Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị quyết 40/2022/NQ-HĐND Quảng Bình cơ chế huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Nghị quyết 40/2022/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành: | Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 40/2022/NQ-HĐND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Trần Hải Châu |
Ngày ban hành: | 10/12/2022 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Hành chính |
tải Nghị quyết 40/2022/NQ-HĐND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2022/NQ-HĐND | Quảng Bình, ngày 10 tháng 12 năm 2022 |
NGHỊ QUYẾT
Ban hành Quy định cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
____________
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Xét Tờ trình số 2147/TTr-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật; giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XVIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2022 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2025./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
QUY ĐỊNH
Cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
(Kèm theo Nghị quyết số 40/2022/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị quyết này quy định cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, bao gồm: nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (sau đây gọi là các Chương trình).
2. Đối với công tác quản lý, sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ của Chính phủ, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ trên địa bàn tỉnh được quản lý, sử dụng theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính; đối với các nội dung không được quy định tại Nghị quyết này thì thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, các hộ dân trên địa bàn thuộc đối tượng được thụ hưởng trực tiếp từ các Chương trình có liên quan đến việc huy động nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Chương II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. CƠ CHẾ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG
Điều 3. Hình thức huy động
1. Huy động tối đa nguồn vốn tín dụng thực hiện các Chương trình thông qua các chính sách tín dụng cho từng đối tượng, nội dung thuộc phạm vi đầu tư của các Chương trình.
2. Hằng năm, căn cứ các chính sách tín dụng của Nhà nước, khả năng cân đối ngân sách địa phương, nhu cầu vay vốn của hộ dân, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định việc tăng cường bổ sung nguồn vốn ngân sách địa phương để thực hiện chính sách tín dụng, hỗ trợ tín dụng cho từng đối tượng, lĩnh vực, nội dung, hoạt động thuộc các Chương trình, bảo đảm phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương và quy định của pháp luật về quản lý vốn tín dụng chính sách, đảm bảo các hộ dân và 100% đối tượng chính sách xã hội có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ của hệ thống các Ngân hàng, đặc biệt Ngân hàng Chính sách xã hội, phát huy hiệu quả theo mục tiêu các chương trình tín dụng.
Điều 4. Tổ chức quản lý và sử dụng
1. Huy động nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng thực hiện các Chương trình.
2. Sử dụng nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của từng chính sách tín dụng và các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng;
3. Khuyến khích cho vay ủy thác qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội.
Điều 5. Quyết toán nguồn vốn
Đối với nguồn vốn tín dụng ưu đãi: Thực hiện theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017; các quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng thực hiện các chương trình.
Mục 2. CƠ CHẾ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN HỢP PHÁP KHÁC
Điều 6. Hình thức huy động
1. Huy động, thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; huy động nguồn đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp, tổ chức, người dân (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động).
2. Từ các khoản đóng góp tự nguyện và viện trợ không hoàn lại của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất và các hoạt động khác của các Chương trình theo quy định của pháp luật.
3. Huy động nguồn lực hợp pháp được đa dạng hoá dưới nhiều hình thức như: Tiền (tiền Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ), hiện vật, đất đai, cây cối hoa mầu trên đất, ngày công lao động được quy đổi thành tiền,...
4. Tổ chức huy động vốn góp từ các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thông qua phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội nghị, thư mời hoặc các buổi làm việc kêu gọi hỗ trợ, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tuyên truyền, vận động các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư thực hiện các dự án thuộc các Chương trình hoặc tài trợ, ủng hộ nguồn vốn thông qua các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Điều 7. Nguyên tắc huy động
1. Huy động nguồn vốn từ đóng góp của người dân, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đảm bảo dựa trên tinh thần tự nguyện, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức không được quy định mức ủng hộ, đóng góp. Không huy động đóng góp bằng tiền đối với hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật không nơi nương tựa, hộ khó khăn, gia đình chính sách, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội. Cộng đồng tự thỏa thuận về chế độ miễn, giảm đóng góp đối với các trường hợp khó khăn khác.
2. Nguồn vốn huy động phải được sử dụng đúng mục đích, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác quản lý, sử dụng các nguồn vốn huy động; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát cộng đồng, đánh giá, thực hiện tốt nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ.
3. Việc huy động các nguồn vốn hợp pháp thực hiện các dự án, nhiệm vụ, nội dung, hoạt động phải được thể hiện rõ trong quyết định phê duyệt dự án, dự toán và phải được theo dõi, đánh giá và tổng hợp báo cáo trong kế hoạch 5 năm và hằng năm của địa phương.
Điều 8. Phương thức huy động
1. Huy động đóng góp từ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước: Tuyên truyền, vận động, huy động cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cấp tỉnh, huyện, cán bộ công chức và chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn (kể cả các cơ quan trung ương đóng tại địa phương), tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ bằng tiền hoặc hiện vật để thực hiện các Chương trình, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp vận động, thu nộp và sử dụng quỹ để hỗ trợ cho các xã, thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, việc phân bổ quỹ phải thống nhất với Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (Ban Chỉ đạo) các cấp.
2. Huy động từ doanh nghiệp: Khuyến khích, kêu gọi doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, liên kết cùng với nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đóng góp tích cực xây dựng vùng đặc biệt khó khăn. Tuyên truyền, vận động, huy động các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh, xây lắp, khai thác khoáng sản, thủy lợi, thủy điện... trên địa bàn với hình thức ủng hộ, giúp đỡ bằng công trình hạ tầng hoặc vật tư, nguyên vật liệu để thực hiện các Chương trình. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức tiếp nhận và triển khai thực hiện.
3. Huy động nguồn vốn đóng góp từ cộng đồng dân cư tham gia thực hiện các Chương trình: Tuyên truyền, vận động, huy động đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng, nâng cấp công trình kết cấu hạ tầng vùng đặc biệt khó khăn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
a) Ủy ban nhân dân xã triển khai huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân theo quy trình lập kế hoạch đầu tư cấp xã, nội dung huy động nguồn vốn để đầu tư, hỗ trợ thực hiện các dự án của các Chương trình phải được đưa ra bàn bạc thống nhất với nhân dân tại cuộc họp thôn, bản và phải đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 7 của Nghị quyết này và phù hợp với cơ cấu nguồn vốn đối với từng nội dung tổ chức thực hiện.
b) Việc đóng góp xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn theo phương thức tự nguyện thông qua các hình thức như: hiến đất, công lao động, tiền, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị... Việc huy động rộng rãi trong nhân dân do nhân dân trong thôn, bản, xã tự bàn bạc, quyết định và đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua.
c) Trường hợp các hộ dân chưa thống nhất với phương án huy động đóng góp, Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương và Trưởng các thôn, bản tổ chức tuyên truyền, giải thích, vận động, thuyết phục để các hộ dân tự nguyện đóng góp tham gia theo sự thống nhất chung. Quá trình huy động đóng góp khuyến khích các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có khả năng tài trợ, đóng góp, ủng hộ tự nguyện nhiều hơn phương án thống nhất huy động của nhân dân.
Điều 9. Tổ chức quản lý và sử dụng
1. Vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua các chính sách thu hút đầu tư được sử dụng theo quy định của pháp luật đầu tư, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
2. Đóng góp (bằng tiền hoặc hiện vật) của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện phân bổ, sử dụng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương (nếu có) và quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Trừ trường hợp đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có yêu cầu phân bổ, sử dụng theo cơ chế riêng.
3. Đóng góp tự nguyện (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư tham gia thực hiện các Chương trình do cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý, sử dụng.
Điều 10. Thanh toán, quyết toán
1. Đối với nguồn vốn của các nhà tài trợ: Trường hợp nhà tài trợ có quy định về phương thức thanh toán, quyết toán thì thực hiện theo quy định của nhà tài trợ; trường hợp nhà tài trợ không có quy định thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản quy định hiện hành.
2. Đối với nguồn vốn đóng góp tự nguyện: Do cộng đồng dân cư tham gia thực hiện các Chương trình trực tiếp quản lý, sử dụng; tham gia đóng góp bằng hiện vật hoặc ngày công lao động được quy đổi thành tiền và được tính trong giá trị nội dung thực hiện đầu tư, hỗ trợ của các Chương trình để theo dõi, quản lý tỷ lệ đóng góp đã thống nhất không thực hiện hạch toán vào thu, chi ngân sách nhà nước.
3. Sau khi thanh toán, quyết toán, nếu chênh lệch thu lớn hơn chi hoặc với các khoản hiện vật đóng góp chưa được sử dụng hết, nhân dân tổ chức họp bàn và quyết định sử dụng kinh phí hoặc hiện vật chưa sử dụng hết để tiếp tục đầu tư, hỗ trợ thực hiện các nội dung thuộc các Chương trình trên địa bàn hoặc sử dụng cho các công trình công ích cần thiết khác của cộng đồng.
Điều 11. Công khai tài chính
1. Nội dung công khai: Kết quả huy động vốn (Đối tượng, thời gian, hình thức, mức huy động, đóng góp của các đối tượng); việc sử dụng nguồn vốn huy động để đầu tư, hỗ trợ thực hiện các nội dung thuộc các Chương trình; số chênh lệch thu, chi phải được công khai (nếu có),
2. Hình thức công khai: Niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, Nhà văn hóa thôn, xóm, tổ dân phố; thông báo trên hệ thống truyền thanh của xã, thôn, xóm, tổ dân phố và thông qua các buổi họp trực tiếp với nhân dân.
Điều 12. Kiểm tra, giám sát
1. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan đến việc tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động huy động đóng góp, sử dụng nguồn vốn để chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung kêu gọi đầu tư, hỗ trợ theo đúng quy định hiện hành. Đồng thời chấn chỉnh những sai sót có thể xảy ra để điều chỉnh, xử lý kịp thời theo quy định pháp luật.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ cấp tỉnh đến cơ sở có trách nhiệm giám sát quá trình quản lý, sử dụng nguồn vốn huy động khác, đồng thời kiểm tra, giám sát việc công khai, minh bạch trong huy động, sử dụng nguồn vốn huy động theo quy định của pháp luật.