Nghị quyết 07/2012/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội và thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2012 của Thành phố Hà Nội

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Nghị quyết 07/2012/NQ-HĐND

Nghị quyết 07/2012/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội và thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2012 của Thành phố Hà Nội
Cơ quan ban hành: Hội đồng nhân dân TP. Hà NộiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:07/2012/NQ-HĐNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Ngô Thị Doãn Thanh
Ngày ban hành:13/07/2012Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

---------------

Số: 07/2012/NQ-HĐND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2012

NGHỊ  QUYẾT

Về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội

và thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2012 của Thành phố Hà Nội

-------------------------------------

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHOÁ XIV KỲ HỌP THỨ 5

(Từ ngày 10/7/2012 đến ngày 13/7/2012)

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Sau khi xem xét các báo cáo của UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố trình tại kỳ họp; báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND Thành phố; ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố; ý kiến của các đại biểu HĐND Thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành các báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố về tình hình kinh tế - xã hội; thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2012; Báo cáo của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố. Hội đồng nhân dân Thành phố nhấn mạnh: 6 tháng đầu năm 2012, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục có nhiều khó khăn, với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp chính quyền và các tầng lớp nhân dân Thủ đô, kinh tế xã hội tiếp tục phát triển tích cực, đúng hướng. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng tăng 7,6%. Kiểm soát được lạm phát; triển khai tích cực và có hiệu quả nhiều hoạt động nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của năm 2012 còn rất nặng nề. 6 tháng cuối năm 2012, các cấp, ngành, doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch cả năm, trọng tâm là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và đảm bảo an sinh xã hội. Cùng với thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra từ đầu năm, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Kiểm soát lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội.
Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Chủ động nắm bắt, tiếp xúc với các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm và duy trì tăng trưởng; hỗ trợ giảm chi phí đầu vào, lãi suất ngân hàng, tháo gỡ khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh, ưu tiên các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất hàng xuất khẩu và các mục tiêu an sinh xã hội. Tăng cường giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, chú trọng các giải pháp nhằm tăng tổng cầu xã hội. Bảo đảm cung cấp điện ổn định cho sản xuất; thực hiện kế hoạch phân phối điện hợp lý, đáp ứng cho các nhu cầu thiết yếu của sản xuất và đời sống. Hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất; Phát triển thị trường nội địa, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch; mở rộng thị trường xuất khẩu.
Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các giải pháp kiểm soát lạm phát theo chỉ đạo của Chính phủ. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành quy định về đăng ký giá, kê khai, niêm yết giá. Kiểm soát tốc độ tăng giá các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu.
Phát huy hiệu quả hoạt động các quỹ của Thành phố trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất kinh doanh, xúc tiến đầu tư, thương mại, dạy nghề, giải quyết việc làm, thoát nghèo. Thực hiện các chính sách an sinh xã hội, kế hoạch giảm nghèo, kế hoạch hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm…
2. Tăng cường phòng chống lụt bão, chuẩn bị tốt cho kế hoạch sản xuất vụ mùa 2012, vụ đông 2012-2013.
Tăng cường kiểm tra hệ thống đê, kè, các công trình thủy lợi, thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt, bão, úng năm 2012. Tập trung xử lý các vi phạm về đê điều.
Chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho sản xuất vụ mùa, vụ đông 2012-2013: tập trung gieo cấy hết diện tích, đảm bảo thời vụ, mở rộng diện tích cây vụ đông. Chuẩn bị giống, thức ăn chăn nuôi; phát triển chăn nuôi, thuỷ sản theo hướng chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, giám sát không để dịch bệnh bùng phát.
3.Tiếp tục đẩy nhanh công tác quy hoạch; tăng cường quản lý đô thị, nhất là quản lý trật tự xây dựng đô thị và xây dựng nông thôn mới.
Tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch, đảm bảo tiến độ, chất lượng. Xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện các quy hoạch, đề án, chương trình mục tiêu của Thành phố đã được phê duyệt, đảm bảo thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Công khai danh mục các dự án kêu gọi đầu tư và đẩy mạnh thu hút đầu tư. Nghiên cứu, ban hành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc các khu vực nội đô lịch sử, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc toàn Thành phố.
Tăng cường công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng đô thị, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn. Tăng cường thanh, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường. Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ các dự án trọng điểm giao thông đô thị.
Thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm ùn tắc, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm tai nạn giao thông. Tiếp tục đầu tư một số cầu vượt có kết cấu nhẹ tại một số nút giao thông trên các tuyến đường vành đai 2, 3 và một số nút giao thông quan trọng, trong đó, hoàn thành đưa vào sử dụng 2 cầu vượt nhẹ.
Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, đảm bảo hiệu quả, bền vững.
4. Tăng cường quản lý thu, chi ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ. Thống nhất các giải pháp tổ chức, điều hành ngân sách UBND Thành phố trình, trong đó:
Đảm bảo tiến độ các công trình, cụm công trình trọng điểm đầu tư của Thành phố giai đoạn 2011-2015. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư, chương trình mục tiêu của trung ương và thành phố. Tăng cường quản lý và thực hiện có hiệu quả các dự án BT, BOT.
Thực hiện đồng bộ, linh hoạt các biện pháp để đảm bảo thực hiện tốt dự toán thu, chi ngân sách. Tăng cường công tác đôn đốc, thu hồi nợ ngân sách, tập trung vào các khoản nợ có khả năng thu.
Thông qua đề nghị của UBND Thành phố về mức chi cho hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và công tác kiểm tra, xử lý, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (cụ thể tại phụ lục số 1,2 đính kèm).
Thống nhất đề nghị của UBND Thành phố về việc triển khai khởi công xây dựng đối với các dự án đáp ứng đủ các yêu cầu, thủ tục theo quy định bổ sung của Chính phủ song phải đảm bảo cân đối nguồn vốn của Thành phố theo đúng quy định hiện hành.
Thống nhất bố trí ngân sách Thành phố để triển khai công tác rà soát, chuyển sổ bộ theo dõi về thuế sử dụng đất nông nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.
5. Đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế.
Hoàn thành các mục tiêu về tỷ lệ hộ dân cư, xã/phường/thị trấn, tổ dân phố, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; về xây dựng trường chuẩn quốc gia và chuẩn bị tốt điều kiện cơ sở vật chất cho năm học mới 2012-2013. Làm tốt công tác tuyển sinh, phân tuyến tuyển sinh ở tất cả các cấp học, nhất là đối với cấp học mầm non, nơi chưa có trường công lập. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, miễn, giảm học phí và chi phí học tập. Tăng cường công tác quản lý thu, chi tại các trường học công lập.
Thực hiện hiệu quả công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình; các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch giới tính khi sinh. Tăng cường đội ngũ bác sỹ ở tuyến y tế cơ sở. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm và công khai các sai phạm trong hoạt động hành nghề của các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, nhất là các cơ sở có yếu tố nước ngoài.
6. Tiếp tục xây dựng, củng cố và giữ vững ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Tăng cường lực lượng nắm bắt tình hình, đấu tranh với hoạt động của các thế lực thù địch và chống đối trong nước; đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là tội phạm sử dụng vũ khí nóng, tội phạm về ma tuý; chú trọng đảm bảo an ninh nông thôn.
Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở, khu dân cư thực hiện các quy định về phòng chống cháy nổ. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các khu vực có nguy cơ cao về cháy nổ; tổng kiểm tra các cơ sở trọng điểm về cháy, nổ.
7. Đẩy mạnh cải cách hành chính.
Tiếp tục rà soát cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính. Thực hiện "chính quyền điện tử" tại 5 quận, huyện; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tại bộ phận "một cửa" ở 63 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn. Nâng cao hiệu quả điều hành, tính năng động, sáng tạo của chính quyền các cấp; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Làm tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
8. Tập trung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2013 của Thành phố; xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách giai đoạn 2013-2015, đảm bảo chất lượng, khả thi, phù hợp với kế hoạch 5 năm 2011-2015, chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Giao UBND Thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết. Giao Thường trực HĐND, các Ban, các Tổ đại biểu, Đại biểu HĐND Thành phố và đề nghị Ủy ban MTTQ Thành phố giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này. Hội đồng nhân dân Thành phố kêu gọi các tầng lớp nhân dân, các lực lượng vũ trang, các cấp, ngành, MTTQ và các đoàn thể Thành phố nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 của Thành phố Hà Nội. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội Khoá XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua./.

Nơi nhận:                                

- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;

- Chính phủ;

- Ban Công tác đại biểu của UBTVQH;

- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ, Ngành Trung ương;

- Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội;

- TT Thành uỷ, HĐND, UBND, UB MTTQ TP;

- Các vị đại biểu HĐND TP;

- VP Thành ủy, các Ban của Thành ủy;

- VP ĐĐBQH&HĐND, VP UBND TP;

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;

- TT HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã;

- Các cơ quan thông tấn báo chí;                                                                                
- Lưu: VT, p. CT HĐND.                        

CHỦ TỊCH

 

 

Ngô Thị Doãn Thanh

PHỤ LỤC SỐ 1
QUY ĐỊNH MỨC CHI CHO CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

(Kèm theo Nghị quyết  số 07/2012 /NQ-HĐND ngày 13 /7/2012 của HĐND Thành phố)

S

T

T

Nội dung chi

Mức chi

1

Xây dựng và xét duyệt đề án, chương trình, kế hoạch

 

a

Xây dựng đề cương

 

 

 - Xây dựng đề cương chi tiết

900.000 đồng/đề cương

 

 - Tổng hợp hoàn chỉnh đề cương tổng quát

1.500.000 đồng/Chương trình, đề án

b

Xét duyệt đề án, chương trình, kế hoạch

 

 

 - Chủ tịch hội đồng

200.000 đồng/người/buổi

 

 - Thành viên hội đồng, thư ký

150.000 đồng/người/buổi

 

 - Đại biểu được mời tham dự

70.000 đồng/người/buổi

 

 - Nhận xét, phản biện của Hội đồng

200.000 đồng/bài viết

 

 - Bài nhận xét của uỷ viên hội đồng

150.000 đồng/bài viết

c

Lấy ý kiến thẩm định đề án, chương trình, kế hoạch bằng văn bản của chuyên gia và nhà quản lý (Trường hợp không thành lập Hội đồng)

300.000 đồng/bài viết

2

Chi thực hiện đề án, chương trình, kế hoạch

 

a

Chi thù lao báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên, hoà giải viên

 

 

 - Thù lao báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cộng tác viên tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt và tổ hoà giải cơ sở

 

200.000 đồng/người/buổi

 

 - Tài liệu, văn phòng phẩm, sổ sách … phục vụ công tác hoà giải

 100.000 đồng/tổ/tháng

 

 - Thù lao hoà giải

(Căn cứ vào xác nhận của UBND xã về số vụ việc nhận hoà giải của tổ hoà giải cơ sở)

150.000 đồng/vụ việc/tổ

b

Biên dịch tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số

(Tối thiểu mỗi trang phải đạt 300 từ của văn bản gốc)

60.000 đồng/trang

c

Chi xây dựng và duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt

 

 

 - Chi hỗ trợ tiền ăn cho thành viên tham gia hội nghị ra mắt Câu lạc bộ pháp luật

(Không quá 01 ngày)

20.000 đồng/người/ngày

 

 - Chi tiền nước uống cho người dự sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt

5.000 đồng/người/buổi

 

d

Chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số, thuê người dẫn đường

(Chỉ áp dụng đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, sinh hoạt CLB pháp luật, nhóm nòng cốt tại vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa cần có người địa phương dẫn đường và người phiên dịch cho cán bộ thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật)

 

 

 - Chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số kiêm người dẫn đường (đối với trường hợp phải thuê ngoài)

Mỗi ngày 200% mức lương ngày tính theo mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính

 

 - Chi thuê người dẫn đường (không phải phiên dịch)

Mỗi ngày 130% mức lương ngày tính theo mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính

e

Chi tổ chức các cuộc thi

 

*

Chi bồi dưỡng chấm thi (ban giám khảo), xét công bố kết quả cuộc thi (không quá 7 người) - Tối đa không quá 5 ngày

150.000 đồng/người/ngày

*

Chi bồi dưỡng cho thành viên ban tổ chức cuộc thi: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng thi

150.000 đồng/người/ngày

*

Chi các giải thưởng

 

 

Cuộc thi tổ chức quy mô cấp Thành phố:

 

 

 +  Giải nhất:

 

 

Tập thể

1.500.000 đồng/giải thưởng

 

Cá nhân

750.000 đồng/giải thưởng

 

 +  Giải nhì:

 

 

Tập thể

1.000.000 đồng/giải thưởng

 

Cá nhân

500.000 đồng/giải thưởng

 

 +  Giải ba:

 

 

Tập thể

800.000 đồng/giải thưởng

 

Cá nhân

400.000 đồng/giải thưởng

 

 +  Giải khuyến khích:

 

 

Tập thể

500.000 đồng/giải thưởng

 

Cá nhân

250.000 đồng/giải thưởng

 

Cuộc thi tổ chức quy mô cấp huyện:

 

 

 +  Giải nhất:

 

 

Tập thể

1.000.000 đồng/giải thưởng

 

Cá nhân

600.000 đồng/giải thưởng

 

 +  Giải nhì:

 

 

Tập thể

800.000 đồng/giải thưởng

 

Cá nhân

500.000 đồng/giải thưởng

 

 +  Giải ba:

 

 

Tập thể

600.000 đồng/giải thưởng

 

Cá nhân

400.000 đồng/giải thưởng

 

 +  Giải khuyến khích:

 

 

Tập thể

400.000 đồng/giải thưởng

 

Cá nhân

200.000 đồng/giải thưởng

 

Cuộc thi tổ chức quy mô cấp xã:

 

 

 +  Giải nhất:

 

 

Tập thể

800.000 đồng/giải thưởng

 

Cá nhân

500.000 đồng/giải thưởng

 

 +  Giải nhì:

 

 

Tập thể

600.000 đồng/giải thưởng

 

Cá nhân

400.000 đồng/giải thưởng

 

 +  Giải ba:

 

 

Tập thể

400.000 đồng/giải thưởng

 

Cá nhân

250.000 đồng/giải thưởng

 

 +  Giải khuyến khích:

 

 

Tập thể

300.000 đồng/giải thưởng

 

Cá nhân

150.000 đồng/giải thưởng

PHỤ LỤC SỐ 2
QUY ĐỊNH  MỨC CHI CHO CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HOÁ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA TP HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết  số 07/2012 /NQ-HĐND ngày 13 /7/2012 của HĐND Thành phố)

TT

Nội dung chi

Mức chi

1

Chi tổ chức các cuộc họp, chi công tác phí

 

 

Chi cho các thành viên tham gia họp, hội thảo, tọa đàm để trao đổi nghiệp vụ kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản; họp xử lý kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo yêu cầu, kế hoạch (bao gồm cả xử lý văn bản tại cơ quan được kiểm tra); họp bàn về kế hoạch kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tại cơ quan kiểm tra

 

 

- Chủ  trì cuộc họp                                                                            

150.000 đồng/người

 

- Các thành viên tham dự

100.000 đồng/người

2

Chi lấy ý kiến chuyên gia đối với văn bản thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp

600.000 đồng/01 báo cáo (01 văn bản)

3

Chi hỗ trợ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra văn bản

100.000 đồng/01 văn bản

4

Chi thù lao cộng tác viên kiểm tra văn bản

 

 

- Mức chi chung

140.000 đồng/01 văn bản

 

- Đối với văn bản thuộc chuyên ngành,  lĩnh vực chuyên môn phức tạp

300.000 đồng/01 văn bản

5

Chi soạn thảo, viết báo cáo

 

 

- Báo cáo đánh giá về văn bản trái pháp luật

200.000 đồng/01 báo cáo

 

- Báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo chuyên đề, địa bàn, theo ngành, lĩnh vực (Bao gồm cả báo cáo liên ngành)

1.000.000 đồng/báo cáo

 

Trường hợp phải thuê các chuyên gia bên ngoài cơ quan

1.500.000 đồng/báo cáo

6

Chi xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản

 

 

- Chi rà soát, xác định văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra văn bản để lập hệ cơ sở dữ liệu, làm cơ sở pháp lý phục vụ công tác kiểm tra văn bản; rà soát, hệ thống hóa văn bản theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 62 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 của Chính phủ

100.000 đồng/văn bản

 

- Chi thu thập, phân loại, xử lý thông tin, tư liệu, tài liệu, dữ liệu, văn bản, trang bị sách, báo, tạp chí…phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật 

( Đối với loại văn bản chưa có mức giá xác định cụ thể theo thông tư số 122/2011/TTLT-BTC-BTP). Khoản chi này không áp dụng đối với việc thu thập các văn bản quy phạm pháp luật đã được cập nhật trong các hệ cơ sở dữ liệu điện tử của cơ quan, đơn vị hoặc đăng trên Công báo.

70.000 đồng/01 tài liệu

 (01 văn bản)

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THÀNH PHỐ HÀ NỘI
---------------
Số: 07/2012/NQ-HĐND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2012
      
 
NGHỊ QUYẾT
Về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội
và thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2012 của Thành phố Hà Nội
-------------------------------------
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHOÁ XIV KỲ HỌP THỨ 5
(Từ ngày 10/7/2012 đến ngày 13/7/2012)
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Sau khi xem xét các báo cáo của UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố trình tại kỳ họp; báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND Thành phố; ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố; ý kiến của các đại biểu HĐND Thành phố,
 
 
QUYẾT NGHỊ:
 
 
Điều 1. Tán thành các báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố về tình hình kinh tế - xã hội; thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2012; Báo cáo của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố. Hội đồng nhân dân Thành phố nhấn mạnh: 6 tháng đầu năm 2012, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục có nhiều khó khăn, với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp chính quyền và các tầng lớp nhân dân Thủ đô, kinh tế xã hội tiếp tục phát triển tích cực, đúng hướng. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng tăng 7,6%. Kiểm soát được lạm phát; triển khai tích cực và có hiệu quả nhiều hoạt động nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của năm 2012 còn rất nặng nề. 6 tháng cuối năm 2012, các cấp, ngành, doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch cả năm, trọng tâm là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và đảm bảo an sinh xã hội. Cùng với thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra từ đầu năm, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Kim soát lạm phátbảo đảm an sinh xã hội.
Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Chủ động nắm bắt, tiếp xúc với các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm và duy trì tăng trưởng; hỗ trợ giảm chi phí đầu vào, lãi suất ngân hàng, tháo gỡ khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh, ưu tiên các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất hàng xuất khẩu và các mục tiêu an sinh xã hội. Tăng cường giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, chú trọng các giải pháp nhằm tăng tổng cầu xã hội. Bảo đảm cung cấp điện ổn định cho sản xuất; thực hiện kế hoạch phân phối điện hợp lý, đáp ứng cho các nhu cầu thiết yếu của sản xuất và đời sống. Hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất; Phát triển thị trường nội địa, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch; mở rộng thị trường xuất khẩu.
Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các giải pháp kiểm soát lạm phát theo chỉ đạo của Chính phủ. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành quy định về đăng ký giá, kê khai, niêm yết giá. Kiểm soát tốc độ tăng giá các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu.
Phát huy hiệu quả hoạt động các quỹ của Thành phố trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất kinh doanh, xúc tiến đầu tư, thương mại, dạy nghề, giải quyết việc làm, thoát nghèo. Thực hiện các chính sách an sinh xã hội, kế hoạch giảm nghèo, kế hoạch hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm…
2. Tăng cường phòng chống lụt bão, chuẩn bị tốt cho kế hoạch sản xuất vụ mùa 2012, vụ đông 2012-2013.
Tăng cường kiểm tra hệ thống đê, kè, các công trình thủy lợi, thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt, bão, úng năm 2012. Tập trung xử lý các vi phạm về đê điều.
Chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho sản xuất vụ mùa, vụ đông 2012-2013: tập trung gieo cấy hết diện tích, đảm bảo thời vụ, mở rộng diện tích cây vụ đông. Chuẩn bị giống, thức ăn chăn nuôi; phát triển chăn nuôi, thuỷ sản theo hướng chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, giám sát không để dịch bệnh bùng phát.
3.Tiếp tục đẩy nhanh công tác quy hoạch; tăng cường quản lý đô thị, nhất là quản lý trật tự xây dựng đô thị và xây dựng nông thôn mới.
Tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch, đảm bảo tiến độ, chất lượng. Xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện các quy hoạch, đề án, chương trình mục tiêu của Thành phố đã được phê duyệt, đảm bảo thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Công khai danh mục các dự án kêu gọi đầu tư và đẩy mạnh thu hút đầu tư. Nghiên cứu, ban hành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc các khu vực nội đô lịch sử, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc toàn Thành phố.
Tăng cường công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng đô thị, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn. Tăng cường thanh, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường. Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ các dự án trọng điểm giao thông đô thị.
Thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm ùn tắc, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm tai nạn giao thông. Tiếp tục đầu tư một số cầu vượt có kết cấu nhẹ tại một số nút giao thông trên các tuyến đường vành đai 2, 3 và một số nút giao thông quan trọng, trong đó, hoàn thành đưa vào sử dụng 2 cầu vượt nhẹ.
Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, đảm bảo hiệu quả, bền vững.
4. Tăng cường quản lý thu, chi ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ. Thống nhất các giải pháp tổ chức, điều hành ngân sách UBND Thành phố trình, trong đó:
Đảm bảo tiến độ các công trình, cụm công trình trọng điểm đầu tư của Thành phố giai đoạn 2011-2015. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư, chương trình mục tiêu của trung ương và thành phố. Tăng cường quản lý và thực hiện có hiệu quả các dự án BT, BOT.
Thực hiện đồng bộ, linh hoạt các biện pháp để đảm bảo thực hiện tốt dự toán thu, chi ngân sách. Tăng cường công tác đôn đốc, thu hồi nợ ngân sách, tập trung vào các khoản nợ có khả năng thu.
Thông qua đề nghị của UBND Thành phố về mức chi cho hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và công tác kiểm tra, xử lý, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (cụ thể tại phụ lục số 1,2 đính kèm).
Thống nhất đề nghị của UBND Thành phố về việc triển khai khởi công xây dựng đối với các dự án đáp ứng đủ các yêu cầu, thủ tục theo quy định bổ sung của Chính phủ song phải đảm bảo cân đối nguồn vốn của Thành phố theo đúng quy định hiện hành.
Thống nhất bố trí ngân sách Thành phố để triển khai công tác rà soát, chuyển sổ bộ theo dõi về thuế sử dụng đất nông nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.
5. Đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế.
Hoàn thành các mục tiêu về tỷ lệ hộ dân cư, xã/phường/thị trấn, tổ dân phố, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; về xây dựng trường chuẩn quốc gia và chuẩn bị tốt điều kiện cơ sở vật chất cho năm học mới 2012-2013. Làm tốt công tác tuyển sinh, phân tuyến tuyển sinh ở tất cả các cấp học, nhất là đối với cấp học mầm non, nơi chưa có trường công lập. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, miễn, giảm học phí và chi phí học tập. Tăng cường công tác quản lý thu, chi tại các trường học công lập.
Thực hiện hiệu quả công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình; các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch giới tính khi sinh. Tăng cường đội ngũ bác sỹ ở tuyến y tế cơ sở. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm và công khai các sai phạm trong hoạt động hành nghề của các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, nhất là các cơ sở có yếu tố nước ngoài.
6. Tiếp tục xây dựng, củng cố và giữ vững ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Tăng cường lực lượng nắm bắt tình hình, đấu tranh với hoạt động của các thế lực thù địch và chống đối trong nước; đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là tội phạm sử dụng vũ khí nóng, tội phạm về ma tuý; chú trọng đảm bảo an ninh nông thôn.
Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở, khu dân cư thực hiện các quy định về phòng chống cháy nổ. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các khu vực có nguy cơ cao về cháy nổ; tổng kiểm tra các cơ sở trọng điểm về cháy, nổ.
7. Đẩy mạnh cải cách hành chính.
Tiếp tục rà soát cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính. Thực hiện "chính quyền điện tử" tại 5 quận, huyện; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tại bộ phận "một cửa" ở 63 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn. Nâng cao hiệu quả điều hành, tính năng động, sáng tạo của chính quyền các cấp; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Làm tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
8. Tập trung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2013 của Thành phố; xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách giai đoạn 2013-2015, đảm bảo chất lượng, khả thi, phù hợp với kế hoạch 5 năm 2011-2015, chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Giao UBND Thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Giao Thường trực HĐND, các Ban, các Tổ đại biểu, Đại biểu HĐND Thành phố và đề nghị Ủy ban MTTQ Thành phố giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Hội đồng nhân dân Thành phố kêu gọi các tầng lớp nhân dân, các lực lượng vũ trang, các cấp, ngành, MTTQ và các đoàn thể Thành phố nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 của Thành phố Hà Nội.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội Khoá XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua./.
 

 

Nơi nhận:                                
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu của UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Ngành Trung ương;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội;
- TT Thành uỷ, HĐND, UBND, UB MTTQ TP;
- Các vị đại biểu HĐND TP;
- VP Thành ủy, các Ban của Thành ủy;
- VP ĐĐBQH&HĐND, VP UBND TP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- TT HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các cơ quan thông tấn báo chí;                                                                                  
- Lưu: VT, p. CT HĐND.                        
CHỦ TỊCH
 
 
Ngô Thị Doãn Thanh
 
 
PHỤ LỤC SỐ 1
QUY ĐỊNH MỨC CHI CHO CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 07/2012 /NQ-HĐND ngày 13 /7/2012 của HĐND Thành phố)
 

 

S
T
T
Nội dung chi
Mức chi
1
Xây dựng và xét duyệt đề án, chương trình, kế hoạch
 
a
Xây dựng đề cương
 
 
 - Xây dựng đề cương chi tiết
900.000 đồng/đề cương
 
 - Tổng hợp hoàn chỉnh đề cương tổng quát
1.500.000 đồng/Chương trình, đề án
b
Xét duyệt đề án, chương trình, kế hoạch
 
 
 - Chủ tịch hội đồng
200.000 đồng/người/buổi
 
 - Thành viên hội đồng, thư ký
150.000 đồng/người/buổi
 
 - Đại biểu được mời tham dự
70.000 đồng/người/buổi
 
 - Nhận xét, phản biện của Hội đồng
200.000 đồng/bài viết
 
 - Bài nhận xét của uỷ viên hội đồng
150.000 đồng/bài viết
c
Lấy ý kiến thẩm định đề án, chương trình, kế hoạch bằng văn bản của chuyên gia và nhà quản lý (Trường hợp không thành lập Hội đồng)
300.000 đồng/bài viết
2
Chi thực hiện đề án, chương trình, kế hoạch
 
a
Chi thù lao báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên, hoà giải viên
 
 
 - Thù lao báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cộng tác viên tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt và tổ hoà giải cơ sở
 
200.000 đồng/người/buổi
 
 - Tài liệu, văn phòng phẩm, sổ sách … phục vụ công tác hoà giải
 100.000 đồng/tổ/tháng
 
 - Thù lao hoà giải
(Căn cứ vào xác nhận của UBND xã về số vụ việc nhận hoà giải của tổ hoà giải cơ sở)
150.000 đồng/vụ việc/tổ
b
Biên dịch tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số
(Tối thiểu mỗi trang phải đạt 300 từ của văn bản gốc)
60.000 đồng/trang
c
Chi xây dựng và duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt
 
 
 - Chi hỗ trợ tiền ăn cho thành viên tham gia hội nghị ra mắt Câu lạc bộ pháp luật
(Không quá 01 ngày)
20.000 đồng/người/ngày
 
 - Chi tiền nước uống cho người dự sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt
5.000 đồng/người/buổi
 
d
Chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số, thuê người dẫn đường
(Chỉ áp dụng đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, sinh hoạt CLB pháp luật, nhóm nòng cốt tại vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa cần có người địa phương dẫn đường và người phiên dịch cho cán bộ thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật)
 
 
 - Chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số kiêm người dẫn đường (đối với trường hợp phải thuê ngoài)
Mỗi ngày 200% mức lương ngày tính theo mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính
 
 - Chi thuê người dẫn đường (không phải phiên dịch)
Mỗi ngày 130% mức lương ngày tính theo mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính
e
Chi tổ chức các cuộc thi
 
*
Chi bồi dưỡng chấm thi (ban giám khảo), xét công bố kết quả cuộc thi (không quá 7 người) - Tối đa không quá 5 ngày
150.000 đồng/người/ngày
*
Chi bồi dưỡng cho thành viên ban tổ chức cuộc thi: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng thi
150.000 đồng/người/ngày
*
Chi các giải thưởng
 
 
Cuộc thi tổ chức quy mô cấp Thành phố:
 
 
 + Giải nhất:
 
 
Tập thể
1.500.000 đồng/giải thưởng
 
Cá nhân
750.000 đồng/giải thưởng
 
 + Giải nhì:
 
 
Tập thể
1.000.000 đồng/giải thưởng
 
Cá nhân
500.000 đồng/giải thưởng
 
 + Giải ba:
 
 
Tập thể
800.000 đồng/giải thưởng
 
Cá nhân
400.000 đồng/giải thưởng
 
 + Giải khuyến khích:
 
 
Tập thể
500.000 đồng/giải thưởng
 
Cá nhân
250.000 đồng/giải thưởng
 
Cuộc thi tổ chức quy mô cấp huyện:
 
 
 + Giải nhất:
 
 
Tập thể
1.000.000 đồng/giải thưởng
 
Cá nhân
600.000 đồng/giải thưởng
 
 + Giải nhì:
 
 
Tập thể
800.000 đồng/giải thưởng
 
Cá nhân
500.000 đồng/giải thưởng
 
 + Giải ba:
 
 
Tập thể
600.000 đồng/giải thưởng
 
Cá nhân
400.000 đồng/giải thưởng
 
 + Giải khuyến khích:
 
 
Tập thể
400.000 đồng/giải thưởng
 
Cá nhân
200.000 đồng/giải thưởng
 
Cuộc thi tổ chức quy mô cấp xã:
 
 
 + Giải nhất:
 
 
Tập thể
800.000 đồng/giải thưởng
 
Cá nhân
500.000 đồng/giải thưởng
 
 + Giải nhì:
 
 
Tập thể
600.000 đồng/giải thưởng
 
Cá nhân
400.000 đồng/giải thưởng
 
 + Giải ba:
 
 
Tập thể
400.000 đồng/giải thưởng
 
Cá nhân
250.000 đồng/giải thưởng
 
 + Giải khuyến khích:
 
 
Tập thể
300.000 đồng/giải thưởng
 
Cá nhân
150.000 đồng/giải thưởng
 
PHỤ LỤC SỐ 2
QUY ĐỊNH MỨC CHI CHO CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ, RÀ SOÁT,
HỆ THỐNG HOÁ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA TP HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 07/2012 /NQ-HĐND ngày 13 /7/2012 của HĐND Thành phố)
 

 

TT
Nội dung chi
Mức chi
1
Chi tổ chức các cuộc họp, chi công tác phí
 
 
Chi cho các thành viên tham gia họp, hội thảo, tọa đàm để trao đổi nghiệp vụ kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản; họp xử lý kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo yêu cầu, kế hoạch (bao gồm cả xử lý văn bản tại cơ quan được kiểm tra); họp bàn về kế hoạch kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tại cơ quan kiểm tra
 
 
- Chủ trì cuộc họp                                                                            
150.000 đồng/người
 
- Các thành viên tham dự
100.000 đồng/người
2
Chi lấy ý kiến chuyên gia đối với văn bản thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp
600.000 đồng/01 báo cáo (01 văn bản)
3
Chi hỗ trợ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra văn bản
100.000 đồng/01 văn bản
4
Chi thù lao cộng tác viên kiểm tra văn bản
 
 
- Mức chi chung
140.000 đồng/01 văn bản
 
- Đối với văn bản thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp
300.000 đồng/01 văn bản
5
Chi soạn thảo, viết báo cáo
 
 
- Báo cáo đánh giá về văn bản trái pháp luật
200.000 đồng/01 báo cáo
 
- Báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo chuyên đề, địa bàn, theo ngành, lĩnh vực (Bao gồm cả báo cáo liên ngành)
1.000.000 đồng/báo cáo
 
Trường hợp phải thuê các chuyên gia bên ngoài cơ quan
1.500.000 đồng/báo cáo
6
Chi xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản
 
 
- Chi rà soát, xác định văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra văn bản để lập hệ cơ sở dữ liệu, làm cơ sở pháp lý phục vụ công tác kiểm tra văn bản; rà soát, hệ thống hóa văn bản theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 62 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 của Chính phủ
100.000 đồng/văn bản
 
- Chi thu thập, phân loại, xử lý thông tin, tư liệu, tài liệu, dữ liệu, văn bản, trang bị sách, báo, tạp chí…phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật 
( Đối với loại văn bản chưa có mức giá xác định cụ thể theo thông tư số 122/2011/TTLT-BTC-BTP). Khoản chi này không áp dụng đối với việc thu thập các văn bản quy phạm pháp luật đã được cập nhật trong các hệ cơ sở dữ liệu điện tử của cơ quan, đơn vị hoặc đăng trên Công báo.
70.000 đồng/01 tài liệu
 (01 văn bản)
 

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi