Dự thảo Quyết định về quy chế tiếp nhận viện trợ quốc tế khắc phục thiên tai

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định

Dự thảo Quyết định ban hành Quy chế triển khai tiếp nhận và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai
Lĩnh vực: Chính sách Loại dự thảo:Quyết định
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Dự thảo Quyết định ban hành quy chế triển khai tiếp nhận và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai. Quy chế này quy định về việc triển khai tiếp nhận, phân bổ và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp trong trường hợp xảy ra. Viện trợ quốc tế khẩn cấp là viện trợ không hoàn lại, phi dự án, không vì mục đích lợi nhuận của bên tài trợ để khắc phục hậu quả thiên tai, kéo dài tối đa 3 tháng sau khi thiên tai chấm dứt.

Tải Quyết định

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@Quyết định DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú
 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Số:           /2018/QĐ-TTg

 

DỰ THẢO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------

 

Hà Nội, ngày       tháng       năm 2018

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế triển khai tiếp nhận và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp

khắc phục hậu quả thiên tai

 

            Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

            Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

            Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

            Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

            Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về Quy chế triển khai tiếp nhận và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai.

            Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế triển khai tiếp nhận và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai.

            Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

            Điều 3. Các Bộ trưởng: Tài chính, Quốc phòng, Y tế, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng quốc hội;

- Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai;

- Lưu VT, KTN.

 

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

Trịnh Đình Dũng

 

 

 

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

QUY CHẾ

Triển khai tiếp nhận, phân bổ và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp

khắc phục hậu quả thiên tai

(Ban hành kèm theo Quyết định số         /2018/QĐ-TTg ngày     tháng     năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này quy định về việc triển khai tiếp nhận, phân bổ và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp trong trường hợp xảy ra thiên tai.

2. Viện trợ quốc tế khẩn cấp (sau đây gọi là viện trợ) là viện trợ không hoàn lại, phi dự án, không vì mục đích lợi nhuận của bên tài trợ để khắc phục hậu quả thiên tai, kéo dài tối đa 3 tháng sau khi thiên tai chấm dứt.

Điều 2.  Đối tượng áp dụng

1. Bên tài trợ: Chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, tổ chức chính phủ được chính phủ nước ngoài ủy quyền, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức và cá nhân người nước ngoài khác, kể cả các tập đoàn, công ty có vốn nước ngoài, có thiện chí, cung cấp trực tiếp viện trợ không hoàn lại nhằm hỗ trợ cho các mục tiêu nhân đạo của Việt Nam.

2. Bên nhận tài trợ:

a) Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai

b) Các cơ quan của Đảng, Quốc hội, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Các tổ chức thuộc các cơ quan Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam.

d) Các tổ chức thuộc các hội hoặc Liên hiệp hội được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam).

e) Các tổ chức khác theo quy định tại điểm d, khoản 4, Điều 1 của nghị định 93/2009/NĐ-CP.

Điều 3. Nguyên tắc tiếp nhận, phân bổ và sử dụng viện trợ

1. Các khoản viện trợ khẩn cấp cho khắc phục hậu quả do thiên tai được coi là viện trợ phi dự án được thực hiện khẩn trương ngay sau khi xảy ra thiên tai và kéo dài tối đa 03 tháng sau khi thiên tai chấm dứt.

2. Việc tiếp nhận và phân bổ viện trợ phải công khai, minh bạch, kịp thời, đúng mức, đúng đối tượng; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương.

a) Không tiếp nhận những hàng hóa (kể cả vật tư, thiết bị) thuộc danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, việc tiếp nhận do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

b) Không tiếp nhận viện trợ gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước. 

c) Tổ chức, cá nhân sử dụng viện trợ phải đúng mục đích.

3. Các khoản viện trợ khi được xây dựng và triển khai thực hiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các cam kết với Bên tài trợ. Trong trường hợp các quy định hoặc điều kiện viện trợ của Bên tài trợ khác với các quy định của pháp luật Việt Nam thì phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam

4. Đối với các khoản viện trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai: Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai sẽ là cơ quan chủ trì tiếp nhận và phân bổ khoản viện trợ.

Điều 4. Quy trình triển khai

1. Vận động viện trợ

Vận động viện trợ khẩn cấp được thực hiện trên cơ sở căn cứ vào mức độ thiệt hại cụ thể về người và tài sản, công trình đối với từng vùng, địa phương bị thiên tai. Bộ, ngành, tổ chức và địa phương căn cứ vào quan hệ đối tác để vận động viện trợ khẩn cấp.

2. Quyết định về việc tiếp nhận và phân bổ viện trợ khẩn cấp

a) Cấp có thẩm quyền quy định tại điều 6 phê duyệt quyết định về việc tiếp nhận, phân bổ viện trợ khẩn cấp cho các địa phương bị ảnh hưởng do thiên tai. Đối với trường hợp viện trợ khẩn cấp bằng hình thức cung cấp chuyên gia hỗ trợ khẩn cấp (bác sỹ, đội tìm kiếm cứu nạn, chuyên gia đánh giá, …) và động vật hỗ trợ đi cùng (ví dụ: chó nghiệp vụ,…): Cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch hoạt động của chuyên gia.

b) Cơ quan chủ quản thông báo cho bên tài trợ về quyết định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Thực hiện kê khai xác nhận viện trợ và triển khai tiếp nhận

a) Kê khai xác nhận viện trợ theo quy định của pháp luật hiện  hành.

b) Triển khai tiếp nhận: Căn cứ Quyết định về việc tiếp nhận, phân bổ viện trợ khẩn cấp cho các địa phương bị ảnh hưởng do thiên tai, cơ quan chủ quản phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành tiếp nhận và phân bổ viện trợ cho các địa phương.

c) Đối với viện trợ khẩn cấp bằng tiền: Bên tiếp nhận mở hoặc thông báo tài khoản (đối với trường hợp đã có tài khoản) với nhà tài trợ để tiếp nhận tiền hỗ trợ.

d) Đối với viện trợ khẩn cấp bằng hình thức cung cấp chuyên gia hỗ trợ khẩn cấp (bác sỹ, đội TKCN, chuyên gia đánh giá, …) và động vật hỗ trợ đi cùng (ví dụ: chó nghiệp vụ,…): Cơ quan chủ quản thông báo cho các cơ quan liên quan và địa phương về kế hoạch hoạt động của chuyên gia nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ chuyên gia thực hiện nhiệm vụ cứu trợ, tìm kiếm cứu nạn.

4. Phân bổ viện trợ

Cơ quan tiếp nhận triển khai phân bổ viện trợ theo Quyết định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Kiểm tra, đánh giá việc phân bổ và sử dụng viện trợ

Điều 5. Hồ sơ trình phê duyệt tiếp nhận và phân bổ viện trợ khẩn cấp

1. Văn bản của Bên tài trợ thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ đó.

2. Văn bản đề nghị trình phê duyệt: của cơ quan phê duyệt của cơ quan chủ quản khoản viện trợ đối với các khoản viện trợ phi dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; của cơ quan chủ quản hoặc chủ khoản viện trợ (trong trường hợp cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý) đối với các khoản viện trợ phi dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan phê duyệt của người đứng đầu cơ quan chủ quản, trong đó có nêu các nội dung chủ yếu sau:

a) Tên khoản viện trợ

b) Nhà tài trợ

c) Cơ quan chủ quản

d) Chủ khoản viện trợ

e) Hình thức viện trợ

f) Tổng giá trị khoản viện trợ

g) Số lượng, giá trị phân bổ có địa chỉ

h) Trách nhiệm của các đơn vị liên quan (bố trí kinh phí trong việc tiếp nhận và phân bổ hàng hóa, kiểm tra, báo cáo,…)

Điều 6. Thẩm quyền phê duyệt khoản viện trợ khẩn cấp

1. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt:

a) Các khoản viện trợ có nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo.

b) Các khoản viện trợ liên quan tới việc nhập khẩu ô tô và các phương tiện vận tải khác (máy bay, tàu vận tải, thuyền vận tải…).

c) Viện trợ các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ cho [M1] phép.

2. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có tên tại khoản 2, Điều 2 có thẩm quyền phê duyệt các khoản viện trợ không thuộc quy định tại khoản 1 của điều này;

Điều 7. Nhiệm vụ của các cơ quan trong việc tiếp nhận và phân bổ viện trợ

1. Nhiệm vụ của cơ quan được giao làm đầu mối tiếp nhận

a) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với cơ quan chức năng tìm hiểu và liên hệ với Bên tài trợ để vận động, tranh thủ viện trợ.

b) Tham mưu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định tiếp nhận và phân bổ viện trợ.

c) Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ theo các quy định hiện hành, thực hiện đúng cam kết với Bên tài trợ. Đối với viện trợ bằng hàng hóa, cơ quan đầu mối có nhiệm vụ hoàn tất các thủ tục thông quan và phân bổ cho các địa phương trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển về đến Việt Nam.

d) Theo dõi, đánh giá việc tiếp nhận và thực hiện các khoản viện trợ; kịp thời phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vướng mắc, khó khăn, những vi phạm trong quá trình triển khai công tác tiếp nhận và sử dụng viện trợ hoặc thông báo với các cơ quan quản lý nhà nước để xử lý.

e) Bố trí đầy đủ, kịp thời kinh phí hỗ trợ tiếp nhận theo quyết định đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

f) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về chất lượng, hiệu quả và tiến độ thực hiện viện trợ khẩn cấp phù hợp với các quy định của pháp luật.

g) Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo.

2. Nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan trong việc tiếp nhận, phân bổ

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện kiểm tra chuyên ngành hàng hóa tiếp nhận viện trợ theo lĩnh vực quản lý dưới hình thức giải quyết khẩn cấp. Trong đó:

a) Bộ Tài Chính:

Cử đầu mối hỗ trợ, tạo điều kiện để hàng hóa được thông quan nhanh chóng

Hướng dẫn việc thực hiện các chế độ quản lý tài chính đối với nguồn viện trợ quốc tế khẩn cấp trong trường hợp thiên tai;

Chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các chế độ quản lý tài chính đối với các cơ quan chủ quản dự án viện trợ nước ngoài, các đối tượng tiếp nhận viện trợ nước ngoài;

Thực hiện xác nhận viện trợ và hạch toán ngân sách nhà nước đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương;

Kiểm tra, giám sát việc sử dụng viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách trung ương.

b) Bộ Quốc phòng: Bộ Quốc phòng chủ trì tiếp nhận, phối hợp với Bộ Công An kiểm tra an ninh, an toàn các loại thiết bị đo vẽ, quan trắc có liên quan đến an ninh quốc gia, bí mật nhà nước

c) Bộ Y tế: Tiếp nhận hỗ trợ các loại thiết bị y tế, dược phẩm, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.

d) Bộ Công An: Hướng dẫn nhanh thực hiện cấp thị thực cho chuyên gia vào Việt Nam và các thủ tục an ninh khi chuyên gia đi thực địa hiện trường.

e) Bộ Công thương: Hướng dẫn các thủ tục xác nhận hàng viện trợ không phải phế phẩm, phế thải.

f) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: có trách nhiệm giải quyết các trường hợp liên quan đến kiểm dịch động vật, thuốc thú y, vắc xin phòng chống dịch bênh và các thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác thú y khác.       

g) Các địa phương tiếp nhận viện trợ: có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp nhận và phân bổ viện trợ đến người dân bị thiệt hại; chịu trách nhiệm giám sát việc phân bổ viện trợ đảm bảo nhanh chóng, đúng mức, đúng đối tượng.

Điều 8. Kiểm tra, đánh giá việc phân bổ và sử dụng viện trợ

1. Kiểm tra, đánh giá việc phân bổ và sử dụng viện trợ được thực hiện ngay sau khi phân phối hàng viện trợ đến tay người nhận; cập nhật toàn bộ các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện khoản viện trợ; phân loại và phân tích thông tin; kịp thời đề xuất các phương án nhằm bảo đảm khoản viện trợ được thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đạt chất lượng và hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.

2. Đánh giá thực hiện viện trợ được thực hiện một cách toàn diện, có hệ thống và khách quan, hạn chế tối đa việc sử dụng sai mục đích nhằm đưa ra những điều chỉnh cần thiết và rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng cho các giai đoạn tiếp theo và/hoặc áp dụng cho các đợt viện trợ khác.

3. Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai chủ trì kiểm tra, đánh giá việc phân bổ và sử dụng viện trợ.

Điều 9. Chế độ thông tin báo cáo

1. Cơ quan chủ trì tiếp nhận viện trợ: Báo cáo về nội dung tiếp nhận viện trợ về Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt quyết định tiếp nhận và phân bổ viện trợ để tổng hợp.

2. Đơn vị sử dụng viện trợ: báo cáo về tình hình triển khai phân bổ và sử dụng viện trợ về cơ chủ trì tiếp nhận viện trợ trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao nhận viện trợ.

Điều 10.  Tổ chức thực hiện

1. Các Bộ, cơ quan, địa phương tạo điều kiện để cơ quan đầu mối nhận viện trợ hoàn thành nhiệm vụ, không làm cản trở đến hoạt động các hoạt động tiếp nhận cũng như phân bổ viện trợ.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan đầu mối tiếp nhận, địa phương phản ánh kịp thời về Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai để nghiên cứu, giải quyết./.

 


 [M1]Nghị định 16, điều 12

Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Quyết định DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
×
×
×
Vui lòng đợi