Dự thảo Thông tư hướng dẫn tổ chức Tháng hành động vì trẻ em

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư hướng dẫn tổ chức Tháng hành động vì trẻ em
Lĩnh vực: Chính sách Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn tổ chức Tháng hành động vì trẻ em và áp dụng đối với Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

Số:       /2019/TT- BLĐTBXH

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------

DỰ THẢO

Hà Nội, ngày      tháng     năm 2019

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn tổ chức Tháng hành động vì trẻ em

 

Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Trẻ em,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn tổ chức Tháng hành động vì trẻ em.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

Thông tư này hướng dẫn tổ chức Tháng hành động vì trẻ em và áp dụng đối với Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

Điều 2. Mục đích của Tháng hành động vì trẻ em

Tháng hành động vì trẻ em được tổ chức vào tháng 6 hằng năm nhằm mục đích sau đây:

1. Thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

2. Tuyên truyền, phổ biến, vận động cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình cho trẻ em.

3. Vận động nguồn lực cho trẻ em.

Điều 3. Tổ chức Tháng hành động vì trẻ em

1. Xây dựng kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì trẻ em

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chủ đề, kế hoạch và hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì trẻ em;

b) Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em theo quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Bộ, ngành, tổ chức có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai hoặc kế hoạch hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em theo quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Thời gian tổ chức phát động Tháng hành động vì trẻ em

Thời gian tổ chức phát động Tháng hành động vì trẻ em vào tuần cuối tháng 5 hoặc ngày 01 tháng 6 hằng năm.

3. Truyền thông 

a) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án cho trẻ em;

b) Xây dựng các thông điệp triển khai chủ đề và nội dung, hoạt động của Tháng hành động vì trẻ em;

c) Xây dựng các tài liệu, sản phẩm truyền thông.

4. Vận động nguồn lực

Quỹ Bảo trợ trẻ em, quỹ tài chính ngoài ngân sách, quỹ xã hội từ thiện hoạt động vì trẻ em vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước, nước ngoài để thực hiện các mục tiêu về trẻ em được Nhà nước ưu tiên hoặc xây dựng các công trình cho trẻ em.

5. Hoạt động thúc đẩy sự tham gia của trẻ em

a) Tổ chức diễn đàn trẻ em để đại diện của trẻ em nói lên ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của trẻ em hoặc để các cơ quan, tổ chức lấy ý kiến trẻ em đối với các vấn đề về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em;

b) Tổ chức câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em; các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện tại địa phương; các hoạt động khác thúc đẩy sự tham gia của trẻ em;

c) Tổ chức các lớp hướng dẫn trẻ em kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và các vấn đề liên quan đến trẻ em phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và phát triển của trẻ em.

6. Tiếp nhận và quản lý trẻ em về sinh hoạt hè tại xã, phường, thị trấn, cộng đồng dân cư.

7. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch, thăm quan bảo đảm an toàn, lành mạnh cho trẻ em.

8. Kiểm tra, rà soát, phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn, thương tích trẻ em.

9. Rà soát, củng cố hệ thống bảo vệ trẻ em các cấp để bảo đảm việc phòng ngừa, xử lý hành vi, vụ việc xâm hại trẻ em; hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

10. Thực hiện phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em theo quy định pháp luật về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

Điều 4. Biểu dương, khen thưởng

Các bộ, ngành, tổ chức và Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị tổ chức biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắcđóng góp cho Tháng hành động vì trẻ em theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Điều 5. Chế độ báo cáo

1. Ủy ban nhân dân cấp xã gửi báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả thực hiện Tháng hành động vì trẻ em trước ngày 05 tháng 7 hằng năm.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết quả thực hiện Tháng hành động vì trẻ em trước ngày 10 tháng 7 hằng năm.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả thực hiện Tháng hành động vì trẻ em trước ngày 15 tháng 7 hằng năm.

Điều 6. Kinh phí tổ chức Tháng hành động vì trẻ em

Kinh phí tổ chức Tháng hành động vì trẻ em bao gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước; hỗ trợ của tổ chức, cá nhân; các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Hằng năm, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì trẻ em; tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em cấp quốc gia; theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả tổ chức Tháng hành động vì trẻ em và khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và đóng góp hiệu quả cho Tháng hành động vì trẻ em.

Điều 8. Trách nhiệm của các bộ, ngành, tổ chức

Các bộ, ngành, tổ chức ban hành kế hoạch triển khai hoặc kế hoạch hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em; hướng dẫn các đơn vị, cơ sở thành viên hoặc thuộc thẩm quyền quản lý triển khai các hoạt động hưởng ứng và tổng kết, đánh giá kết quả Tháng hành động vì trẻ em.

Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động trong Tháng hành động vì trẻ em.

2. Ưu tiên giải quyết những vấn đề của trẻ em tại địa phương.

3. Báo cáo kết quả Tháng hành động vì trẻ em theo quy định tại Thông tư này.

Điều 10. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày    tháng    năm 2019.

2. Thông tư số 15/2014/TT-BLĐTBXH ngày 19/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức Tháng hành động vì trẻ em hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Quốc gia về trẻ em;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tnh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Bộ LĐTBXH: Lãnh đạo Bộ; các đơn vị có liên quan;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
Cổng thông tin điện tử Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Cục TE(10b).

BỘ TRƯỞNG


 




   Đào Ngọc Dung

 

Văn bản này có file đính kèm, tải Văn bản về để xem toàn bộ nội dung
Ghi chú

văn bản tiếng việt

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

×
×
×
Vui lòng đợi