Quyết định 26/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

thuộc tính Quyết định 26/2015/QĐ-UBND

Quyết định 26/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:26/2015/QĐ-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Xuân Quang
Ngày ban hành:27/07/2015
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Tài nguyên-Môi trường
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
Số: 26/2015/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------
Quảng Bình, ngày 27 tháng 07 năm 2015
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
-----------------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 544/TTr-STNMT ngày 17 tháng 6 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 3.Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công thương, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 

 Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tổng cục ĐC&KS Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường vụ Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Báo Quảng Bình; Đài PT-TH QB;
- Trung tâm Tin học và Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, CVTNMT.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Quang
 
 
 
 
 
 
 
QUY CHẾ
 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 27/07/2015
 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Chương I
 
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, phương thức, nhiệm vụ, trách nhiệm chủ trì và phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
2. Quy chế này áp dụng đối với các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là UBND cấp huyện); UBND các xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) và các cơ quan, đơn vị liên quan.
1. Thiết lập cơ chế phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cấp, các sở, ban ngành từ cấp tỉnh đến cấp xã trong quá trình tham gia phối hợp;
2. Tăng cường hỗ trợ chuyên môn, chuyên ngành và cung cấp, trao đổi thông tin nhằm thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản hiệu quả, toàn diện, gắn liền với trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan đơn vị có liên quan;
3. Đáp ứng yêu cầu giải quyết nhanh gọn thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực khoáng sản, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư hoạt động khoáng sản.
1. Đảm bảo định hướng phát triển bền vững ngành khai khoáng;
2.Cung cấp thông tin, thực hiện báo cáo, cho ý kiến theo chuyên ngành, địa bàn quản lý và chịu trách nhiệm theo chức năng quản lý của cơ quan phối hợp, nội dung thông tin phải bảo đảm chính xác, đầy đủ và kịp thời;
3. Việc phối hợp đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan và đảm bảo việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của các ngành, đơn vị theo quy định của pháp luật;
4. Nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc sử dụng thông tin, tài liệu, dữ liệu do cơ quan phối hợp cung cấp để vụ lợi hoặc phục vụ các mục đích bất hợp pháp khác.
1. Cơ quan chủ trì trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình có thể phát hành văn bản hoặc thông tin trực tiếp (trong trường hợp cần thiết) đến Thủ trưởng cơ quan phối hợp để yêu cầu, đề nghị thực hiện nhiệm vụ có liên quan cần phối hợp;
2.Tùy theo tính chất, nội dung của công tác quản lý nhà nước có thể áp dụng một trong các phương thức phối hợp: Lấy ý kiến bằng văn bản; tổ chức cuộc họp; tổ chức đoàn khảo sát, điều tra; thanh tra, kiểm tra, tổ chức đoàn công tác liên ngành có liên quan;
3. Cơ quan phối hợp trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm:
a. Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, dữ liệu, ý kiến theo lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành liên quan đến công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và các vấn đề có liên quan cho cơ quan chủ trì. Việc cung cấp thông tin đảm bảo trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, trường hợp nội dung phối hợp theo yêu cầu bằng văn bản khẩn, hỏa tốc, công điện,... hoặc có thời hạn giao tại văn bản của cơ quan cấp trên thì phải thực hiện phối hợp ngay trước thời hạn yêu cầu của văn bản đó;
b. Cử cán bộ tham gia phối hợp kịp thời khi có yêu cầu và chịu mọi trách nhiệm theo nhiệm vụ phối hợp; khi phối hợp theo hình thức tổ chức cuộc họp hoặc lập đoàn khảo sát, đoàn công tác, điều tra liên ngành thì cơ quan phối hợp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh về nhiệm vụ, ý kiến của cán bộ được cử tham gia thực hiện nhiệm vụ;
c. Quá thời hạn được quy định tại điểm a Khoản này mà cơ quan liên quan không thực hiện nhiệm vụ phối hợp, thì cơ quan chủ trì quyết định việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ phối hợp.
Chương II
 
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, xây dựng và tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh;
2. Các sở, ban, ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh ban hành, kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý khoáng sản;
3. UBND cấp huyện ban hành văn bản pháp luật phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn huyện theo thẩm quyền.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì lập, điều chỉnh và triển khai quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh, chịu trách nhiệm công bố, thực hiện, theo dõi và quản lý quy hoạch được duyệt;
2. Sở Xây dựng, Sở Công thương, các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện phối hợp tham gia góp ý kiến và triển khai thực hiện quy hoạch.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, xử lý hoạt động khoáng sản trái phép tại địa phương theo thẩm quyền;
2. Công an tỉnh có trách nhiệm:
a. Tham mưu UBND tỉnh tổ chức lực lượng để giải tỏa các điểm nóng mất an ninh trật tự do khai thác khoáng sản trái phép;
b. Tổ chức kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật khoáng sản trên địa bàn theo chức năng nhiệm vụ được giao;
c. Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản vì lý do an ninh;
d. Chỉ đạo Công an cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm a, b và c của khoản 2 Điều này theo thẩm quyền.
3. Sở Công Thương chịu trách nhiệm chỉ đạo Chi Cục quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý theo thẩm quyền việc vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản, thành phẩm khoáng sản trái phép trên địa bàn.
4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm:
a. Chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện, Đồn Biên phòng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực biên giới, hải đảo;
b. Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản vì lý do quốc phòng; tại các khu vực khác khi có chỉ đạo của UBND tỉnh.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:
a. Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm, Ban Quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các chủ rừng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản trong khu vực rừng, đất nông lâm nghiệp được giao quản lý;
b. Giám đốc các Ban quản lý rừng, Giám đốc các Công ty TNHH Một thành viên Nông lâm nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc bảo vệ khoáng sản trong khu vực được giao quản lý.
6. Chủ tịch UBND cấp huyện có nhiệm vụ:
a. Chủ trì và chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn huyện, xử lý nghiêm, kịp thời, triệt để hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về khoáng sản tại địa phương;
b. Chỉ đạo, kiểm tra và giám sát UBND cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;
c. Huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn các hoạt động khoáng sản trái phép.
7. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trực tiếp:
a. Tổ chức thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý;
b. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động khoáng sản trái phép;
c. Chỉ đạo lực lượng Công an xã và các lực lượng khác xử lý nghiêm, kịp thời, triệt để các hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn;
d. Quản lý chặt chẽ việc đăng ký tạm trú tại địa phương; nghiêm cấm hành vi cho phép tạo dựng bến bãi, lán, trại để khai thác khoáng sản trái phép;
đ. Báo cáo UBND cấp huyện kịp thời xử lý các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép vượt thẩm quyền xử lý của địa phương.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, tham mưu UBND tỉnh khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định;
2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cung cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường các thông tin có liên quan về khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng nơi có khoáng sản hoặc hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; các thông tin về khu vực có yêu cầu về quốc phòng phát sinh, nơi có các quy hoạch khoáng sản và đang có hoạt động khoáng sản; có ý kiến về vấn đề quốc phòng đối với dự án đầu tư hoạt động khoáng sản có thành viên đầu tư là người nước ngoài;
3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cung cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường các thông tin liên quan đến vành đai biên giới, vùng cấm trong khu vực biên giới, khu vực cửa khẩu nếu thực hiện hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, cửa khẩu.
4. Công an tỉnh cung cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường các thông tin có liên quan về khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích an ninh hoặc nếu tiến hành hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ an ninh;
5. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp cung cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường các thông tin, ranh giới, vành đai cảnh quan cần bảo vệ, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã xếp hạng hoặc chưa xếp hạng, khu vực có khoáng sản;
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cung cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường các thông tin, dữ liệu quy hoạch, quy hoạch điều chỉnh, chuyển đổi đất nông lâm nghiệp, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ; đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình đê điều, công trình thuỷ lợi;
7. Sở Giao thông vận tải phối hợp cung cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường các thông tin, dữ liệu đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông;
8. Sở Công thương phối hợp cung cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường các thông tin, dữ liệu đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình dẫn điện, xăng dầu, khí.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định, công bố khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ và tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép theo quy định.
1. Các thủ tục hành chính liên quan đến việc hoạt động khoáng sản bao gồm:
a. Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền; phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án cải tạo phục hồi môi trường; giải quyết theo thẩm quyền việc cho thuê đất hoạt động khoáng sản.
b. Cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
c. Cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
d. Các nội dung phối hợp xử lý các thủ tục hành chính khác thuộc thẩm quyền giải quyết của các Bộ, ngành Trung ương.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính quy định tại điểm a và điểm d của Khoản 1 Điều 10 Quy chế này.
3. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm:
a. Góp ý về thiết kế cơ sở, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật và bản vẽ thi công (đối với các trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình) của các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng;
b. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Quy chế này.
4. Sở Công Thương có trách nhiệm:
a. Giải quyết thủ tục hành chính quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 10 Quy chế này, góp ý về thiết kế cơ sở, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật và bản vẽ thi công (đối với các trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình) của các loại khoáng sản ngoài khoáng sản làm vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng;
b. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc giải quyết các thủ tục hành chính theo Khoản 1, Điều 10 Quy chế này.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, giải quyết các thủ tục hành chính quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 10 Quy chế này.
6. Sở Tài chính chịu trách nhiệm:
a. Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định quy định hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm để tính tiền thuê đất;
b. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xác định chi phí sử dụng thông tin, tài liệu điều tra địa chất về khoáng sản.
7. UBND cấp huyện chịu trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền việc lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật, đánh giá việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân.
8. Việc kiểm tra hiện trạng và các vấn đề khác có liên quan đến khu vực đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện. Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã là cơ quan phối hợp. Không tổ chức kiểm tra riêng lẻ từng cơ quan.
1. Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản thực hiện theo kế hoạch hàng năm của từng ngành và theo chuyên đề từng nhóm loại khoáng sản, loại hình mỏ hoặc theo địa bàn quản lý, tùy vào tình hình thực tiễn;
2. Hàng năm, theo chức năng, nhiệm vụ, các sở, ban, ngành phải xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khoáng sản theo lĩnh vực quản lý.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, phát hiện vi phạm thuộc lĩnh vực ngành khác quản lý thì cơ quan chủ trì có trách nhiệm thông báo và chuyển hồ sơ cho ngành đó xử lý;
Trường hợp cần thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành thì các Sở, ban, ngành phải báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình UBND tỉnh quyết định.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối trong việc phối hợp về quản lý hoạt động khoáng sản; chủ trì hoặc phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Hàng năm (trước ngày 15 tháng 01), cung cấp thông tin về sản lượng khoáng sản khai thác do các tổ chức, cá nhân báo cáo cho Cục Thuế để Cục Thuế kiểm tra, đối chiếu với số liệu kê khai nộp thuế của các tổ chức cá nhân khai thác khoáng sản.
2. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường, nguyên liệu sản xuất xi măng, tình hình sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm kiểm soát việc chấp hành thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng; chủ trì hoặc phối hợp thực hiện công tác thanh, kiểm tra hoạt động khoáng sản theo thẩm quyền.
3. Sở Công Thương chịu trách nhiệm trong việc quản lý vật liệu nổ công nghiệp; chịu trách nhiệm kiểm soát việc chấp hành thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công trong khai thác khoáng sản theo quy định; giám sát an toàn vệ sinh lao động trong khai thác, chế biến khoáng sản; chủ trì, phối hợp thực hiện công tác thanh, kiểm tra hoạt động khoáng sản theo thẩm quyền.
4. Sở Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chủ trì, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về lao động của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản; điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn, vệ sinh lao động; xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật lao động của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản.
5. Công an tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy, việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; xử lý vi phạm vận chuyển khoáng sản của tổ chức cá nhân; phối hợp kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản.
6. Sở Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hoạt các động nạo vét, khơi thông luồng lạch trên sông, biển có thu hồi cát, sỏi; Chủ trì lập, trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch bến bãi tập kết cát sỏi lòng sông, ven biển theo quy định; Chủ trì phối hợp với các Sở ngành liên quan tổ chức cho các chủ mỏ, các đơn vị vận chuyển cam kết vận chuyển khoáng sản không vượt quá khổ, quá tải. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nội dung cam kết của các đơn vị; xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm.
7. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định quy định giá tính thuế tài nguyên cho các loại khoáng sản, thành phẩm khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
8. Cục thuế chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản thực hiện việc nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và đăng ký, kê khai nộp các loại thuế, phí liên quan đến hoạt động khoáng sản; Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát chặt chẽ sản lượng khai thác khoáng sản. Chủ trì kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và các khoản thu khác của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo sản lượng khoáng sản thực tế đã khai thác. Xử lý nghiêm các hành vi gian lận, trốn tránh nghĩa vụ thuế, phí trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật nhằm tránh thất thu cho ngân sách Nhà nước.
9. Cục Hải quan chủ trì, tham mưu quản lý hoạt động xuất khẩu khoáng sản; phối hợp với UBND cấp huyện hướng dẫn cho các nhà đầu tư mở tờ khai xuất khẩu; chịu trách nhiệm tuần tra kiểm soát để ngăn chặn, bắt giữ, xử lý theo thẩm quyền về hành vi buôn lậu khoáng sản và xuất khẩu khoáng sản trái phép qua biên giới; cung cấp các thông tin về giá trị, khối lượng, tổ chức, cá nhân xuất khẩu khoáng sản theo từng nhóm loại khi cơ quan phối hợp yêu cầu.
10. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các lực lượng có liên quan đảm bảo an ninh trật tự đối với các hoạt động khoáng sản trong khu vực biên giới đất liền, khu vực biên giới biển.
11. UBND cấp huyện và UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn theo quy định hiện hành. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền; đôn đốc việc ký quỹ phục hồi môi trường, kiểm tra việc chấp hành cam kết bảo vệ môi trường đối với các dự án do UBND cấp huyện duyệt hoặc cho ý kiến. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và trước pháp luật trong việc để các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản khi chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lý sau cấp phép và chưa được Sở Tài nguyên và Môi trường giao đất, giao mỏ.
1. Cục thuế chịu trách nhiệm chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 8, Điều 12 của Quy chế này.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND tỉnh đảm bảo kinh phí cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản theo quy định.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Chương III
 
1. Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các đơn vị thực hiện theo chức năng nhiệm vụ tại Quy chế này; định kỳ báo cáo UBND tỉnh.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để xem xét, giải quyết./.
 
 
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất