Dự thảo Quyết định ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025

thuộc tính Quyết định

Dự thảo Quyết định về việc ban hành chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025 lần 1
Lĩnh vực: Chính sách
Loại dự thảo:Quyết định
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Trạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Nội dung tóm lược

Quyết định này ban hành chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025: Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều áp dụng; chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2021-2025.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

-------

Số:           /2020/QĐ-TTg

DỰ THẢO 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------
Hà Nội, ngày       tháng      năm 2020

 


QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành chuẩn nghèo đa chiều

áp dụng cho giai đoạn 2021 2025

-----------------

 

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 06 năm 2015;

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết số …/NQ-CP ngày … tháng … năm … Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng … năm …;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021 -2025.

 

Điều 1. Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021-2025

1. Các tiêu chí về thu nhập

a) Chuẩn mức sống tổi thiểu: 1.200.000 đồng/người/tháng khu vực nông thôn và 1.600.000 đồng/người/tháng khu vực thành thị;

c) Chuẩn mức sống trung bình: 1.800.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 2.400.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản

a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; Việc làm và bảo hiểm xã hội;

b) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (11 chỉ số): dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục- đào tạo của người lớn; tình trạng đi học đúng độ tuổi, cấp học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước an toàn; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; việc làm gắn với thu nhập, tham gia bảo hiểm xã hội; người phụ thuộc không có khả năng lao động.

Điều 2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2021-2025

a) Hộ nghèo:

Là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới mức sống tối thiểu (tương ứng cho khu vực thành thị/nông thôn) và thiếu hụt 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

b) Hộ cận nghèo:

Là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới mức sống tối thiểu (tương ứng cho khu vực thành thị/nông thôn) và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

c) Hộ có mức sống trung bình:

Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên chuẩn mức sống tối thiểu và thấp hơn chuẩn mức sống trung bình (tương ứng cho khu vực thành thị/nông thôn).

Mức chuẩn nghèo quy định tại Điều 1 Quyết định này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác trong giai đoạn 2021-2025.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Xây dựng kế hoạch, phương pháp, công cụ hướng dẫn các địa phương tổ chức điều tra, rà soát xác định các đối tượng thụ hưởng chính sách đầu kỳ và hàng năm.

- Tổng hợp, báo cáo Quốc hội, Chính phủ kết quả thực hiện giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều đầu kỳ, hàng năm của cả nước và các tỉnh, thành phố.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo của cả nước trong giai đoạn 2021-2025.

- Nghiên cứu, thực hiện giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận của người dân về việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận dịch vụ về việc làm, bảo hiểm xã hội.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Bổ sung hệ thống thu thập số liệu các chiều, chỉ số nghèo đa chiều trong Khảo sát mức sống hộ gia đình nhằm phục vụ theo dõi và đánh giá tình trạng nghèo đa chiều của quốc gia và các địa phương.

- Trên cơ sở kết quả điều tra mức sống hộ gia đình hằng năm,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) công bố tỷ lệ nghèo chung (có cập nhật chỉ số giá tiêu dùng - CPI), tỷ lệ hộ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số nghèo đa chiều (MPI), làm cơ sở để định hướng các chính sách phát triển kinh tế vùng, lĩnh vực, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội.

- Nghiên cứu bổ sung các chỉ số đo lường nghèo đa chiều vào bộ chỉ tiêu khảo sát mức sống hộ gia đình để phản ánh tốt hơn các khía cạnh nghèo của người dân, nhất là những chỉ số phản ánh kết quả và tác động.

c) Bộ Tài chính

Chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tính toán cân đối nguồn lực ngân sách để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội khi chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo sang đa chiều.

d) Bộ Y tế

- Nghiên cứu, thực hiện giải pháp nâng cao dinh dưỡng cho người dân, đặc biệt là người nghèo, tăng độ bao phủ tham gia bảo hiểm y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận dịch vụ về y tế.

đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Nghiên cứu, thực hiện giải pháp tăng tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi theo từng cấp học, giảm tỷ lệ bỏ học, lưu ban; tăng tỷ lệ biết chữ của người lớn.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận dịch vụ về giáo dục.

e) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Nghiên cứu, thực hiện giải pháp tăng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch, hố xí hợp vệ sinh khu vực nông thôn.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận dịch vụ về vệ sinh, nước sạch nông thôn.

g) Bộ Xây dựng

-Nghiên cứu, thực hiện giải pháp để hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở, tăng tỷ lệ người dân có nhà ở bảo đảm về diện tích và chất lượng.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận dịch vụ về nhà ở.

h) Bộ Thông tin và Truyền thông

- Nghiên cứu, thực hiện giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của người dân.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận về thông tin.

i) Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ liên quan xây dựng giải pháp giảm nghèo bền vững phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số.

k) Các Bộ, ngành liên quan: trên cơ sở mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của cả nước và từng địa phương, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp để tác động trong các chương trình, chính sách đặc thù và thường xuyên, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, nhất là các vùng có tỷ lệ tiếp cận thấp.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc          Trung ương

a) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và người dân về mục đích, ý nghĩa việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều;

b) Chỉ đạo điều tra xác định, phân loại đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội hằng năm;

c) Chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn;

d) Nghiên cứu, thực hiện giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân trên địa bàn;

đ) Căn cứ điều kiện và khả năng thực tế của địa phương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể bổ sung các chiều/chỉ số thiếu hụt, điều chỉnh ngưỡng đo lường các chỉ số thiếu hụt, áp dụng đầy đủ phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, nâng chuẩn nghèo thu nhập cao hơn chuẩn của quốc gia với điều kiện tự cân đối ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật để hỗ trợ các chính sách cho đối tượng nghèo, cận nghèo trên địa bàn do điều chỉnh, nâng chuẩn.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;

- Kiểm toán nhà nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,     các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;- Lưu: VT, KGVX (3b).

THỦ TƯỚNG




 

 

 


Nguyễn Xuân Phúc

dự thảo tiếng việt
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY