Kế hoạch 161/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2020

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Kế hoạch 161/KH-UBND

Kế hoạch 161/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2020
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân TP. Hà NộiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:161/KH-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Kế hoạchNgười ký:Nguyễn Thị Bích Ngọc
Ngày ban hành:10/10/2013Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------
Số: 161/KH-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
----------
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2013
 
 
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013 – 2020
 
 
Thực hiện Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/6/2010, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật và Quyết định 1019/QĐ-TTg ngày 05/08/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020. Để tăng cường công tác chăm sóc và trợ giúp người khuyết tật, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật Thành phHà Nội giai đoạn 2013-2020, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung.
Hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để người khuyết tật vươn lên tham gia bình đng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội.
2. Mc tiêu cthể.
2.1. Giai đoạn 2013 - 2015.
- 70% người khuyết tật được tiếp cận dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; 60% trẻ em và người khuyết tật có nhu cầu được phẫu thuật chỉnh hình, phục hi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp; 50% xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (70% người khuyết tật tại cộng đồng được tiếp cận thông tin về phục hồi chức năng và 50% người khuyết tật có nhu cầu được hướng dẫn và phục hi chức năng tại cộng đng);
- 100% người khuyết tật thuộc đối tượng Bảo trợ xã hội, hộ nghèo, người bị ảnh hưởng chất độc hóa học, người mù có hoàn cảnh khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;
- 100% người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội, người bị ảnh hưởng chất độc hóa học được trợ cấp xã hội hàng tháng. Mức trợ cấp xã hội được điu chỉnh phù hợp với từng giai đoạn; 100% người khuyết tật đặc biệt nặng không tự lo được cuộc sống tại cộng đng có nhu cầu vào các cơ sở bảo trợ xã hội được tiếp nhận chăm sóc nuôi dưỡng;
- 80% trẻ em khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục; 25% người khuyết tật bị mù chữ dưới 50 tuổi còn khả năng và có nhu cầu được học văn hóa xóa mù chữ.
- 60% người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp.
- Ít nhất 70% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thdục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
- Ít nhất 50% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương. 100% người khuyết tật có nhu cu và có khả năng tự tham gia giao thông bằng phương tiện xe buýt được cấp thẻ xe buýt miễn phí;
- 20% người khuyết tật được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- 20% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật; 25% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động, luyện tập thể dục, thể thao.
- 90% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.
- 60% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật; 40% gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật; 30% người khuyết tật nặng được tập huấn các kỹ năng sống.
2.2. Giai đoạn 2016 - 2020.
- 100% số người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 100% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bm sinh, ri loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; 100% trẻ em và người khuyết tật có nhu cầu được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp; 100% xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (100% người khuyết tật tại cộng đồng được tiếp cận thông tin về phục hồi chức năng và 70% người khuyết tật có nhu cầu được hướng dẫn và phục hồi chức năng tại cộng đồng); 60% gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật;
- 100% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục; 50% người khuyết tật bị mù chữ dưới 50 tui còn khả năng và có nhu cầu học được hc văn hóa xóa mù chữ;
- 100% người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp; 100% người khuyết tật còn khả năng lao động, có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội và các nguồn quỹ khác để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và tăng thu nhập;
- 100% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
- Ít nhất 80% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương;
- 70% người khuyết tật được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- 30% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật; 40% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động và luyện tập thể dục, thể thao.
- 100% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu; 50% người khuyết tật được tập huấn các kỹ năng sống;
- 100% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực về quản lý, chăm sóc, hỗ trợ, tổ chức điều hành, phối hợp liên ngành và giám sát, đánh giá trong công tác trợ giúp người khuyết tật;
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA Đ ÁN.
1. Công tác tuyên truyền.
- Tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật, Luật Người khuyết tật, Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật, Kế hoạch phục hồi chức năng cho người tâm thần, người ri nhiễu tâm trí trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2013-2020; phát hành các loại sản phẩm (tờ rơi, áp phích.,.) tuyên truyền tại cộng đồng, cơ quan trường học, phòng chống và xử lý các hành vi phân biệt đi xử đi với người khuyết tật;
- Nêu gương những tập thể, cá nhân tích cực trong công tác trợ giúp người khuyết tật và người khuyết tật tiêu biểu; phòng chng phân biệt đối xử với người khuyết tật.
- Vận động các tổ chức, cá nhân trợ giúp người khuyết tật, giúp người khuyết tật xóa bỏ mặc cảm tự ti, phát huy trách nhiệm, hòa nhập cộng đồng; các hoạt động truyền thông đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận được.
2. Chính sách xã hội đối với người khuyết tật.
- Tổ chức thực hiện tốt việc xác định dạng tật, mức độ khuyết tật theo quy định đảm bo đúng đi tượng.
- Cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho người khuyết tật thuộc đối tượng Bảo trợ xã hội, hộ nghèo, người bị ảnh hưởng của chất độc hóa học, người mù có hoàn cảnh khó khăn.
- Tổ chức xét duyệt, chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho người khuyết tật đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời và không để sót đối tượng. Điu chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho người khuyết tật phù hợp với từng giai đoạn.
- Người khuyết tật đặc biệt nặng không tự lo được cuộc sống tại cộng đồng có nhu cầu vào các Trung tâm Bảo trợ xã hội của Thành phđược tiếp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc; phi hợp với chính quyền địa phương đưa người khuyết tật đã hồi phục sức khoẻ, tự nguyện xin về sng tại gia đình và hỗ trợ tạo điều kiện để người khuyết tật ổn định cuộc sống;
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp người khuyết tật, vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân hảo tâm trợ giúp để nâng cao đời sống cho người khuyết tật ngày càng tốt hơn;
- Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các đơn vị nuôi dưỡng, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 50% trở lên tổng số lao động là người khuyết tật, cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật và các cá nhân người khuyết tật tiêu biu, người khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân các ngày người khuyết tật Việt Nam 18/4, ngày Quốc tế người khuyết tật 03/12 và các ngày lễ, tết.
3. Phát hiện, chuẩn đoán, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trgiúp cho người khuyết tật.
- Đẩy mạnh phòng ngừa, phát hiện sớm, kịp thời để giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, tai nạn thương tích và khuyết tật do các nguy cơ khác; tuyên truyền, tư vấn, cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người khuyết tật.
- Hàng năm rà soát danh sách trẻ em và người khuyết tật có nhu cầu phẫu thuật chỉnh hình phục hồi chức năng. Can thiệp sớm, trị liệu tâm tý, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người khuyết tật.
- Đào tạo kỹ thuật viên về chỉnh hình phục hồi chức năng cho người khuyết tật, vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng, phương tiện đi lại như xe lăn, xe lắc, hỗ trợ tai nghe, kính mắt, gậy đi đường cho người khuyết tật.
- Hướng dẫn kỹ năng sống độc lập cho người khuyết tật, đặc biệt quan tâm đến người khuyết tật đặc biệt nặng, người khiếm thính, khiếm thị, thiu năng trí tuệ, tâm thần.
4. Trợ giúp tiếp cận về văn hóa, giáo dục.
- Tiếp tục vận động và tạo điều kiện để người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật trong độ tuổi, có nhu cầu, có khả năng học văn hóa được đến trường. Phát triển mô hình giáo dục hòa nhập, khuyến khích các tổ chức, cá nhân mở các trường lớp chuyên biệt, học văn hóa kết hợp phục hồi chức năng cho người khuyết tật và trẻ khuyết tật.
- Tạo điều kiện để trẻ khuyết tật được học hòa nhập và có thể học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định.
- Tập hun nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên mầm non và tiểu học về kỹ năng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật; biên soạn tài liệu hướng dẫn giảng dạy trẻ khuyết tật tại các trường học và cơ sở bảo trợ xã hội.
5. Dạy nghề và tạo việc làm đối với người khuyết tật.
- Thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu, vận động các hội, đoàn thể, cơ sở dạy nghề, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài htrợ cho người khuyết tật có nhu cầu, có khả năng được học nghề, được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngun vn khác.
- Các cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật được hỗ trợ kinh phí đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường, thiết bị dạy nghề, biên soạn giáo trình, phương pháp và thời gian dạy nghề phù hợp với người khuyết tật.
- Các cơ sở sử dụng lao động là người khuyết tật trên địa bàn Thành phố phải tuân thủ theo những quy định về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn vệ sinh lao động phù hợp với người khuyết tật.
- Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động là người khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động -TB&XH ban hành; Nghiêm cấm sử dụng người khuyết tật nặng, đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
Mỗi năm bố trí kinh phí t2 đến 3 tỷ đồng trong Chương trình mục tiêu Quốc gia dạy nghề và giải quyết việc làm để tổ chức dạy nghề min phí cho người khuyết tật có nhu cầu và khả năng học nghề, nhằm giúp họ có ngành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm có thu nhập ổn định cuộc sống;
Tùy vào điều kiện ngân sách thành phố, xem xét bổ sung nguồn vốn tín dụng ưu đãi sang chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố để cho các hộ gia đình người khuyết tật và các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% trở lên tổng số lao động là người khuyết tật vay phát triển sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức lồng ghép các phiên giao dịch giới thiệu việc làm hàng tháng cho người khuyết tật, giúp người khuyết tật tiếp cận với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, được tư vấn học nghề, việc làm phù hợp với khả năng của người khuyết tật.
- UBND Thành phố quy định cụ thể và xem xét phê duyệt mức kinh phí hỗ trợ cải tạo điều kiện môi trường làm việc cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động làm việc n định, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trlên là người khuyết tật.
6. Trợ giúp người khuyết tật tiếp cận và sử dụng công trình công cộng, nhà chung cư.
- Phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra từ khâu thiết kế xây dựng, giám sát, thi công các công trình mới, cải tạo các công trình cũ, xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, cha bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư và phương tiện giao thông công cộng giúp cho người khuyết tật tiếp tận và sử dụng thuận lợi.
- Xây dựng một số mô hình thí điểm về tiếp cận, sử dụng các công trình xây dựng để phổ biến, nhân rộng.
7. Trợ giúp người khuyết tật tiếp cận và tham gia giao thông.
- Đơn vị tham gia vận tải công cộng có trách nhiệm cải tạo phương tiện vận chuyển hoặc bố trí thiết bị, công cụ và nhân viên đtrợ giúp hành khách là người khuyết tật lên, xuống phương tiện giao thông thuận tiện. Phương án trợ giúp phải được thông báo tại các nhà ga, bến xe đón, trả hành khách ở những nơi thuận lợi.
- Xây dựng các tuyến mẫu và nhân rộng các loại xe vận tải hành khách công cộng để người khuyết tật tham gia giao thông;
- Xây dựng các chương trình, giáo trình, tài liệu và tập huấn cho lái xe phục vụ hành khách là người khuyết tật sử dụng phương tiện giao thông;
- Tiếp tục thực hiện cấp thẻ đi xe buýt miễn phí cho 100% người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, có nhu cầu và có khả năng tự tham gia giao thông bằng phương tiện xe buýt.
8. Hỗ trợ tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Nghiên cứu phát triển các công nghệ hỗ trợ, nghiên cứu và tổ chức sản xuất các công cụ tiện ích trợ giúp người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông.
- Duy trì, phát triển, nâng cấp các cổng, trang tin điện tử, các phần mềm trợ giúp hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, cập nhật thông tin sớm, đy đủ.
- Khảo sát, rà soát, thống kê các lớp đào tạo tin học cho người khuyết tật trên toàn thành phố, nhân rộng và nâng cao chất lượng các lớp đào tạo tin học cho người khuyết tật; Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, hướng nghiệp theo các hình thức đào tạo trực tuyến dựa trên công nghệ thông tin và truyn thông, giúp người khuyết tật có thêm cơ hội học nghề, tạo việc làm.
- Vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ về trang thiết bị công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở vật chất về dữ liệu tin học cho các tổ chức hội của người khuyết tật và vì người khuyết tật.
- Bố trí một số chương trình truyền hình sử dụng ngôn ngữ của người khiếm thính, tạo điều kiện để người khiếm thính tiếp cận các thông tin.
9. Trợ giúp pháp lý.
- Xây dựng chuyên mục về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên các phương tiện thông tin đại chúng của Thành ph; lng ghép việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật với các Chương trình, Dự án khác về lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, dạy nghề...
- Công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý: biên soạn và phát hành sách, tờ gấp pháp luật, đĩa CD và các ấn phm chuyên dụng khác dành cho người khuyết tật; xây dựng và lắp đặt Bảng tin, hộp tin, tờ thông tin về trợ giúp pháp lý tại các địa điểm như: trụ sở Hội Người khuyết tật, các cơ sở bo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức khác của người khuyết tật;
- Khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn Thành phố để triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý (theo lĩnh vực pháp luật, theo các dạng tật như: khiếm thính, khiếm thị, khiếm khuyết vận động;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm công tác trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Thực hiện trợ giúp pháp lý (tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài ttụng và các hình thức trợ giúp pháp lý khác) cho người khuyết tật khi có yêu cầu.
- Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã, phường, thị trấn nơi có nhiu người khuyết tật; tại các Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức khác của người khuyết tật khi có yêu cầu.
- Tchức các bui sinh hoạt chuyên đề pháp luật về người khuyết tật, nghiên cứu xây dựng mô hình trợ giúp pháp lý đặc thù dành cho người khuyết tật; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.
10. Htrợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch.
- Thành lập, duy trì hoạt động các câu lạc bộ âm nhạc, thể thao, hội họa của người khuyết tật tại địa phương.
- Tổ chức các hội thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao dành cho người khuyết tật, nhân rộng các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tới các địa phương.
- Thực hiện miễn giảm giá vé, giá dịch vụ khi người khuyết tật trực tiếp tham gia, sử dụng các dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa trên địa bàn thành phố.
- Khuyến khích nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật để giúp người khuyết tật có điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch...
11. Nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật.
- Xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, tập huấn trong lĩnh vực chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật.
- Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trong lĩnh vực trợ giúp, phục hồi chức năng da vào cng đồng cho người khuyết tật.
- Tập huấn cho gia đình người khuyết tật về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người khuyết tật; tập huấn các kỹ năng sng độc lập, tự hòa nhập cho người khuyết tật.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về người khuyết tật toàn thành phố.
- Kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện Đề án và các chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật.
12. Hỗ trợ thành lập, kiện toàn các cơ sở chăm sóc người khuyết tật, các tổ chức của người khuyết tật, vì người khuyết tật
- Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở Bảo trợ xã hội hỗ trợ tư vấn, chăm sóc người khuyết tật trên địa bàn Thành phố.
- Thành lập, kiện toàn các tổ chức Hội người khuyết tật các cấp, hướng dẫn đổi mới về nội dung, phương pháp hoạt động, giúp cho người khuyết tật tự vươn lên hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội, làm được nhiều việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội;
III. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán chi của các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp theo phân cấp quản lý của Luật ngân sách nhà nước và huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các s, ban, ngành, đoàn thể liên quan, UBND quận, huyện, thị xã lập dự toán chi hàng năm để đảm bảo triển khai thực hiện Kế hoạch hiệu quả.
- Đối với kinh phí dạy nghề cho người khuyết tật được bố trí trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về Việc làm và Dạy nghề.
1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan Thường trực, tham mưu cho UBND Thành phố toàn diện về công tác triển khai, thực hiện Kế hoạch; Tổ chức triển khai các nội dung của kế hoạch đến các quận, huyện, thị xã và các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- Hàng năm, tổ chức rà soát, tổng hợp, báo cáo cập nhật các thông tin về người khuyết tật để làm căn cứ tham mưu đề xuất với Nhà nước, Thành phố xây dựng, bổ sung hoàn thiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật; Xây dựng cơ sở dữ liệu về người khuyết tật của Thành phố.
- Chủ trì phối hợp với các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư trình UBND Thành phố phân bổ ngân sách hàng năm để triển khai, thực hiện kế hoạch trợ giúp người khuyết tật; bố trí kinh phí dạy nghề miễn phí, vốn vay phát triển sản xuất kinh doanh và tạo việc làm cho người khuyết tật, phê duyệt mức kinh phí hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp với người khuyết tật; hướng dẫn quản lý và sử dụng, kinh phí được giao đúng quy định, đạt hiệu quả;
- Hướng dẫn các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện việc xác nhận dạng tật, mức độ khuyết tật, xét duyệt trợ cấp xã hội hàng tháng; cấp thẻ Bảo hiểm y tế, thẻ xe buýt miễn phí cho người khuyết tật; miễn, giảm học phí cho học sinh khuyết tật;
- Triển khai chương trình dạy nghề cho người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện học nghề theo hướng học nghề, truyền nghề dành riêng cho người khuyết tật; tổ chức các phiên giao dịch giới thiệu việc làm lồng ghép cho người khuyết tật hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận được với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyn dụng lao động.
- Phối hợp với Sở Nội vụ, Hội người khuyết tật, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ m côi Thành phvà UBND các quận, huyện, thị xã tạo điều kiện thành lập, kiện toàn Hội người khuyết tật các cấp và Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi các quận, huyện, thị xã;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn Thành phố; Kiểm tra và cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở chăm sóc người khuyết tật theo quy định; Kim tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch của UBND Thành ph;
- Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá công tác triển khai thực hiện Kế hoạch của Thành phố để đề xuất khen thưởng, động viên các tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác trợ giúp người khuyết tật; Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật, báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và UBND Thành phố theo quy định.
2. Sở Y tế
- Chỉ đạo triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng;
- Xây dựng chương trình phục hồi chức năng cho người khuyết tật; tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật; xác định khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp. Hướng dẫn hoạt động chuyên môn phục hồi chức năng dựa vào cộng đng, tạo điều kiện, hỗ trợ người khuyết tật được phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng;
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo kỹ thuật viên về chỉnh hình, phục hồi chức năng, giáo viên dạy trẻ khiếm thính, khiếm thị, giáo dục chuyên biệt;
- Chỉ đạo các bệnh viện tuyến thành phố, phòng y tế, Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, trạm y tế xã, phường, thị trấn lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật;
- Thực hiện ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật.
3. Sở Giáo dục & Đào tạo
- Bảo đảm các điều kiện dạy và học phù hợp đối với người khuyết tật, không được từ chi tiếp nhận người khuyết tật nhập học trái với quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học, bảo đảm điều kiện tiếp cận đi với người khuyết tật;
- Rà soát số liệu người khuyết tật có nhu cầu và có khả năng học văn hóa, bố trí các lớp học phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật;
- Hướng dẫn và tạo điều kiện để người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một smôn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của người khuyết tật không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khon đóng góp khác theo quy định; được xét cp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập tại các trường công lập trên địa bàn Thành ph;
- Cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo quy chuẩn quốc gia;
- Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên, biên soạn tài liệu hướng dẫn giảng dạy cho trẻ khuyết tật, mở các lớp học đặc biệt cho trẻ khiếm thính, khiếm thị, trẻ khuyết tật trí tuệ, kết hợp giữa học văn hóa, học nghề và phục hồi chức năng.
4. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
- Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện trợ giúp và tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật tham gia sinh hoạt văn hóa, tập luyện thể dục, thể thao, giải trí và du lịch; bố trí nhân lực, phương tiện, công cụ hỗ trợ người khuyết tật khi tổ chức những hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch. Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật;
- Phối hợp với các sở ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo mạng lưới Nhà Văn hóa - Thông tin các quận, huyện, thị xã triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền chính sách và các văn bản pháp luật của Nhà nước về người khuyết tật, phổ biến rộng rãi các biện pháp phòng ngừa khuyết tật;
- Xây dựng các chương trình nghệ thuật quần chúng có ni dung tuyên truyền về Luật người khuyết tật. Hoạt động văn hóa, thể dục, ththao, giải trí và du lịch của người khuyết tật được lồng ghép vào đời sống văn hóa cộng đng, được tổ chức đa dạng về loại hình, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, thdục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật;
- Dụng cụ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật phải bảo đảm an toàn, thuận tiện và phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật.
- Xây dựng, hướng dẫn người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi, dạng tật, sức khoẻ, điều kiện kinh tế và tập quán địa phương;
- Hàng năm phối hợp với các sở, ngành, hội đoàn thể và các địa phương tổ chức các cuộc thi tài năng, năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật, thdục ththao, sáng tác biểu diễn nghệ thuật, tập luyện, thi đấu thể thao. Chỉ đạo các cơ sở, các trung tâm thể dục thể thao quận, huyện, thị xã tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia tập luyện, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí kết hợp rèn luyện sức khoẻ;
- Thực hiện miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch cho người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng theo quy định;
- Hỗ trợ hoạt động thiết kế, chế tạo và sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân thiết kế, chế tạo, sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục, ththao, giải trí và du lịch phù hợp với người khuyết tật.
- Kiểm tra, cấp giấy phép cho các đơn vị tổ chức chương trình văn hóa, nghệ thuật trên địa bàn thành phố có sử dụng người khuyết tật.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Lồng ghép chương trình hành động về người khuyết tật với: các chương trình xã hội khác trên địa bàn;
- Phối hợp với Sở Tài chính cân đối nguồn lực từ ngân sách, báo cáo Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân Thành phphê duyệt làm căn cứ phân bổ ngân sách hàng năm để triển khai thực hiện Luật người khuyết tật và kế hoạch trợ giúp người khuyết tật Thành phố.
6. Sở Tài chính.
Hàng năm bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật thành phgiai đoạn 2013-2020; Hướng dẫn các đơn vị sử dụng kinh phí đúng mục đích, đi tượng và quyết toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
7. Cục Thuế Thành phố.
Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội kiểm tra, hướng dẫn xét min, giảm thuế cho các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% trở lên tổng số lao động là người khuyết tật theo quy định.
8. Sở Nội vụ.
Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn, thẩm định hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức của người khuyết tật, vì người khuyết tật, cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập tư vấn, chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật được thành lập và hoạt động; Nghiên cứu và trình UBND thành phố xem xét ban hành chính sách phù hợp hỗ trợ đối với Hội người khuyết tật các cấp.
9. Sở Xây dựng.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực xây dựng trong quá trình xây dựng, cải tạo thực hiện đúng quy chuẩn và tiêu chuẩn để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng được các công trình là trụ slàm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến tàu; bến xe, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thdục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đối với người khuyết tật; xây dựng một số mô hình thí đim về tiếp cận, sử dụng các công trình xây dựng để phổ biến, nhân rộng.
- Chỉ đạo cấp giấy phép xây dựng theo phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phvà hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, xã phường, thị trấn cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng mới, công trình cải tạo theo thẩm quyền tuân thủ theo đúng Quy chuẩn, tiêu chuẩn để người khuyết tật tiếp cận, sử dụng thuận tiện.
10. Sở Giao thông vận tải.
- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội kiểm tra, cấp thẻ xe buýt miễn phí cho người khuyết tật có nhu cầu và có khả năng tham gia giao thông bằng phương tiện xe buýt công cộng;
- Khuyến khích các đơn vị vận tải đầu tư phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật để người khuyết tật tiếp cận, sử dụng;
- Đơn vị tham gia vận tải cộng cộng có trách nhiệm bố trí thiết bị, công cụ và nhân viên để trợ giúp hành khách là người khuyết tật lên, xuống phương tiện giao thông thuận tiện; giảm giá vé và giá dịch vụ cho người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng khi tham gia giao thông trên các tuyến vận tải nội địa bằng các phương tiện: máy bay, tàu hỏa, tàu điện, tàu thủy, xe ô tô vận tải khách theo tuyến cố định.
11. Sở Thông tin và Truyền thông.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện tiêu chuẩn hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo, hướng dẫn cho người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ truyền thông và công nghệ thông tin;
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo, đài trung ương và địa phương đóng trên địa bàn thành phố tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người khuyết tật, các biện pháp phòng ngừa khuyết tật, phòng chống bạo lực, phân biệt đối xử đối với người khuyết tật, tạo điều kiện để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng;
- Hoàn thiện, duy trì, nâng cấp các cổng/trang thông tin của thành phố đảm bảo tiếp cận cho người khuyết tật và các trang thông tin dành cho người khuyết tật.
12. Sở Tư pháp.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chất lượng, hiệu quả;
- Biên soạn và phát hành sách hỏi, đáp pháp luật, tờ gấp, đĩa CD và các ấn phẩm chuyên mục dành cho người khuyết tật có nội dung tuyên truyền về quyền được trợ giúp pháp lý, các quyền, nghĩa vụ khác của người khuyết tật để người khuyết tật, tự bảo vệ quyền và lợi ích hp pháp của mình;
- Lồng ghép việc tuyên truyền, phbiến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật với các Chương trình, Dự án khác ở địa phương về các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, dạy nghề
13. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố, Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Hội Nông dân Thành phố, Hội Cựu chiến binh Thành phố, Hội Chữ thập đỏ Thành phố, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Thành phố, Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Thành ph, Hội Nạn nhân chất độc da cam Thành phố.
Tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ, chăm sóc giúp đỡ người khuyết tật. Phối hợp với chính quyền các cấp vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật nhm góp phần thực hiện tốt Kế hoạch của thành phố.
14. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Hội Thanh niên khuyết tật Hà Nội tổ chức các lễ hội, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thu hút nhiều người khuyết tật tham gia; Tư vấn, hỗ trợ thanh niên khuyết tật học văn hóa, học nghề, tìm việc làm, giới thiệu sản phẩm và các hoạt động trợ giúp khác thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện và khả năng của người khuyết tật;
- Phát động các phong trào, hoạt động trợ giúp người khuyết tật tới toàn thể đoàn viên thanh niên, tạo sự đoàn kết, giúp đoàn viên khuyết tật được hòa nhập, phát huy khả năng của mình.
15. Thành Hội người mù, Hội người khuyết tật Thành phố.
Phối hợp tổ chức tuyên truyền phổ biến, vận động thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cho các hội viên, tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật; hàng năm chủ động tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế người khuyết tật 03/12, ngày người khuyết tật Việt Nam 18/4, ngày lễ, tết và các hoạt động trợ giúp người khuyết tật thiết thực, hiệu quả;
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức của Hội người khuyết tật các cấp;
- Nâng cao nhận thức và năng lực cho các tổ chức thành viên và hội viên;
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2020.
16. Các cơ quan Báo, Đài Thành phố.
- Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Thông tấn xã Việt Nam (phân xã Hà Nội); các báo Hà Nội Mới, Kinh tế Đô Thị, Phụ nữ Thủ đô, Pháp luật & Xã hội xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Luật Người khuyết tật, Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật Thành phố và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về các hoạt động trợ giúp người khuyết tật;
- Tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ, khẳng định và phát huy vai trò của người khuyết tật.
17. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn và chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Thành ph; thực hiện việc chăm sóc, phục hồi chức năng và tạo điều kiện cho người khuyết tật học tập, lao động, sản suất, làm kinh tế, tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao.
- Đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong việc thực hiện các hoạt động trợ giúp người khuyết tật, vận động nhân dân và các tổ chức kinh tế - xã hội, chăm sóc giúp đỡ người khuyết tật; Chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện Kế hoạch; Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch tại địa phương. Thực hiện chế độ báo cáo hàng năm việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn theo quy định hiện hành.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2020. UBND Thành phố đề nghị Ủy ban MTTQ Thành ph, các đoàn thể, yêu cầu các s, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện kế hoạch. Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch thông qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội trước 15/12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố theo quy định./.
 

 

 Nơi nhận:
- Bộ LĐTB&XH; (để báo cáo)
-
TT Thành ủy, HĐND TP; (để báo cáo)
-
Đ/c Chtịch UBND TP; (để báo cáo)
-
Các đ/c PCT UBND TP;
- Các s, ban, ngành, đoàn thể TP;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: Đ/c CVP, PVP Đ.Đ.Hng;
- Phòng VX, TH;
- Lưu VT, VX(Ngọc).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Thị Bích Ngọc
 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Kế hoạch 118/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giai đoạn 2023 - 2025 và những năm tiếp theo

Kế hoạch 118/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giai đoạn 2023 - 2025 và những năm tiếp theo

Chính sách, Hành chính

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi