng đối với từng chức danh người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
___________________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Nghị quyết số 23/2023/NQ-HĐND ngày 10 tháng 10 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau quy định chức danh và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở ấp, khóm trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 627/TTr-SNV ngày 01 tháng 11 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, sử dụng đối với từng chức danh người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024; Quyết định số 23/2021/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quy định về quản lý, sử dụng đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
Nguyễn Minh Luân |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY ĐỊNH
Về quản lý, sử dụng đối với từng chức danh người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
(Kèm theo Quyết định số 39/2023/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
__________________
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về quản lý, sử dụng đối với từng chức danh người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã) trên địa bàn tỉnh Cà Mau, bao gồm: Tiêu chuẩn; nhiệm vụ; bầu cử, tuyển chọn, phân công nhiệm vụ; đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá, xếp loại; khen thưởng; xử lý kỷ luật; bãi nhiệm, miễn nhiệm, thôi việc; quản lý hồ sơ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau.
2. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Chương II. TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ
Điều 3. Tiêu chuẩn
1. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện và vận động Nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
d) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp Trung học phổ thông;
đ) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên môn nghiệp vụ trở lên; chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức danh đảm nhiệm.
2. Đối với các chức danh: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự, Nhân viên thú y thực hiện theo quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên và quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp điều lệ, quy định của pháp luật có liên quan không quy định cụ thể thì thực hiện theo khoản 1 Điều này.
Điều 4. Nhiệm vụ
1. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điều lệ tổ chức mà mình là thành viên, của pháp luật liên quan và của cấp có thẩm quyền quản lý; phối hợp, giúp cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đảm bảo các lĩnh vực công tác của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã đều có người đảm nhiệm, theo dõi thực hiện.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quy định cụ thể nhiệm vụ của từng chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cho phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng cấp xã.
Chương III. BẦU CỬ, TUYỂN CHỌN, PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ
Điều 5. Hình thức bầu cử, tuyển chọn
1. Đối với các chức danh bầu cử, gồm: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện theo quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên, quy định của pháp luật có liên quan và quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
2. Đối với các chức danh: Phụ trách công tác Văn phòng Đảng ủy; Phụ trách công tác Tổ chức Đảng ủy; Phụ trách công tác Tuyên giáo Đảng ủy; Phụ trách công tác Dân vận Đảng ủy; Phụ trách Đài truyền thanh xã; Phụ trách Trung tâm Văn hóa – Thể thao và học tập cộng đồng; Phụ trách Phát triển kinh tế tập thể; Phụ trách giao thông, xây dựng, thủy lợi; Phụ trách nông, lâm, ngư nghiệp; Phụ trách Lao động – Thương binh và Xã hội; Thủ quỹ; Nhân viên thú y được tuyển chọn thông qua hình thức xét tuyển.
3. Đối với chức danh Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
Điều 6. Thực hiện xét tuyển, phân công nhiệm vụ
1. Căn cứ vào số lượng, yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn của từng chức danh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thống nhất với Đảng ủy cùng cấp, báo cáo xin ý kiến Phòng Nội vụ trước khi ban hành Kế hoạch xét tuyển đối với các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy định này.
2. Trên cơ sở Kế hoạch xét tuyển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo công khai trên Đài truyền thanh cấp xã, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và trụ sở các ấp, khóm về số lượng, chức danh cần xét tuyển; tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển; thời hạn, địa điểm nhận hồ sơ và hồ sơ đăng ký dự tuyển.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao cho công chức Văn phòng – thống kê chịu trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ dự tuyển đối với người có nhu cầu dự tuyển chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy định này; lập danh sách người dự tuyển đủ tiêu chuẩn tại Điều 3 Quy định này, báo cáo Đảng ủy cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành xem xét và xét tuyển. Danh sách người đủ điều kiện dự tuyển được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại trụ sở các ấp, khóm trên địa bàn.
4. Thành phần tham gia xét tuyển, gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Thường trực Đảng ủy cấp xã, đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã, đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và công chức Văn phòng – thống kê. Công chức Văn phòng – thống kê làm thư ký tổng hợp.
Riêng việc xét tuyển Nhân viên thú y, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã mời thêm đại diện cơ quan chuyên ngành thú y cấp trên trực tiếp cùng tham gia xét tuyển.
5. Nội dung xét tuyển: Kiểm tra về tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu của vị trí cần tuyển; kiểm tra kiến thức, kỹ năng thực thi nhiệm vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí cần tuyển.
6. Trên cơ sở kết quả xét tuyển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo công khai kết quả xét tuyển trên Đài truyền thanh cấp xã, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại trụ sở các ấp, khóm trên địa bàn.
7. Chậm nhất 10 ngày sau ngày thông báo kết quả xét tuyển, Đảng ủy cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định phân công nhiệm vụ người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
8. Phân công nhiệm vụ:
a) Đối với chức danh: Phụ trách công tác Văn phòng Đảng ủy, Phụ trách công tác Tổ chức Đảng ủy, Phụ trách công tác Tuyên giáo Đảng ủy, Phụ trách công tác Dân vận Đảng ủy do Đảng ủy cấp xã quyết định phân công nhiệm vụ;
b) Đối với chức danh: Phụ trách Đài truyền thanh xã; Phụ trách Trung tâm Văn hóa – Thể thao và học tập cộng đồng; Phụ trách Phát triển kinh tế tập thể; Phụ trách giao thông, xây dựng, thủy lợi; Phụ trách nông, lâm, ngư nghiệp; Phụ trách Lao động – Thương binh và Xã hội; Thủ quỹ; Nhân viên thú y do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định phân công nhiệm vụ.
9. Sau khi thực hiện việc xét tuyển và phân công nhiệm vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua Phòng Nội vụ) để kiểm tra, theo dõi và quản lý.
Chương IV. ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI, KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT, BÃI NHIỆM, MIỄN NHIỆM, THÔI VIỆC VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ
Điều 7. Đào tạo, bồi dưỡng
1. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện đang đảm nhiệm theo quy định.
2. Điều kiện, thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng; chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 8. Đánh giá, xếp loại
1. Thẩm quyền đánh giá
a) Các chức danh bầu cử thực hiện theo quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên và theo phân cấp quản lý cán bộ ở địa phương;
b) Đảng ủy cấp xã đánh giá, xếp loại đối với chức danh: Phụ trách công tác Văn phòng Đảng ủy, Phụ trách công tác Tổ chức Đảng ủy, Phụ trách công tác Tuyên giáo Đảng ủy, Phụ trách công tác Dân vận Đảng ủy;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đánh giá, xếp loại đối với chức danh: Phụ trách Đài truyền thanh xã; Phụ trách Trung tâm Văn hóa – Thể thao và học tập cộng đồng; Phụ trách Phát triển kinh tế tập thể; Phụ trách giao thông, xây dựng, thủy lợi; Phụ trách nông, lâm, ngư nghiệp; Phụ trách Lao động – Thương binh và Xã hội; Thủ quỹ; Nhân viên thú y;
d) Chức danh Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thực hiện đánh giá, xếp loại theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Nội dung, hình thức, quy trình đánh giá, xếp loại
a) Đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giữ các chức danh bầu cử được áp dụng các quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ cấp xã;
b) Đối với các chức danh còn lại được áp dụng các quy định của pháp luật về đánh giá công chức cấp xã;
c) Sau khi có kết quả đánh giá, xếp loại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua Phòng Nội vụ) để kiểm tra, theo dõi và quản lý.
Điều 9. Khen thưởng
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ thì được xét khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 10. Xử lý kỷ luật
1. Thẩm quyền xử lý kỷ luật
a) Các chức danh bầu cử thực hiện xử lý kỷ luật theo quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên và theo phân cấp quản lý cán bộ ở địa phương;
b) Đảng ủy cấp xã có thẩm quyền xem xét, quyết định kỷ luật đối với chức danh: Phụ trách công tác Văn phòng Đảng ủy, Phụ trách công tác Tổ chức Đảng ủy, Phụ trách công tác Tuyên giáo Đảng ủy, Phụ trách công tác Dân vận Đảng ủy;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xem xét, quyết định kỷ luật đối với chức danh: Phụ trách Đài truyền thanh xã; Phụ trách Trung tâm Văn hóa – Thể thao và học tập cộng đồng; Phụ trách Phát triển kinh tế tập thể; Phụ trách giao thông, xây dựng, thủy lợi; Phụ trách nông, lâm, ngư nghiệp; Phụ trách Lao động – Thương binh và Xã hội; Thủ quỹ; Nhân viên thú y;
d) Chức danh Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thực hiện xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Nội dung, hình thức, quy trình xử lý kỷ luật đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã áp dụng như đối với cán bộ, công chức cấp xã. Riêng hình thức kỷ luật thì không áp dụng hình thức hạ bậc lương.
Điều 11. Bãi nhiệm, miễn nhiệm, thôi việc
1. Việc bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh bầu cử được thực hiện theo quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên và theo phân cấp quản lý cán bộ ở địa phương.
2. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được giải quyết cho thôi việc trong các trường hợp sau:
a) Có 02 năm liên tiếp được đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ;
b) Theo nguyện vọng và được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
3. Đảng ủy cấp xã quyết định cho thôi việc đối với chức danh: Phụ trách công tác Văn phòng Đảng ủy, Phụ trách công tác Tổ chức Đảng ủy, Phụ trách công tác Tuyên giáo Đảng ủy, Phụ trách công tác Dân vận Đảng ủy.
4. Sau khi có ý kiến thống nhất của Đảng ủy cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cho thôi việc đối với chức danh: Phụ trách Đài truyền thanh xã; Phụ trách Trung tâm Văn hóa – Thể thao và học tập cộng đồng; Phụ trách Phát triển kinh tế tập thể; Phụ trách giao thông, xây dựng, thủy lợi; Phụ trách nông, lâm, ngư nghiệp; Phụ trách Lao động – Thương binh và Xã hội; Thủ quỹ; Nhân viên thú y.
5. Đối với chức danh Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
6. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã bị bãi nhiệm, miễn nhiệm, thôi việc được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật có liên quan và quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên.
7. Sau khi giải quyết cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thôi việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua Phòng Nội vụ) để kiểm tra, theo dõi và quản lý.
Điều 12. Quản lý hồ sơ
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập, cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã áp dụng theo quy định của pháp luật về quản lý hồ sơ cán bộ, công chức cấp xã.
Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Trách nhiệm thực hiện
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau để quản lý người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo quy định.
2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy định này.
Điều 14. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau và các đối tượng chịu tác động trực tiếp của Quy định này có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo quy định.
2. Các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong quá trình thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.