Kế hoạch 74/KH-UBND Hà Nội 2024 tổ chức các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Kế hoạch 74/KH-UBND

Kế hoạch 74/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024)
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân Thành phố Hà NộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:74/KH-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Kế hoạchNgười ký:Vũ Thu Hà
Ngày ban hành:05/03/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

tải Kế hoạch 74/KH-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Kế hoạch 74/KH-UBND DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Kế hoạch 74/KH-UBND PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PH HÀ NỘI

_______

Số: 74/KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2024

 

 

KẾ HOẠCH

Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 77 năm
Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024)

_______

 

Thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 22/7/2010 của Bộ Chính trị về việc đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao; Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng; Nghị quyết số 25/2022/NĐ-HĐND ngày 08/12/2022 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định mức hỗ trợ kinh phí hoạt động hằng năm của Đại diện các Ban liên lạc tù chính trị thành phố Hà Nội và nội dung, mức tặng quà của Thành phố tới các đối tượng nhân dịp Tết Nguyên đán; kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7; Ngày Quốc khánh 02/9; ngày Quốc tế thiếu nhi và Tết Trung thu; Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024) trên địa bàn thành phố Hà Nội, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, sự cống hiến, hi sinh của anh hùng liệt sĩ và những người có công với đất nước; nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân Thủ đô trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là quan tâm, chăm lo đến thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách mạng (sau đây viết tắt là NCC).

- Tổ chức các hoạt động thiết thực thể hiện trách nhiệm, tình cảm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô đối với việc thực hiện chính sách ưu đãi NCC, hướng đến mục tiêu quan tâm tốt hơn đến đời sống, vật chất tinh thần NCC, đảm bảo chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố.

- Đẩy mạnh các phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công” góp phần động viên, chăm lo đời sống các gia đình NCC.

- Chủ động, tổ chức kịp thời thực hiện việc tặng quà nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ tới các đối tượng theo quy định tại Nghị quyết số 25/2022/NĐ-HĐND ngày 08/12/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố.

2. Yêu cầu

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với NCC; nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với NCC.

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 03/8/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện Quyết định số 773/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng trên địa bàn Thành phố.

- Tổ chức các hoạt động kỷ niệm thiết thực, hiệu quả, huy động toàn thể đảng viên, cán bộ, thanh thiếu niên thế hệ trẻ và Nhân dân Thủ đô hưởng ứng tham gia.

- Thực hiện tốt việc thăm hỏi, tặng quà đảm bảo đúng đối tượng, đầy đủ chế độ chính sách, kịp thời theo quy định tài chính hiện hành; Huy động tối đa các nguồn lực xã hội với nhiều hình thức đa dạng, phong phú mang lại hiệu quả thiết thực nhằm chăm lo tốt hơn đối với NCC.

- Các Sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện thăm hỏi, tặng quà đảm bảo đúng chính sách, đúng đối tượng, công khai, dân chủ; Chủ động phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm, trục lợi chính sách, chi trả tặng quà không đầy đủ theo quy định.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Một số chỉ tiêu cơ bản

- Vận động Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” toàn Thành phố đạt 22.840 triệu đồng.

- Tặng 1.245 Sổ tiết kiệm “Tình nghĩa” (mức sổ tiết kiệm thấp nhất 3 triệu đồng).

- Tu sửa, nâng cấp 31 công trình ghi công liệt sĩ.

- Hỗ trợ tu sửa, nâng cấp nhà ở đối với 133 hộ gia đình NCC.

- Phấn đấu 100% hộ gia đình NCC có mức sống cơ bản ổn định bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của Nhân dân nơi cư trú.

- 100% Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được chăm sóc chu đáo về đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo có cuộc sống tốt nhất, cụ thể như: nhận phụng dưỡng, đỡ đầu, xây mới hoặc sửa chữa nhà ở, nâng cấp tiện nghi sinh hoạt; đối với các Bà mẹ khi ốm đau hoặc qua đời các cấp chính quyền, đoàn thể phải hết sức quan tâm chu đáo. Tiếp tục vận động các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội nhận phụng dưỡng các bà mẹ liệt sĩ mới được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, với mức phụng dưỡng phấn đấu từ 2.000.000 đồng/người/tháng trở lên.

(chi tiết Phụ lục 01 đính kèm)

2. Các hoạt động kỷ niệm

2.1. Công tác thông tin, tuyên truyền

- Tổ chức tuyên truyền ý nghĩa Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7); Tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, sự cống hiến, hi sinh của anh hùng liệt sĩ và những người có công với đất nước trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

- Phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và của Thành phố về ưu đãi NCC, trọng tâm là nội dung Pháp lệnh người có công số 02/2020/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị quyết 24/2022/NĐ-HĐND ngày 08/12/2022 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định một số chính sách đặc thù đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng của thành phố Hà Nội và các văn bản hướng dẫn thực hiện; sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân đối với công tác Thương binh - Liệt sĩ gắn với các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm của Thành phố và cả nước.

2.2. Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

- Tiếp tục triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với NCC theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng; Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các chính sách ưu đãi khác.

- Tiếp tục rà soát, giải quyết hồ sơ tồn đọng đối với người có công với cách mạng theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.

- Phối hợp thực hiện tìm kiếm, quy tập và xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin theo chỉ đạo của Trung ương.

- Tổ chức thực hiện tốt nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC; chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị cho con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách ưu đãi NCC từ Thành phố đến cơ sở; ngăn ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm, tiêu cực trong việc thực hiện chính sách ưu đãi NCC.

2.3. Thực hiện các phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”

- Tổ chức thăm, gặp mặt và tặng quà NCC; các đơn vị nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công trong và ngoài Thành phố, đơn vị sản xuất, kinh doanh của thương binh, bệnh binh.

- Vận động các cấp, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội và Nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” của các cấp.

- Vận động các cơ quan, đơn vị, cá nhân đang nhận phụng dưỡng “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” còn sống, duy trì và phấn đấu nâng mức phụng dưỡng từ 2.000.000 đồng/người/tháng trở lên.

- Rà soát các hộ gia đình NCC, phân tích hoàn cảnh cụ thể của từng hộ để có giải pháp thiết thực, hiệu quả hỗ trợ các hộ gia đình NCC có mức sống ổn định bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của Nhân dân nơi cư trú.

- Tu bổ, nâng cấp, chỉnh trang các công trình ghi công liệt sĩ: Bia, Đài, Nhà tưởng niệm và nghĩa trang liệt sĩ.

- Tổ chức thăm viếng các nghĩa trang liệt sĩ Thành phố và ngoại tỉnh; Tổ chức thắp nến tri ân tại các nghĩa trang liệt sĩ trong thành phố Hà Nội nhân ngày 27/7.

2.4. Hoạt động phối hợp

Phối hợp, tham gia tổ chức các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ do Trung ương tổ chức.

Ngoài các nội dung trên, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức các chương trình hoạt động tại địa phương, đơn vị đảm bảo tiết kiệm, ý nghĩa thiết thực, hướng đến mục tiêu chăm lo tốt hơn đến đời sống vật chất, tinh thần đối với NCC.

3. Công tác thăm, tặng quà Thành phố

3.1. Đối tượng và mức tặng quà

a) Mức quà cá nhân

- Mức quà (bằng tiền mặt) 2.000.000 đồng/người: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Thương binh, thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 41% trở lên; Đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sĩ (Bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi); Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp.

Trường hợp 01 cá nhân thuộc các đối tượng người có công nêu trên thì chỉ nhận 01 suất quà tặng của Thành phố.

- Mức quà (bằng tiền mặt) 1.000.000 đồng/người: Đại diện thờ cúng liệt sĩ (01 liệt sĩ/ 01 suất quà).

b) Mức quà tặng các đơn vị, cá nhân tiêu biểu

- Ủy quyền cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thăm tặng quà 48 đơn vị, mỗi suất quà trị giá từ 11.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng, trong đó:

+ Mức quà 16.000.000 đồng/đơn vị (trong đó túi quà 1.000.000 đồng, tiền mặt 15.000.000 đồng): Làng Hữu nghị Việt Nam; các trung tâm nuôi dưỡng người có công các tỉnh liền kề có đối tượng người có công Hà Nội đang được nuôi dưỡng (7 đơn vị); Hội Nạn nhân chất độc da cam Thành phố; Ban Phục vụ lễ tang Hà Nội; Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội; các đơn vị nuôi dưỡng điều dưỡng người có công; các đơn vị sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền công nhận sử dụng 30% tổng số trở lên là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh trên địa bàn Thành phố.

+ Mức quà 11.000.000 đồng/đơn vị (trong đó túi quà 1.000.000 đồng, tiền mặt 10.000.000 đồng): Ban quản lý các nghĩa trang của Thành phố (Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ Nhon, Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ Ngọc Hồi, Ban quản lý nghĩa trang Mai Dịch).

- Tặng 72 suất quà cá nhân tiêu biểu, mỗi suất 6.000.000 đồng (tiền mặt 5.000.000 đồng, túi quà 1.000.000 đồng), trong đó:

+ Đoàn Lãnh đạo Thành phố đi thăm tặng quà: 12 cá nhân tiêu biểu là gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học tiêu biểu hoặc người có công có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (Mỗi đoàn đi thăm tặng quà 02 NCC tiêu biểu lựa chọn ở 06 quận, huyện, thị xã).

+ Ủy quyền Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thăm, tặng quà tới 60 gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học tiêu biểu hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (mỗi quận, huyện, thị xã chọn 02 gia đình).

(chi tiết Phụ lục 02 đính kèm)

3.2. Kinh phí và nguồn kinh phí

Tổng số đối tượng tặng quà: dự kiến 120.551 suất, với tổng kinh phí là 190.720.000.000 đồng (Một trăm chín mươi tỷ, bảy trăm hai mươi triệu đồng chẵn).

a) Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được đảm bảo từ nguồn ngân sách cấp Thành phố, cấp huyện theo phân cấp và các nguồn huy động hợp pháp khác.

b) Các đơn vị có trách nhiệm sử dụng kinh phí theo đúng quy định, chi trả đúng đối tượng, đúng chế độ, chính sách và thanh quyết toán kinh phí thực hiện đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

c) Ngoài kinh phí từ nguồn ngân sách nêu trên, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ vào các nguồn quyên tặng, nguồn được phép huy động khác quyết định các mức tặng quà đối với NCC nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trong việc triển khai, tuyên truyền, thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024) gắn với việc thực hiện các hoạt động kỷ niệm của Thành phố và cả nước.

- Tuyên truyền ý nghĩa Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7); giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, sự cống hiến, hi sinh của anh hùng liệt sĩ và những người có công với đất nước trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; nêu gương các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công với cách mạng cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người có công quy định tại Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng và các chính sách ưu đãi khác; Tổ chức tốt việc nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC; nuôi dưỡng, chăm sóc và điều trị đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam; Tiếp tục rà soát, giải quyết hồ sơ tồn đọng đối với người có công với cách mạng theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương; Phối hợp hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ công nhận liệt sĩ theo quy định tại Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ; Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thực hiện chính sách ưu đãi NCC; Phối hợp thực hiện tìm kiếm quy tập và xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

- Tham mưu, đề xuất Đoàn Lãnh đạo Thành phố thăm, tặng quà 12 cá nhân người có công tiêu biểu; tổ chức thăm hỏi, tặng quà tới các tổ chức và cá nhân tiêu biểu theo nhiệm vụ được phân công.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã công tác thăm hỏi, tặng quà đối với NCC đảm bảo thực hiện đúng quy định.

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã phát động ủng hộ Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa”; vận động các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

- Phối hợp thực hiện các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ do Trung ương tổ chức; phục vụ các Đoàn do các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước thăm các đơn vị hoặc cá nhân người có công tiêu biểu của Thành phố.

- Chủ động tham mưu tổ chức Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội đi dâng hương tại các Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố, một số địa danh di tích lịch sử cách mạng, nghĩa trang liệt sĩ quốc gia có nhiều phần mộ liệt sĩ Hà Nội tại Quảng Trị, Hà Giang, Tây Ninh, Điện Biên, Nghệ An, Côn Đảo, Phú Quốc....

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan phối hợp với tỉnh Quảng Trị triển khai thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp khu mộ liệt sĩ Hà Nội tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, tỉnh Quảng Trị theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã rà soát các công trình ghi công liệt sĩ (nghĩa trang liệt sĩ, bia đài tưởng niệm liệt sĩ) trên địa bàn Thành phố xuống cấp, đề xuất Thành phố nâng cấp, sửa chữa đảm bảo khang trang, sạch đẹp.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và xử lý nghiêm những vi phạm trong việc thực hiện chính sách NCC và việc thăm hỏi, tặng quà từ cơ sở.

- Tổng hợp kết quả tặng quà, tổ chức các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.

2. Bộ Tư lệnh Thủ đô

- Tiếp tục thực hiện xác nhận NCC theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn của Trung ương. Chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự cấp huyện phối hợp với UBND cấp xã tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ công nhận liệt sĩ đối với các trường hợp người hy sinh hoặc mất tích trong chiến tranh thuộc lực lượng quân đội quy định tại Nghị định số 131/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

- Tiếp tục giải quyết tốt các chính sách đối với quân nhân phục viên, xuất ngũ, dân công hỏa tuyến...

- Phối hợp thực hiện tìm kiếm quy tập và xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin; rà phá bom mìn sau chiến tranh.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trong việc tuyên truyền, tổ chức các hoạt động kỷ niệm 7 7 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ; chủ động tổ chức thăm, tặng quà, khám chữa bệnh và gặp mặt thương binh, gia đình liệt sĩ và NCC tiêu biểu thuộc phạm vi quản lý.

- Chủ động phối hợp, cung cấp danh sách thương binh trong phạm vi quản lý gửi phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã để thực hiện tặng quà theo quy định.

3. Sở Nội vụ

- Tiếp tục tham định hồ sơ và tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trình Chủ tịch nước xét phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” theo quy định tại Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13; tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trình Chính phủ tặng Kỷ niệm chương người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- Tiếp nhận, tham định hồ sơ Cựu Thanh niên xung phong bị thương hoặc hy sinh trong chiến tranh của Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét quyết định theo quy định.

- Thực hiện rà soát và tiếp nhận giải quyết hồ sơ Cựu Thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến để giải quyết hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng.

- Chỉ đạo Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng người có công tiêu biểu, tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện tốt chính sách đối với người có công với cách mạng và tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ.

- Phối hợp các cơ quan tuyên truyền của Thành phố tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến trong các hoạt động kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ.

4. Sở Y tế

- Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện tốt việc khám, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe các đối tượng NCC.

- Chỉ đạo tổ chức giám định thương tật cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có vết thương tái phát, vết thương còn sót; giám định bệnh tật, dị dạng, dị tật đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nghi nhiễm chất độc hóa học và thân nhân NCC theo quy định.

5. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thực hiện việc hỗ trợ hộ gia đình NCC xây dựng mới hoặc tu sửa lại nhà ở theo hướng dẫn của Trung ương; Tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn Thành phố theo quy định.

6. Sở Văn hoá và Thể thao

- Tổ chức các hoạt động trang trí, tuyên truyền cổ động trực quan, các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 7 7 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ gắn với các hoạt động kỷ niệm của Thành phố và cả nước.

- Treo băng rôn, khẩu hiệu, tạo cảnh quan đô thị, nội dung kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền ý nghĩa Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7); giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, sự cống hiến, hi sinh của anh hùng liệt sỹ và những người có công với đất nước trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; nêu gương các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công với cách mạng cho học sinh trong các nhà trường.

- Chỉ đạo các trường học thực hiện tốt việc chăm sóc các công trình ghi công liệt sỹ trên địa bàn Thành phố và phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ngành, đơn vị liên quan cung cấp thông tin, đề nghị các cơ quan báo chí Thành phố, báo chí Trung ương và địa phương có Chương trình phối hợp công tác với Thành phố; chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về ý nghĩa, nội dung và các hoạt động triển khai Kế hoạch trên địa bàn Thành phố. Qua đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với Người có công.

9. Sở Tài chính

Trên cơ sở đề xuất của các Sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc Thành phố; tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách cấp Thành phố để triển khai Kế hoạch theo quy định.

10. Công an Thành phố

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức, tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ; tổ chức thăm, tặng quà và gặp mặt thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ và NCC tiêu biểu thuộc phạm vi quản lý.

- Chủ động phối hợp, cung cấp danh sách thương binh trong phạm vi quản lý gửi phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã để thực hiện tặng quà theo quy định.

11. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ trên địa bàn, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, ý nghĩa gắn với các hoạt động chào mừng kỷ niệm của Thành phố và cả nước.

- Tổ chức tuyên truyền ý nghĩa Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7); Tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, sự cống hiến, hi sinh của anh hùng liệt sĩ và những người có công với đất nước trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

- Tiếp tục thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người có công quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn của Trung ương; triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 03/8/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện Quyết định, số 773/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng trên địa bàn Thành phố; Chỉ đạo UBND cấp xã và các đơn vị liên quan tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ công nhận liệt sĩ đối với các trường hợp người hy sinh hoặc mất tích trong chiến tranh quy định tại Nghị định số 131/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp xây dựng kế hoạch vận động ủng hộ xây dựng Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa”; vận động các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” duy trì và nâng mức phụng dưỡng phấn đấu từ 2.000.000 đồng/người/tháng trở lên.

- Tập trung tu bổ, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ đã xuống cấp nhằm đảm bảo khang trang, sạch đẹp; thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ và tổ chức tốt chương trình thắp nến tri ân liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn quản lý. Báo cáo, đề xuất Thành phố hỗ trợ nâng cấp, sửa chữa các công trình ghi công liệt sĩ (nếu có) qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân đân Thành phố.

- Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chăm lo đời sống, vật chất tinh thần đối với người có công, phấn đấu các hộ gia đình chính sách người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú.

- Phổ biến tuyên truyền chính sách tặng quà của Trung ương, Thành phố tới các xã, phường, thị trấn và Nhân dân địa phương; Niêm yết công khai về đối tượng, tiêu chuẩn và mức quà tặng tại trụ sở Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.

- Chủ động bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.

- Chỉ đạo kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn tổ chức thăm hỏi, tặng quà đảm bảo đúng đối tượng quy định; tổ chức thực hiện tặng quà bắt đầu từ ngày 01/7/2024 và hoàn thành trước ngày 20/7/2024.

- Tổ chức thăm hỏi, tặng quà đến 02 gia đình chính sách người có công tiêu biểu (gia đình người có công tiêu biểu được lựa chọn tặng quà không trùng với đối tượng tiêu biểu đã được Thành phố thăm, tặng quà hai năm gần đây) và một số đơn vị sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền công nhận sử dụng 30% tổng số trở lên là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh trên địa bàn quận, huyện, thị xã theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Huy động các nguồn lực, sự trợ giúp của các tổ chức, đơn vị, cá nhân và cộng đồng thăm hỏi, tặng quà, động viên các đối tượng chính sách khó khăn (như tặng sổ tiết kiệm, hỗ trợ xây, sửa nhà ở, tặng xe lăn, trao học bổng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con NCC...).

- Thanh kiểm tra và kịp thời xử lý những vướng mắc, vi phạm trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC; tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thực hiện chính sách ưu đãi NCC.

- Tổng hợp kết quả tặng quà, tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội trước ngày 20/7/2024.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội

- Tuyên truyền, phát động các cơ quan, đơn vị, đoàn thể và Nhân dân Thủ đô hưởng ứng phong trào ủng hộ Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” ở các cấp tạo nguồn lực chăm sóc giúp đỡ NCC thuộc diện khó khăn về đời sống và nhà ở.

- Chủ trì phối hợp với đơn vị liên quan vận động xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa Thành phố.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ; hướng dẫn các tổ chức thành viên trên địa bàn hưởng ứng và tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ gắn với các hoạt động kỷ niệm khác của Thành phố và cả nước.

- Chỉ đạo thực hiện giám sát, tiếp nhận các ý kiến phản ánh của quần chúng Nhân dân, phát hiện những trường hợp lợi dụng chính sách để các cơ quan chức năng có trách nhiệm giải quyết bảo đảm các chế độ quà tặng được đến NCC đầy đủ, kịp thời.

13. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy

Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, sự cống hiến, hi sinh của anh hùng liệt sĩ và những người có công với đất nước trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; định hướng nội dung các hoạt động tri ân, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Phối hợp chỉ đạo các hoạt động liên quan đến công tác tuyên truyền nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ.

14. Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân Thành phố

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tuyên truyền, tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ; giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc,... cho thế hệ trẻ.

- Chủ động tổ chức các hoạt động biểu dương hội viên, đoàn viên công đoàn có thành tích trong việc thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ, NCC; thăm và tặng quà, gặp mặt hội viên, đoàn viên công đoàn là thương binh, thân nhân liệt sĩ và NCC tiêu biểu.

15. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố

- Tổ chức tuyên truyền ý nghĩa Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7); giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, sự cống hiến, hi sinh của anh hùng liệt sĩ và những người có công với đất nước trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc cho các đoàn viên, thanh thiếu niên.

- Tổ chức cho đoàn viên, thanh niên thực hiện tốt các chương trình học tập và noi gương các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công với cách mạng; biểu dương những tấm gương thanh niên là con thương binh, con liệt sĩ tiêu biểu trong các lĩnh vực học tập, công tác và sản xuất.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.

- Hướng dẫn các cơ sở Đoàn tổ chức thắp nến tri ân tại các nghĩa trang liệt sĩ trong toàn Thành phố và các hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa”.

16. Các cơ quan báo chí Thành phố

- Tổ chức tuyên truyền ý nghĩa Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7); Tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, sự cống hiến, hi sinh của anh hùng liệt sĩ và những người có công với đất nước trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tuyên truyền đưa tin bài, hình ảnh về công tác thương binh, liệt sĩ và người có công gắn với công tác tặng quà cùng các hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ của Thành phố và cả nước.

Phát huy truyền thống “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đối với NCC, Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, các đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội của Thành phố chỉ đạo, phối hợp tổ chức hiệu quả các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ gắn với các hoạt động kỷ niệm của Thành phố, cả nước có ý nghĩa thiết thực. Yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện tốt các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ trên địa bàn Thành phố, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20/7/2024 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố./.

 

Nơi nhận:

- Bộ LĐTB&XH;

- Đ/c Bí thư Thành ủy;

- Thường trực Thành ủy;

- Thường trực HĐND Thành phố;

- Chủ tịch UBND Thành phố;

- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;

- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể Thành phố;

- Ban Tuyên giáo Thành ủy;

- Các Sở, ban, ngành liên quan;

- UBND các quận, huyện, thị xã;

- VPUB: CVP, PCV P.T.T.Huyền

Phòng KGVX, TH;

- Lưu: VT, KGVXNgọc.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

Vũ Thu Hà

 

 

Phụ lục số 01

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHONG TRÀO “ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA” NĂM 2024
(Kèm theo KH số 74/KH-UBND ngày 05/03/2024 của UBND thành phố Hà Nội)

 

TT

Qun, huyện, thị xã

Vận động ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”

(tr.đồng)

Hỗ trợ tu sửa nâng cấp nhà ở

(nhà)

Tặng sổ tiết kiệm “Tình nghĩa”

(s)

Tu sửa nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ
(công trình)

Tổng số

Trong đó

Xây mới

Sửa chữa

1

Ba Đình

1.100

3

0

3

100

1

2

Bắc Từ Liêm

700

2

1

1

52

0

3

Cầu Giấy

800

0

0

0

50

0

4

Đống Đa

1.000

 

0

0

100

3

5

Hà Đông

1.000

4

4

0

17

0

6

Hai Bà Trưng

1.100

5

0

5

183

2

7

Hoàn Kiếm

1.000

7

0

7

100

7

8

Hoàng Mai

900

0

0

0

30

0

9

Long Biên

1.400

0

0

0

50

1

10

Nam Từ Liêm

450

2

0

2

30

0

11

Tây Hồ

600

3

0

3

20

0

12

Thanh Xuân

600

5

0

5

25

0

13

Tx Sơn Tây

500

5

2

3

10

1

14

Ba Vì

500

10

5

5

30

2

15

Chương Mỹ

850

6

3

3

128

2

16

Đan Phượng

720

0

0

0

42

0

17

Đông Anh

600

5

2

3

10

3

18

Gia Lâm

1.500

5

4

1

50

0

19

Hoài Đức

600

3

2

1

10

0

20

Mê Linh

500

2

0

2

30

1

21

Mỹ Đức

650

8

5

3

15

0

22

Phú Xuyên

600

3

2

1

15

0

23

Phúc Thọ

450

2

1

1

21

1

24

Quốc Oai

500

10

7

3

21

0

25

Sóc Sơn

600

5

2

3

10

2

26

Thạch Thất

500

3

2

1

10

2

27

Thanh Oai

700

15

10

5

21

1

28

Thanh Trì

500

2

1

1

10

0

29

Thường Tín

600

10

7

3

15

0

30

Ứng Hoà

820

8

4

4

40

2

31

Thành phố

500

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

22.840

133

64

69

1.245

31

 

Phụ lục 02

 

KINH PHÍ TẶNG QUÀ ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH NHÂN DỊP KỶ NIỆM
NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ 27/7/2024

 

STT

Loại đối tượng

Tổng số

Đng Đa

Ba Đình

Hai Bà Trưng

Hoàn Kiếm

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

 

Tổng cộng

120.551

190.720.000

5.162

8.451.000

3.212

5.335.000

4.043

6.548.000

2.664

4.200.000

I

Kinh phí tặng quà tới các đối tượng người có công

120.431

189.535.000

5.159

8.423.000

3.203

5.211.000

4.040

6.520.000

2.661

4.172.000

1

Mức 2.000.000 đồng

69.104

138.208.000

3.264

6.528.000

2.008

4.016.000

2.480

4.960.000

1.511

3.022.000

 

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng

72

144.000

3

6.000

3

6.000

 

0

1

2.000

 

- Thương binh, thương binh B, người hưởng chính sách như thương binh tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; bệnh binh tổn thương cơ thể từ 41% trở lên

37.755

75.510.000

1.882

3.764.000

1.209

2.418.000

1350

2.700.000

900

1.800.000

 

- Đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sỹ (bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ)

21.116

42.232.000

999

1.998.000

628

1.256.000

760

1.520.000

420

840.000

 

- Người trực tiếp tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học

10.083

20.166.000

380

760.000

168

336.000

370

740.000

190

380.000

 

- Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên của thành phố Hà Nội hiện đang được nuôi dưỡng tại 7 trung tâm thuộc các tỉnh liền kề

78

156.000

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Mức 1.000.000 đồng

51.327

51.327.000

1.895

1.895.000

1.195

1.195.000

1.560

1.560.000

1.150

1.150.000

 

- Đại diện gia tộc thờ cúng liêt sỹ (01 liệt sỹ/1 suất quà)

51.327

51.327.000

1.895

1.895.000

1.195

1.195.000

1.560

1.560.000

1.150

1.150.000

II

Thăm và tặng quà các tổ chức tiêu biểu (Chi tiết theo Phụ lục 2.1)

48

753.000

1

16.000

7

112.000

1

16.000

1

16.000

1

Các Trung tâm điều dưỡng người có công các tỉnh liền kề có đối tượng người có công Hà Nội đang được nuôi dưỡng; Hội nạn nhân chất độc da cam thành phố; Ban phục vụ Lễ tang Hà Nội; Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội; các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công của Thành phố

16

256.000

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Các đơn vị sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền công nhận sử dụng 30 tổng số lao động trở lên là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh trên địa bàn thành phố Hà Nội

29

464.000

1

16.000

7

112.000

1

16.000

1

16.000

3

Ban quản lý các nghĩa trang liệt sỹ thành phố Hà Nội

3

33.000

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Tặng quà gia đình người có công tiêu biểu (Mức 6.000.000 đồng)

60

360.000

2

12.000

2

12.000

2

12.000

2

12.000

IV

Tổ chức 06 đoàn lãnh đạo của Thành phố đi thăm, tặng quà tập thể, cá nhân tiêu biểu

12

72.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STT

Loại đối tượng

Bắc Từ Liêm

Nam Từ Liêm

Thanh Trì

Gia Lâm

Đông Anh

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

 

Tổng cộng

2.434

3.901.000

1.769

2.875.000

2.660

4.161.000

4.433

6.798.000

6.089

9.300.000

I

Kinh phí tặng quà tới các đối tượng người có công

2.432

3.889.000

1.767

2.863.000

2.654

4.085.000

4.430

6.770.000

6.086

9.272.000

1

Mức 2.000.000 đồng

1.457

2.914.000

1.096

2.192.000

1.431

2.862.000

2.340

4.680.000

3.186

6.372.000

 

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng

2

4.000

0

0

1

2.000

2

4.000

8

16.000

 

- Thương binh, thương binh B, người hưởng chính sách như thương binh tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; bệnh binh tổn thương cơ thể từ 41% trở lên

830

1.660.000

676

1.352.000

800

1.600.000

1.213

2.426.000

1.598

3.196.000

 

- Đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sỹ (bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ)

450

900.000

285

570.000

460

920.000

895

1.790.000

1.300

2.600.000

 

- Người trực tiếp tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học

175

350.000

135

270.000

170

340.000

230

460.000

280

560.000

 

- Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên của thành phố Hà Nội hiện đang được nuôi dưỡng tại 7 trung tâm thuộc các tỉnh liền kề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Mức 1.000.000 đồng

975

975.000

671

671.000

1.223

1.223.000

2.090

2.090.000

2.900

2.900.000

 

- Đại diện gia tộc thờ cúng liêt sỹ (01 liệt sỹ/1 suất quà)

975

975.000

671

671.000

1.223

1.223.000

2.090

2.090.000

2.900

2.900.000

II

Thăm và tặng quà các tổ chức tiêu biểu (Chi tiết theo Phụ lục 2.1)

0

0

0

0

4

64.000

1

16.000

1

16.000

1

Các Trung tâm điều dưỡng người có công các tỉnh liền kề có đối tượng người có công Hà Nội đang được nuôi dưỡng; Hội nạn nhân chất độc da cam thành phố; Ban phục vụ Lễ tang Hà Nội; Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội; các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công của Thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Các đơn vị sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền công nhận sử dụng 30 tổng số lao động trở lên là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh trên địa bàn thành phố Hà Nội

 

 

 

 

4

64.000

1

16.000

1

16.000

3

Ban quản lý các nghĩa trang liệt sỹ thành phố Hà Nội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Tặng quà gia đình người có công tiêu biểu (Mức 6.000.000 đồng)

2

12.000

2

12.000

2

12.000

2

12.000

2

12.000

IV

Tổ chức 06 đoàn lãnh đạo của Thành phố đi thăm, tặng quà tập thể, cá nhân tiêu biểu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STT

Loại đối tượng

Sóc Sơn

Tây Hồ

Thanh Xuân

Cầu Giấy

Hoàng Mai

Long

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

 

Tổng cộng

5.123

8.284.000

1.880

2.962.000

2.748

4.889.000

2.461

4.179.000

4.192

6.932.000

3.469

I

Kinh phí tặng quà tới các đối tượng người có công

5.121

8.272.000

1.877

2.934.000

2.746

4.877.000

2.459

4.167.000

4.185

6.840.000

3.465

1

Mức 2.000.000 đồng

3.151

6.302.000

1.057

2.114.000

2.131

4.262.000

1.708

3.416.000

2.655

5.310.000

2.220

 

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng

3

6.000

2

4.000

1

2.000

1

2.000

2

4.000

3

 

- Thương binh, thương binh B, người hưởng chính sách như thương binh tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; bệnh binh tổn thương cơ thể từ 41% trở lên

1566

3.132.000

670

1.340.000

1320

2.640.000

1120

2.240.000

1526

3.052.000

1185

 

- Đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sỹ (bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ)

1130

2.260.000

290

580.000

535

1.070.000

410

820.000

762

1.524.000

702

 

- Người trực tiếp tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học

452

904.000

95

190.000

275

550.000

177

354.000

365

730.000

330

 

- Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên của thành phố Hà Nội hiện đang được nuôi dưỡng tại 7 trung tâm thuộc các tỉnh liền kề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Mức 1.000.000 đồng

1.970

1.970.000

820

820.000

615

615.000

751

751.000

1.530

1.530.000

1.245

 

- Đại diện gia tộc thờ cúng liêt sỹ (01 liệt sỹ/1 suất quà)

1.970

1.970.000

820

820.000

615

615.000

751

751.000

1.530

1.530.000

1.245

II

Thăm và tặng quà các tổ chức tiêu biểu (Chi tiết theo Phụ lục 2.1)

0

0

1

16.000

0

0

0

0

5

80.000

2

1

Các Trung tâm điều dưỡng người có công các tỉnh liền kề có đối tượng người có công Hà Nội đang được nuôi dưỡng; Hội nạn nhân chất độc da cam thành phố; Ban phục vụ Lễ tang Hà Nội; Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội; các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công của Thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Các đơn vị sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền công nhận sử dụng 30 tổng số lao động trở lên là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh trên địa bàn thành phố Hà Nội

 

 

1

16.000

 

 

 

 

5

80.000

2

3

Ban quản lý các nghĩa trang liệt sỹ thành phố Hà Nội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Tặng quà gia đình người có công tiêu biểu (Mức 6.000.000 đồng)

2

12.000

2

12.000

2

12.000

2

12.000

2

12.000

2

IV

Tổ chức 06 đoàn lãnh đạo của Thành phố đi thăm, tặng quà tập thể, cá nhân tiêu biểu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STT

Loại đối tượng

Biên

Sơn Tây

Ba Vì

ng Hòa

Quốc Oai

Thanh

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

 

Tổng cộng

5.729.000

2.785

4.499.000

6.559

10.026.000

5.053

7.514.000

4.393

6.953.000

4.068

I

Kinh phí tặng quà tới các đối tượng người có công

5.685.000

2.783

4.487.000

6.557

10.014.000

5.051

7.502.000

4.391

6.941.000

4.066

1

Mức 2.000.000 đồng

4.440.000

1.704

3.408.000

3.457

6.914.000

2.451

4.902.000

2.550

5.100.000

2.096

 

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng

6.000

3

6.000

10

20.000

4

8.000

5

10.000

 

 

- Thương binh, thương binh B, người hưởng chính sách như thương binh tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; bệnh binh tổn thương cơ thể từ 41% trở lên

2.370.000

887

1.774.000

1.888

3.776.000

1350

2.700.000

1112

2.224.000

1.091

 

- Đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sỹ (bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ)

1.404.000

460

920.000

1.230

2.460.000

715

1.430.000

717

1.434.000

607

 

- Người trực tiếp tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học

660.000

354

708.000

329

658.000

382

764.000

716

1.432.000

398

 

- Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên của thành phố Hà Nội hiện đang được nuôi dưỡng tại 7 trung tâm thuộc các tỉnh liền kề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Mức 1.000.000 đồng

1.245.000

1.079

1.079.000

3.100

3.100.000

2.600

2.600.000

1.841

1.841.000

1.970

 

- Đại diện gia tộc thờ cúng liêt sỹ (01 liệt sỹ/1 suất quà)

1.245.000

1.079

1.079.000

3.100

3.100.000

2.600

2.600.000

1.841

1.841.000

1.970

II

Thăm và tặng quà các tổ chức tiêu biểu (Chi tiết theo Phụ lục 2.1)

32.000

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

Các Trung tâm điều dưỡng người có công các tỉnh liền kề có đối tượng người có công Hà Nội đang được nuôi dưỡng; Hội nạn nhân chất độc da cam thành phố; Ban phục vụ Lễ tang Hà Nội; Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội; các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công của Thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Các đơn vị sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền công nhận sử dụng 30 tổng số lao động trở lên là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh trên địa bàn thành phố Hà Nội

32.000

0

0

0

0

 

 

 

 

 

3

Ban quản lý các nghĩa trang liệt sỹ thành phố Hà Nội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Tặng quà gia đình người có công tiêu biểu (Mức 6.000.000 đồng)

12.000

2

12.000

2

12.000

2

12.000

2

12.000

2

IV

Tổ chức 06 đoàn lãnh đạo của Thành phố đi thăm, tặng quà tập thể, cá nhân tiêu biểu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STT

Loại đối tượng

Oai

Mỹ Đức

Thường Tín

Đan Phượng

Hoài

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

 

Tổng cộng

6.174.000

3.868

5.954.000

4.694

7.246.000

3.422

5.103.000

4.180

I

Kinh phí tặng quà tới các đối tượng người có công

6.162.000

3.866

5.942.000

4.692

7.234.000

3.420

5.091.000

4.178

1

Mức 2.000.000 đồng

4.192.000

2.076

4.152.000

2.542

5.084.000

1.671

3.342.000

2.048

 

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng

0

1

2.000

3

6.000

1

2.000

3

 

- Thương binh, thương binh B, người hưởng chính sách như thương binh tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; bệnh binh tổn thương cơ thể từ 41% trở lên

2.182.000

1210

2.420.000

1.383

2.766.000

890

1.780.000

1060

 

- Đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sỹ (bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ)

1.214.000

650

1.300.000

671

1.342.000

600

1.200.000

770

 

- Người trực tiếp tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học

796.000

215

430.000

485

970.000

180

360.000

215

 

- Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên của thành phố Hà Nội hiện đang được nuôi dưỡng tại 7 trung tâm thuộc các tỉnh liền kề

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Mức 1.000.000 đồng

1.970.000

1.790

1.790.000

2.150

2.150.000

1.749

1.749.000

2.130

 

- Đại diện gia tộc thờ cúng liêt sỹ (01 liệt sỹ/1 suất quà)

1.970.000

1.790

1.790.000

2.150

2.150.000

1.749

1.749.000

2.130

II

Thăm và tặng quà các tổ chức tiêu biểu (Chi tiết theo Phụ lục 2.1)

0

0

0

0

0

0

0

0

1

Các Trung tâm điều dưỡng người có công các tỉnh liền kề có đối tượng người có công Hà Nội đang được nuôi dưỡng; Hội nạn nhân chất độc da cam thành phố; Ban phục vụ Lễ tang Hà Nội; Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội; các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công của Thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Các đơn vị sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền công nhận sử dụng 30 tổng số lao động trở lên là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh trên địa bàn thành phố Hà Nội

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Ban quản lý các nghĩa trang liệt sỹ thành phố Hà Nội

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Tặng quà gia đình người có công tiêu biểu (Mức 6.000.000 đồng)

12.000

2

12.000

2

12.000

2

12.000

2

IV

Tổ chức 06 đoàn lãnh đạo của Thành phố đi thăm, tặng quà tập thể, cá nhân tiêu biểu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STT

Loại đối tượng

Đức

Hà Đông

Chương Mỹ

Phú Xuyên

Phúc

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

 

Tổng cộng

6.238.000

4.388

7.240.000

5.211

8.099.000

5.354

8.146.000

5.103

I

Kinh phí tặng quà tới các đối tượng người có công

6.226.000

4.382

7.164.000

5.208

8.071.000

5.352

8.134.000

5.101

1

Mức 2.000.000 đồng

4.096.000

2.782

5.564.000

2.863

5.726.000

2.782

5.564.000

2.501

 

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng

6.000

0

0

1

2.000

1

2.000

4

 

- Thương binh, thương binh B, người hưởng chính sách như thương binh tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; bệnh binh tổn thương cơ thể từ 41% trở lên

2.120.000

1697

3.394.000

1430

2.860.000

1.496

2.992.000

1.680

 

- Đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sỹ (bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ)

1.540.000

600

1.200.000

910

1.820.000

905

1.810.000

501

 

- Người trực tiếp tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học

430.000

485

970.000

522

1.044.000

380

760.000

316

 

- Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên của thành phố Hà Nội hiện đang được nuôi dưỡng tại 7 trung tâm thuộc các tỉnh liền kề

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Mức 1.000.000 đồng

2.130.000

1.600

1.600.000

2.345

2.345.000

2.570

2.570.000

2.600

 

- Đại diện gia tộc thờ cúng liêt sỹ (01 liệt sỹ/1 suất quà)

2.130.000

1.600

1.600.000

2.345

2.345.000

2.570

2.570.000

2.600

II

Thăm và tặng quà các tổ chức tiêu biểu (Chi tiết theo Phụ lục 2.1)

0

4

64.000

1

16.000

0

0

0

1

Các Trung tâm điều dưỡng người có công các tỉnh liền kề có đối tượng người có công Hà Nội đang được nuôi dưỡng; Hội nạn nhân chất độc da cam thành phố; Ban phục vụ Lễ tang Hà Nội; Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội; các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công của Thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Các đơn vị sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền công nhận sử dụng 30 tổng số lao động trở lên là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh trên địa bàn thành phố Hà Nội

 

4

64.000

1

16.000

 

 

 

3

Ban quản lý các nghĩa trang liệt sỹ thành phố Hà Nội

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Tặng quà gia đình người có công tiêu biểu (Mức 6.000.000 đồng)

12.000

2

12.000

2

12.000

2

12.000

2

IV

Tổ chức 06 đoàn lãnh đạo của Thành phố đi thăm, tặng quà tập thể, cá nhân tiêu biểu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

STT

Loại đối tượng

Thọ

Thạch Thất

Mê Linh

SỞ LĐTBXH

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

Người

Tiền (1.000đ)

 

Tổng cộng

7.614.000

4.561

7.602.000

4.400

7.123.000

173

645.000

I

Kinh phí tặng quà tới các đối tượng người có công

7.602.000

4.559

7.590.000

4.398

7.111.000

142

284.000

1

Mức 2.000.000 đồng

5.002.000

3.031

6.062.000

2.713

5.426.000

142

284.000

 

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng

8.000

1

2.000

3

6.000

 

0

 

- Thương binh, thương binh B, người hưởng chính sách như thương binh tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; bệnh binh tổn thương cơ thể từ 41% trở lên

3.360.000

1.330

2.660.000

1.402

2.804.000

4

8.000

 

- Đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sỹ (bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ)

1.002.000

650

1.300.000

1.044

2.088.000

60

120.000

 

- Người trực tiếp tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học

632.000

1.050

2.100.000

264

528.000

 

 

 

- Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên của thành phố Hà Nội hiện đang được nuôi dưỡng tại 7 trung tâm thuộc các tỉnh liền kề

 

 

 

 

 

78

156.000

2

Mức 1.000.000 đồng

2.600.000

1.528

1.528.000

1.685

1.685.000

0

0

 

- Đại diện gia tộc thờ cúng liêt sỹ (01 liệt sỹ/1 suất quà)

2.600.000

1.528

1.528.000

1.685

1.685.000

 

0

II

Thăm và tặng quà các tổ chức tiêu biểu (Chi tiết theo Phụ lục 2.1)

0

0

0

0

0

19

289.000

1

Các Trung tâm điều dưỡng người có công các tỉnh liền kề có đối tượng người có công Hà Nội đang được nuôi dưỡng; Hội nạn nhân chất độc da cam thành phố; Ban phục vụ Lễ tang Hà Nội; Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội; các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công của Thành phố

 

 

 

 

 

16

256.000

2

Các đơn vị sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền công nhận sử dụng 30 tổng số lao động trở lên là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh trên địa bàn thành phố Hà Nội

 

 

 

 

 

0

0

3

Ban quản lý các nghĩa trang liệt sỹ thành phố Hà Nội

 

 

 

 

 

 

 

III

Tặng quà gia đình người có công tiêu biểu (Mức 6.000.000 đồng)

12.000

2

12.000

2

12.000

 

0

IV

Tổ chức 06 đoàn lãnh đạo của Thành phố đi thăm, tặng quà tập thể, cá nhân tiêu biểu

 

 

 

 

 

12

72.000

 

Phụ lục 2.1

DANH SÁCH THĂM TẶNG QUÀ CÁC TỔ CHỨC TIÊU BIỂU NHÂN DỊP KỶ NIỆM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ 27/7/2024
(Kèm theo Kế hoạch số    /KH-UBND ngày tháng năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

 

STT

Danh sách đơn vị

Địa chỉ

Mức chi /1 đơn vị

Ghi chú

 

Tổng cộng (A+B)

 

753.000

 

A

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội

 

289.000

 

I

Các Trung tâm điều dưỡng người có công các tỉnh liền kề có đối tượng người có công của Hà Nội đang được nuôi dưỡng và các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công Thành phố

 

256.000

 

1

Các Trung tâm điều dưỡng người có công các tỉnh liền kề

 

112.000

 

1.1

Trung tâm điều dưỡng người có công Thuận Thành

Ninh Xá - Thuận Thành - Bắc Ninh

16.000

 

1.2

Trung tâm điều dưỡng người có công Lạng Giang

Thái Đào - Lạng Giang - Bắc Giang

16.000

 

1.3

Trung tâm điều dưỡng người có công Nho Quan

Đồng Phong - Nho Quan - Ninh Bình

16.000

 

1.4

Trung tâm điều dưỡng người có công Duy Tiên

Yên Nham - Duy Tiên - Hà Nam

16.000

 

1.5

Trung tâm điều dưỡng người có công Phú Thọ

Hà Thạch - Phú Thọ - Phú Thọ

16.000

 

1.6

Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng

Ba Sao - Kim Bảng - Hà Nam

16.000

 

1.7

Trung tâm điều dưỡng người có công Bắc Giang

Quế Nham - Tân Yên - Bắc Giang

16.000

 

2

Làng Hữu nghị Việt Nam

An Trai- Vân Canh- Hoài Đức- Hà Nội

16.000

 

3

Các đơn vị, các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng đối tượng người có công thành phố Hà Nội

 

128.000

 

3.1

Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công Hà Nội

Thanh Bình- Hà Đông

16.000

 

3.2

Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội

Viên An - ứng Hòa

16.000

 

3.3

Trung tâm điều dưỡng người có công số I

Thanh Thủy - Phú Thọ

16.000

 

3.4

Trung tâm điều dưỡng người có công số II

Biên Giang - Hà Đông

16.000

 

3.5

Trung tâm điều dưỡng người có công so III

Kim Sơn - Sơn Tây

16.000

 

3.6

Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/ dioxin thành phố Hà Nội

Thôn Muỗi- Yên Bài - Ba Vì

16.000

 

3.7

Hội nạn nhân chất độc da cam Thành phố

Cung Trí Thức- Trần Thái Tông- Cầu Giấy

16.000

 

3.8

Ban phục vụ lễ tang Hà Nội

Phùng Hưng - Hoàn Kiếm

16.000

 

 

 

 

 

33.000

 

1

Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ Nhổn

Tây Tựu - Từ Liêm

11.000

 

2

Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ Ngọc Hồi

Ngọc Hồi - Thanh Trì

11.000

 

3

Ban quản lý nghĩa trang Mai Dịch

Mai Dịch - Cầu Giấy

11.000

 

B

Các quận, huyện, thị xã (các đơn vị sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền công nhận sử dụng 30 tổng số lao động trở lên là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh trên địa bàn thành phố Hà Nội

 

464.000

 

I

Quận Hoàn Kiếm

 

16.000

 

1

Công ty cổ phần Công Minh Mỹ Việt thương binh 27-7

Số 58B Bà Triệu- Hoàn Kiếm

16.000

 

II

Quận Ba Đình

 

112.000

 

1

Hợp tác xã vận tải 27/7 Ba Đình

Hoàng Hoa Thám - Ba Đình

16.000

 

2

Công ty cổ phần Cựu chiến binh Đại Dương

Trúc Bạch - Ba Đình

16.000

 

3

Công ty cổ phần Quảng cáo Hà Thái

14 Nguyễn Trường Tộ - Ba Đình

16.000

 

4

Công ty TNHH Quảng cáo Ngọc Hà

649 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình

16.000

 

5

Công ty Cổ phần Thành Luân

279 B Đội Cấn - Ngọc Hà - Ba Đình

16.000

 

6

Công ty TNHH Hà Thái

14 Nguyễn Trường Tộ - Ba Đình

16.000

 

7

Công ty TNHH Hòa Bình

Đội Cấn - Ba Đình

16.000

 

III

Quận Đống Đa

 

16.000

 

1

Công ty cổ phần sản xuất và TM Cựu chiến binh

2/29 Xã Đàn - Đống Đa

16.000

 

IV

Quận Hai Bà Trưng

 

16.000

 

1

Xưởng sản xuất thương binh Hai Bà Trưng

Số 342 Phố Huế - Hai Bà Trưng

16.000

 

V

Quận Hà Đông

 

64.000

 

1

Công ty TNHH Thương binh và người tàn tật 3-2

Số 10 Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông

16.000

 

2

Doanh nghiệp tư nhân Hà Hải

18 Lê Trọng Tấn - La Khê

16.000

 

3

Công ty TNHH dịch vụ thương mại vận tải Hà Cầu-Thăng Long

Khu c phường Hà cầu - Hà Đông

16.000

 

4

Công ty Cổ phần Vận chuyển bệnh nhân NCC 27/7

Số 31 ngõ 1 phố Văn La - Phú La - Hà Đôn

16.000

 

VI

Quận Hoàng Mai

 

80.000

 

1

Hợp tác xã thương binh 19/12

Tổ 28B Yên Sở - Hoàng Mai

16.000

 

2

Công ty cổ phần dịch vụ - thương mại xuất nhập khẩu Nam Á

Tổ 15 Yên Sở - Hoàng Mai

16.000

 

3

Công ty TNHH thương mại Thịnh Sơn

Hoàng Văn Thụ - Hoàng Mai

16.000

 

 

 

 

 

16.000

 

5

Công ty cổ phần thương binh nặng Hà Nội

Biệt thự số 04 dãy A Lô TT3 Linh Đàm - Hoàng Liệt - Hoàng Mai

16.000

 

VII

Quận Long Biên

 

32.000

 

1

Hợp tác xã Công nghiệp 20/10 Long Biên

Số 682 Ngọc Lâm - Long Biên

16.000

 

2

Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Sao Đỏ

Ngọc Lâm - Long Biên

16.000

 

VIII

Huyện Đông Anh

 

16.000

 

1

Hợp tác xã sản xuất vật liệu xây dựng Thương binh Phúc Lâm Đông Anh

Mai Lâm - Đông Anh

16.000

 

XIX

Huyện Gia Lâm

 

16.000

 

1

Hợp tác xã thương binh 22/12 Gia Lâm

Văn Đức - Gia Lâm

16.000

 

X

Huyện Thanh Trì

 

64.000

 

1

Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ tổng hợp thương binh 10/10

Thị trấn Văn Điển- Thanh Trì

16.000

 

2

Công ty TNHH thương binh Thanh Trì

Tả Thanh Oai - Thanh Trì

16.000

 

3

Công ty TNHH Xây dựng TMDV tổng hợp Thăng Long

Đội 7, xã Tả Thanh Oai - Thnah Trì

16.000

 

4

Công ty Cổ phần thương binh Trường Sơn Tây Nguyên

Thôn 1, Đông Mỹ - Thanh Trì

16.000

 

XI

Quận Tây Hồ

 

16.000

 

1

Doanh nghiệp tư nhân Xí nghiệp nhiệt lạnh Hà Nội

Số 212 Nghi Tàm - Yên Phụ - Tây Hồ

16.000

 

XII

Huyện Chương Mỹ

 

16.000

 

1

Công ty Cổ phần thương binh 19/8

Km 20 quốc lộ 6, Chúc Sơn - Chương Mỹ

16.000

 

 

Phụ lục 2.2

BIỂU PHÂN BỔ DỰ TOÁN QUÀ 27/7/2024

 

Đơn vị tính: nghìn đồng

STT

ĐƠN VỊ

TỔNG CỘNG

Mức 6000

Mức 2.000

Mức 500

Thăm hỏi, tặng quà…

 

 

Số người

Kinh phí

Số người

Kinh phí

Số người

Kinh phí

Số người

Kinh phí

Số đơn vị

Kinh phí

 

Tổng cộng

173

645.000

12

72.000

142

284.000

-

-

 

289.000

1

Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng NCC số 2 Hà Nội

60

120.000

 

 

60

120.000

 

-

 

 

2

Trung tâm Điều dưỡng NCC số II Hà Nội

4

8.000

 

 

4

8.000

 

-

 

 

3

VP sở

109

517.000

12

72.000

78

156.000

 

-

19

289.000

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi