Quyết định 32/2015/QĐ-UBND Long An chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội

thuộc tính Quyết định 32/2015/QĐ-UBND

Quyết định 32/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về việc ban hành Quy định chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Long An
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:32/2015/QĐ-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Đỗ Hữu Lâm
Ngày ban hành:29/07/2015
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
----------------
Số: 32/2015/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Long An, ngày 29 tháng 07 năm 2015
 
QUYẾT ĐỊNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
----------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
 
 
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Người khuyết tật;
Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi;
Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC- BGDĐT ngày 28/12/2012 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện;
Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ;
Xét đề nghị của liên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính tại tờ trình số 1338/TTrLS.SLĐTBXH-TC ngày 15/7/2015; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 629/STP-XDKTVB ngày 22/5/2015,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
 

Nơi nhận:
- Bộ LĐ-TB&XH;
- Bộ Tài chính;
- Cục KTVBQPPL-Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- CT, PCT. UBND tỉnh (vx);
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các sở ngành thuộc UBND tỉnh;
- Như Điều 4;
- Phòng NCVX;
- Lưu: VT, DTh.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đỗ Hữu Lâm
 
 
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND ngày 29/7/2015 của UBND tỉnh)
 
1. Trợ cấp thường xuyên hàng tháng tại cộng đồng cho các đối tượng bảo trợ xã hội đang sống tại cộng đồng do xã, phường, thị trấn quản lý

Số TT
Đối tượng áp dụng
Hệ số
Mức trợ cấp (đồng/tháng)
I
Đối tượng không thuộc hộ nghèo được hưởng trợ cấp theo mức chuẩn 180.000 đồng quy định tại Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ
1
Người từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.
1,0
180.000
2
Người khuyết tật quy định tại điều 16 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng.
2,0
360.000
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi.
2,5
450.000
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em.
2,5
450.000
- Người khuyết tật nặng.
1,5
270.000
- Người khuyết tật nặng là người cao tuổi.
2,0
360.000
- Người khuyết tật nặng là trẻ em.
2,0
360.000
3
Hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật
Thực hiện theo Điều 17, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP
II
Đối tượng được hưởng trợ cấp theo mức chuẩn 270.000 đồng theo khoản 1, Điều 4, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ
1
Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây: Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; mồ côi cả cha và mẹ; mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật; mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật; cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc:
- Dưới 4 tuổi.
2,5
675.000
- Từ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.
1,5
405.000
2
Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định như trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
1,5
405.000
3
Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác:
- Dưới 4 tuổi.
2,5
675.000
- Từ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.
2,0
540.000
- Từ 16 tuổi trở lên.
1,5
405.000
4
Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con):
- Đang nuôi 1 con
1,0
270.000
- Đang nuôi từ 2 con trở lên
2,0
540.000
5
Người cao tuổi thuộc hộ nghèo, gồm một trong các trường hợp sau đây:
- Người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến dưới 80 tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng.
1,5
405.000
- Người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng.
2,0
540.000
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc hai trường hợp nêu trên, thuộc hộ nghèo mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.
1,0
270.000
- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
3,0
810.000
6
Người khuyết tật theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP thuộc diện hộ nghèo:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng.
2,0
540.000
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi.
2,5
675.000
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em.
2,5
675.000
- Người khuyết tật nặng.
1,5
405.000
- Người khuyết tật nặng là người cao tuổi.
2,0
540.000
- Người khuyết tật nặng là trẻ em.
2,0
540.000
 
Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo hệ số khác nhau quy định thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng người đơn thân nghèo (STT 4 mục II, khoản 1 Điều này) đang nuôi con đồng thời là đối tượng quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP thì ngoài chế độ đối với người đơn thân nghèo đang nuôi con còn được hưởng chế độ đối với đối tượng theo quy định tại khoản 3, khoản 5, khoản 6, Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ- CP của Chính phủ.
2. Chế độ trợ cấp chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng đối với các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh
a) Mức trợ cấp chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng

Đối tượng áp dụng
Hệ số
Mức trợ cấp (đồng/người/tháng)
Các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 25, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ
4,0
1.080.000
 
Trường hợp đối tượng đã được hưởng chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thì không hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng; trường hợp tái hòa nhập cộng đồng thì hưởng trợ cấp tại cộng đồng (nêu đủ điều kiện hưởng), thôi hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội.
b) Chi phí mua sắm quần áo, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày đối với đối tượng nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội (đối với những tư trang, vật dụng không có quy định mức giá cụ thể thì tính theo giá thị trường từng thời điểm) gồm:

- Quần áo:
- Quần áo lót:
- Khăn mặt:
02 bộ/người/năm.
04 bộ/người/năm.
04 cái/người/năm.
- Màn:
- Mền:
- Dép:
- Chiếu:
- Xà phòng, kem đánh răng, dầu gội đầu:
01 cái/người/năm.
01 cái/người/năm.
01 đôi/người/năm.
02 chiếc/người/năm
35.000đồng/người/tháng.
 
- Mua dụng cụ vệ sinh cá nhân hàng tháng, cho đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ: 25.000đ/người/tháng.
c) Trợ cấp mua sách, vở, đồ dùng học tập từng cấp học cho trẻ em (tính theo thực tế).
d) Trợ cấp mua thuốc chữa bệnh thông thường tối đa 300.000 đồng/người/năm; riêng người nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội mức 350.000 đồng/người/năm.”
3. Đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật, bao gồm
a) Đối tượng quy định tại STT 1, 2 mục I và tại STT 1, 2, 3, 5, 6 mục II khoản 1 Điều này.
b) Con của người đơn thân thuộc hộ nghèo là đối tượng quy định tại STT 4 mục II khoản 1 Điều này.
c) Các đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội theo quy định tại Điều 25, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Hỗ trợ chi phí mai táng
a) Đối tượng quy định tại STT 1, 2 mục I và tại STT 1, 2, 3, 5, 6 mục II khoản 1 Điều này được hỗ trợ mức 3.000.000đồng/người.
b) Con của người đơn thân thuộc hộ nghèo là đối tượng quy định tại STT 4 mục II khoản 1 Điều này được hỗ trợ mức 3.000.000đồng/người.
c) Các đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng mức 5.400.000 đồng/người.
Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức hỗ trợ chi phí mai táng khác nhau thì chỉ được hỗ trợ một mức cao nhất.
5. Về hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm
Theo quy định tại Điều 27, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
6. Chế độ trợ cấp đột xuất
Đối tượng được trợ giúp đột xuất là những cá nhân, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra theo mức như sau:
a) Đối với hộ gia đình:
- Có người chết, mất tích: 4.500.000 đồng/người;
- Có người bị thương nặng: 1.500.000đồng/người; trường hợp đang nằm điều trị tại cơ sở y tế công lập tuyến tỉnh trở lên: 2.500.000đồng/người.
- Có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 6.000.000 đồng/hộ.
- Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét: 6.000.000 đồng/hộ.
- Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng và hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét sống ở vùng khó khăn thuộc các danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định, mức hỗ trợ: 7.000.000 đồng/hộ.
Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết hoặc mất tích; hộ gia đình mất phương tiện sản xuất; hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng, lâm vào cảnh bị đói do thiếu lương thực, ngoài khoản trợ cấp nêu trên còn được xem xét trợ giúp: Miễn, giảm học phí cho người đang học văn hóa, học nghề; cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc khám, chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế của Nhà nước; vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất cho đến khi hộ thoát khỏi diện nghèo.
b) Đối với cá nhân:
- Trợ giúp cứu đói: 15 kg gạo/người/tháng, trong thời gian từ 01 đến 03 tháng.
- Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng gia đình không biết để chăm sóc được trợ cấp 1.500.000 đồng/người (người bị thương nặng chỉ được trợ cấp một lần, nếu đã được trợ cấp tại nơi xảy ra bị thương thì thôi hưởng trợ cấp ở nơi cư trú).
- Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú được hưởng mức trợ cấp nuôi dưỡng bằng với mức trợ cấp nuôi dưỡng các đối tượng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa không quá 90 ngày.
c) Đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng được Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị, tổ chức mai táng thì các cơ quan, đơn vị đứng ra mai táng được hỗ trợ kinh phí mai táng 3.000.000 đồng/người.
d) Đối với những đối tượng thuộc diện hộ gia đình khó khăn, bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn, rủi ro cư trú trên địa bàn tỉnh phải điều trị dài ngày tại các bệnh viện, chi phí tốn kém, cụ thể:
- Mức trợ cấp tối đa là 3.000.000 đồng/người, do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, đề xuất UBND tỉnh quyết định.
- Mức trợ cấp tối đa là 2.000.000 đồng/người, do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, đề xuất UBND cấp huyện quyết định.
- Đối với cấp tỉnh, UBND tỉnh ủy quyền Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định trợ cấp đột xuất cho các đối tượng tại điểm này với mức tối đa 2.000.000 đồng/người,
Các đối tượng nêu trên chỉ được trợ cấp đột xuất một lần, trường hợp đặc biệt khó khăn do cấp có thẩm quyền đề xuất.
7. Chế độ hỗ trợ đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại hộ gia đình theo quy định tại khoản 2, Điều 18, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP
a) Tiền ăn: Mức 40.000 đồng/người/ngày.
b) Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế thực hiện như sau:
- Trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho các đối tượng tương ứng.
- Đối với đối tượng không thuộc diện quy định tại Điểm a khoản này mà không còn thân nhân được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho đối tượng thuộc hộ nghèo.
c) Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội: Mức chi theo giá phương tiện công cộng phổ thông áp dụng tại địa phương. Trường hợp sử dụng phương tiện của cơ quan, đơn vị, chi phí tính theo số km và tiêu hao nhiên liệu thực tế; trường hợp thuê xe bên ngoài thì giá thuê xe theo hợp đồng, chứng từ, hóa đơn thực tế và phù hợp với giá trên địa bàn cùng thời điểm.
8. Hồ sơ, thủ tục thực, hiện các chế độ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, đột xuất và các chế độ chính sách trợ giúp xã hội khác thực hiện theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.
1. Kinh phí thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng đối với đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng, kinh phí hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng tại cộng đồng được bố trí trong dự toán hàng năm chi đảm bảo xã hội theo phân cấp ngân sách của tỉnh.
2. Kinh phí trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống trong Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh do ngân sách tỉnh cấp trong dự toán chi đảm bảo xã hội.
3. Kinh phí tuyên truyền, phổ biến chính sách, xét duyệt đối tượng, ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý đối tượng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, tập huấn gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng và kiểm tra, giám sát của các cơ quan thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó bảo đảm trong dự toán chi đảm bảo xã hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.
4. Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên được lập, phân bổ, sử dụng, quản lý và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật và quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.
5. Nguồn kinh phí thực hiện cứu trợ đột xuất bao gồm
- Ngân sách hỗ trợ của Trung ương.
- Ngân sách tự cân đối của địa phương (ngân sách tỉnh, ngân sách huyện) và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Trường hợp nguồn kinh phí trên không đủ để thực hiện việc trợ cấp đột xuất, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh, để UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp danh sách đối tượng theo quy định trên, lập phương án trợ cấp, trình UBND tỉnh phê duyệt.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Chi văn phòng phẩm; in ấn biểu mẫu; mua sổ, sách, tài liệu phục vụ cho công tác quản lý. Mức chi thanh toán theo thực tế trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Chi họp Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội
- Chủ tịch Hội đồng 70.000 đồng/người/buổi.
- Thành viên tham dự 50.000 đồng/người/buổi.
- Chi nước uống cho người tham dự. Mức chi theo quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 của UBND tỉnh về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Long An (gọi tắt là Quyết định 60/2010/QĐ-UBND).
c) Chi thù lao cho cá nhân trực tiếp chi trả chế độ, chính sách trợ giúp xã hội đến đối tượng thụ hưởng (trường hợp được cấp có thẩm quyền giao dự toán kinh phí thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng trong dự toán ngân sách xã) thực hiện theo quy định tại Điểm c, Khoản 2 Điều này.
d) Chi thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách trợ giúp xã hội đến người dân. Nội dung và mức chi theo Quyết định số 53/2014/QĐ- UBND ngày 29/10/2014 của UBND tỉnh về việc dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Long An.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chi văn phòng phẩm; in ấn biểu mẫu, phiếu lĩnh tiền, danh sách đối tượng chi trả; mua sổ, sách, tài liệu phục vụ cho công tác quản lý; in hoặc mua mẫu hồ sơ cho đối tượng. Mức chi thanh toán theo thực tế trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Chi rà soát, thẩm định hồ sơ đề nghị trợ cấp, trợ giúp xã hội; đề nghị tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội thuộc cấp huyện quản lý. Mức chi 20.000 đồng/hồ sơ.
c) Chi thù lao cho cá nhân trực tiếp chi trả chế độ, chính sách trợ giúp xã hội ở cấp xã. Mức chi thù lao tính theo số lượng đối tượng cần chi trả trợ cấp tối đa 500.000 đồng/người/tháng, cụ thể:
- Chi trả dưới 100 đối tượng; 250.000 đồng.
- Chi trả 100 đến 150 đối tượng: 400.000 đồng.
- Chi trả từ 151 đối tượng trở lên: 500.000 đồng.
d) Chi tập huấn gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Quyết định 60/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh.
đ) Chi điều tra, rà soát, thống kê số liệu đối tượng theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3 và 4, Điều 10, Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.
e) Chi mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác chi trả và quản lý đối tượng. Mức chi căn cứ vào nhu cầu và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
g) Chi hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý hồ sơ, đối tượng, chi trả trợ cấp cho đối tượng. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT ngày 15/2/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
h) Chi xăng dầu, thông tin liên lạc. Mức chi căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp.
i) Chi thuê mướn khác phục vụ công tác chi trả và quản lý đối tượng. Mức chi thực hiện theo hợp đồng, giấy biên nhận hoặc hóa đơn (trong trường hợp thuê dịch vụ).
k) Chi cho công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính;
l) Chi phổ biến chính sách trợ giúp xã hội cho cán bộ thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều này.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chi văn phòng phẩm; in ấn biểu mẫu, báo cáo, tài liệu tập huấn, văn bản pháp luật liên quan. Mức chi thanh toán theo thực tế trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Chi rà soát, thẩm định hồ sơ đề nghị tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thuộc cấp tỉnh quản lý. Mức chi 20.000 đồng/hồ sơ.
c) Chi cho các nội dung chi quy định tại các điểm e, g, h, i, l và m khoản 2,  Điều này.
d) Chi tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức chi thực hiện theo hình thức hợp đồng giữa cơ quan tuyên truyền và cơ quan thông tin đại chúng và theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
đ) Chi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Quyết định 60/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh.
1. Đối tượng đang hưởng chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên nếu đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Điều 11- Điều khoản chuyển tiếp Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC thì chuyển sang hưởng chính sách trợ giúp xã hội theo Quyết định này kể từ ngày 01/01/2015.
2. Đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên mới phát sinh thì thời gian hưởng mức trợ cấp mới theo quy định tại Quyết định này tính từ ngày ghi trong quyết định cho hưởng trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu đủ điều kiện hưởng theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP thì hưởng theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP; nếu chỉ đủ điều kiện hưởng theo các chính sách trước Nghị định số 136/2013/NĐ-CP thì hưởng theo các chính sách này).
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát huyện, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An tổ chức quản lý, thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở ngành có liên quan trong việc quản lý đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Tài chính trong việc lập dự toán và dự kiến kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội của các địa phương, đơn vị trên địa bàn, trình UBND tỉnh quyết định.
c) Tổng hợp, báo cáo định kỳ trước ngày 15/01 và 15/7 hàng năm và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An
a) Cân đối ngân sách, thực hiện chi trợ cấp đúng đối tượng, đúng chế độ và quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.
b) Chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát cấp xã trong việc xác định và quản lý đối tượng; tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp xã hội tại địa phương.
- Tổng hợp, báo cáo định kỳ trước 30/6, 31/12 hàng năm và đột xuất về tình hình và kết quả thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội gửi phòng Tài chính tổng hợp trình UBND cấp huyện và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, trình UBND tỉnh./.
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất