Kế hoạch 64-KH/TWĐTN-CTTN 2023 tổ chức các hoạt động hè dành cho thiếu nhi

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Kế hoạch 64-KH/TWĐTN-CTTN

Kế hoạch 64-KH/TWĐTN-CTTN của Ban Chấp hành Trung ương tổ chức các hoạt động hè dành cho thiếu nhi năm 2023
Cơ quan ban hành: Ban Chấp hành Trung ươngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:64-KH/TWĐTN-CTTNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Kế hoạchNgười ký:Nguyễn Phạm Duy Trang
Ngày ban hành:12/05/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

***

Số: 64-KH/TWDTN-CTTN

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

__________________

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2023

KẾ HOẠCH

Tổ chức các hoạt động hè dành cho thiếu nhi năm 2023

----------

Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2023, chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2022 - 2023; căn cứ Kế hoạch số 46-KH/TWĐTN-CNĐT ngày 14/4/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc tổ chức chiến dịch thanh niên tình nguyện hè; hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2023, Ban Bí thư Trung ương Đoàn ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hè dành cho thiếu nhi năm 2023, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2023; tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các phương thức hoạt động hè cho thiếu nhi, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh cho các em.

2. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống xâm hại, tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em. Nâng cao hiệu quả các hoạt động tuyên truyền của tổ chức Đoàn, Đội tại địa phương, góp phần truyền tải các thông điệp, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.

3. Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên, cán bộ phụ trách thiếu nhi trong tổ chức các hoạt động hè cho thiếu niên, nhi đồng; vận động nguồn lực xã hội tổ chức tốt các hoạt động chăm lo cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn đảm bảo cho các em có một mùa hè vui khỏe, ý nghĩa.

4. Hoạt động đảm bảo được tổ chức thiết thực, hiệu quả, an toàn, có tính lan tỏa rộng rãi tới mọi đối tượng thiếu nhi; chuẩn bị chu đáo cả về nội dung và phương thức tổ chức.

II. THỜI GIAN TRIỂN KHAI

1. Thời gian tổ chức các hoạt động hè: Từ ngày 01/6 đến ngày 31/8/2023.

2. Chương trình khai mạc hè và hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2023

- Cấp Trung ương: tổ chức ngày 28/5/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Các tỉnh, thành phố: tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 25/5 đến ngày 03/6/2023.

3. Ngày cao điểm chiến sĩ tình nguyện “Vì đàn em thân yêu” năm 2023: tổ chức đồng loạt vào ngày 11/6/2023 (Chủ nhật).

4. Thời gian tổ chức tổng kết các hoạt động hè

- Cấp Trung ương: dự kiến tổ chức tổng kết các hoạt động hè ngày 27/8/2023.

- Các tỉnh, thành phố: chủ động tổ chức tổng kết các hoạt động hè tại địa phương từ cuối tháng 8/2023 đến trước khi bắt đầu năm học mới 2023 - 2024.

III. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN

1. Hỗ trợ cho ít nhất 350.000 thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.

2. Tổ chức 12.000 hoạt động tuyên truyền về phòng, chống đuối nước, tai nạn thương tích, phòng, chống xâm hại trẻ em.

3. Tổ chức 10.000 hoạt động tuyên truyền về Luật trẻ em, các chính sách pháp luật liên quan đến trẻ em.

4. Tổ chức 1.000 trại hè, trại kỹ năng dành cho thiếu nhi.

5. Tổ chức 5.000 lớp bồi dưỡng năng khiếu cho thiếu nhi

6. Tổ chức 1.500 lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ chỉ huy Đội.

7. Tổ chức 5.000 lớp dạy bơi miễn phí dành cho thiếu nhi.

8. Vận động, trao tặng 150 bể bơi di động, bể bơi cố định.

9. Xây dựng và trao tặng 250 nhà khăn quàng đỏ cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.

IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Công tác tuyên truyền

- Các cấp bộ Đoàn, Đội chủ động phối hợp với các ngành có liên quan tại địa phương triển khai tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tuyên truyền các hoạt động hè do tổ chức Đoàn, Hội, Đội các cấp tổ chức, nhất là các hoạt động trong Tháng hành động Vì trẻ em năm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tn hại trẻ em ”. Đa dạng hóa phương thức tuyên truyền, đặc biệt trên các kênh thông tin, mạng xã hội của tổ chức Đoàn, Hội, Đội; phát huy hiệu quả của hệ thống truyền thanh cấp xã.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng của trẻ em, gia đình, cộng đồng về tham gia không gian mạng an toàn; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đuối nước, tai nạn giao thông; thông báo, tố giác các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em, bóc lột sức lao động trẻ em. Tuyên truyền tới các khu dân cư, gia đình có trẻ em về các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp để bảo vệ trẻ em kịp thời, hiệu quả, nhất là phòng chống xâm hại tình dục và bạo lực trẻ em.

- Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật Trẻ em, các chính sách pháp luật liên quan đến trẻ em cho đội ngũ cán bộ, đoàn viên, phụ trách đội, thanh thiếu nhi, phụ huynh học sinh, người chăm sóc trẻ em.

- Tuyên truyền các thông điệp và khẩu hiệu truyền thông của Tháng hành động vì trẻ em, đồng thời, khẳng định vai trò của tổ chức Đoàn trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, tập trung tuyên truyền một số khẩu hiệu sau:

+ Toàn Đoàn đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu

+ Chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho mọi trẻ em.

+ Phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em là bảo đảm quyền được sống của trẻ em.

+ Hãy cho trẻ em học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

+ Gọi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 để thông báo mọi hành vi xâm hại trẻ em.

+ Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động.

+ Gia đình, nhà trường cùng đồng hành để trẻ em được an toàn trên môi trường mạng.

+ Không gian mạng an toàn, công dân số tương lai.

+ Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng.

+ Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.

2. Tổ chức các hoạt động giáo dục, vui chơi, giải trí, trang bị kỹ năng cho thiếu nhi

- Phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo, lao động - thương binh và xã hội và chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tiếp nhận, quản lý, tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu nhi tại địa bàn dân cư và bàn giao thiếu nhi trở lại nhà trường sau dịp hè. Phối hợp với ngành công an triển khai Kế hoạch số 26/KH - BCA- C07 ngày 19/01/2023 của Bộ Công an về việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống đuối nước trẻ em của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2023 - 2030. Phối hợp với ngành văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức các hoạt động hưởng ứng phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng chống đuối nước cũng như trong chỉ đạo kiểm tra, rà soát việc xây dựng, bảo dưỡng hệ thống bể bơi tại các thiết chế thể dục, thể thao tại địa phương; đề xuất các cơ sở dịch vụ thể thao, du lịch có bể bơi hỗ trợ các lớp dạy bơi an toàn trong môi trường nước cho thiếu nhi.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức lối sống, các hoạt động vui chơi, giải trí; các hoạt động bồi dưỡng năng khiếu văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; các hoạt động trải nghiệm, nâng cao năng lực ngoại ngữ dành cho thiếu nhi. Đầu tư tổ chức các chương trình trải nghiệm, trại hè, chương trình giáo dục kỹ năng cho thiếu nhi như: “Học kỳ quân đội ”, “Học làm chiến sĩ công an”, “Hành trình đi để biết, học để sống ”, “Kỳ hè phiêu lưu ký, học làm người nông dân... Chủ động kết nối các đội hình thanh niên, sinh viên tình nguyện tại địa phương hỗ trợ các em thiếu nhi ôn bài, học tập, tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng, sân chơi mang tính giáo dục cao.

- Tổ chức các hoạt động trang bị kỹ năng an toàn, tự bảo vệ và kỹ năng thoát hiểm khi gặp tình huống khẩn cấp; kỹ năng an toàn trên môi trường mạng cho thiếu nhi. Hướng dẫn thiếu nhi biết và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Thành lập, phát huy hiệu quả vai trò của các đội hình thanh niên tình nguyện tại chỗ trên địa bàn dân cư thông qua việc triển khai các hoạt động kiểm tra, rà soát, cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các khu vực có nguy cơ cao dẫn đến đuối nước, tai nạn thương tích cho trẻ em. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn bố, mẹ, người chăm sóc trẻ em kiến thức, kỹ năng trong phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước. Phân công cán bộ thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em tại địa phương, cơ sở.

- Phát huy vai trò của hệ thống Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi trong hỗ trợ các cơ sở đoàn tại địa bàn dân cư tổ chức các hoạt động hè dành cho thiếu nhi; hướng dẫn phương pháp, nghiệp vụ, kỹ năng tổ chức hoạt động cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Đội tại cơ sở. Phối hợp với các cơ sở Đoàn tổ chức trang bị kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước và dạy bơi cho các em thiếu nhi đang sinh hoạt tại đơn vị.

3. Tổ chức các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, phát huy quyền tham gia của trẻ em

- Chuẩn bị, tổ chức tốt các hoạt động tại Ngày cao điểm chiến sĩ tình nguyện “Vì đàn em thân yêu ” năm 2023.

- Vận động nguồn lực xã hội hóa tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn; thiếu nhi ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thiếu nhi là con thanh niên công nhân; thiếu nhi trong các mái ấm, nhà mở, các Trung tâm bảo trợ trẻ em. Tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý; hoạt động chăm sóc, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho thiếu nhi, đặc biệt, là thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi mồ côi do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Phối hợp với Hội Chữ Thập đỏ, Hội Bảo vệ quyền trẻ em tại các địa phương tổ chức các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

- Vận động nguồn lực xây dựng các điểm sinh hoạt, vui chơi cho thiếu nhi; công trình “Nhà vệ sinh cho em ”; công trình “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội”; nhà “Khăn quàng đỏ”; đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình trường, lớp học, nhà bán trú... Phối hợp với các ngành có liên quan, quan tâm hỗ trợ, trang bị cơ sở vật chất, vận động nguồn lực xã hội hóa xây dựng các bể bơi nhân tạo, bể bơi mini, bể bơi thông minh để dạy bơi cho trẻ em. Vận động các tổ chức, cá nhân tặng quà, đồ dùng học tập, phương tiện đến trường, học bổng giúp các em thiếu nhi có điều kiện học tập, sinh hoạt, chuẩn bị bước vào năm học mới.

- Phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức các hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề của trẻ em, lấy ý kiến, nguyện vọng trẻ em thông qua mô hình “Hội đồng trẻ em ”, diễn đàn trẻ em, câu lạc bộ quyền trẻ em... Phát huy vai trò của Câu lạc bộ tư vấn, trợ giúp trẻ em các cấp trong tổ chức các hoạt động tư vấn, trợ giúp trẻ em trong các vụ việc có liên quan đến trẻ em và tổ chức các chiến dịch truyền thông hành động bảo vệ trẻ em. Tham mưu tổ chức các hoạt động để đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, lãnh đạo địa phương gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.

- Tổ chức các chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam’”; tuyên dương thiếu nhi có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.

4. Tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ phụ trách Đội, chỉ huy Đội và thiếu nhi

- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng công tác cho đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội. Chú trọng các chuyên đề tập huấn có tính mới, đáp ứng được đòi hỏi của công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu nhi hiện nay.

- Tổ chức các lớp tập huấn, trại huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chỉ huy Đội, phụ trách Sao nhi đồng; phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức các hoạt động trang bị kiến thức, kỹ năng cho các nhóm thiếu nhi nòng cốt tham gia Hội đồng trẻ em cấp tỉnh, cấp huyện; các em thiếu nhi là đại biểu tham dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em ” lần thứ I - năm 2023.

- Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động và phát huy vai trò của các thành viên tham gia Hội đồng Huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội cấp tỉnh trong tham mưu tổ chức, hỗ trợ cơ sở tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, huấn luyện cho đội ngũ cán bộ phụ trách Đội và chỉ huy Đội; lựa chọn đại biểu tham gia Trại Huấn luyện Kim Đồng toàn quốc đảm bảo về số lượng và chất lượng.

5. Một số hoạt động cấp Trung ương trong hè năm 2023

- Chương trình khai mạc hè và hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 vào ngày 28/5/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi kỷ niệm 50 năm lãnh tụ Cuba Fidel Castro đến thăm vùng giải phóng miền nam Việt Nam tại Quảng Trị (9/1973-9/2023). Phát động Cuộc thi vào ngày 28/5/2023, tổng kết và trao giải Cuộc thi trong tháng 9/2023.

- Ngày hội “Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm ” tại các tỉnh, thành phố: Thanh Hoá, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Hà Nội, Đắk Lắk.

- Chương trình “Tuổi trẻ Việt Nam - Rèn đức luyện tài, dẫn dắt tương lai ” tại các tỉnh: Tây Ninh, Kiên Giang, Thái Bình, An Giang, Bình Định, Hà Tĩnh.

- Vòng chung kết toàn quốc sân chơi “Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới” vào ngày 01/6/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ngày cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện vì đàn em thân yêu ” cấp Trung ương vào ngày 11/6/2023 tại tỉnh Hà Giang.

- Ngày hội sắc màu năm 2023 - Cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi với chủ đề “Thiếu nhi Việt Nam - Làm Nghìn việc tốt” từ tháng 6 đến tháng 8/2023.

- Trại huấn luyện Kim Đồng toàn quốc khu vực miền Bắc tại tỉnh Nghệ An; khu vực miền Nam tại tỉnh Bình Dương trong tháng 7/2023.

- Ngày hội thiếu nhi với văn hóa các dân tộc Việt Nam tại 3 khu vực: miền Bắc tại tỉnh Hà Giang, miền Trung tại tỉnh Nghệ An, miền Nam tại tỉnh Bình Phước. Tổ chức trong tháng 8/2023.

- Liên hoan Chỉ huy Đội giỏi toàn quốc lần thứ IV năm 2023, dự kiến tổ chức từ ngày 01/8 đến ngày 03/8/2023 tại Thành phố Đà Nng.

- Tổng kết các hoạt động hè năm 2023 cho thiếu nhi, dự kiến ngày 27/8/2023 tại Thành phố Hà Nội.

- Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em ” lần thứ I năm 2023, dự kiến vào đầu tháng 9/2023 tại Thành phố Hà Nội.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cấp Trung ương

- Giao Ban Công tác Thiếu nhi - Thường trực Hội đồng Đội Trung ương là đơn vị thường trực tham mưu Ban Bí thư Trung ương Đoàn chỉ đạo triển khai hiệu quả các hoạt động hè cấp Trung ương; định hướng hoạt động cơ sở; tham mưu báo cáo kết quả triển khai các hoạt động hè dành cho thiếu nhi năm 2023.

- Văn phòng và các Ban phong trào Trung ương Đoàn: Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trong cụm phụ trách triển khai các nội dung theo Kế hoạch, đồng thời tổ chức các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu nhi lồng ghép trong các chương trình, hoạt động của ban, đơn vị trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện Hè.

- Các cơ quan báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình trực thuộc Trung ương Đoàn tập trung các tuyến tin, bài viết tuyên truyền, lan tỏa rộng rãi các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu nhi của tổ chức Đoàn, Hội, Đội các cấp. Tổ chức các hoạt động giáo dục thiếu nhi thông qua các ấn phẩm sách, báo và các hoạt động trang bị kỹ năng, các sân chơi, cuộc thi dành cho thiếu nhi. Phối hợp với Ban Công tác Thiếu nhi - Thường trực Hội đồng Đội Trung ương tổ chức các chương trình tọa đàm, diễn đàn, hoạt động tuyên truyền, tư vấn tâm lý, phòng chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em.

- Các trung tâm sự nghiệp trực thuộc Trung ương Đoàn căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thiếu nhi; tập trung tổ chức các hoạt động tuyên truyền, các sân chơi thiếu nhi, các lớp trang bị kỹ năng thực hành xã hội, phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em trong dịp hè.

2. Các tỉnh, thành phố

- Trên cơ sở Kế hoạch này, Ban Thường vụ các tỉnh, thành đoàn, Hội đồng Đội các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động hè phù hợp với tình hình, điều kiện tại địa phương.

- Ban Thường vụ các tỉnh, thành đoàn, Hội đồng Đội các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hà Giang, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Cà Mau, Đắk Lắk, Tây Ninh, Kiên Giang, Thái Bình, An Giang, Bình Định, Bình Dương tham mưu, báo cáo lãnh đạo địa phương và phối hợp với Hội đồng Đội Trung ương đăng cai tổ chức tốt các hoạt động theo Kế hoạch.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hoạt động trên các kênh truyền thông của địa phương, đơn vị góp phần tạo sự lan tỏa rộng rãi trong đội viên, thiếu nhi và toàn xã hội.

- Các đơn vị đăng ký thực hiện các chỉ tiêu, công trình phần việc dành cho thiếu nhi trong dịp hè trước ngày 25/5/2023 (theo biểu mẫu gửi kèm); gửi báo cáo kết quả triển khai thực hiện các hoạt động hè về Trung ương Đoàn qua Hội đồng Đội Trung ương trước ngày 20/8/2023.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức các hoạt động hè dành cho thiếu nhi năm 2023, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đề nghị Ban Thường vụ các tỉnh, thành đoàn, Hội đồng Đội các tỉnh, thành nghiên cứu, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn triển khai hiệu quả các nội dung hoạt động.

Nơi nhận:

- Đ/c Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư TW Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; (để báo cáo)

- Đ/c Nguyễn Quang Dương, Ủy viên BCH TW Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức TW; (để báo cáo)

- Đ/c Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên BCH

TW Đảng, Phó Chánh Văn phòng TT Văn phòng TW Đảng; (để báo cáo)

- Đ/c Hoàng Văn Trà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban

Kiểm tra Trung ương; (để báo cáo)

- Đ/c Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo

Trung ương; (để báo cáo)

- Ban Tổ chức, Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo;

VP Trung ương Đảng; VP Chủ tịch Nước; Văn phòng Chính phủ; (để báo cáo)

- Ủy ban Quốc gia về trẻ em; (để báo cáo)

- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; (để báo cáo)

- Bộ Công an; Bộ GD&ĐT; Bộ LĐ-TB&XH; Bộ VH,TT&DL; UBND các tỉnh, thành phố (để phối hợp chỉ đạo);

- Ban Bí thư TW Đoàn;

- Trung ương Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam;

- Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam;

- Cục Trẻ em, Bộ Bộ LĐ-TB&XH; Quỹ Bảo trợ

Trẻ em Việt Nam;

- Các ban, đơn vị thuộc TW Đoàn (để t/h);

- Ban Thường vụ các tỉnh, thành đoàn (để t/h);

- Hội đồng Đội các tỉnh, thành phố (để t/h);

- Các Cung, Nhà Thiếu nhi, TTHĐ TTN (để t/h);

- Lưu VP, CTTN.

TM. BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐOÀN

BÍ THƯ

Nguyễn Phạm Duy Trang

Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi