Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Kế hoạch 143/KH-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Kế hoạch 143/KH-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 143/KH-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kế hoạch | Người ký: | Nguyễn Văn Sửu |
Ngày ban hành: | 13/12/2011 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
tải Kế hoạch 143/KH-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 143/KH-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2011 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Ngày 06/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1081/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Căn cứ vào nội dung quy hoạch được duyệt, Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Xác định các nội dung công việc cụ thể để triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tập trung xây dựng các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực làm cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án đầu tư trong từng thời kỳ nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng, chương trình dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư, giải pháp quy hoạch từ nay đến năm 2020.
Phân công rõ trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành, quận huyện, thị xã và các đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện gắn với giám sát, kiểm tra nhằm tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành và các địa phương.
Tập trung nguồn lực triển khai quy hoạch mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển.
II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI:
1. Phổ biến, tuyên truyền nội dung quy hoạch:
Tổ chức phổ biến sâu rộng nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tới các ngành, các quận, huyện, thị xã.
Đăng tải trên các trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tạo sự đồng thuận xã hội và thống nhất cao trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch.
2. Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch các sản phẩm chủ yếu, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã:
Trong năm 2011-2012, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã cần tập trung xây dựng và trình UBND Thành phố phê duyệt các quy hoạch phát triển, quy hoạch mạng lưới cơ sở vật chất của các ngành và lĩnh vực, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã để tổ chức triển khai thực hiện.
Danh mục các quy hoạch tập trung xây dựng và trình duyệt như sau:
2.1. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực:
a. Lĩnh vực Công thương:
- Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển khu cụm công nghiệp, điểm tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch hệ thống giết mổ, chế biến gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch phát triển điện lực của các quận, huyện, thị xã.
b. Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn:
- Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch hệ thống thủy lợi thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch bảo vệ phát triển tài nguyên rừng thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020.
- Quy hoạch tổng thể cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch phát triển chăn nuôi thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch bảo vệ các tuyến đê trên địa bàn thành phố.
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố (theo chương trình nông thôn mới).
c. Lĩnh vực tài nguyên và môi trường:
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm của thành phố Hà Nội.
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 của các huyện, thị xã và một số quận.
- Quy hoạch mạng lưới quan trắc nước, quan trắc không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Quy hoạch thăm dò, sử dụng cát, sỏi trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030.
- Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030.
- Quy hoạch sử dụng đất vùng bãi nhằm khai thác hiệu quả vùng bãi.
- Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản thành phố Hà Nội đến năm 2020
d. Lĩnh vực văn hóa - thể thao - du lịch:
- Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Chiến lược phát triển thể thao thành tích cao thành phố Hà Nội đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển du lịch thành phố đến năm 2020, định hướng đến 2030.
- Quy hoạch quảng cáo tấm lớn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020, định hướng đến 2030.
- Quy hoạch phát triển thể thao thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
e. Lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, LĐTBXH:
- Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch phát triển hệ thống y tế thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020.
- Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Quy hoạch hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
g. Lĩnh vực công nghệ thông tin, báo chí:
- Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin thành phố Hà Nội đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông thành phố Hà Nội đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển sự nghiệp Báo chí thành phố Hà Nội đến năm 2020.
h. Lĩnh vực kết cấu, hạ tầng:
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050.
- Quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quy hoạch hệ thống công viên, vườn hoa, cây xanh, hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quy hoạch quản lý chất thải rắn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quy hoạch hệ thống nghĩa trang trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã:
Hoàn thành và trình duyệt 18 dự án quy hoạch tổng thể các huyện, thị xã đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, gồm có:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sơn Tây đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Vì đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phúc Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đan Phượng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mỹ Đức đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ứng Hòa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Từ Liêm đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Xuyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thường Tín đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mê Linh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
3. Xây dựng kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm:
Căn cứ mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng và giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch được duyệt, UBND Thành phố xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, kế hoạch hàng năm trình HĐND Thành phố thông qua và tổ chức thực hiện. Trong kế hoạch 5 năm và hàng năm cần xác định rõ danh mục công trình trọng điểm, các dự án cụ thể để bố trí vốn đầu tư cho phù hợp.
Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của Thành phố, quy hoạch ngành lĩnh vực, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị xã, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm để triển khai thực hiện.
4. Xây dựng các chương trình, dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư:
Căn cứ các chương trình, dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư của thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ khả năng nguồn lực tiến hành lựa chọn nghiên cứu và thực hiện các chương trình, dự án cho phù hợp với từng thời kỳ 5 năm và hàng năm, đảm bảo tính khả thi và phát huy hiệu quả đầu tư.
Triển khai ngay việc xây dựng danh mục công trình trọng điểm 5 năm 2011-2015 để trình HĐND Thành phố thông qua, tập trung nguồn lực, chỉ đạo thực hiện.
Hàng năm lập danh mục dự án công bố rộng rãi, kêu gọi đầu tư để huy động các nguồn vốn thực hiện ngoài ngân sách.
5. Triển khai các giải pháp chủ yếu thực hiện Quy hoạch:
- Xây dựng phương án và cơ chế huy động các nguồn vốn đầu tư trong từng thời kỳ 5 năm và hàng năm để cân đối cho đầu tư phát triển thực hiện các dự án theo quy hoạch bao gồm: các nguồn vốn từ ngân sách (bao gồm cả vốn ODA), nguồn vốn huy động theo các hình thức hợp đồng BT, BOT, BTO và hình thức hợp đồng PPP khác để tập trung cho đầu tư kết cấu hạ tầng. Huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển các dự án kinh doanh.
- Xây dựng cơ chế chính sách và đào tạo nguồn nhân lực; triển khai xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư, khuyến khích xã hội hóa đầu tư lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa xã hội, dạy nghề, các lĩnh vực dịch vụ đô thị, môi trường có khả năng thu hồi vốn để đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư; xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực sau khi được phê duyệt.
- Triển khai các chương trình hợp tác quốc tế, hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương trong cả nước để hợp tác phát triển.
- Nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước, triển khai thực hiện cải cách hành chính có hiệu quả, nâng cao hiệu lực của các cơ quan quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong chỉ đạo điều hành theo chức năng nhiệm vụ được giao.
6. Tổ chức giám sát, kiểm tra việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch:
Tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành và các địa phương trong việc thực hiện quy hoạch. Tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch trong mỗi thời kỳ (năm 2015 và năm 2020) để tổng hợp đề xuất bổ sung điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Để triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo như sau:
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tổ chức giới thiệu quy hoạch tới các sở, ngành, quận, huyện, các tổ chức trong nước và quốc tế.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, kế hoạch hàng năm để cụ thể hóa mục tiêu của quy hoạch.
- Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng các cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực tài chính. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư để thu hút các nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch.
- Tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng thời kỳ và đề xuất điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp tình hình thực tiễn của Thành phố.
2. Sở Công thương:
- Khẩn trương hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển thương mại của thành phố, quy hoạch hạ tầng lĩnh vực công nghiệp, thương mại đã được giao tổ chức lập.
- Tổ chức nghiên cứu xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Xây dựng và trình duyệt quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, các quy hoạch hệ thống thủy lợi, quy hoạch phát triển lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Tổ chức xây dựng chương trình hành động, đề án, kế hoạch phát triển ngành, lập dự án đầu tư để cụ thể hóa các chương trình, đề án. Tập trung vào các chương trình nông thôn mới, chương trình 5 triệu ha rừng, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp.
4. Sở Giao thông vận tải:
Hoàn thành và trình duyệt quy hoạch giao thông vận tải của Thành phố đã được giao tổ chức xây dựng để trình Chính phủ phê duyệt. Tổ chức xây dựng chương trình hành động, đề án, kế hoạch phát triển ngành, lập dự án đầu tư để cụ thể hóa các chương trình, dự án đã được phê duyệt. Tập trung nghiên cứu chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông công cộng, chương trình giảm ùn tắc giao thông của Thành phố.
5. Sở Xây dựng:
Xây dựng, trình duyệt các quy hoạch hạ tầng kỹ thuật. Tổ chức xây dựng chương trình hành động, đề án, kế hoạch phát triển ngành. Trong đó tập trung vào kế hoạch thực hiện xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị, nhà ở; phát triển hệ thống cấp nước, thoát nước. Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Phát triển mạng lưới vườn hoa, cây xanh, công viên…
6. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Xây dựng các quy hoạch thuộc ngành quản lý. Hoàn thành và trình duyệt quy hoạch sử dụng đất của Thành phố.
- Tập trung xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường. Kiểm soát, ngăn chặn mức độ gia tăng, phục hồi và nâng cao chất lượng môi trường. Xây dựng chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu.
7. Sở Văn hóa - thể thao - du lịch:
- Hoàn thành và trình duyệt quy hoạch ngành, lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch đã được giao tổ chức lập.
- Tổ chức xây dựng chương trình hành động, kế hoạch phát triển ngành. Tập trung vào các chương trình trọng điểm: Bảo tồn di sản văn hóa, xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao cơ sở; chương trình, kế hoạch phát triển lĩnh vực du lịch.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục, quy hoạch mạng lưới các trường học. Tổ chức xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch phát triển ngành, lập các dự án đầu tư để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao của cả nước và có tầm cỡ khu vực.
9. Sở Y tế:
Hoàn thành và trình duyệt quy hoạch mạng lưới y tế Thành phố. Tổ chức xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch phát triển ngành. Lập dự án đầu tư để cụ thể hóa các chương trình, dự án đã được phê duyệt. Tập trung vào các chương trình quốc gia về y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh an toàn thực phẩm, các dự án đầu tư xây dựng các bệnh viện khu vực.
10. Sở Tài chính:
Bố trí đủ kinh phí để các sở, ngành, quận, huyện, thị xã xây dựng quy hoạch.
Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng các cơ chế chính sách huy động các nguồn lực tài chính để thực hiện quy hoạch.
11. Sở Lao động - Thương binh - Xã hội:
Tập trung xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch phát triển ngành, thuộc các lĩnh vực phát triển nhân lực chất lượng cao, lao động, việc làm, đào tạo nghề, giảm nghèo.
12. Sở Nội vụ:
Tập trung xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính điện tử.
Tổ chức đào tạo, tuyển dụng, tạo nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
13. Sở Khoa học và Công nghệ:
Nghiên cứu, trình UBND thành phố cơ chế về quản lý, ứng dụng về khoa học và công nghệ. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ phục vụ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Xây dựng chương trình, kế hoạch trong lĩnh vực phát triển nhân lực về khoa học và công nghệ, chương trình hội nhập quốc tế của Thành phố về khoa học và công nghệ.
14. Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an thành phố:
Tập trung xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch bảo đảm mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Điều chỉnh thế trận quốc phòng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thiện cơ sở vật chất đảm bảo công tác giáo dục quốc phòng an ninh cho các đối tượng. Xây dựng lực lượng và đảm bảo trang bị cơ sở vật chất cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn.
15. Các sở, ban, ngành khác của thành phố:
Hoàn thành và trình duyệt quy hoạch đã được giao tổ chức lập, trình UBND thành phố phê duyệt trong năm 2011 và năm 2012.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch Kiến trúc tổ chức rà soát, bổ sung, xây dựng kế hoạch lập các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch sản phẩm chủ yếu phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
- Tập trung xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.
16. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:
- Hoàn thành và trình thẩm định, phê duyệt trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và các quy hoạch phát triển ngành của Thành phố.
- Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các quận, huyện, thị xã phù hợp với mục tiêu, định hướng của quy hoạch đã được duyệt.
- Phối hợp với các sở, ngành trong việc xây dựng kế hoạch và lập quy hoạch xây dựng, các quy hoạch phân khu, thiết kế đô thị, quy hoạch nông thôn mới, xây dựng dự án đầu tư trên địa bàn quận, huyện, thị xã.
Việc triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, vừa cấp bách, vừa mang tính lâu dài, đòi hỏi sự tập trung chỉ đạo và tham gia tích cực của các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân Thủ đô. Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được giao./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |