Quyết định 2435/QĐ-UBND Phương án cứu trợ Nhân dân khi có sự cố, thiên tai Hà Nội năm 2021

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 2435/QĐ-UBND

Quyết định 2435/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành Phương án cứu trợ và đảm bảo đời sống Nhân dân khi có sự cố, thiên tai Thành phố Hà Nội năm 2021
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân TP. Hà NộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2435/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Chử Xuân Dũng
Ngày ban hành:04/06/2021Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Tài nguyên-Môi trường
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 2435/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2021

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN CỨU TRỢ VÀ ĐẢM BẢO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN KHI CÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2021

____________

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 2737/QĐ-UBND ngày 05/6/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội; Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 08/4/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội;

Căn cứ Quyết định số 3411/QĐ-UBND ngày 04/7/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội;

Căn cứ Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 05/4/2021 của UBND Thành phố về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số: 2191/TTr-SLĐTBXH ngày 26/4/2021.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Phương án cứu trợ và đảm bảo đời sống Nhân dân khi có sự cố, thiên tai thành phố Hà Nội năm 2021” (Phương án kèm theo).

Điều 2. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bí thư Thành ủy Hà Nội;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- VPUB: các PCVP, KGVX, KT, ĐT, TKBT;
- Lưu: VT, KGVX (VA).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Chử Xuân Dũng

 

 

 

 

PHƯƠNG ÁN CỨU TRỢ VÀ ĐẢM BẢO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN KHI CÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2021

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2435/QĐ-UBND ngày 04/6/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội).

 

Chương I. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

 

Năm 2020, có 14 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới, trong đó thành phố Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của 03 cơn bão và hoàn lưu sau bão (số 2, số 4, số 7), đã gây úng ngập một số tuyến phố khu vực nội thành với độ ngập sâu từ 0,2-0,4m; ngập trắng và sâu nước 1.513 ha diện tích lúa và rau màu; gây thiệt hại một số các công trình đê điều, thủy lợi trên địa bàn các huyện Thanh Trì, Ba Vì, Mỹ Đức, Thị xã Sơn Tây, Đông Anh.

Hiện tượng ENSO: Xu thế nhiệt độ mặt nước biển khu vực trung tâm Thái Bình Dương tiếp tục trong pha lạnh và hiện tượng La Nina còn duy trì từ nay đến khoảng tháng 3/2021 với xác suất khoảng 95%, sau đó có xu hướng giảm dần và có khả năng chuyển dần sang trạng thái trung tính vào mùa hè năm 2021.

- Bão và áp thấp nhiệt đới: Dự báo, từ nay đến khoảng tháng 5/2021 ít có khả năng xuất hiện bão và ATNĐ trên Biển Đông. Sang tháng 6-7/2021, bão và ATNĐ có khả năng bắt đầu hoạt động ở vùng biển phía Bắc Biển Đông. Đề phòng các cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp và gây gió mạnh trên biển trong các tháng mùa mưa bão năm 2021.

- Nắng nóng: Có khả năng xuất hiện từ cuối tháng 5 đến tháng 8, trong toàn mùa có khả năng xuất hiện từ 7 - 9 đợt nắng nóng trên diện rộng nhưng không kéo dài như năm 2020.

- Không khí lạnh: Có khoảng 4 - 6 đợt không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng đến khu vực và ít có khả năng gây ra rét đậm, rét hại.

Thành phố Hà Nội với diện tích rộng, địa hình đa dạng, hệ thống đê điều, hồ đập và các công trình phòng, chống lụt, bão đã được đầu tư, tu bổ nhưng nhiều năm, chưa phải chịu thử thách với mưa, lũ, bão lớn. Vì vậy, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra với công tác cứu trợ đảm bảo đời sống nhân dân khi có sự cố, thiên tai của Thành phố phải chi tiết, cụ thể, chủ động chuẩn bị sẵn sàng và triển khai đồng bộ từ Thành phố đến cơ sở, không để tình trạng lúng túng, bị động khi các tình hướng sự cố, thiên tai xảy ra.

 

Chương II. CÁC TÌNH HUỐNG THIÊN TAI

 

I. TÌNH HUỐNG SỐ 1: BÃO MẠNH, SIÊU BÃO, MƯA LỚN NGẬP ÚNG KHU VỰC NGOẠI THÀNH

Mưa lớn trong thời gian ngắn kết hợp bão mạnh, siêu bão đi qua Thành phố gây ngập úng ngoại thành là tình huống thường gặp trong công tác phòng, chống thiên tai hàng năm. Nhiều khu vực bị ngập sâu từ 1m đến trên 3m dẫn đến nhiều địa bàn bị cô lập, chia cắt khi có bão lớn, mưa cường độ lớn dồn dập, trong khi đó nước sông, hồ đều ở mức cao hạn chế khả năng thoát nước, làm nhiều địa bàn bị ngập úng dài ngày (đợt mưa cuối tháng 10 năm 2008, tổng lượng mưa ở khu vực Hà Nội phổ biến từ 350 - 550 mm, một số điểm lớn hơn như huyện Ứng Hòa: 603 mm, thành phố Hà Đông: 707 mm, huyện Thanh Oai: 914 mm, số liệu do Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương công bố). Các địa phương bị ảnh hưởng bao gồm: Sơn Tây, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai, Chương Mỹ, Hoài Đức, Hà Đông, Quốc Oai, Thanh Trì, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Long Biên, Phú Xuyên, Gia Lâm, Mê Linh. Dự kiến 188.000 hộ dân (với 750.000 nhân khẩu) sẽ bị ảnh hưởng. Khi mưa dài ngày, nước từ từ dâng lên thì nhân dân chủ động phòng chống; khi mưa lớn bất thường kèm theo bão lớn dẫn đến tình trạng ngập sâu, nhân dân lúng túng rất cần sự trợ giúp của chính quyền. (Chi tiết tại phụ lục số 1).

II. TÌNH HUỐNG SỐ 2: VỠ ĐÊ TRỌNG ĐIỂM ĐÊ, KÈ CỔ ĐÔ TƯƠNG ỨNG K4+000÷KK8+600 HỮU HỒNG HUYỆN BA VÌ

Đoạn đê từ xã Cổ Đô, huyện Ba Vì đến phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây thường xuyên được gia cố, khó có khả năng xảy ra vỡ đê trong các điều kiện thông thường, song vẫn phải dự kiến để chủ động ứng phó khi có diễn biến bất thường. Trong tình huống này sẽ ảnh hưởng rộng khắp và chia cắt Thành phố thành 2 vùng riêng biệt: phía Đông và phía Tây, các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa và thị xã Sơn Tây. Dự kiến 150.000 hộ dân (với trên 600.000 nhân khẩu) bị ảnh hưởng. (Chi tiết tại phụ lục số 2)

III. TÌNH HUỐNG SỐ 3: VỠ ĐÊ HỮU HỒNG TRỌNG ĐIỂM CỐNG CẨM ĐÌNH TƯƠNG ỨNG K1+700 ĐÊ VÂN CỐC HUYỆN PHÚC THỌ

Đoạn đê Hữu Hồng có trọng điểm cống Cẩm Đình (khu vực bụng chứa Vân Cốc) có 23/23 xã, thị trấn bị ảnh hưởng, dự kiến 45.000 hộ dân (với 188.000 nhân khẩu) bị ảnh hưởng (Chi tiết tại phụ lục số 3).

IV. TÌNH HUỐNG SỐ 4: VỠ TRỌNG ĐIỂM CỐNG LIÊN MẠC TƯƠNG ỨNG K53+450 ĐÊ HỮU HỒNG

Đoạn đê Hữu Hồng có trọng điểm công trình Cống Liên Mạc nằm trên địa bàn quận Nam Từ Liêm tiếp giáp với huyện Đan Phượng, dự kiến 45.000 hộ dân (với 180.000 nhân khẩu) bị ảnh hưởng. Đây là tình huống cục bộ, phạm vi ảnh hưởng tới một số địa bàn nhất định. (Chi tiết tại phụ lục số 4)

V. TÌNH HUỐNG SỐ 5: VỠ TRỌNG ĐIỂM KHU VỰC ĐÊ, KÈ XUÂN CANH- CỐNG LONG TỬU, TƯƠNG ỨNG K0+000÷K2+000 ĐÊ TẢ ĐUỐNG, HUYỆN ĐÔNG ANH

Khi tình huống vỡ đê Tả Đuống khu vực xã Xuân Canh - Cống Long Tửu huyện Đông Anh xảy ra, đây là tình huống cục bộ, phạm vi ảnh hưởng tới huyện Đông Anh, Mê Linh và quận Long Biên; dự kiến 7.500 hộ dân (với 34.000 nhân khẩu) bị ảnh hưởng. (Chi tiết tại phụ lục số 5).

VI. TÌNH HUỐNG SỐ 6: VỠ ĐÊ TẢ BÙI, TẢ TÍCH, LŨ QUÉT RỪNG NGANG HUYỆN CHƯƠNG MỸ

Khi mưa to kéo dài ngày trên diện rộng cộng thêm nước lũ rừng ngang từ khu vực thượng nguồn tỉnh Hòa Bình đổ về nước trong đồng và nước sông dâng cao, có khả năng tràn đê, vỡ đê xung yếu, ngập toàn bộ 32/32 xã, thị trấn của huyện Chương Mỹ và 22/22 xã, thị trấn của huyện Mỹ Đức; dự kiến 93.000 hộ dân (với 370.000 nhân khẩu) bị ảnh hưởng. (Chi tiết tại phụ lục số 6)

VII. TÌNH HUỐNG SỐ 7: VỠ ĐÊ SÔNG MỸ HÀ, HUYỆN MỸ ĐỨC

Phạm vi ảnh hưởng là các vùng thấp, trũng ở 22/22 xã thuộc huyện Mỹ Đức; dự kiến 50.000 hộ (với 206.000 nhân khẩu) bị ảnh hưởng. (Chi tiết tại phụ lục số 7)

VIII. TÌNH HUỐNG SỐ 8: VỠ ĐẬP, HỒ THỦY LỢI

Thành phố Hà Nội có 104 hồ thủy lợi các loại với tổng dung tích khoảng 177 triệu m3. Đa phần các hồ thủy lợi đều đã được sử dụng trên 30 năm, trong đó hồ: Quan Sơn, Đồng Sương, Văn Sơn, Suối Hai, Mèo Gù, Đồng Quan, Ban Tiện, Miễu ... dung tích mỗi hồ chứa trên 10 triệu m3. Trong tình huống này, thiệt hại xảy ra mang tính cục bộ, ảnh hưởng đến các địa bàn lân cận.

IX. TÌNH HUỐNG SỐ 9: CÁC THẢM HỌA

Tình huống gồm: sập, đổ nhà và các công trình xây dựng; sự cố rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại, chất phóng xạ; cháy nổ lớn; tai nạn máy bay, tai nạn tàu thuyền trên sông, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt nghiêm trọng ...

Những thảm họa nêu trên có thể xuất hiện trong bất kỳ thời điểm nào, không xác định được vị trí và thời gian, nhưng ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.

X. TÌNH HUỐNG SỐ 10: ĐỘNG ĐẤT

Năm 1983, thành phố Hà Nội bị ảnh hưởng của dư chấn động đất có cường độ 4,5 độ richter, tương đương cấp 6. Tháng 5/2008, thành phố Hà Nội cũng đã bị ảnh hưởng của dư chấn động đất tại Tứ Xuyên, Trung Quốc, với cường độ cấp 3. Đêm ngày 24/3/2011, dư chấn của trận động đất 7 độ richter tại Myanmar đã gây rung chấn cấp 5 tại thành phố Hà Nội và cấp 6 tại một số tỉnh phía Tây Bắc.

Theo dự báo của các nhà chuyên môn, thành phố Hà Nội có thể xảy ra động đất mạnh từ 6,1 đến 6,5 độ richter, với tâm chấn sâu 15-20 km, liên quan đến hoạt động của các đứt gãy kiến tạo Sông Hồng, Sông Chảy.

Theo bản đồ phân vùng nhỏ động đất, khu vực huyện Đông Anh, quận Bắc Từ Liêm; khu vực Thủ Lệ, Liễu Giai, Vạn Phúc, Thịnh Hào, quận Ba Đình thuộc khu vực có khả năng động đất cấp 7. Phần Tây Nam Thành phố gồm huyện Thanh Trì, quận Nam Từ Liêm, phía Nam quận Đống Đa, quận Hoàn Kiếm, quận Hai Bà Trưng, phía Đông Bắc hồ Tây, phía Đông Nam huyện Thường Tín có khả năng xảy ra động đất cấp 8. Quận Hoàng Mai (các phường: Định Công, Vĩnh Tuy, Thịnh Liệt, Pháp Vân), phía Bắc huyện Thanh Trì (các xã: Văn Điển, Tứ Hiệp) có khả năng xảy ra động đất cấp 8-9... Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho biết, khi xảy ra động đất mạnh, mức thiệt hại nhà cửa ở quận Hoàn Kiếm là cao nhất có xác suất 40%. Nặng nhất được dự báo tập trung tại khu vực phía Bắc hồ Hoàn Kiếm gồm khu phố cổ, các phường: Hàng Mã, Đồng Xuân, Hàng Bồ, Hàng Đào, Cửa Đông và phía Đông với hai phường ven đê: Phúc Tân, Chương Dương.

 

Chương III. CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

 

I. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC TÌNH HUỐNG NGẬP, ÚNG, VỠ ĐÊ, ĐẬP HỒ THỦY LỢI: (từ tình huống số 1 đến số 8)

1. Nhân dân

Dự trữ lương thực, chất đốt, nước sạch, mắm muối, thực phẩm khô và thuốc y tế thông thường cho thời gian 01 tháng.

2. UBND các quận, huyện, thị xã

Thực hiện phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư; phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ). Chuẩn bị dự trữ hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu trong thời gian 7 ngày.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện công tác xây dựng kế hoạch sơ tán, giúp đỡ và bảo vệ tính mạng và tài sản Nhân dân.

- Tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức, chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai.

- Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh phương án cứu trợ và đảm bảo đời sống Nhân dân.

- Kiểm tra công tác chuẩn bị hàng hóa, lương thực, nước uống, thuốc y tế, phương tiện và lực lượng vận chuyển hàng, phân phối hàng, cấp phát hàng, lực lượng cán bộ y tế lưu động.

- Theo dõi nắm chắc diễn biến của thời tiết và mưa, bão, lũ.

- Thực hiện ứng trực theo sự chỉ đạo của Thành phố.

- Tổ chức các hoạt động cung cấp hàng cứu trợ khẩn cấp tới Nhân dân vùng bị ảnh hưởng.

- Tổng hợp báo cáo tình hình thiệt hại, các giải pháp đã triển khai của địa phương về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố

- Báo cáo đề nghị UBND Thành phố hỗ trợ khi vượt quá khả năng của địa phương.

II. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI CÁC THẢM HỌA

Khi xảy ra các thảm họa, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội - thường trực công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai thảm họa, tìm kiếm, cứu nạn.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã nơi xảy ra thảm họa triển khai công tác cứu trợ và đảm bảo đời sống; thực hiện chế độ cho người bị thiệt hại; thực hiện thăm hỏi động viên nạn nhân và các lực lượng tham gia hoạt động cứu trợ.

III. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG ĐỘNG ĐẤT

Khác với các loại thiên tai khác, động đất là thảm họa khủng khiếp nhất, thời gian chỉ vài giây, khu vực bị ảnh hưởng do động đất có thể bị sụp đổ hoàn toàn, khu vực dư chấn có thể sụt lún nghiêm trọng, đến nay khoa học vẫn chưa dự báo chính xác địa điểm và cường độ động đất sẽ xảy ra.

Nếu xảy ra thảm họa động đất, việc quan trọng nhất là tìm kiếm cứu nạn, bố trí nơi sơ tán tạm thời, đồng thời bảo đảm đời sống tối thiểu cho nhân dân. Trước mắt, trên địa bàn Thành phố cần xác định địa điểm có nhiều hướng tiếp cận để bố trí nơi sơ cứu ban đầu (bệnh viện dã chiến), dựng nhà bạt cho người già, phụ nữ, trẻ em, đồng thời dự trữ nhu yếu phẩm thiết yếu như đối với các trường hợp bão lụt.

Các giải pháp cụ thể như sau:

- Khi xảy ra ở khu vực nội thành, dự kiến các địa điểm sơ tán người dân tại: Vườn Bách Thảo, Công viên Thủ Lệ, Công viên Thống Nhất, Công viên Nghĩa Đô, Công viên Indira Gandhi, Công viên Tuổi Trẻ, Công viên Yên Sở. Khu vực các quận, huyện còn lại sẽ căn cứ vào lựa chọn của địa phương như: vườn hoa, sân vận động làm nơi sơ tán dân.

- Dự phòng hàng cứu trợ khẩn cấp: Sở Công Thương thực hiện theo phương án chung.

- Nhà bạt, vải bạt che mưa v.v. huy động nguồn đã chuẩn bị trong phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Thành phố.

- Bố trí bệnh viện dã chiến, y tế lưu động.

- Những mặt hàng thiết yếu khác, nếu thực tế cần thiết, UBND Thành phố sẽ trưng dụng khẩn cấp từ các cơ sở sản xuất kinh doanh còn hoạt động.

- Bố trí lực lượng Công an bảo đảm an ninh trật tự.

- Dự kiến lực lượng tham gia cứu trợ khẩn cấp:

+ Huy động lực lượng cán bộ giúp dân của các sở, ban, ngành, đoàn thể và lực lượng tham gia trợ giúp dân trong các phương án của UBND các quận, huyện, thị xã.

+ Nếu tình hình nghiêm trọng, tùy theo mức độ, UBND Thành phố sẽ thực hiện quy chế trưng dụng theo Luật định.

+ Thường trực công tác cứu trợ và đảm bảo đời sống Nhân dân khi có sự cố, thiên tai: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

Chương IV. PHƯƠNG ÁN DỰ TRỮ HÀNG HÓA TẠM TÍNH PHỤC VỤ CỨU TRỢ KHẨN CẤP

 

Giao Sở Công Thương phối hợp các đơn vị liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn Thành phố để đăng ký tham gia chương trình dự trữ hàng cứu trợ khẩn cấp; thực hiện dự trữ hàng cứu trợ khẩn cấp bao gồm: mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô, nước uống, nến thắp sáng, thực phẩm chế biến, gạo ăn, dự kiến cho khoảng 250.000 người, trong thời gian 7 ngày, định mức như sau:

1. Đồ khô ăn liền: 3 gói/người/ngày.

2. Nước uống: 2 lít/người/ngày.

3. Nến thắp sáng: 1 cây/người.

4. Thực phẩm chế biến: 1 hộp hoặc gói/người/ngày.

5. Sữa uống (hộp giấy): 1 hộp/người/ngày.

6. Gạo ăn: 0,3 kg/người /ngày (số lượng cho khoảng 50.000 người)

SỐ LƯỢNG HÀNG DỰ TRỮ

Loại hàng

Đơn giá (Tạm tính)

Slượng

Kinh phí (đồng)

Ghi chú

Đồ khô ăn liền (mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô...)

4.000đ/gói

5.250.000

21.000.000.000

3 gói/ngày

Nước sạch đóng chai hoặc bình

7.000đ/lít

3.500.000

24.500.000.000

2 lít/ngày

Nến thắp sáng

7.000đ/cây

250.000

1.750.000.000

1 cây/7ngày

Thực phẩm chế biến từ thịt hoặc cá.

20.000đ/hộp

1.750.000

35.000.000.000

1 hộp/ngày

Sữa uống (hộp giấy)

7.000đ/hộp

1.750.000

12.250.000.000

1 hộp/ngày

Gạo ăn (kg)

17.000đ/kg

105.000

1.785.000.000

0,3 kg/ngày

Cộng

 

 

96.285.000.000

 

 

Tổng kinh phí: Chín mươi sáu tỷ, hai trăm tám mươi lăm triệu đồng chẵn.

 

Chương V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Đối với cấp xã, phường, thị trấn

Xây dựng Phương án cứu trợ và đảm bảo đời sống Nhân dân của địa phương, chủ động tổ chức triển khai phương án khi xảy ra tình huống thiên tai.

Thực hiện tuyên truyền, vận động Nhân dân phòng chống thiên tai, dự trữ lương thực, chất đốt, nước sạch, mắm muối, thực phẩm khô, phèn chua và thuốc y tế thông thường trong thời gian 01 tháng.

Tổ chức ứng trực khi có mưa bão, tổng hợp tình hình thiệt hại trên địa bàn.

2. Đối với cấp quận, huyện, thị xã

Xây dựng Phương án cứu trợ đảm bảo đời sống Nhân dân ở quận, huyện, thị xã theo các tình huống bị ảnh hưởng, trong đó chuẩn bị dự trữ lương thực, thực phẩm thiết yếu, nước sạch, thuốc y tế thông thường ... trong 7 ngày, kinh phí lấy từ nguồn kinh phí dự phòng của các quận, huyện, thị xã và chủ động tổ chức triển khai phương án khi xảy ra thiên tai.

Thực hiện chế độ kiểm tra thường kỳ, đột xuất công tác đảm bảo đời sống nhân dân tại các xã, phường, thị trấn.

Tổ chức các hoạt động diễn tập về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.

Thực hiện ứng trực khi có mưa bão, theo dõi tổng hợp tình hình thiệt hại trên địa bàn; thực hiện chế độ báo cáo nhanh trước 16h00 hàng ngày và báo cáo tổng hợp sau thiên tai về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (điện thoại 024.3773.2433, Email: [email protected])

3. Đối với cấp Thành phố

Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ, căn cứ vào các tình huống có thể xảy ra, lập phương án kế hoạch sẵn sàng triển khai công tác cứu trợ bảo đảm đời sống Nhân dân khi có sự cố, thiên tai sát với thực tế; tập trung chỉ đạo, kiểm tra công tác chuẩn bị ở cấp Thành phố và cấp cơ sở; chủ động triển khai phương án khi xảy ra thiên tai.

a) SLao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp các đơn vị liên quan tổng hợp tình hình thiệt hại, (thống kê những địa bàn bị cô lập, nhà bị sập, nhà bị hư hỏng nặng, người chết, người bị thương...); thường trực công tác cứu trợ và đảm bảo đời sống Nhân dân khi có sự cố, thiên tai và đề xuất hỗ trợ nhân dân ở vùng bị thiệt hại khi có sự cố, thiên tai để đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, cập nhật báo cáo UBND Thành phố.

b) Văn phòng UBND Thành phố phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan tham mưu tổ chức cứu trợ kịp thời đảm bảo đời sống Nhân dân nơi khi có sự cố, thiên tai; tổng hợp tình hình thiệt hại, báo cáo UBND Thành phố.

c) Sở Công Thương xây dựng phương án dự trữ các mặt hàng thiết yếu; hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn Thành phố thực hiện dự trữ hàng cứu trợ khẩn cấp đảm bảo đời sống Nhân dân khi có sự cố, thiên tai; thường xuyên rà soát kiểm tra tình hình thực tế các địa phương để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện cung ứng hàng hóa phục vụ công tác đảm bảo đời sống Nhân dân khi có sự cố, thiên tai trên địa bàn Thành phố.

d) Sở Tài chính trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí phục vụ công tác cứu trợ đảm bảo đời sống Nhân dân khi có sự cố, thiên tai trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định; hướng dẫn giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến kinh phí trong quá trình tổ chức cứu trợ khẩn cấp.

e) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức các hoạt động quyên góp tiền, hàng, nhu yếu phẩm và tổ chức các hoạt động giúp đỡ Nhân dân khi có sự cố, thiên tai.

II. QUY TRÌNH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CỨU TRỢ KHẨN CẤP

1. Điều động hàng cứu trợ khẩn cấp

Thẩm quyền điều động: UBND Thành phố;

- Thường trực Đ/c Bạch Liên Hương - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, điện thoại: 0912.081.311; Đ/c Hoàng Thành Thái - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện cứu trợ khẩn cấp, điện thoại 0913.201.501.

- Đơn vị, cá nhân chuẩn bị hàng cứu trợ khẩn cấp và tổ chức thực hiện lệnh điều động hàng cứu trợ khẩn cấp: Đ/c Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công thương, điện thoại 096.811.2266; các Phó Giám đốc Sở Công Thương (khi tình thế khẩn cấp).

2. Bàn giao hàng cứu trợ khẩn cấp

Cơ quan có thẩm quyền nhận hàng cứu trợ khẩn cấp và phân phối hàng cứu trợ: Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.

3. Điều động cá nhân tổ chức tham gia giúp người dân khi có sự cố, thiên tai

Thẩm quyền điều động: Đ/c Nguyễn Lan Hương - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, điện thoại 024.39.345.384.

Đơn vị, cá nhân chuẩn bị lực lượng và tổ chức thực hiện lệnh điều động:

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố chuẩn bị lực lượng tiếp nhận phân phối hàng cứu trợ khi Thành phố thực hiện cứu trợ khẩn cấp. Điều hành lực lượng: Các đ/c Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam Thành phố.

- Hội Chữ thập đỏ Thành phố chuẩn bị lực lượng tham gia công tác chăm sóc người dân vùng bị thiên tai: Điều hành lực lượng: Đ/c Đào Ngọc Triệu - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội: điện thoại 024.37.192.857.

- Hội Nông dân Thành phố chuẩn bị lực lượng cán bộ giúp người dân ổn định đời sống sinh hoạt; Điều hành: Đ/c Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội, điện thoại 024.33.553.139.

- Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố chuẩn bị lực lượng cán bộ phối hợp với các tổ chức, đơn vị tổ chức các hoạt động chăm sóc người cao tuổi, trẻ em và các đối tượng yếu thế khác ...; Điều hành lực lượng; Đ/c Lê Kim Anh - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố, điện thoại 024.39.422.881.

- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội xây dựng Phương án huy động lực lượng Thanh niên tình nguyện phối hợp với các địa phương, tổ chức, đơn vị liên quan triển khai các hoạt động cứu trợ và đảm bảo đời sống Nhân dân; Điều hành lực lượng: Đ/c Chu Hồng Minh - Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, điện thoại 024.666.35327/66.88.9503.

Trên đây là Phương án cứu trợ và đảm bảo đời sống Nhân dân khi có sự cố, thiên tai thành phố Hà Nội năm 2021. Đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn nghiêm túc thực hiện./.

 

 

PHỤ LỤC SỐ 1

BÃO MẠNH, SIÊU BÃO MƯA LỚN NGẬP ÚNG KHU VỰC NGOẠI THÀNH

 

- Trụ Sở Ban Chỉ huy tiền phương: UBND Thành phố Hà Nội Số 12 Lê Lai - Hoàn Kiếm - Điện thoại 38.253.536.

- Địa bàn bị ảnh hưởng:

Thị xã Sơn Tây: 15 xã, phường bị ảnh hưởng; dự kiến 2.200 hộ dân (với 8.475 nhân khẩu) bị ảnh hưởng.

Huyện Quốc Oai: có 21/21 xã, thị trấn bị ảnh hưởng dự kiến 4.200 hộ dân (17.423 nhân khẩu) bị ảnh hưởng.

Huyện Thạch Thất: Có 14/23 xã, thị trấn bị ảnh hưởng; dự kiến 15.930 hộ dân (với 56.551 nhân khẩu) bị ảnh hưởng.

Huyện Thanh Oai: Có 21/21 xã bị ảnh hưởng dự kiến 2.000 hộ dân (26.700 nhân khẩu) bị ảnh hưởng, các xã Bích Hòa, Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng, Thanh Thùy, Liên Châu nhân dân được sơ tán về các điểm cao trong địa bàn.

Huyện Mỹ Đức: Dự kiến 50.000 hộ dân (200.000 nhân khẩu) ở 22 xã, thị trấn bị ảnh hưởng. Trong đó phải sơ tán dân đến các nơi an toàn như:

+ Di chuyển 147.000 người dân đến các điểm cao an toàn tại 22 xã và thị trấn.

+ Di chuyển 53.000 người dân đến xã Viên An, Viên Nội, Sơn Công, Liên Bạt, Phương Tú, Vạn Thái, Hòa Nam, Hòa Phú, Phù Lưu, Đội Bình của huyện Ứng Hòa; và di chuyển đến xã Thanh Lương, Cao Thắng của huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.

Huyện Ứng Hòa: Là vùng trũng nhất Thành phố dự kiến có 29/29 xã bị ảnh hưởng dự kiến 8.487 hộ dân (với 33.311 nhân khẩu) bị ảnh hưởng.

Huyện Chương Mỹ: Có 18 xã bị ảnh hưởng dự kiến 40.000 hộ dân (166.000 nhân khẩu) là các xã ven đê sông Đáy và sông Bùi bị ảnh hưởng.

Huyện Hoài Đức: Có 8 xã bị ảnh hưởng dự kiến 4.600 hộ dân (với 19.500 nhân khẩu) là các xã Đông La, Vân Côn, Đắc Sở, Yên Sở, Cát Quế, Tiền Yên, Minh Khai, Song Phương bị ảnh hưởng.

Quận Bắc Từ Liêm: Có 13/13 phường bị ảnh hưởng dự kiến 1.410 hộ dân (với 5.890 nhân khẩu) bị ảnh hưởng.

Quận Nam Từ Liêm: Có 10/10 phường bị ảnh hưởng dự kiến 1.500 hộ dân (6.375 nhân khẩu) bị ảnh hưởng

Quận Hà Đông: Có 17/17 phường bị ảnh hưởng dự kiến 4.243 hộ dân (17.569 nhân khẩu) bị ảnh hưởng.

Quận Hoàng Mai: Dự kiến có 900 hộ dân (3.385 nhân khẩu) bị ảnh hưởng.

Huyện Thanh Trì: Dự kiến 5.000 hộ dân (19.900 nhân khẩu) là các xã Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc, Tả Thanh Oai, Hữu Hòa, Đại Áng bị ảnh hưởng.

Huyện Thường Tín: có 7 xã bị ảnh hưởng dự kiến 3.000 hộ dân (với 13.650 nhân khẩu) bị ảnh hưởng là các xã Khánh Hà, Nguyễn Trãi, Dũng Tiến, Ninh Sở, Hồng Vân, Thống Nhất.

Huyện Phú Xuyên: dự kiến 68.000 hộ dân (208.000 nhân khẩu) bị ảnh hưởng.

Quận Long Biên: Dự kiến 1.000 hộ dân (với 4.327 nhân khẩu) ở các phường Bồ Đề, Cự Khối, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Thượng Thanh bị ảnh hưởng.

Huyện Gia Lâm: Dự kiến 7.000 hộ dân (với 27.900 nhân khẩu) ở các xã Bát Tràng, Kim Lam, Văn Đức và một phần xã Đông Dư, Dương Hà, Trung Mầu, Yên Viên, Lệ Chi, Yên Viên, Phù Đổng bị ảnh hưởng

Huyện Đông Anh: dự kiến 5.000 hộ dân (23.746 nhân khẩu) là các xã Đại Mạch, Võng La, Hải Bối, Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm, Xuân Nộn, Cổ Loa bị ảnh hưởng.

Huyện Mê Linh: Dự kiến 1.500 hộ dân (7.000 nhân khẩu) ở các xã Chi Phan, Thanh Lâm, Kim Hoa, Quang Minh, Tiền Phong, Văn Khê bị ảnh hưởng.

Dự kiến số lượng cần sự cứu trợ khẩn cấp 750.000 người.

 

PHỤ LỤC SỐ 2

VỠ ĐÊ TRỌNG ĐIỂM ĐÊ, KÈ CỔ ĐÔ TƯƠNG ỨNG K4+000÷K8+600 HỮU HỒNG HUYỆN BA VÌ

 

- Trụ Sở Ban Chỉ huy tiền phương:

1. Phía Tây tại UBND huyện Thạch Thất điện thoại 33.842.228.

2. Phía Nam tại UBND huyện Chương Mỹ điện thoại 33.502.171.

- Địa bàn bị ảnh hưởng:

Huyện Ba Vì: Có 31/31 xã, thị trấn bị ảnh hưởng; dự kiến 1.100 hộ dân (5.200 nhân khẩu) bị ảnh hưởng.

Thị xã Sơn Tây: 15 xã, phường bị ảnh hưởng; dự kiến 2.200 hộ dân (với 8.475 nhân khẩu) bị ảnh hưởng.

Huyện Phúc Thọ: Có 23/23 xã, thị trấn bị ảnh hưởng; dự kiến 45.000 hộ dân (với 188.000 nhân khẩu) bị ảnh hưởng.

Huyện Thạch Thất: Có 15/23 xã, thị trấn bị ảnh hưởng; dự kiến 16.670 hộ dân (với 59.300 nhân khẩu) bị ảnh hưởng.

Huyện Quốc Oai: Có 21/21 xã bị ảnh hưởng; dự kiến 4.200 hộ dân (với 17.423 nhân khẩu) bị ảnh hưởng.

Huyện Hoài Đức: Có 8 xã bị ảnh hưởng; dự kiến 4.600 hộ dân (với 19.500 nhân khẩu) là các xã Đông La, Vân Côn, Đắc Sở, Yên Sở, Cát Quế, Tiền Yên, Minh Khai, Song Phương bị ảnh hưởng.

Huyện Chương Mỹ: Có 18 xã bị ảnh hưởng; dự kiến 41.000 hộ dân (166.000 nhân khẩu) bị ảnh hưởng.

Huyện Mỹ Đức: Có 22/22 xã, thị trấn bị ảnh hưởng; dự kiến 50.000 hộ dân (200.000 nhân khẩu).

+ Di chuyển 147.000 người dân đến các điểm cao an toàn tại 22 xã và thị trấn.

+ Di chuyển 53.500 người dân đến xã Viên An, Viên Nội, Sơn Công, Liên Bạt, Phương Tú, Vạn Thái, Hòa Nam, Hòa Phú, Phù Lưu, Đội Bình của huyện Ứng Hòa; và di chuyển đến xã Thanh Lương, Cao Thắng của huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.

Huyện Ứng Hòa: Là vùng trũng nhất Thành phố dự kiến có 29/29 xã bị ảnh hưởng dự kiến 15.000 hộ dân (với 63.700 nhân khẩu) bị ảnh hưởng.

Dự kiến số lượng cần sự cứu trợ khẩn cấp 600.000 người.

 

PHỤ LỤC SỐ 3

VỠ ĐÊ HỮU HỒNG TRỌNG ĐIỂM CỐNG CẨM ĐÌNH TƯƠNG ỨNG K1+700 ĐÊ VÂN CỐC HUYỆN PHÚC THỌ

 

- Trụ Sở Ban Chỉ huy tiền phương: UBND huyện Phúc Thọ - Điện thoại 33.643.835

- Địa bàn bị ảnh hưởng: Có 23/23 xã, thị trấn bị ảnh hưởng dự kiến 45.000 hộ dân (với 188.000 nhân khẩu) bị ảnh hưởng.

 

PHỤ LỤC SỐ 4

VỠ TRỌNG ĐIỂM CỐNG LIÊN MẠC TƯƠNG ỨNG K53+450 ĐÊ HỮU HỒNG QUẬN BẮC TỪ LIÊM

 

- Trụ Sở Ban Chỉ huy tiền phương: UBND Quận Nam Từ Liêm, điện thoại 38.372.950.

- Địa bàn bị ảnh hưởng:

Quận Bắc Từ Liêm: Có 13/13 phường bị ảnh hưởng dự kiến 4.000 hộ dân (với 14.300 nhân khẩu) bị ảnh hưởng.

Quận Nam Từ Liêm: Có 10/10 phường bị ảnh hưởng dự kiến 1.500 hộ dân (6.375 nhân khẩu) bị ảnh hưởng

Huyện Đan Phượng: Có 16/16 phường bị ảnh hưởng dự kiến 40.000 hộ dân (với 162.756 nhân khẩu) bị ảnh hưởng.

Dự kiến số lượng cần sự cứu trợ khẩn cấp 180.000 người.

 

PHỤ LỤC SỐ 5

VỠ TRỌNG ĐIỂM KHU VỰC ĐÊ, KÈ XUÂN CANH- CỐNG LONG TỬU, TƯƠNG ỨNG K0+000÷K2+000 ĐÊ TẢ ĐUỐNG, HUYỆN ĐÔNG ANH

 

- Trụ Sở Ban Chỉ huy tiền phương: UBND huyện Đông Anh, điện thoại 38.832.381.

- Địa bàn bị ảnh hưởng:

Huyện Đông Anh: dự kiến 6.000 hộ dân (23.746 nhân khẩu) là các xã Đại Mạch, Võng La, Hải Bối, Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm, Xuân Nộn, Cổ Loa bị ảnh hưởng.

Huyện Mê Linh: Dự kiến 1.500 hộ dân (7.000 nhân khẩu) ở các xã Chi Phan, Thanh Lâm, Kim Hoa, Quang Minh, Tiền Phong, Văn Khê bị ảnh hưởng.

Quận Long Biên: Dự kiến 1.000 hộ dân (với 4.000 nhân khẩu) ở các phường Bồ Đề, Cự Khối, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Thượng Thanh bị ảnh hưởng.

Dự kiến số lượng cần sự cứu trợ khẩn cấp 34.000 người.

 

PHỤ LỤC SỐ 6

VỠ ĐÊ TẢ BÙI, TẢ TÍCH LŨ QUÉT RỪNG NGANG - CHƯƠNG MỸ

 

- Trụ Sở Ban Chỉ huy tiền phương: UBND huyện Chương Mỹ, điện thoại 33.502.171.

- Địa bàn bị ảnh hưởng:

Huyện Chương Mỹ: Có 32/32 xã bị ảnh hưởng dự kiến 41.000 hộ dân (166.000 nhân khẩu).

Huyện Mỹ Đức: Bao gồm 22/22 xã của huyện Mỹ Đức bị ảnh hưởng. Dự kiến 50.000 hộ dân (206.000 nhân khẩu).

+ Di chuyển 163.274 người dân đến các điểm cao an toàn tại 22 xã và thị trấn.

+ Di chuyển 21.442 người dân đến xã Thanh Lương, Cao Thắng của huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.

Dự kiến số lượng cần sự cứu trợ khẩn cấp 370.000 người.

 

PHỤ LỤC SỐ 7

VỠ ĐÊ SÔNG MỸ HÀ - MỸ ĐỨC

 

- Trụ Sở Ban Chỉ huy tiền phương: UBND huyện Mỹ Đức, điện thoại 33.741.772.

- Địa bàn bị ảnh hưởng:

Bao gồm 22 xã của huyện Mỹ Đức bị ảnh hưởng. Dự kiến 50.000 hộ dân (200.000 nhân khẩu) ở 22 xã, thị trấn bị ảnh hưởng.

+ Di chuyển 140.000 người dân đến các điểm cao an toàn tại 22 xã và thị trấn.

+ Di chuyển 21.500 người dân đến xã Thanh Lương, Cao Thắng ... của huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.

+ Di chuyển 32.500 người dân đến các xã của huyện Chương Mỹ.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi