Kế hoạch 235/KH-UBND Hà Nội 2018 triển khai công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2019

thuộc tính Kế hoạch 235/KH-UBND

Kế hoạch 235/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc triển khai công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2019
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:235/KH-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Kế hoạch
Người ký:Ngô Văn Quý
Ngày ban hành:24/12/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Hôn nhân gia đình
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

Số: 235/KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2018

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC DÂN SỐ - KHHGĐ NĂM 2019

Căn cứ Quyết định số 6688/QĐ-UBND ngày 07/12/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc: Giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2019 của thành phố Hà Nội. Đthực hiện có kết quả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2019 của Thành phố ngay từ đầu năm, UBND Thành phố triển khai Kế hoạch công tác Dân số - KHHGĐ năm 2019 như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mc tiêu

Ổn định quy mô dân số, duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân svà chăm sóc sức khỏe người cao tui; góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Thành phố.

2. Chỉ tiêu

- Giảm tỷ suất sinh thô: 0,1 ‰ so với năm 2018 (phụ lục 1)

- Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên: 0,1 % so với năm 2018 (phụ lục 1)

- Tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ tăng thêm: 6%; (phụ lục 1)

- Tỷ lệ sàng lọc trước sinh (% số bà mẹ mang thai): 78 % (phụ lục 2)

- Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh (% số trẻ sơ sinh ): 85% (phụ lục 2)

- Tỷ số giới tính khi sinh: không quá 113 trẻ trai/100 trẻ gái;

- Số người áp dụng BPTT mới: 360.290 người (phụ lục 3)

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành

- Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng về thực hiện chính sách dân số: Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới; Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 74-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về công tác dân số trong tình hình mới”. Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 20/4/2018 của UBND Thành phố về việc triển khai Kế hoạch số 74-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy; Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của HĐND Thành phố về một số giải pháp tăng cường công tác Dân số - KHHGĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 172/KH-UBND ngày 13/7/2017 của UBND Thành phố về thực hiện Nghị quyết của HĐND Thành phố; Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 của UBND Thành phố phê duyệt Đề án Tầm soát, phát hiện sớm một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 208/KH-UBND ngày 14/11/2016 của UBND Thành phố về Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2025; Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 12/9/2017 của UBND Thành phố về triển khai thực hiện “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020”; Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 19/04/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện “Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025. Kế hoạch s168/KH-UBND ngày 28/08/2018 của UBND Thành phố về phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội đến năm 2030. Đẩy mạnh các hoạt động mô hình nâng cao chất lượng dân số Thủ đô trong tình hình mới.

- Các Quận, Huyện, Thị ủy, HĐND, UBND quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn của Thành phố đến cơ sở, các Chi bộ đảng, thôn, làng và tổ dân phố, lồng ghép với chương trình kinh tế - xã hội của địa phương nhằm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của Thành phố giao năm 2019.

2. Công tác phối hợp liên ngành

- Sở Y tế tham mưu cho Ban Chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ Thành phố triển khai kế hoạch phối hợp các ban, ngành, đoàn thể Thành phố và quận, huyện, thị xã về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm về hoạt động truyền thông, giáo dục; Kiểm tra, thanh tra thực hiện công tác Dân s- KHHGĐ năm 2019; Lồng ghép các nội dung truyền thông về Dân số - KHHGĐ phù hợp với đặc thù của từng ban, ngành, đoàn thể góp phần tạo sự đồng thuận của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện chính sách Dân s - KHHGD.

- Các cơ quan truyền thông Thành phố phối hợp đưa các tin, bài phản ánh kịp thời về các hoạt động chính của công tác Dân số - KHHGĐ trong năm và tuyên truyền về các nội dung chuyên đề trong công tác Dân số - KHHGD; Các sự kiện nhân kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Tháng hành động quốc gia về dân số, ngày dân số Việt Nam 26.12; biểu dương các gia đình, cá nhân tập thể thực hiện tốt chính sách dân số.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất UBND Thành phố cân đối, bố trí kinh phí đảm bảo chỉ tiêu, định mức theo các kế hoạch của Thành phố chi cho công tác Dân số - KHHGĐ và các Đề án, Kế hoạch do UBND Thành phố phê duyệt nhằm hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch của Thành phố.

- Sở Nội vụ phối hợp Sở Y tế đảm bảo chế độ, chính sách, duy trì và tuyển dụng đủ biên chế làm công tác dân số tại phòng Dân số của Trung tâm Y tế 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho công tác Dân số - KHHGĐ theo Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của HĐND Thành phố.

- Sở Tư pháp, Công an Thành phố, Cục Thống kê: Tăng cường công tác quản lý, thống nhất số liệu dân số theo định kỳ; phối hợp quản lý dân số trên địa bàn Thành phố.

- Các Sở, ngành tập trung triển khai nhiệm vụ đã được phân công tại Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 20/4/2018 và Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 28/8/2018 của UBND Thành phố góp phần hoàn thành chỉ tiêu chung của Thành phố.

3. Công tác tổ chức cán bộ, đầu tư kinh phí, nguồn lực

- Kiện toàn Lãnh đạo Trung tâm Y tế phụ trách công tác dân s, lãnh đạo Phòng Dân số và cán bộ dân số các cấp đảm bảo đủ chỉ tiêu viên chức làm công tác dân số của Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã và viên chức làm dân số tại xã, phường, thị trấn. Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực, nghiệp vụ công tác Dân số - KHHGĐ cho cán bộ dân số các cấp; Quán triệt thực hiện Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, triển khai thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch về công tác dân số của Thành phố. Tổ chức học tập và trao đổi kinh nghiệm, hợp tác, đào tạo quản lý dân số; Cử cán bộ theo học các lớp đào tạo dân số do Trung ương, Thành phố tổ chức và các tổ chức quốc tế tài trợ.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tiếp tục rà soát, hướng dẫn các quận, huyện thực hiện Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của HĐND Thành phố và cân đối kinh phí nguồn quận, huyện thực hiện chương trình dân số nhằm hoàn thành chỉ tiêu Thành phố giao.

4. Thực hiện các nội dung chương trình Dân s - KHHGĐ

a. Đảm bảo hu cần và cung cấp dch v KHHGĐ

- Đảm bảo cung ứng đủ các phương tiện tránh thai miễn phí cung cấp cho các đối tượng theo đúng hướng dẫn và chỉ tiêu kế hoạch phân bổ năm 2019. Xây dựng kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu cụ thể các biện pháp tránh thai cho từng quận, huyện, thị xã. Sở Y tế chỉ đạo tiếp nhận, quản lý, phân phối phương tiện tránh thai và cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đảm bảo chất lượng dịch vụ.

- Đẩy mạnh công tác xã hội các phương tiện tránh thai trên địa bàn Thành phố theo Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 12/9/2017 của UBND Thành phố về triển khai thực hiện “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020”.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và kỹ năng quản lý đối tượng cho cán bộ dân số các cấp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ, đảm bảo an toàn sử dụng phương tiện tránh thai.

- Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ và dân số ở địa bàn có mức sinh và sinh con thứ 3 còn cao; tập trung thực hiện Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép; đồng thời cung cấp các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số ở cơ sở. Phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh, tư vấn kiểm tra sức khỏe trước hôn nhân. Tăng cường kết nối, hợp tác với các cơ sở cung cấp dịch vụ trong và ngoài công lập. Đổi mới phương thức cung cấp, đưa dịch vụ tới người sử dụng.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chương trình dân số các cấp đc biệt là Ban Chỉ đạo công tác Dân số các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Tổ chức giao ban Ban Chỉ đạo công tác dân số định kỳ; giao ban Ban quản lý chương trình. Đánh giá kết quả hoạt động công tác dân số định kỳ 6 tháng và cả năm.

b. Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cung cấp kiến thức và đào tạo kỹ năng cho đội ngũ báo cáo viên và cán bộ chuyên môn thực hiện chương trình và mô hình.

- Triển khai, duy trì các hoạt động can thiệp, mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số tại 30 quận, huyện, thị xã: Mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng; Mô hình tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân; Mô hình chăm sóc SKSS vị thành niên; Mô hình can thiệp truyền thông CSSKSS/KHHGĐ tới vùng dân cư đặc thù (khu Làng nghề truyền thống, khu Công nghiệp, vùng Công giáo, vùng Dân tộc ít người, vùng Dân di cư tự do); Giảm thiểu tình trạng trẻ em béo phì; Các mô hình khác theo hướng dẫn của Tổng cục Dân số.

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2025, năm 2019 tiếp tục khống chế tỷ số giới tính khi sinh ở mức 113/100. Tăng cường và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông vận động về giới và mất cân bằng giới tính khi sinh; Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các báo, đài của Thành phố; Khuyến khích hỗ trợ phát huy vai trò, vị thế của trẻ em gái nói chung đặc biệt là trẻ em gái trong các gia đình sinh con một bề, nhằm thúc đẩy bình đẳng giới.

- Tiếp tục thực hiện Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2020, đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu: Sàng lọc trước sinh đạt 78% số bà mẹ mang thai, sàng lọc sơ sinh đạt 85% số trẻ sinh ra. Sàng lọc khiếm thính: Duy trì khám sàng lọc phát hiện can thiệp sớm khiếm thính cho trẻ 0-60 tháng tuổi ở 30 quận, huyện, thị xã. Tập huấn bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, kiến thức cho tuyên truyền viên cấp xã, phường tại 30 quận, huyện, thị xã về sàng lọc phát hiện và can thiệp sớm trẻ khiếm thính. Sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia): Duy trì hoạt động khám xét nghiệm sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh cho đối tượng vị thành niên ti các xã miền núi, các xã xa trung tâm Thành phố, tăng cường tư vấn cho Thanh niên tiền hôn nhân về nguyên nhân, hệ lụy của bệnh tan máu bẩm sinh, vận động Thanh niên tham gia khám sức khỏe tiền hôn nhân. Sàng lọc bệnh tim bẩm sinh: Duy trì hoạt động khám, xét nghiệm sàng lọc tim bẩm sinh tại 16 bệnh viện tuyến huyện. Mở rộng khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh cho trẻ sơ sinh tại một số bệnh viện tuyến huyện.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 19/04/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện “Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 nhằm đảm bảo tiến độ. Thực hiện Kế hoạch phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội đến năm 2030: Tuyên truyền, giáo dục, và vận động thay đổi hành vi về phát triển thể lực và tầm vóc người Hà Nội; Tăng cường chăm sóc dinh dưỡng, kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số Thủ đô.

- Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - KHHGĐ cho vị thành niên/thanh niên thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020; Triển khai các hoạt động Truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành của vị thành niên/thanh niên về KHHGĐ phấn đấu 70% vị thành niên/thanh niên hiểu biết cơ bản về một số vấn đề Dân số - KHHGĐ như các biện pháp tránh thai, tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.

c. Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá

- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn phù hợp với công tác dân số trong tình hình hiện nay. Tập huấn, bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng cho các báo cáo viên của quận, huyện, thị xã và báo cáo viên cấp Thành phố. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ của Chi cục Dân số, cán bộ dân số quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn:

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý chuyên ngành gắn dân số với phát triển và phục vụ kinh tế - xã hội ngay từ cấp xã, phường, thị trấn đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở các cấp.

- Đẩy mạnh và đổi mới phương thức truyền thông thường xuyên và các đợt cao điểm. Phát động và thực hiện truyền thông cao điểm trong chiến dịch tại các xã trọng điểm và các quận, huyện, thị xã có tỷ lệ tăng sinh và sinh con thứ 3 trở lên. Đẩy mạnh truyền thông nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh ở các địa bàn có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao. Tập trung tuyên truyền chính sách dân số đối với cán bộ lãnh đạo và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể Thành phố và các quận, huyện, thị xã và ở cơ sở. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt Câu lạc bộ, nói chuyện chuyên đề, thực hiện tư vấn cho các nhóm đối tượng đặc thù.

5. Công tác đánh giá, nghiên cứu khoa học

Tổ chức thực hiện các khảo sát, đánh giá, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan nhằm xây dựng, quản lý, điều hành, triển khai hoạt động các mục tiêu của công tác dân số về ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng dân số và ổn định cơ cấu dân số.

6. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra

- Ban Chỉ đạo công tác Dân số Thành phố tập trung giám sát triển khai nhiệm vụ họng tâm của các quận, huyện, thị xã trong Quý I/2019; Kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch của Thành ủy và UBND Thành phố về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới. Ban Chỉ đạo Dân số các quận, huyện, thị xã kiểm tra, giám sát các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ. Giám sát các hoạt động truyền thông cao điểm, trọng điểm: Ngày Dân số Thế giới 11/7, Ngày Dân số Việt Nam 26/12 và tháng hành động quốc gia về Dân số - KHHGĐ.

- Kiểm tra, thanh tra và giám sát việc xử lý các trường hợp vi phạm chính sách dân số theo quy định. Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế tư nhân về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, không lựa chọn gii tính thai nhi dưới mọi hình thức; kiểm tra các nhà sách về cung cấp các ấn phẩm có nội dung về lựa chọn giới tính thai nhi.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế (Cơ quan Thưng trực Ban Chỉ đạo Thành phố)

- Thường trực triển khai Kế hoạch của Thành phố, tổng hợp, đánh giá các hoạt động Dân số - KHHGĐ đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách của Trung ương và Thành phố giao.

- Định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát các quận, huyện, thị xã thực hiện chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ trọng tâm theo chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố về công tác Dân số - KHHGĐ.

2. Các Sở, ngành thành viên Ban Chđạo Thành phố

- Xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2019 và phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, quy định của Nhà nước, Bộ Y tế, Tổng cục Dân số - KHHGĐ và Thành phố về công tác Dân số - KHHGĐ.

- Đảm bảo các quy định về nguồn lực phục vụ công tác dân số trên địa bàn thành phố như: Định mức kinh phí, nhân lực, biên chế và công tác tuyển dụng cán bộ ở các cấp theo quy định.

3. UBND các quận, huyện, thị xã

a. Giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách năm 2019

UBND các quận, huyện, thị xã hoàn thành công tác giao chỉ tiêu kế hoạch, các chỉ tiêu giảm sinh, giảm sinh con thứ 3 trở lên, chỉ tiêu sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, chỉ tiêu sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, chỉ tiêu người cao tuổi tăng thêm được khám sức khỏe định kỳ năm 2019 cho các xã, phường, thị trấn. Đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch bằng hoặc cao hơn chỉ tiêu Thành phố giao cho các quận, huyện, thị xã; kinh phí chi thù lao cho cộng tác viên dân số; kinh phí thực hiện các Đề án, Kế hoạch và hoạt động theo Kế hoạch của Thành phố.

b. Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 74-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy và Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 20/4/2018 của UBND Thành phố về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của HĐND Thành phố; Kế hoạch số 172/KH-UBND ngày 13/7/2017 của UBND Thành phố; Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ đối với các xã, phường, thị trấn; triển khai các văn bản của Quận, Huyện, Thị ủy đến Chi bộ đảng cơ sở, thôn, làng và tổ dân phố.

- Xây dựng Kế hoạch triển khai công tác dân số năm 2019 theo hướng dẫn của Thành phố. Tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo dân số cấp huyện, chỉ đạo công tác phối hợp với Sở Y tế, phối hợp liên ngành trong thực hiện các hoạt động công tác dân số tại địa phương. Ban Chỉ đạo công tác Dân số quận, huyện, thị xã chỉ đạo việc duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban dân số xã, phường, thị trn; phối hợp quản lý và đảm bảo chức năng nhiệm vụ của đội ngũ viên chức dân số xã, phường, thị trấn; đội ngũ cộng tác viên dân số ở thôn, làng, tổ dân phố theo quy định hiện hành của Thành phố.

Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND Thành phố (gửi Sở Y tế tổng hợp)./.

Nơi nhận:
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- Thường trực Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý;
- Tổng cục DS-KHHGĐ;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Ban VHXH HĐND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP Đ. H. Giang; Phòng: KGVX, KT, TKBT, T
H;
- Chi cục DS-KHHGĐ;
- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Văn Quý

PHỤ LỤC 01

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH VỀ DÂN SỐ NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch s 235/KH-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2018 của UBND Thành phố Hà Nội)

TT

Tên đơn vị

Giảm tỷ suất sinh (%0)

Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 (%)

Toàn TP

0,10

0,10

1

Ba Đình

0,02

0,01

2

Hoàn Kiếm

0,01

0,01

3

Hai Bà Trưng

0,01

0,01

4

Đống Đa

0,02

0,01

5

Thanh Xuân

0,01

0,01

6

Tây Hồ

0,02

0,01

7

Cầu Giấy

0,02

0,01

8

Hoàng Mai

0,02

0,01

9

Long Biên

0,03

0,02

10

Nam Từ Liêm

0,05

0,02

11

Bắc Từ Liêm

0,02

0,01

12

Sóc Sơn

0,10

0,15

13

Đông Anh

0,05

0,10

14

Gia Lâm

0,10

0,03

15

Thanh Trì

0,10

0,10

16

Hà Đông

0,03

0,03

17

Sơn Tây

0,02

0,10

18

Ba Vì

0,05

0,10

19

Phúc Thọ

0,15

0,20

20

Đan Phượng

0,10

0,10

21

Thạch Thất

0,20

0,20

22

Hoài Đức

0,10

0,20

23

Quốc Oai

0,15

0,15

24

Chương Mỹ

0,20

0,20

25

Thanh Oai

0,15

0,10

26

Thường Tín

0,13

0,15

27

Ứng Hòa

0,20

0,20

28

Phú Xuyên

0,20

0,20

29

Mỹ Đức

0,20

0,20

30

Mê Linh

0,15

0,20

PHỤ LỤC 2

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH THỰC HIỆN SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2018 của UBND Thành phố Hà Nội)

TT

Đơn vị

Tỷ lệ thai phụ được tuyên truyền tư vấn (%)

Tỷ lệ thai phụ được sàng lọc trước sinh (%)

Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh (SLSS) (%)

Sca sàng lọc tim bm sinh (ca)

Số ca sàng lọc khiếm thính 0-60 tháng tuổi (ca)

Sàng lọc Thalassemia (ca)

Toàn TP

99

78

85

11.000

165.000

5.000

1

Ba Đình

99

82

87

5.000

2

Hoàn Kiếm

99

81

87

4.000

3

Hai Bà Trưng

99

84

89

5.000

4

Đống Đa

99

82

89

6.000

5

Thanh Xuân

99

81

87

6.000

6

Tây Hồ

99

86

87

2.500

7

Cầu Giấy

99

81

87

4.500

8

Hoàng Mai

99

78

87

6.500

9

Long Biên

99

82

89

7.000

10

Nam Từ Liêm

99

82

87

5.000

11

Bắc Từ Liêm

99

80

87

5.000

12

Hà Đông

99

80

87

6.000

13

Sóc Sơn

99

76

83

1.000

8.000

14

Đông Anh

99

75

83

1.000

8.000

15

Gia Lâm

99

75

83

300

6.000

16

Thanh Trì

99

75

85

300

6.000

17

Sơn Tây

99

78

86

300

3.000

18

Ba Vì

99

75

86

1.000

7.000

1.000

19

Phúc Thọ

99

78

83

800

5.000

20

Đan Phượng

99

75

85

700

4.500

21

Thạch Thất

99

73

85

800

6.000

1.000

22

Hoài Đức

99

73

83

500

6.000

23

Quốc Oai

99

82

83

800

5.000

1.000

24

Chương Mỹ

99

80

83

700

7.500

1.000

25

Thanh Oai

99

75

80

400

3.000

26

Thường Tín

99

78

80

400

6.500

27

Ứng Hòa

99

75

88

800

4.000

28

Phú Xuyên

99

70

80

400

5.000

29

Mỹ Đức

99

75

80

500

6.000

1.000

30

Mê Linh

99

74

84

300

6.000

PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH CHỈ TIÊU CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2018 của UBND Thành phố Hà Nội)

TT

Đơn vị

Triệt sản

Dụng cụ tử cung

Thuốc cấy tránh thai

Thuốc tiêm tránh thai

Viên ung tránh thai

Bao cao su

Tổng số

TĐ: Miễn phí

TĐ: Tiếp thị xã hội

Tổng số

TĐ: Miễn phí

TĐ: Tiếp thị xã hội

Tổng số

TĐ: Miễn phí

Nguồn khác

Tổng số

TĐ: Miễn phí

TĐ: Tiếp thị xã hội

TĐ: Xã hội hóa

Nguồn khác

Tổng số

TĐ: Miễn phí

TĐ: Tiếp thị xã hội

TĐ: Xã hội hóa

Nguồn khác

Tổng

300

42.000

1.260

40.940

230

10

220

1.050

40

1.010

83.410

2.502

5.004

5.004

70.900

233.300

3.930

22.330

89.320

117.720

1

Ba Đình

7

800

0

800

4

0

4

0

0

0

2.100

0

210

210

1.680

14.000

0

1.620

6.075

6.305

2

Hoàn Kiếm

7

700

0

700

6

0

6

0

0

0

1.700

0

170

170

1.360

12.000

0

1.380

5.175

5.445

3

Hai Bà Trưng

9

1.300

0

1.500

4

0

4

0

0

0

3.500

0

350

350

2.800

17.500

0

2.040

7.650

7.810

4

Đống Đa

4

1.350

0

1.350

9

0

9

0

0

0

3.000

0

300

300

2.400

18.000

0

2.100

7.875

8.025

5

Thanh Xuân

6

700

0

700

10

0

10

0

0

0

3.000

0

300

300

2.400

12.500

0

1.440

5.400

5.660

6

Tây Hồ

7

750

0

750

3

0

3

0

0

0

1.700

0

170

170

1.360

5.300

0

576

2.160

2.564

7

Cầu Giấy

5

650

0

650

2

0

2

0

0

0

3.200

0

320

320

2.560

14.200

0

1.644

6.165

6.391

8

Hoàng Mai

10

1.150

0

1.150

6

0

6

0

0

0

3.700

0

370

370

2.960

16.200

0

1.884

7.065

7.251

9

Long Biên

12

1.250

0

1.250

8

0

8

0

0

0

4.600

0

460

460

3.680

16.000

0

1.860

6.975

7.165

10

Bc Từ Liêm

10

900

0

900

14

0

14

0

0

0

3.300

0

256

256

2.788

12.000

0

1.380

5.175

5.445

11

Nam Từ Liêm

3

550

0

550

4

0

4

0

0

0

1.200

0

109

109

982

8.600

0

972

3.645

3.983

12

Sóc Sơn

14

2.250

66

2.184

12

0

12

90

3

87

5.600

168

280

280

4.872

7.250

0

560

2.450

4.240

13

Đông Anh

15

2.350

66

2.284

8

0

8

45

0

45

5.200

156

260

260

4.524

8.000

0

663

2.695

4.642

14

Gia Lâm

17

1.500

45

1.455

10

0

10

50

0

50

3.100

93

155

155

2.697

7.450

0

648

2.520

4.282

15

Thanh Trì

11

1.000

30

970

8

0

8

25

0

25

2.900

87

145

145

2.523

8.300

0

720

2.800

4.780

16

Hà Đông

7

1.350

0

1.350

9

0

9

0

0

0

2.300

0

115

115

2.070

4.600

0

344

1.505

2.751

17

Sơn Tây

7

1.350

40

1.310

3

0

3

50

0

50

1.600

48

80

80

1.392

3.100

0

224

980

1.896

18

Ba Vì

15

2.950

202

2.748

10

2

8

100

5

95

2.500

182

78

78

2.162

4.200

600

195

975

2.430

19

Phúc Thọ

12

1.950

98

1.852

4

0

4

50

2

48

1.700

102

51

51

1.496

2.700

100

120

720

1.760

20

Đan Phượng

6

1.100

33

1.067

6

0

6

50

2

48

2.000

120

60

60

1.760

3.200

100

150

900

2.050

21

Thạch Thất

10

1.700

85

1.615

3

1

2

70

4

66

3.100

201

93

93

2.713

4.200

600

200

1.000

2.400

22

Hoài Đc

10

1.500

45

1.455

10

0

10

50

2

48

2.100

126

63

63

1.848

5.400

100

260

1.560

3.480

23

Quốc Oai

16

1.700

80

1.620

11

1

10

90

4

86

3.100

186

93

93

2.728

4.300

400

205

1.180

2.515

24

Chương Mỹ

17

2.400

120

2.280

15

1

14

105

5

100

3.500

210

105

105

3.080

4.700

300

225

1.300

2.875

25

Thanh Oai

13

1.250

37

1.213

5

0

5

50

2

48

1.800

108

54

54

1.584

2.900

200

135

810

1.755

26

Thường Tín

19

2.250

68

2.182

10

0

10

50

2

48

3.000

180

90

90

2.640

3.900

230

185

1.110

2.375

27

ng Hoà

6

1.000

50

950

5

1

4

65

3

62

3.110

187

93

93

2.737

4.500

200

215

1.290

2.795

28

Phú Xuyên

7

1.800

90

1.710

6

1

5

25

2

23

1.000

60

30

30

880

1.500

200

65

390

845

29

Mỹ Đức

5

1.250

75

1.175

13

2

11

70

4

66

1.700

102

51

51

1.496

3.100

600

145

725

1.630

30

Mê Linh

13

1.250

30

1.220

12

1

11

15

0

15

3.100

186

93

93

2.728

3.700

300

175

1.050

2.175

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất