Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tải về
thuộc tính Nghị định
Lĩnh vực: | Chính sách | Loại dự thảo: | Nghị định |
Cơ quan chủ trì soạn thảo: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Trạng thái: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết về điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công cách mạng,thân nhân người có công với cách mạng hoặc người có liên quan quy định tại Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng.
Tải Nghị định
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2021/NĐ-CP DỰ THẢO | Hà Nội, ngày tháng năm 2021 |
NGHỊ ĐỊNH
Quy định chi tiết Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
---------
Căn cứ Luật số 47/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV về Ưu đãi người có công với cách mạng;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết về điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công cách mạng,thân nhân người có công với cách mạng hoặc người có liên quan quy định tại Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây gọi là Pháp lệnh).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người có công với cách mạng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh (sau đây gọi là Người có công).
2. Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh (sau đây gọi là thân nhân).
3. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan với chính sách ưu đãi người có công theo quy định của Pháp lệnh.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thương binh bao gồm thương binh và người hưởng chính sách như thương binh.
2. Người làm nghĩa vụ quốc tế là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở nước ngoài trước ngày 01 tháng 01 năm 1992 hoặc thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở nước ngoài từ ngày 01 tháng 01 năm 1992 theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Đại diện thân nhân là người được thân nhân ủy quyền theo quy định của pháp luật.
4. Con của người có công nếu còn tiếp tục đi học là người đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ bậc phổ thông đến đại học.
5. Con của người có công bị khuyết tật từ nhỏ là người bị khuyết tật khi dưới 18 tuổi.
6. Bản sao quy định trong Nghị định này được hiểu là bản sao được chứng thực theo quy định của pháp luật.
Chương II
ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN, THẨM QUYỀN, THỦ TỤC, HỒ SƠ
XÁC NHẬN, GIẢI QUYẾT VÀ THỜI ĐIỂM HƯỞNG CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI
Mục 1
NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 1945
Điều 4. Điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945
Người hoạt động cách mạng được cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 khi có một trong các điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:
1. Đã tham gia hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng.
2. Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương hoặc được kết nạp lại trước ngày 19 tháng Tám năm 1945 quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận theo quy định tại Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 24 tháng 12 năm 1977 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IV) về chính sách, chế độ đối với cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm và Thông tri số 07-TT/TC ngày 21 tháng 3 năm 1979 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn vận dụng tiêu chuẩn và xác nhận những đối tượng hưởng chính sách, chế độ đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 19 tháng Tám năm 1945.
Điều 5. Căn cứ xác nhận
1. Đối với người hoạt động cách mạng còn sống hoặc người đã hy sinh, từ trần sau ngày 30 tháng 6 năm 1999 thì căn cứ vào một trong các giấy tờ sau có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau:
a) Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1962 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý;
b) Lý lịch khai trong Cuộc vận động bảo vệ Đảng theo Chỉ thị số 90-CT/TW ngày 01 tháng 3 năm 1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa III;
c) Lý lịch đảng viên khai theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 4 năm 1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 hoặc người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
2. Đối với người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần từ ngày 30 tháng 6 năm 1999 trở về trước thì căn cứ một trong các giấy tờ sau có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau:
a) Lý lịch theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Hồ sơ khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập;
c) Hồ sơ liệt sĩ;
d) Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên được ban thường vụ cấp ủy cấp trên duyệt và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xuất bản;
đ) Hồ sơ, tài liệu có giá trị pháp lý đang lưu giữ tại cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước từ cấp huyện trở lên.
Điều 6. Thẩm quyền ban hành quyết định công nhận
1. Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc cấp ủy địa phương nơi người đó tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945;
2. Ban đảng, Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương của cơ quan trước khi nghỉ công tác hoặc khi hy sinh, từ trần xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương quản lý; trường hợp không còn Ban đảng, Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy thì cấp Ủy cấp trên của cơ quan đó xem xét, quyết định.
3. Tổng cục Chính trị xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc Quân đội nhân dân;
4. Đảng ủy Công an Trung ương xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc Công an nhân dân.
Điều 7. Hồ sơ, thủ tục xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi
1. Cá nhân viết bản khai theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định này, trường hợp người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng lập bản khai kèm giấy ủy quyền theo quy định tại Mẫu số 48 Phụ lục I Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú kèm theo một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày có trách nhiệm xác nhận bản khai và gửi đầy đủ giấy tờ hợp lệ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này.
3. Cơ quan có thẩm quyền trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm xem xét, ban hành quyết định công nhận theo quy định tại Mẫu số 50 Phụ lục I Nghị định này và chuyển hồ sơ đến Sở Lao động -Thương binh và Xã hội nơi người hưởng trợ cấp thường trú để giải quyết chế độ ưu đãi.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945và trợ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 51 Phụ lục I Nghị định này;
5. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ quy định tại Điều này để hướng dẫn thực hiện việc xác nhận đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 thuộc lực lượng quân đội, công an.
Điều 8. Thời điểm hưởng
1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 còn sống được hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng từ tháng ban hành quyết định công nhận.
2. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần mức 50 triệu đồng; người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần mức 10 triệu đồng. Trợ cấp một lần được hưởng kể từ tháng Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.
Mục 2
NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 1945 ĐẾN NGÀY KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
Điều 9. Điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
1. Người hoạt động cách mạng được cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận là người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 khi có một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh.
2. Danh mục ngày khởi nghĩa tại các địa phương được quy định tại theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 10. Căn cứ xác nhận
1. Đối với người hoạt động cách mạng còn sống hoặc người đã hy sinh, từ trần từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về sau thì căn cứ một trong các giấy tờ sau có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng:
a) Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1969 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý;
b) Lý lịch đảng viên khai theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 4 năm 1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 hoặc người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
2. Đối với người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần từ trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì căn cứ một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau đây:
a) Lý lịch theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Hồ sơ khen thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập;
c) Hồ sơ liệt sĩ;
d) Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên được ban thường vụ cấp ủy cấp trên duyệt và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xuất bản;
đ) Hồ sơ, tài liệu có giá trị pháp lý đang lưu giữ tại cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước từ cấp huyện trở lên.
Điều 11. Thẩm quyền ban hành quyết định công nhận
1. Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc cấp ủy địa phương nơi người đó tham gia hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
2. Ban đảng, Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương của cơ quan trước khi nghỉ công tác hoặc khi hy sinh, từ trầnxem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương quản lý. Trường hợp không còn Ban đảng, Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy thì cấp Ủy cấp trên của cơ quan đó xem xét, quyết định;
3. Tổng cục Chính trị xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc Quân đội nhân dân;
4. Đảng ủy Công an Trung ương xem xét, quyết định đối với người hoạt động cách mạng thuộc Công an nhân dân.
Điều 12. Hồ sơ, thủ tục xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi
1. Cá nhân viết bản khai theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I Nghị định này trường hợp người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng lập bản khai kèm giấy ủy quyền theo quy định tại Mẫu số 48 Phụ lục I Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú kèm theo một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 10 Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày có trách nhiệm xác nhận bản khai và gửi đầy đủ giấy tờ hợp lệ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Nghị định này.
3. Cơ quan có thẩm quyền trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm xem xét, ban hành quyết định công nhận (theo quy định tại Mẫu số 50 Phụ lục I Nghị định này và chuyển hồ sơ đến Sở Lao động -Thương binh và Xã hội nơi cá nhân thường trú để giải quyết chế độ ưu đãi.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và trợ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định này.
5. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ quy định tại Điều này để hướng dẫn thực hiện đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thuộc lực lượng quân đội, công an.
Điều 13. Thời điểm hưởng
1. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 còn sống được hưởng trợ cấp hằng tháng từ tháng ban hành quyết định công nhận.
2. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần mức 25 triệu đồng; người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần mức 10 triệu đồng. Trợ cấp một lần được hưởng kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.
Mục 3
LIỆT SĨ VÀ THÂN NHÂN LIỆT SĨ
Điều 14. Điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận liệt sĩ
1. Trực tiếp phục vụ chiến đấu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh được xác định là thực hiện các nhiệm vụ trong lúc trận đánh đang diễn ra hoặc trong khi địch đang bắn phá: cứu thương, tải thương, tải đạn, đảm bảo thông tin liên lạc, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu.
2. Địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh được xác định theo theo quy định tại Phụ lục III Nghị định này.
3. Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh được xác định như sau:
a) Nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập có tính chất nguy hiểm các trường hợp sau: bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; thực hiện nhiệm vụ có tính chất nguy hiểm trong huấn luyện, diễn tập chiến đấu của: không quân, hải quân, kiểm ngư, cảnh sát biển, đặc công, trinh sát đặc nhiệm, cảnh sát cơ động, đặc nhiệm;
b) Làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh có tính chất nguy hiểm khi: chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai, dịch bệnh; thực hiện nhiệm vụ của kiểm ngư, cảnh sát biển; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; rà phá, xử lý, tiêu hủy bom mìn, vật liệu nổ; nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, thử nghiệm, bảo quản, vận chuyển thuốc phóng, thuốc nổ, vũ khí, đạn dược; xây dựng công trình ngầm quốc phòng, an ninh.
4. Địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh (sau đây gọi là địa bàn đặc biệt khó khăn) được xác định theo quy định tại Phụ lục IV Nghị định này.
Không xem xét xác nhận đối với trường hợp ốm đau, tai nạn tại địa bàn đặc biệt khó khăn nhưng đã được đưa đi chữa trị ở bệnh viện tuyến tỉnh trở lên hoặc trường hợp ốm đau, tai nạn ở nơi khác đã được điều trị nhưng sau đó đưa về công tác ở địa bàn đặc biệt khó khăn
5. Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh là trực tiếp thực thi nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giao nhằm điều tra, phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ đối tượng phạm tội hoặc ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ Luật hình sự.
6. Các trường hợp được xem xét công nhận liệt sĩ theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh bao gồm các yếu tố sau:
a) Nhận thức được đầy đủ sự nguy hiểm và tính cấp bách của sự việc;
b) Chủ động thực hiện hành vi đặc biệt dũng cảm, chấp nhận hy sinh tính mạng bản thân;
c) Bảo vệ lợi ích quan trọng của Nhà nước, tính mạng và lợi ích hợp pháp của Nhân dân hoặc để ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
d) Là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội, được cơ quan quản lý nhà nước về người có công trình Hội đồng thi đua khen thưởng trung ương tặng thưởng Huân chương và tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước.
Điều 15. Trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phát hiện hoặc lưu trữ các thông tin,tài liệu liên quan đến người hy sinh chưa được xác nhận liệt sĩ thì có trách nhiệm cung cấp tới cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này, làm căn cứ lập hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ.
Điều 16. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh
1. Cơ quan, đơn vị quản lý cá nhân tại thời điểm hy sinh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh như sau:
a) Người hy sinh là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu trong quân đội do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên;
b) Người hy sinh là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, lao động hợp đồng không xác định thời hạn hưởng lương từ ngân sách thuộc Công an nhân dân do thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ trở lên hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh;
c) Người hy sinh thuộc cơ quan Trung ương do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương;
d) Người hy sinh thuộc cơ quan cấp tỉnh quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Người hy sinh thuộc cơ quan cấp huyện, cấp xã; thuộc các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các trường hợp không thuộc quy định tại các điểm a, b, c, d khoản này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Trường hợp cơ quan, đơn vị quản lý cá nhân không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh.
Điều 17. Căn cứ cấp giấy chứng nhận hy sinh
1. Trường hợp hy sinh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh phải có giấy xác nhận trường hợp hy sinh do các cơ quan, đơn vị như sau:
a) Người hy sinh là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu trong quân đội do Thủ trưởng cấp tiểu đoàn và tương đương;
b) Người hy sinh là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, lao động hợp đồng không xác định thời hạn hưởng lương từ ngân sách trong công an nhân dân do Thủ trưởng công an cấp huyện hoặc cấp tương đương;
c) Người hy sinh thuộc các cơ quan trung ương do Thủ trưởng cấp vụ hoặc cấp tương đương;
d) Người hy sinh không thuộc quy định tại các điểm a, b, c khoản này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Trường hợp hy sinh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh phải có các giấy tờ sau:
a) Quyết định đi làm nghĩa vụ quốc tế do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp;
b) Biên bản xảy ra sự việc; trường hợp không có biên bản xảy ra sự việc thì phải có giấy xác nhận trường hợp hy sinh do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp.
3. Trường hợp hy sinh quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh phải có biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh lập.
4. Trường hợp hy sinh quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh phải có văn bản giao làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm kèm biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh lập.
5. Trường hợp hy sinh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh phải có biên bản xảy ra sự việc đối với trường hợp tai nạn hoặc bản sao bệnh án, giấy ra viện thể hiện mắc bệnh trong thời gian công tác tại địa bàn có điều kiện đặc biệt khó khăn kèm theo bản sao một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn đặc biệt khó khăn như sau: lý lịch cán bộ; lý lịch quân nhân; lý lịch đảng viên; hồ sơ bảo hiểm xã hội;
6. Trường hợp hy sinh quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh phải có kế hoạch công tác hoặc quyết định, danh sách phân công làm nhiệm vụ hoặc giấy xác nhận giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh; biên bản họp cấp ủy, lãnh đạo, cơ quan đơn vị quản lý người hy sinh; bản án hoặc bản kết luận vụ án của cơ quan điều tra.
Trường hợp không có bản án, bản kết luận vụ án của cơ quan điều tra thì kèm báo cáo kết thúc điều tra vụ việc hoặc báo cáo kết quả điều tra vụ việc của cơ quan điều tra có thẩm quyền và một trong các giấy tờ sau: Quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với trường hợp không xác định được đối tượng phạm tội; Quyết định truy nã bị can đối với trường hợp đối tượng phạm tội bỏ trốn hoặc không xác định được nơi đối tượng thường trú; Quyết định gia hạn điều tra; Quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc đã chết.
Trường hợp bản án, bản kết luận vụ án, báo cáo kết thúc điều tra vụ việc hoặc báo cáo kết quả điều tra vụ việc không thể hiện rõ trường hợp hy sinh thì kèm theo biên bản xảy ra sự việc và báo cáo vụ việc của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh.
7. Trường hợp hy sinh quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh phải có biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập. Đối với việc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội phải có kết luận của cơ quan điều tra cấp huyện trở lên.
8. Trường hợp thương binh chết do vết thương tái phát quy định tại điểm l khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh phải có bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện trở lên và biên bản kiểm thảo tử vong.
9. Trường hợp mất tích theo quy định tại các điểm e, g, i k khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh phải có căn cứ cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại các khoản 3, 4 hoặc khoản 6, 7 Điều này, kèm theo quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết theo quy định của Bộ luật Dân sự.
10. Trường hợp hy sinh hoặc mất tích trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế tại các chiến trường C, K từ ngày 31 tháng 12 năm 1991 trở về trước, thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh thì thực hiện theo quy định tại Mục 12 Chương II Nghị định này.
Điều 18. Hồ sơ, thủ tục xác nhận liệt sĩ
1. Đối với người khi hy sinh thuộc quân đội, công an quản lý thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm hướng dẫn về trình tự lập hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ theo quy định và có văn bản đề nghị kèm hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.
2. Đối với người khi hy sinh không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện như sau:
a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại các điểm c, d, đ khoản 1 Điều 16 Nghị định này;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều 16 Nghị định này trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh theo quy định tại Mẫu số 33 Phụ lục I Nghị định này; có văn bản kèm theo các giấy tờ quy định tại Điều 17 Nghị định này chuyển đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định;
c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 Nghị định này trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh; có văn bản kèm theo các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, có văn bản kèm theo các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập tờ trình và danh sách kèm theo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”;
b) Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định cấp bằng có trách nhiệm in, chuyển Văn phòng Chính phủ đóng dấu Bằng “Tổ quốc ghi công” và chuyển hồ sơ kèm quyết định cấp bằng, Bằng “Tổ quốc ghi công” đến cơ quan đề nghị thẩm định để chuyển về cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh.
4. Cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định cấp bằng, Bằng “Tổ quốc ghi công” kèm hồ sơ, có trách nhiệm thông báo cho gia đình liệt sĩ (gồm những thân nhân của liệt sĩ: vợ hoặc chồng, con, cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ) và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình liệt sĩ thường trú tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, trao Bằng “Tổ quốc ghi công” và bàn giao hồ sơ kèm quyết định cấp Bằng về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi gia đình liệt sĩ thường trú để thực hiện chế độưu đãi.
Trường hợp không còn thân nhân thì bàn giao về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được ủy quyền thờ cúng thường trú quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định này.
Điều 19. Hồ sơ, thủ tục xác nhận liệt sĩ đối với trường hợp quy định tại điểm l khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh
1. Trường hợp chết tại địa phương:
a) Đại diện thân nhân có đơn đề nghị kèm giấy tờ quy định tại khoản 8 Điều 17 Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị cấp giấy chứng nhận hy sinh;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi cung cấp bản sao hồ sơ thương binh làm căn cứ để cấp giấy chứng nhận hy sinh. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận bản sao hồ sơ thương binh, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm theo các giấy tờ hợp lệ;
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm cung cấp bản sao hồ sơ thương binh;
đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra và có văn bản đề nghị kèm hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.
2. Trường hợp chết tại các cơ sở xã hội nuôi dưỡng người có công:
a) Giám đốc cơ sở xã hội nuôi dưỡng người có công có văn bản kèm giấy tờ quy định tại khoản 8 Điều 17 Nghị định này đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ cung cấp bản sao hồ sơ thương binh;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm cung cấp bản sao hồ sơ thương binh và gửi kèm các giấy tờ quy định khoản a Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cơ sở xã hội nuôi dưỡng người có công đặt trụ sở;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận bản sao hồ sơ thương binh, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm theo các giấy tờ hợp lệ;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra và có văn bản đề nghị kèm hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.
Điều 20. Hồ sơ, thủ tục cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”đối với người hy sinh nhưng chưa được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” mà thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước
1. Việc cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” thực hiện theo một trong các căn cứ sau:
a) Hồ sơ đang lưu tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc có một trong các giấy tờ: giấy báo tử, giấy chứng nhận hy sinh;
b) Một trong các giấy tờ chứng minh thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi: Quyết định hưởng trợ cấp; Sổ nhận trợ cấp ưu đãi; Danh sách chi trả trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần có ký nhận của người hưởng trợ cấp; Giấy tờ có giá trị pháp lý khác được lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước;
Đồng thời có các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý ghi nhận là liệt sĩ, hy sinh hoặc có tên trong danh sách, sổ liệt sĩ do cơ quan chức năng địa phương quản lý;
c) Một trong các giấy tờ chứng minh thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi: quy định tại điểm b khoản này nhưng không có các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý ghi nhận là liệt sĩ, hy sinh hoặc không có tên trong danh sách, sổ liệt sĩ do cơ quan chức năng địa phương quản lý.
2. Hồ sơ, thủ tục
a) Đại diện thân nhân người hy sinh hoặc cá nhân được ủy quyền theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự hoặc Ủy ban nhân dân xã nơi đề nghị xác nhận liệt sĩ (trường hợp không xác định được cá nhân được ủy quyền) làm đơn đề nghị theo quy định tại Mẫu số 14 Phụ lục I Nghị định này kèm theo giấy báo tử hoặc giấy chứng nhận hy sinh (nếu có), hoặc giấy tờ quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn kèm đầy đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm rà soát hồ sơ, tài liệu đang quản lý, nếu không thuộc các trường hợp bị chấm dứt chế độ ưu đãi quy định tại các khoản 3,4,5 Điều 54 và khoản 1 Điều 55 Pháp lệnh thì thực hiện như sau:
Trường hợp có hồ sơ hoặc đủ giấy tờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thìcó văn bản trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Trường hợp đủ giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh hoặc báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực) kết luận đơn vị quản lý khi liệt sĩ hy sinh để giao cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận hy sinh theo thẩm quyền (Bộ Chỉ Huy quân sự cấp tỉnh đối với quân nhân, Công an cấp tỉnh đối với công an nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với dân quân du kích hoặc cán bộ dân chính đảng) đối với trường hợp phức tạp. Có văn bản trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận hy sinh;
Trường hợp đủ giấy tờ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách chuyển Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân liệt sĩ đã được giải quyết chế độ để niêm yết công khai lấy ý kiến nhân dân ở thôn, xã, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong thời gian tối thiểu là 45 ngày; lập Biên bản kết quả niêm yết công khai và biên bản họp xét duyệt của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã chuyển về Sở; đối với các trường hợp không có ý kiến khiếu nại, tố cáo của nhân dân thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo như hướng dẫn đối với trường hợp đủ giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy giấy chứng nhận hy sinh trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc kết luận của Hội đồng xét duyệt, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh và chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ thực hiện trách nhiệm theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 18 Nghị định này.
Điều 21. Hồ sơ, thủ tục cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với người hy sinh thuộc các trường hợp quy định tại Điều 14 Pháp lệnh nhưng chưa được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” mà thân nhân đã hưởng trợ cấp ưu đãi từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 30 tháng 9 năm 2006
1. Căn cứ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”: hồ sơ đang lưu tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
2. Hồ sơ, thủ tục
a) Đại diện thân nhân người hy sinh hoặc cá nhân được ủy quyền theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự hoặc Ủy ban nhân dân xã nơi đề nghị xác nhận liệt sĩ (trường hợp không xác định được cá nhân được ủy quyền) làm đơn đề nghị theo quy định tại Mẫu số 14 Phụ lục I Nghị định này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi.
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn có trách nhiệm rà soát hồ sơ, tài liệu đang quản lý, nếu không thuộc các trường hợp bị chấm dứt chế độ ưu đãi quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 54 và khoản 1 Điều 55 của Pháp lệnh và hồ sơ đúng quy định thì có văn bản kèm hồ sơ và bản sao danh sách chi trả trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ thực hiện trách nhiệm theo quy định tại tại các khoản 2, 3, 4 Điều 18 Nghị định này.
Điều 22. Cấp đổi Bằng “Tổ quốc ghi công”
1. Điều kiện cấp đổi Bằng “Tổ quốc ghi công”: Người hy sinh đã được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bằng “Tổ quốc ghi ơn” của Bộ trưởng Bộ Thương binh - Cựu binh chưa được đổi thành Bằng “Tổ quốc ghi công” do Thủ tướng Chính phủ cấp.
2. Hồ sơ, thủ tục:
a) Đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng của người hy sinh làm đơn đề nghị theo quy định tại Mẫu số 15 Phụ lục I Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người hy sinh thường trú trước khi tham gia cách mạng, tham gia quân đội.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 05 ngày có trách nhiệm xác nhận bản khai, tổng hợp, lập danh sách và tờ trình kèm theo bằng gốc gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trường hợp bằng gốc không thể hiện được thông tin do mờ chữ hoặc bị hư hại, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết công khai tại cấp thôn, xã lấy ý kiến nhân dân, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong thời gian tối thiểu 30 ngày; lập Biên bản kết quả niêm yết công khai và Biên bản họp xét duyệt của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kèm Bằng gốc và danh sách các trường hợp không có ý kiến khiếu nại, tố cáo của nhân dân;
c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm lập và gửi danh sách kèm các giấy tờ theo quy định đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ phải kiểm tra, lập danh sách đối với những trường hợp đủ căn cứ theo quy định tại Mẫu số 84 Phụ lục I Nghị định này, có văn bản đề nghịBộ Lao động - Thương binh và Xã hội kèm theo Bằng gốc; Trường hợp bằng gốc không thể hiện được thông tin do mờ chữ hoặc bị hư hại thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, có văn bản gửi cơ quan chức năng nếu quyết định trưng cầu giám định.
Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được kết quảgiám định, nếu có đủ căn cứ thì Sở cóvăn bản đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kèm theo Bằng gốc và kết quả giảm định;
Trong thời gian10 ngày kể từ ngày nhận được Bằng “Tổ quốc ghi công” cấp đổi có trách nhiệm cho số quản lý, lập trích lục hồ sơ liệt sĩ, lưu giữ bằng cũ và các giấy tờ liên quan trong hồ sơ, gửi Bằng “Tổ quốc ghi công” đến gia đình liệt sĩ.
đ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách kèm tờ trình gửi Văn phòng Chính phủ trình Thủ tưởng Chính phủ ban hành quyết định cấp đổi Bằng “Tổ quốc ghi công”. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định cấp đổi bằng có trách nhiệm in, chuyển Văn phòng Chính phủ đóng dấu Bằng “Tổ quốc ghi công”, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 23. Cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công”
1. Cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” trong các trường hợp sau: bị mất; bị thiếu thông tin do mờ chữ hoặc bị hư hại.
2. Hồ sơ, thủ tục cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công”
a) Thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ làm đơn đề nghị theo quy định tại Mẫu số 15 Phụ lục I Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú (kèm theo bằng cũ nếu còn).
b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày có trách nhiệm xác nhận bản khai, tổng hợp, lập danh sách và tờ trình gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm lập và gửi danh sách kèm các giấy tờ theo quy định đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ liệt sĩ.
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lệ có trách nhiệm:
Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ phải kiểm tra, đối chiếu hồ sơ liệt sĩ, lập danh sách cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” theo quy định tại Mẫu số 84 Phụ lục I Nghị định này đối với những trường hợp có đầy đủ thông tin ghi theo giấy báo tử của liệt sĩ kèm văn bản đề nghị gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được Bằng “Tổ quốc ghi công” cấp lại, phải cho số quản lý, lập trích lục hồ sơ liệt sĩ, lưu giữ bằng cũ và các giấy tờ liên quan trong hồ sơ, gửi Bằng “Tổ quốc ghi công” đến gia đình liệt sĩ.
đ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
Điều 24. Hồ sơ, thủ tục thu hồi Bằng “Tổ quốc ghi công”
1. Thu hồi Bằng “Tổ quốc ghi công” trong trường hợp sau:
a) Người đã được công nhận là liệt sĩ, nay còn sống;
b) Kết luận của Thanh tra về sai phạm trong việc cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.
2. Hồ sơ, thủ tục:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 15 ngày kể từ ngày phát hiện người đã công nhận là liệt sĩ còn sống, có văn bản báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ liệt sĩ.
Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ liệt sĩ trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được Kết luận của Thanh tra về sai phạm trong việc cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” thực hiện theo điểm b Khoản này.
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ liệt sĩ trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác minh, kết luận và ban hành quyết định dừng trợ cấp ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 72 Phụ lục I Nghị định này và có văn bản đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu hồi Bằng “Tổ quốc ghi công” kèm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có trách nhiệm xem xét, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thu hồi Bằng “Tổ quốc ghi công” và chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 25. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ
1. Đại diện thân nhân liệt sĩ, có trách nhiệm lập bản khai tình hình thân nhân theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục I Nghị định này kèm Giấy ủy quyền theo quy định tại Mẫu số 48 Phụ lục I Nghị định này và bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công” gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
a) Trường hợp thân nhân là người có công nuôi liệt sĩ phải có giấy đề nghị của thân nhân hoặc gia đình liệt sĩ do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
b) Trường hợp thân nhân là con dưới 18 tuổi phải có thêm bản sao giấy khai sinh;
c) Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi đang theo học;
d) Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và biên bản của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh trở lên;
đ) Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và biên bản của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh trở lên, giấy xác nhận thu nhập theo quy định tại Mẫu số 49 Phụ lục I Nghị định này của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được bản khai có trách nhiệm chứng nhận bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ (bao gồm cả trường hợp thân nhân hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hằng tháng), tổng hợp, lập danh sách, gửi các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 53 Phụ lục I Nghị định này.
Trường hợp thân nhân liệt sĩ đã được hưởng chế độ ưu đãi nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị có trách nhiệm căn cứ hồ sơ liệt sĩ đang quản lý để cấp cho thân nhân.
Trường hợp thương binh chết do vết thương tái phát được xác nhận liệt sĩ thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp ưu đãi, chi trả khoản tiền chênh lệch giữa tuất từ trần và tuất liệt sĩ đối với thân nhân đủ điều kiện hưởng.
Điều 26. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác
1. Cá nhân làm đơn đề nghị theo quy định tại Mẫu số 17 Phụ lục I Nghị định này kèm biên bản đồng thuận của gia đình liệt sĩ hoặc của những người thuộc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự, trường hợp những người này không còn thì của những người thuộc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự; văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bố mẹ liệt sĩ thường trú, gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thường trú.
Trường hợp vì hoạt động kháng chiến mà không chăm sóc được bố, mẹ liệt sĩ khi còn sống phải kèm theo bản sao một trong các giấy tờ: lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; hồ sơ bảo hiểm xã hội; các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý khác được cấp trong thời gian tham gia cách mạng.
Trường hợp hồ sơ gốc của liệt sĩ do địa phương khác quản lý thì cá nhân làm đơn đề nghị sao hồ sơ liệt sĩ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thường trú. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc có trách nhiệm sao hồ sơ liệt sĩ gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cá nhân thường trú.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cá nhân thường trú trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm ban hành quyết định trợ cấp tuất hằng tháng đối với vợ (chồng) của liệt sĩ đã lấy chồng (vợ) khác theo quy định tại Mẫu số 54 Phụ lục I Nghị định này
Điều 27. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ
1. Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng thì người được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ làm đơn đề nghị theo quy định tại Mẫu số 16 Phụ lục I Nghị định này kèm giấy ủy quyền theo quy định tại Mẫu số 48 Phụ lục I Nghị định này và bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công” gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ gốc của liệt sĩ đang quản lý, ban hành quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 55 Phụ lục I Nghị định này.
Trường hợp hồ sơ gốc của liệt sĩ do địa phương khác quản lý thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc cung cấp bản sao hồ sơ liệt sĩ.
4. Trường hợp người đang hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ chết hoặc không có điều kiện tiếp tục thờ cúng liệt sĩ thì cá nhân khác được thân nhân hoặc gia đình liệt sĩ ủy quyền thờ cúng liệt sĩ thực hiện thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Nếu người thờ cúng liệt sĩ chết và chưa được nhận trợ cấp thờ cúng liệt sĩ của năm đó thì trợ cấp thờ cúng được chi trả cho người thờ cúng khác được ủy quyền.
5. Người được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ hoặc cơ quan, đơn vị được giao thờ cúng liệt sĩ theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều này được xác định như sau:
a) Trường hợp liệt sĩ còn thân nhân thì người thờ cúng là người được thân nhân liệt sĩ ủy quyền bằng văn bản đảm nhiệm việc thờ cúng liệt sĩ và nhận trợ cấp theo quy định của Pháp lệnh.
b) Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân thì người thờ cúng là người được những người thuộc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự ủy quyền. Trường hợp những người này không còn thì được những người thuộc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự ủy quyền;
c) Trường hợp không còn người ủy quyền thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 55 Phụ lục I Nghị định này cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, đơn vị cấp giấy báo tử.
Điều 28. Hồ sơ, thủ tục bổ sung tình hình thân nhân trong hồ sơ liệt sĩ
1. Người đề nghị bổ sung tình hình thân nhân làm bản khai theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục I Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú kèm theo bản sao một trong các giấy tờ chứng minh mối quan hệ với liệt sĩ như sau:
a) Đối với đề nghị bổ sung tình hình thân nhân là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng liệt sĩ: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, hồ sơ bảo hiểm xã hội, các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý khác,biên bản đồng thuận của gia đình liệt sĩ hoặc của những người thuộc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự. Trường hợp những người này không còn thì là những người thuộc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự;
b) Đối với đề nghị bổ sung tình hình thân nhân là con liệt sĩ: Giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày có trách nhiệm kiểm tra, ban hành quyết định bổ sung tình hình thân nhân liệt sĩ và trợ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 56 Phụ lục I Nghị định này và bổ sung thông tin trong hồ sơ liệt sĩ.
Mục 4
BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
Điều 29. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi
1. Cá nhân lập bản khai theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục I Nghị định này, trường hợp Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã từ trần thì đại diện thân nhân hoặc người được ủy quyền lập bản khai kèm giấy ủy quyền theo quy định tại Mẫu số 48 Phụ lục I Nghị định này và bản sao quyết định tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” hoặc bản sao Bằng “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.
Trường hợp “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì kèm theo giấy báo tử.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày có trách nhiệm xác nhận bản khai kèm theo các giấy tờ nêu trên gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày có trách nhiệm lập danh sách giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm ban hành quyết định giải quyết chế độ ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 57 Phụ lục I Nghị định này.
Điều 30. Thời điểm hưởng
1. Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng kể từ tháng Chủ tịch nước ký quyết định tặng.
2. Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.
Mục 5
ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN,
ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN
Điều 31. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi
1. Cá nhân lập bản khai theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I Nghị định này, trường hợp Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến đã từ trần thìđại diện thân nhân hoặc người được ủy quyền lập bản khai kèm giấy ủy quyền theo quy định tại Mẫu số 48 Phụ lục I Nghị định này và bản sao quyết định phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu anh hùng hoặc bản sao Bằng anh hùng gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.
Trường hợp được tặng danh hiệu nhưng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì kèm theo giấy báo tử.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm xác nhận bản khai, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kèm giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày có trách nhiệm lập danh sách giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm ban hành quyết định giải quyết chế độ ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 58 Phụ lục I Nghị định này.
5. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ quy định tại Điều này hướng dẫn, thực hiện chế độ ưu đãi đối với anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến đang công tác trong quân đội, công an.
Điều 32. Thời điểm hưởng
1. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến được hưởng trợ cấp hằng tháng kể từ tháng Chủ tịch nước ký quyết định tặng.
2. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.
Mục 6
THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH
Điều 33. Điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1. Điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận thương binh theo quy định tại các điểm a, b, g, h, i khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh được hiểu theo các quy định tương ứng tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 14 Nghị định này.
2. Đặc biệt dũng cảm theo quy định tại tại điểm k khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh được xác định là hành động bao gồm các yếu tố sau:
a) Nhận thức được đầy đủ sự nguy hiểm và tính cấp bách của sự việc;
b) Chủ động thực hiện hành vi đặc biệt dũng cảm, chấp nhận hy sinh bản thân;
c) Bảo vệ lợi ích quan trọng của Nhà nước, tính mạng và lợi ích hợp pháp của Nhân dân hoặc để ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
d) Là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Điều 34. Trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh
Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh.
Điều 35. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương
1. Cơ quan, đơn vị quản lý cá nhân tại thời điểm bị thương có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương như sau:
a) Người khi bị thương là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu trong quân đội do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên;
b) Người khi bị thương là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, lao động hợp đồng không xác định thời hạn hưởng lương từ ngân sách thuộc Công an nhân dân do thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ trở lên hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh;
c) Người khi bị thương thuộc cơ quan Trung ương do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương;
d) Người khi bị thương thuộc cơ quan cấp tỉnh quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Người khi bị thương thuộc cơ quan cấp huyện, cấp xã; thuộc các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các trường hợp không thuộc quy định tại các điểm a, b, c, d khoản này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Trường hợp cơ quan, đơn vị quản lý cá nhân không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương.
Điều 36. Các giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương và thẩm quyền cấp
1. Người bị thương quy định tại khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh phải có trích sao bệnh án điều trị vết thương do bệnh viện tuyến huyện và tương đương trở lên cấp kèm một trong các giấy tờ quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều này.
2. Trường hợp bị thương quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh phải có giấy xác nhận trường hợp bị thương của cơ quan, đơn vị sau:
a) Người khi bị thương là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu trong quân đội do Thủ trưởng cấp tiểu đoàn và tương đương báo cáo; Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương đương trở lên cấp giấy xác nhận;
b) Người khi bị thương là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên, công nhân, lao động hợp đồng không xác định thời hạn hưởng lương từ ngân sách trong công an nhân dân do Thủ trưởng công an cấp huyện hoặc cấp tương đương xác nhận;
c) Người khi bị thương thuộc các cơ quan trung ương do Thủ trưởng cấp vụ hoặc cấp tương đương xác nhận;
d) Người khi bị thương không thuộc quy định tại các điểm a, b, c khoản này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
3. Trường hợp bị thương quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 của Pháp lệnh thì phải có các giấy tờ sau:
a) Quyết định đi làm nghĩa vụ quốc tế do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp;
b) Biên bản xảy ra sự việc; trường hợp không có biên bản xảy ra sự việc thì phải có giấy xác nhận trường hợp bị thương do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp.
4. Trường hợp bị thương quy định tại điểm e khoản 1 Điều 23 của Pháp lệnh phải có văn bản giao làm nhiệm vụ, biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương lập.
5. Trường hợp bị thương quy định tại điểm g khoản 1 Điều 23 của Pháp lệnh phải có văn bản giao làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm kèm biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương lập.
6. Trường hợp bị thương quy định tại điểm h khoản 1 Điều 23 của Pháp lệnh phải có biên bản xảy ra sự việc kèm bản sao một trong các giấy tờ thể hiện thời gian làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục IV Nghị định này cụ thể như sau: lý lịch cán bộ; lý lịch quân nhân; lý lịch đảng viên; hồ sơ bảo hiểm xã hội;
7. Trường hợp bị thương quy định tại điểm i khoản 1 Điều 23 của Pháp lệnh phải có kế hoạch công tác hoặc quyết định, danh sách phân công làm nhiệm vụ hoặc giấy xác nhận giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương; biên bản họp cấp ủy, lãnh đạo, cơ quan đơn vị quản lý người bị thương; bản án hoặc bản kết luận vụ án của cơ quan điều tra.
Trường hợp không có bản án, bản kết luận vụ án của cơ quan điều tra thì kèm báo cáo kết thúc điều tra vụ việc hoặc báo cáo kết quả điều tra vụ việc của cơ quan điều tra có thẩm quyền và một trong các giấy tờ sau: Quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với trường hợp không xác định được đối tượng phạm tội; Quyết định truy nã bị can đối với trường hợp đối tượng phạm tội bỏ trốn hoặc không xác định được nơi đối tượng thường trú; Quyết định gia hạn điều tra; Quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc đã chết.
Trường hợp bản án, bản kết luận vụ án, báo cáo kết thúc điều tra vụ việc hoặc báo cáo kết quả điều tra vụ việc không thể hiện rõ trường hợp bị thương thì kèm theo biên bản xảy ra sự việc và báo cáo vụ việc của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương.
8. Trường hợp bị thương quy định tại điểm k khoản 1 Điều 23 của Pháp lệnh có biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập hoặc kết luận của cơ quan điều tra (nếu có).
9. Trường hợp bị thương trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế tại các chiến trường C, K từ ngày 31 tháng 12 năm 1991 trở về trước, thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản a, b, c, d, đ Điều 23 Pháp lệnh thì thực hiện theo quy định tại Mục 12 Chương II Nghị định này.
Điều 37. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thương binh, giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và quyết định trợ cấp, phụ cấp
1. Đối với người khi bị thương thuộc lực lượng Quân đội nhân dân:
a) Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh, giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với đối tượng thuộc quyền quản lý và đối tượng đã chuyển ra ngoài Quân đội thuộc địa bàn quân khu;
b) Cục trưởng Cục Chính sách ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh, giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với đối tượng thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại và đối tượng đã chuyển ra ngoài Quân đội thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Đối với người khi bị thương thuộc lực lượng Công an nhân dân
Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ trở lên hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận thương binh, giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với đối tượng thuộc quyền quản lý và đối tượng đã chuyển ra ngoài công an thuộc địa bàn cấp tỉnh.
Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an cấp giấy chứng nhận thương binh, giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với các trường hợp công tác trong Công an nhân dân.
3. Đối với người khi bị thương không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và quyết định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
Điều 38. Hồ sơ, thủ tục xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1. Đối với người khi bị thương thuộc quân đội, công an quản lý:
a) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm hướng dẫn về trình tự lập hồ sơ xác nhận thương binh theo quy định ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này gửi hồ sơ gốc đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thường trú đối với trường hợp đã phục viên, xuất ngũ;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gốc có trách nhiệm thực hiện tiếp chế độ ưu đãi.
2. Đối với người khi bị thương không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định tại Điều 36 Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định này.
b) Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận bị thương và chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người bị thương thường trú;
c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và giới thiệu người bị thương ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh kèm bản sao giấy chứng nhận bị thương để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật;
d) Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm tổ chức khám, giám định thương tật, gửi biên bản giám định thương tật theo quy định tại Mẫu số 78 Phụ lục I Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định thương tật có trách nhiệm banh hành quyết định cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này.
3. Người bị thương đã được giám định sau đó bị thương tiếp thì thực hiện thủ tục theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này để giám định tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể.
Điều 39. Điều kiện giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể
1. Thương binh có vết thương đặc biệt sau đây tái phát thì được giám định lại:
a) Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt;
b) Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi;
c) Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật;
d) Vết thương ổ bụng: Dạ dày hoặc ruột gây biến chứng ở dạ dày hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật;
đ) Vết thương ở gan; mật, lách; tụy hoặc thận gây biến chứng phải phẫu thuật;
e) Vết thương ở cột sống biến chứng gây liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ;
g) Các vết thương ở tay hoặc ở chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi;
h) Vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.
2. Thương binh đã được giám định kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời thì sau 3 năm được giới thiệu giám định lại để kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể vĩnh viễn.
3. Người bị thương đã được giám định nhưng còn sót vết thương hoặc còn sót mảnh kim khí.
Điều 40. Hồ sơ, thủ tục giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với trường hợp vết thương đặc biệt tái phát và điều chỉnh chế độ
1. Đối với trường hợp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý:
a) Cá nhân làm đơn đề nghị theo quy định tại Mẫu số 31 Phụ lục I Nghị định này kèm theo bản sao bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện trở lên (nếu đã phẫu thuật phải có thêm phiếu phẫu thuật của bệnh viện tuyến huyện trở lên) gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ nêu trên có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang lưu tại Sở, nếu đủ điều kiện thì gửi các giấy tờ nêu trên, bản sao giấy chứng nhận bị thương, bản sao biên bản của các lần giám định trước kèm văn bản đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định;
c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ có trách nhiệm thẩm định, trả kết quả đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giới thiệu những trường hợp đủ điều kiện kèm bản sao hồ sơ đã thẩm định đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền;
Nếu biên bản khám giám định lần cuối do Hội đồng giám định y khoa của quân đội, công an hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh khám, giám định thì giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh;
Nếu biên bản khám giám định lần cuối do Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương khám, giám định thì giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương;
đ) Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ có trách nhiệm tổ chức khám, giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể, gửi biên bản giám định y khoa đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm ban hành quyết định điều chỉnh trợ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 60 Phụ lục I Nghị định này
2. Đối với trường hợp đang tại ngũ, công tác trong lực lượng quân đội, công an:
a) Cá nhân làm đơn đề nghị giám định lại theo quy định tại Mẫu số 31 Phụ lục I Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương kèm theo một trong các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ quy định tại Điều này hướng dẫn việc giám định lại quy định tại khoản này.
Điều 41. Hồ sơ, thủ tục giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với trường hợp còn sót vết thương, còn sót mảnh kim khí hoặc có tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời và điều chỉnh chế độ
1. Đối với trường hợp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý:
a) Cá nhân làm đơn đề nghị theo quy định tại Mẫu số 31 Phụ lục I Nghị định này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ;
Trường hợp người bị thương còn sót mảnh kim khí phải kèm theo kết quả chụp, chiếu và chẩn đoán của bệnh viện tuyến huyện trở lên (nếu đã phẫu thuật lấy dị vật thì phải kèm theo phiếu phẫu thuật của bệnh viện tuyến huyện trở lên);
Trường hợp người bị thương không có hồ sơ lưu tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải kèm theo giấy chứng nhận bị thương, bản sao biên bản của các lần giám định trước.
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ nêu trên có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ, giới thiệu những trường hợp đủ điều kiệnkèm bản sao giấy chứng nhận bị thương, bản sao biên bản của các lần giám định trước đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền;
Nếu biên bản khám giám định lần cuối do Hội đồng giám định y khoa của quân đội, công an hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh khám, giám định thì giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh;
Nếu biên bản khám giám định lần cuối do Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương khám, giám định thì giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương;
c) Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ có trách nhiệm tổ chức khám, giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể, gửi biên bản giám định y khoa đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm ban hành quyết định điều chỉnh trợ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 60 Phụ lục I Nghị định này
2. Đối với trường hợp đang tại ngũ, công tác trong lực lượng quân đội, công an:
a) Cá nhân làm đơn đề nghị theo quy định tại Mẫu số 31 Phụ lục I Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương kèm theo một trong các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ quy định tại Điều này hướng dẫn việc giám định lại quy định tại khoản này.
Điều 42. Hồ sơ, thủ tục giải quyết hưởng thêm một chế độ trợ cấp đối với người thương binh đồng thời là bệnh binh, mất sức lao động.
1. Cá nhân làm đơn đề nghị theo quy định tại Mẫu số 18 Phụ lục I Nghị định này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đang thường trú;
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn, có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang quản lý để ban hành quyết định hưởng thêm chế độ theo quy định tại Mẫu số 62 Phụ lục I Nghị định này. Trợ cấp, phụ cấp đối với thương binh được xác định theo biên bản giám định thương tật cuối cùng.
Điều 43. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ đối với thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động
1. Cá nhân làm đơn đề nghị theo quy định tại Mẫu số 18 Phụ lục I Nghị định này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đang thường trú;
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn, có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang quản lý để ban hành quyết định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với thương binh theo quy định tại Mẫu số 62 Phụ lục I Nghị định này .
Trường hợp hồ sơ thương binh đang được quản lý tại cơ quan Bảo hiểm xã hội thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội cung cấp bản sao hồ sơ thương binh.
Điều 44. Thời điểm hưởng
1. Đối với người bị thương từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng từ tháng liền kề tháng bị thương.
2. Đối với người bị thương trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021; các ưu đãi khác theo khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh được hưởng từ tháng ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp nếu đủ điều kiện.
3. Đối với trường hợp giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể được điều chỉnh hưởng trợ cấp, phụ cấp hàng tháng kể từ tháng có biên bản giám định y khoa.
4. Đối với trường hợp thương binh đồng thời là bệnh binh hoặc người hưởng chế độ mất sức lao động thì hưởng thêm một chế độ trợ cấp hằng tháng kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
Mục 7
BỆNH BINH
Điều 45. Điều kiện, tiêu chuẩn bệnh binh
1. Điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận bệnh binh theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Pháp lệnh.
Nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 26 Pháp lệnh được xác định như sau: chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu; đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ; nhiệm vụ có tính chất nguy hiểm khi: chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; trực tiếp trấn áp, bắt giữ tội phạm; cứu hộ, cứu nạn; ứng cứu thảm họa thiên tai, dịch bệnh.
2. Bệnh binh đã xác nhận và đang hưởng chế độ ưu đãi trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực.
Điều 46. Nguyên tắc hưởng
1. Người đang hưởng chế độ bệnh binh nếu đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì thôi hưởng chế độ bệnh binh.
2. Bệnh binh được giám định lại trước 01 tháng 01 năm 1995 thì trợ cấp ưu đãi đối với bệnh binh được xác định theo biên bản giám định bệnh tật lần đầu.
Điều 47. Căn cứ cấp giấy chứng nhận bị bệnh
1. Kế hoạch công tác hoặc quyết định, danh sách phân công làm nhiệm vụ hoặc Giấy xác nhận giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị bệnh;
2. Báo cáo xảy ra vụ việc của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị bệnh;
3. Trích sao bệnh án thể hiện quá trình điều trị bệnh trong ngày hoặc ngay sau ngày thực hiện nhiệm vụ hoặc văn bản xác nhận của Hội đồng đánh giá bệnh tật của Bệnh viện tuyến huyện trở lên có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm của người bị bệnh.
Trường hợp không phải điều trị tại cơ sở y tế thì phải có Phiếu khám sức khỏe định kỳ hoặc phiếu kiểm tra sức khỏe được xác nhận trong thời gian 01 năm sau khi thực hiện nhiệm vụ có ghi nhận tình trạng bệnh có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm.
Điều 48. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị bệnh
1. Người bị bệnh là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên.
2. Người bị bệnh là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân do thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh.
Điều 49. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bệnh binh và quyết định trợ cấp, phụ cấp
1. Người bị bệnh thuộc Quân đội nhân dân
a) Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối vớiđối tượng thuộc quyền quản lý.
b) Cục trưởng Cục Chính sách ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối vớiđối tượng thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại.
2. Người bị bệnh thuộc Công an nhân dân do Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an.
Điều 50. Trình tự, thủ tục xác nhận bệnh binh
1. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn cụ thể về trình tự; thẩm quyền xác nhận bệnh binh; thẩm quyền ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 63 Phụ lục I Nghị định này đối với người bị bệnh thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân gửi hồ sơ gốc đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi bệnh binh thường trú.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gốc thì tiếp tục thực hiện chế độ ưu đãi.
Điều 51. Thời điểm hưởng
Bệnh binh được hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng kể từ tháng cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
Mục 8
NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN
BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC
Điều 52. Điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Đối tượng áp dụng như sau:
a) Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân;
b) Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Công an nhân dân;
c) Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
d) Thanh niên xung phong tập trung;
đ) Công an xã; dân quân; du kích; tự vệ; dân công; cán bộ thôn, ấp, xã, phường.
2. Địa danh thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước quy định tại khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh bao gồm các xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ổ, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy.
3. Danh mục bệnh, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh được quy định tại Phụ lục số V Nghị định này.
Điều 53. Căn cứ xác nhận
1. Một trong các giấy tờ chứng minh có thời gian tham gia kháng chiến ở vùng quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học sau:
a) Quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X Y Z; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị;
b) Bản sao: lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; hồ sơ khen thưởng thành tích tham gia kháng chiến; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng;
c) Hồ sơ, giấy tờ có giá trị pháp lý được xác lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2000;
Trường hợp các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này chỉ thể hiện phiên hiệu, ký hiệu đơn vị thì kèm theo giấy giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị theo quy định tại Mẫu số 39 Phụ lục I Nghị định này do cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên cấp.
2. Một trong các giấy tờ ghi nhận mắc bệnh hoặc dị dạng, dị tật sau:
a) Bản tóm tắt bệnh án điều trị nội trú hoặc ngoại trú của bệnh viện tuyến huyện trở lên;
b) Bản tóm tắt quá trình điều trị ngoại trú của Phòng khám Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Giấy xác nhận dị dạng, dị tật bẩm sinh của các cơ sở y tế từ tuyến xã, phường, thị trấn trở lên đối với con đẻ chưa khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật .
d) Giấy tờ có giá trị pháp lý được xác lập trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 ghi nhận mắc bệnh thuộc nhóm bệnh thần kinh ngoại biên đối với trường hợp mắc bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính theo quy định tại Phụ lục V Nghị định này.
Điều 54. Hồ sơ, thủ tục xác nhận và giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học
1. Đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
a) Cá nhân lập bản khai theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định này kèm một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 53 Nghị định này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách những trường hợp đủ giấy tờ hợp lệ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờhợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, giới thiệu những trường hợp đủ điều kiện đến Hội đồng giám định y khoa.
Trường hợp sinh con dị dạng, dị tật mà không mắc bệnh theo danh mục quy định tại điểm b khoản 2 Điều 52 Nghị định này thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu con dị dạng, dị tật đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
Trường hợp bệnh binh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 30 Pháp lệnh thì Sở Lao đông - Thương binh và Xã hội giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh để khám giám định tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể.
d) Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm khám giám định, ban hành Biên bản giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học theo quy định tại Mẫu số 81 Phụ lục I Nghị định này và gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
đ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy nhận chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 64 Phụ lục I Nghị định này.
2. Đối với người hoạt động kháng chiến có con đẻ bị dị dạng, dị tật đã được hưởng chế độ ưu đãi đối với con đẻ mà bố (mẹ) chưa được xác nhận và hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì hồ sơ, thủ tục như sau:
a) Cá nhân lập bản khai theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày có trách nhiệm xác nhận đơn và lập danh sách gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, đối chiếu danh mục dị dạng, dị tật theo quy định tại Phụ lục V Nghị định này với văn bản của Trạm trưởng Trạm y tế xã, giấy xác nhận tình trạng dị dạng, dị tật của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Biên bản giám định y khoa đang lưu trong hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ có giấy tờ đúng quy định, tình trạng dị dạng, dị tật của con đẻ đúng theo danh mục thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy nhận chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 64 Phụ lục I Nghị định này.
Trường hợp còn vướng mắc về tình trạng dị dạng, dị tật, nếu con đẻ còn sống thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh để khám, giám định; trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được biên bản giám định y khoa có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy nhận chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 64 Phụ lục I Nghị định này đối với trường hợp đủ điều kiện hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện.
Điều 55. Hồ sơ, thủ tục xác nhận và giải quyết chế độ con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật lập bản khai theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định này kèm bản sao giấy khai sinh và một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 53 Nghị định này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách những trường hợp đủ giấy tờ hợp lệ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, giới thiệu những trường hợp đủ điều kiện đến Hội đồng giám định y khoa.
5. Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm khám giám định và gửi Biên bản giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học theo quy định tại Mẫu số 81 Phụ lục I Nghị định này và gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm ban hành quyết định trợ trợ cấp ưu đãi đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo quy định tại Mẫu số 65 Phụ lục I Nghị định này.
Điều 56. Nguyên tắc hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ
1. Đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
a) Trường hợp đang hưởng trợ cấp thương binh nếu đủ điều kiện thì được hưởng thêm trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
b) Trường hợp đang hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh thì được hưởng trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 30 Pháp lệnh.
c) Trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hiện đang hưởng trợ cấp hằng tháng tương ứng với mức có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên mà hồ sơ không có biên bản giám định y khoa thì không hưởng chế độ người phục vụ, phụ cấp, phụ cấp đặc biệt; các chế độ ưu đãi khác hưởng như người có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.
2. Đối với con đẻ từ đủ 18 tuổi trở lên của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa họcthì được chọn hưởng chế độ trợ cấp tuất hằng tháng của thân nhân hoặc trợ cấp hằng tháng đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Điều 57. Thời điểm hưởng
1. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng kể từ tháng Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận.
2. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được xác nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định này được hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
Mục 9
NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, KHÁNG CHIẾN,
BẢO VỆ TỔ QUỐC, LÀM NGHĨA VỤ QUỐC TẾ BỊ ĐỊCH BẮT TÙ, ĐÀY
Điều 58. Căn cứ xác nhận
1. Một trong các giấy tờ chứng minh có tham gia cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế và thời gian, địa điểm bị tù đàysau:
a) Bản sao một trong các giấy tờ: lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, lý lịch công an nhân dân (lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước); hồ sơ người có công; hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích tham gia kháng chiến; hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội;
b) Bản sao giấy tờ, tài liệu khác có giá trị pháp lý lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước;
c) Xác nhận của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, Bộ Công an (Công an cấp tỉnh) về thời gian tù và nơi bị tù.
2. Nơi bị tù thuộc Danh mục nhà tù và những nơi được coi là nhà tù do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Điều 59. Hồ sơ, thủ tục xác nhận và giải quyết chế độ
1. Cá nhân lập bản khai theo quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục I Nghị định này, trường hợp người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày từ trần thì đại diện thân nhân lập bản khai kèm một trong các giấy tờ quy định tại Điều 58 Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 66 Phụ lục I Nghị định này và thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 125 Nghị định này để đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Kỷ niệm chương cho người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày hoặc đại diện thân nhân.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được Kỷ niệm chương do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương gửi về, có trách nhiệm trao cho người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày hoặc đại diện thân nhân.
Điều 60. Đối với trường hợp đang tại ngũ, công tác trong lực lượng quân đội
1. Cá nhân lập bản khai theo quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục I Nghị định này kèm một trong các giấy tờ quy định tại Điều 58 Nghị định này gửi gửi cơ quan, đơn vị đang trực tiếp quản lý.
2. Bộ Quốc phòng căn cứ quy định tại Điều 58 hướng dẫn, thực hiện chế độ ưu đãi đối với người Bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày đang công tác trong quân đội, công an.
Điều 61. Thời điểm hưởng
1. Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày được hưởng trợ cấp hằng tháng kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.
2. Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày đã chết thì đại diện thân nhân của mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì được hưởng trợ cấp một lần từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.
Mục 10
NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ LÀM NGHĨA VỤ QUỐC TẾ
Điều 62. Căn cứ giải quyết chế độ
Bản sao một trong các giấy tờ sau: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Kháng chiến, Huy chương Chiến thắng; giấy chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến thực tế của cơ quan Thi đua - Khen thưởng cấp huyện.
Điều 63. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ
1. Cá nhân lập bản khai theo quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục I Nghị định này, trường hợp người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế từ trần thì đại diện thân nhân lập bản khai kèm một trong các giấy tờ quy định tại Điều 62 Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai lập danh sách gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 67 Phụ lục I Nghị định này.
Điều 64. Thời điểm hưởng
1. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế được hưởng trợ cấp một lần từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.
2. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã chết mà chưa được hưởng chế độ thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.
Mục 11
NGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG
Điều 65. Căn cứ giải quyết chế độ
Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công”; Bằng “Có công với nước”; Huân chương Kháng chiến; Huy chương Kháng chiến; Quyết định khen thưởng; giấy chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến thực tế của cơ quan Thi đua - Khen thưởng cấp huyện.
Điều 66. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ
1. Cá nhân hoặc đại diện thân nhân của người hoạt động có công giúp đỡ cách mạng lập bản khai theo quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục I Nghị định này kèm một trong các giấy tờ quy định tại Điều 65 Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 67 Phụ lục I Nghị định này.
Điều 67. Thời điểm hưởng
1. Người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 38 Pháp lệnh được hưởng trợ cấp hằng tháng kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.
2. Người có công quy định tại khoản 3 Điều 38 Pháp lệnh được hưởng trợ cấp một lần kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.
3. Người có công giúp đỡ cách mạng đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãithì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.
Mục 12
XÁC NHẬN LIỆT SĨ, THƯƠNG BINH ĐỐI VỚI NGƯỜI HY SINH, BỊ THƯƠNG TRONG CHIẾN TRANH
Điều 68. Đối tượng
Người tham gia cách mạng hy sinh, bị thương, mất tích thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh và các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, làm nghĩa vụ quốc tế tại chiến trường C, K, tham gia chiến tranh biên giới phía Bắc, chiến tranh biên giới Tây Nam đến nay chưa được xác nhận là liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
Điều 69. Căn cứ xác nhận liệt sĩ
1. Trường hợp còn giấy tờ có giá trị pháp lý được xác lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước liên quan đến trường hợp hy sinh:
a) Giấy báo tử trận; danh sách liệt sĩ lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hy sinh, trường hợp danh sách liệt sĩ không có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị tại thời điểm lập, ghi sổ thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn cụ thể;
b) Các giấy tờ, tài liệu khác có ghi nhận là liệt sĩ hoặc hy sinh trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh.
2. Trường hợp không còn giấy tờ liên quan đến trường hợp hy sinh thì sử dụng một trong các căn cứ sau:
a) Người hy sinh trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh đã được chính quyền và nhân dân suy tôn đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ địa phương nơi hy sinh, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31/12/1994 trở về trước;
b) Được ghi nhận là liệt sĩ trong Huân chương; Huy chương; Giấy chứng nhận đeo Huân chương; Giấy chứng nhận đeo Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang; lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên được cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định bằng văn bản và đã xuất bản; được ghi nhận liệt sĩ trong nhà bia ghi tên liệt sĩ.
3. Trường hợp mất tích theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh thì phải có phiếu xác minh ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 91 Phụ lục I Nghị định này của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng (Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh) hoặc Bộ Công an (Công an cấp tỉnh).
Trường hợp phức tạp thì Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh trực tiếp hoặc báo cáo, đề nghị cấp trên thành lập đoàn xác minh, kết luận rõ về đơn vị, trường hợp mất tích; có hay chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ, tiêu cực, vi phạm pháp luật.
Điều 70. Hồ sơ, thủ tục xác nhận đối với người hy sinh hoặc mất tích thuộc lực lượng quân đội, công an
1. Đại diện thân nhân người hy sinh hoặc mất tích làm đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 13 Phụ lục I Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người hy sinh hoặc mất tích ngay trước khi tham gia quân đội, công an kèm theo một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 69 Nghị định này.
Trường hợp hy sinh đã được an táng trong nghĩa trang liệt sĩ thì kèm theo Giấy xác nhận về phần mộ và thời điểm an táng hài cốt liệt sĩ ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 91 Phụ lục I Nghị định này.
Trường hợp mất tích thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 69 Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm sau:
a) Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm nơi thường trú của người hy sinh trước khi tham gia quân đội, công an; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
b) Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận liệt sĩ đối với trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;
c) Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận liệt sĩ, biên bản niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (đối với người hy sinh thuộc quân đội) hoặc Công an cấp huyện (đối với người hy sinh thuộc công an).
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn quy trình tiếp nhận và hoàn thiện hồ sơ đối với người hy sinh hoặc mất tích thuộc lực lượng quân đội, công an.
Điều 71. Hồ sơ, thủ tục xác nhận đối với người hy sinh hoặc mất tích không thuộc lực lượng quân đội, công an
1. Đại diện thân nhân người hy sinh hoặc mất tích làm đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 13 Phụ lục I Nghị định này kèm giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 69 Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người hy sinh hoặc mất tích ngay trước khi tham gia cách mạng.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 30 ngày ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm sau:
a) Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Nghị định này;
b) Gửi giấy tờ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyệncó trách nhiệmsau:
a) Giao phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức họp Ban Chỉ đạo xác nhận người có công để xét duyệt từng hồ sơ; lập biên bản xét duyệt và cấp giấy báo tử đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền; chuyển toàn bộ hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có công văn đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định;
b) Trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy báo tử của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại các điểm c, d, e khoản 1 Điều 16 Nghị định này;
Người hy sinh là Thanh niên xung phong nếu thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý thì chuyển hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải để cấp giấy báo tử. Người hy sinh là Thanh niên xung phong nếu thuộc các cơ quan, đơn vị khác quản lý thì chuyển đến Sở Nội vụ để xem xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy báo tử;
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử quy định tại điểm b khoản 3 Điều này có trách nhiệm sau:
a) Cấp giấy báo tử; có công văn kèm theo hồ sơ đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”;
b) Tiếp nhận Bằng “Tổ quốc ghi công” và hồ sơ liệt sĩ; chỉ đạo cơ quan, đơn vị phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dâp cấp xã nơi thân nhân liệt sĩ thường trú tổ chức lễ truy điệu; bàn giao hồ sơ liệt sĩ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, thực hiện chế độ ưu đãi theo quy định.
Điều 72. Căn cứ xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1. Căn cứ chứng minh quá trình tham gia cách mạng đối với người bị thương trong trường hợp sau:
a) Người tham gia cách mạng sau đó tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước phải có một trong các giấy tờ sau: lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc; hồ sơ bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước;
b) Người tham gia cách mạng sau đó không tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước nhưng đã được khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến hoặc đã được hưởng trợ cấp theo một trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủvề chế độ đối với người tham gia kháng chiến chống Pháp; chống Mỹ; tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào.
2. Căn cứ chứng minh bị thương trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh:
a) Trường hợp còn giấy tờ có liên quan đến trường hợp bị thương thì sử dụng một trong những căn cứ sau:danh sách quân nhân bị thương (hoặc người bị thương) của cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng khi bị thương có ghi tên người bị thương hoặc các giấy tờ, tài liệu của cơ quan, đơn vị lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1991 trở về trước có ghi nhận người bị thương quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh;
Trường hợp giấy tờ, tài liệu không ghi các vết thương cụ thể thì căn cứ vào kết quả kiểm tra vết thương thực thể của cơ quan y tế tuyến huyện hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
b) Trường hợp không còn một trong các giấy tờ quy định tại điểm a khoản này thì căn cứ vết thương thực thể hoặc mảnh kim khí trong cơ thể.
Điều 73. Hồ sơ, thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội đã phục viên, xuất ngũ
1. Người bị thương lập bản khai theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I Nghị định này kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng quy định tại Điều 72 Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú và tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:
a) Trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 72 Nghị định này kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương;
b) Trường hợp có dị vật kim khí trong cơ thể thì kèm theo kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện tuyến huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an (trường hợp đã phẫu thuật lấy dị vật thì phải kèm theo phiếu phẫu thuật của bệnh viện tuyến huyện trở lên);
c) Trường hợp có vết thương thực thể thì kèm theo văn bản của đơn vị cấp Sư đoàn và tương đương trở lên xác nhận đơn vị không còn danh sách quân nhân bị thương do cơ quan, đơn vị quản lý quân nhân bị thương đã giải thể hoặc lý do không lưu giữ được.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gian 30 ngày có trách nhiệm sau:
a) Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm nơi thường trú của người bị thương; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
b) Căn cứ biên bản kết quả niêm yết công khai, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công để xét duyệt, lập biên bản đề nghị xác nhận thương binh đối với những trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;
c) Có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú trước khi nhập ngũ thực hiện các thủ tục quy định tại điểm a, điểm b khoản này đối với trường hợp trước khi nhập ngũ thường trú tại địa phương khác;
d) Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận thương binh, biên bản kết quả niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (đối với người bị thương thuộc quân đội) hoặc Công an cấp huyện (đối với người bị thương thuộc công an).
3. Bộ Quốc phòng hướng dẫn quy trình tiếp nhận và hoàn thiện hồ sơ đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội; ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này gửi hồ sơ gốc đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thường trú.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gốc có trách nhiệm thực hiện tiếp chế độ ưu đãi.
Điều 74. Hồ sơ, thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội hiện đang tại ngũ
1. Người bị thương lập bản khai theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I Nghị định này và tùy từng trường hợp để kèm theo giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 72 Nghị định này gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý (Cơ quan quân sự cấp huyện hoặc trung đoàn và tương đương).
2. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai danh sách người bị thương tại cơ quan, đơn vị trong thời hạn tối thiểu 15 ngày. Lập biên bản kết quả niêm yết công khai; xác nhận bản khai cá nhân;
b) Căn cứ biên bản kết quả niêm yết công khai, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công của cơ quan, đơn vị để xét duyệt; lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận thương binh đối với trường hợp không có khiếu nại, tố cáo, có công văn kèm theo giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này gửi Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc sư đoàn và tương đương.
3. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc sư đoàn và tương đương có trách nhiệm sau:
a) Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền;
b) Lập Biên bản kiểm tra vết thương thực thể theo quy định tại Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định này đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 73 của Nghị định này;
c) Cấp giấy chứng nhận bị thương đối với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện; có công văn kèm theo hồ sơ gửi cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
4. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm sau:
a) Kiểm tra hồ sơ, có công văn đề nghị Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân thẩm định;
b) Căn cứ kết quả thẩm định để giới thiệu người bị thương đến Hội đồng giám định y khoa giám định thương tật đối với trường hợp thuộc thẩm quyền;
c) Báo cáo Bộ Tư lệnh Quân khu ban hành quyết định thực hiện chế độ ưu đãi đối với trường hợp thuộc thẩm quyền; chuyển hồ sơ về Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc sư đoàn và tương đương để quản lý và thực hiện chế độ.
5. Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân có trách nhiệm sau:
a) Thẩm định hồ sơ thương tật; chuyển hồ sơ về Cục Chính trị quân khu để giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa giám định thương tật;
b) Thẩm định hồ sơ thương tật; giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa để giám định thương tật đối với trường hợp thuộc các đơn vị còn lại và ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này (trừ đối tượng thuộc thẩm quyền của quân khu); chuyển hồ sơ về cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng để quản lý và thực hiện chế độ.
Điều 75. Hồ sơ, thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng công an đã chuyển ngành, xuất ngũ, thôi việc
1. Người bị thương lập bản khai theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I Nghị định này kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 72 Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú và tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:
a) Trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 72 của Nghị định này kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương;
b) Trường hợp có dị vật kim khí trong cơ thể thì kèm theo kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện tuyến huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an (trường hợp đã phẫu thuật lấy dị vật thì phải kèm theo phiếu phẫu thuật của bệnh viện tuyến huyện trở lên);
2. Ủy ban nhân dân cấp xã kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gian 30 ngày có trách nhiệm sau:
a) Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm nơi thường trú của người bị thương; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
b) Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công để xét duyệt, lập biên bản đề nghị xác nhận thương binh đối với những trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;
c) Có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú trước khi vào công an nhân dân thực hiện các thủ tục quy định tại điểm a, điểm b khoản này đối với trường hợp trước khi vào công an nhân dân thường trú tại địa phương khác;
d) Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận thương binh, biên bản niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến Công an cấp huyện.
3. Bộ Công an hướng dẫn quy trình tiếp nhận và hoàn thiện hồ sơ đối với người bị thương thuộc lực lượng công an; ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này gửi hồ sơ gốc đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thường trú.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gốc có trách nhiệm thực hiện tiếp chế độ ưu đãi.
Điều 76. Hồ sơ, thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng công an hiện đang công tác
1. Người bị thương lập bản khai theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I Nghị định này và tùy từng trường hợp để kèm theo giấy tờ quy định tại Điều 72 của Nghị định này gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý (Công an cấp huyện hoặc tương đương).
2. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương có trách nhiệm sau:
a) Niêm yết công khai danh sách người bị thương tại cơ quan, đơn vị trong thời hạn tối thiểu 15 ngày. Lập biên bản kết quả niêm yết công khai; xác nhận bản khai cá nhân;
b) Căn cứ biên bản kết quả niêm yết công khai, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công của cơ quan, đơn vị để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận thương binh đối với trường hợp không có khiếu nại, tố cáo; có công văn kèm theo giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này gửi Công an cấp tỉnh hoặc tương đương.
3. Công an cấp tỉnh hoặc tương đương có trách nhiệm sau:
a) Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền;
b) Lập biên bản kiểm tra vết thương thực thể theo quy định tại Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định này đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 72 của Nghị định này;
c) Cấp giấy chứng nhận bị thương; có công văn kèm theo hồ sơ gửi Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an để thẩm định;
d) Căn cứ kết quả thẩm định, giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa để giám định thương tật đối với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện; gửi biên bản giám định y khoa về Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an;
đ) Tiếp nhận hồ sơ để quản lý và thực hiện chế độ.
4. Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an có trách nhiệm sau:
a) Thẩm định hồ sơ thương tật; thông báo kết quả thẩm định hồ sơ về Công an cấp tỉnh hoặc tương đương để giới thiệu giám định thương tật;
b) Căn cứ biên bản giám định y khoa, ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này;
c) Chuyển trả hồ sơ về Công an cấp tỉnh hoặc tương đương.
Điều 77. Hồ sơ, thủ tục xác nhận đối với người bị thương không thuộc lực lượng quân đội, công an
1. Người bị thương lập bản khai theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I Nghị định này kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng quy định tại Điều 72 Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú và tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:
a) Trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 72 Nghị định này kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương;
b) Trường hợp có dị vật kim khí trong cơ thể thì kèm theo kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện tuyến huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an (trường hợp đã phẫu thuật lấy dị vật thì phải kèm theo phiếu phẫu thuật của bệnh viện tuyến huyện trở lên);
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau:
a) Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người bị thương trước khi tham gia cách mạng; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân trong thời hạn tối thiểu 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
b) Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh đối với những trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;
Trường hợp người bị thương trước khi tham gia cách mạng thường trú tại địa phương khác thì Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú trước khi tham gia cách mạng thực hiện các thủ tục quy định tại điểm a, điểm b khoản này;
c) Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh, biên bản niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Ủy ban nhân dâncấp huyện có trách nhiệm sau:
a) Giao Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức họp Ban Chỉ đạo xác nhận người có công để xét duyệt từng hồ sơ; lập biên bản xét duyệt. Trường hợp người bị thương có vết thương thực thể thì chỉ đạo cơ quan y tế cấp huyện kiểm tra vết thương thực thể và lập biên bản kiểm tra;
b) Cấp giấy chứng nhận bị thương đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền; chuyển toàn bộ hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có công văn đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định;
c) Trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 77 Nghị định này;
Người bị thương là Thanh niên xung phong nếu thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý thì chuyển hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải để cấp giấy chứng nhận bị thương. Người bị thương là Thanh niên xung phong nếu thuộc các cơ quan, đơn vị khác quản lý thì chuyển đến Sở Nội vụ để xem xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận bị thương.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, cấp giấy chứng nhận bị thương theo quy định tại Mẫu số 36 Phụ lục I Nghị định này và chuyển hồ sơ gốc về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thường trú.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và giới thiệu người bị thương ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh kèm bản sao hồ sơ để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.
6. Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm tổ chức khám, giám định thương tật, gửi biên bản giám định thương tật theo quy định tại Mẫu số 78 Phụ lục I Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này.
Chương III
HỒ SƠ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ THÂN NHÂN NGƯỜI CÓ CÔNG
Mục 1
BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 78. Đối tượng hưởng
1. Người có công bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
d) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
đ) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
e) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
g) Bệnh binh;
h) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
i) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
k) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
l) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của liệt sĩ bao gồm: cha đẻ; mẹ đẻ; vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;
3. Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này, gồm:
a) Vợ hoặc Chồng, con từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi hoặc hoặc khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
d) Con đẻ từ đủ 6 tuổi trở lên bị dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
4. Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con của liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống”.
5. Người phục vụ người có công với cách mạng bao gồm:
a) Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình;
b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.
Điều 79. Chế độ bảo hiểm y tế
1. 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 78 Nghị định này.
2. 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81 % trở lên;
3. 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 78 Nghị định này.
4. 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 78 Nghị định này.
Điều 80. Nguyên tắc
1. Người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì hưởng mức bảo hiểm y tế cao nhất.
2. Đối tượng hưởng bảo hiểm y tế quy định tại Điều 78 Nghị định này phải căn cứ vào giấy tờ, hồ sơ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
Điều 81. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ
Hồ sơ, thủ tục, quy trình giải quyết chế độ bảo hiểm y tế đối với các đối tượng Người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng thực hiện theo quy định tại Luật bảo hiểm y tế, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế và Nghị định này.
Mục 2
ĐIỀU DƯỠNG PHỤC HỒI SỨC KHỎE
Điều 82. Đối tượnghưởng
Người có công quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k khoản 1 Điều 3, khoản 1, khoản 2 Điều 38 và thân nhân liệt sĩ quy định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh.
Điều 83. Chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe
1. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm và điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.
2. Điều dưỡng tập trung và điều dưỡng tại nhà.
Điều 84. Nguyên tắc
1. Điều dưỡng tại nhà thực hiện chi trực tiếp cho đối tượng được hưởng.
2. Điều dưỡng tập trung thực hiện như sau:
a) Thời gian một đợt điều dưỡng từ 05 đến 10 ngày, không kể thời gian đi và về. Thời gian điều dưỡng cụ thể do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
b) Đối với trường hợp đối tượng không tiếp tục thực hiện điều dưỡng tập trung vì lý do khách quan thì cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thanh quyết toán cho cơ sở điều dưỡng tiền ăn, các khoản chi phí theo số ngày thực tế đối tượng điều dưỡng tại cơ sở điều dưỡng; các khoản chi tiền thuốc, quà tặng (như đối tượng đi cả đợt) trong thời gian điều dưỡng tại cơ sở, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu hồi số kinh phí còn lại nộp ngân sách nhà nước. Trường hợp đối tượng đã điều dưỡng dưới 30% thời gian một đợt điều dưỡng thì Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định hoặc phân cấp phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định đối tượng đi điều dưỡng vào đợt kế tiếp.
c) Căn cứ quy mô điều dưỡng của cơ sở điều dưỡng trực thuộc, số lượng đối tượng điều dưỡng tập trung, mức chi hiện hành, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giao nhiệm vụ điều dưỡng tập trung, phân bổ và giao dự toán cho các cơ sở điều dưỡng trực thuộc để thực hiện đối với kinh phí điều dưỡng tập trung tại địa phương;
d) Đối với số lượng đối tượng điều dưỡng tập trung tại địa phương khác hoặc điều dưỡng tập trung tại địa phương nhưng do cơ sở điều dưỡng ngoài công lập hoặc cơ sở điều dưỡng thuộc ngành khác thực hiện, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện rút dự toán để thanh toán theo hợp đồng cho các cơ sở điều dưỡng theo số lượng đối tượng điều dưỡng từng đợt và theo mức chi hiện hành;
3. Trường hợp người có công và thân nhân người có công đã được cơ quan chức năng lập danh sách điều dưỡng nhưng chưa thực hiện mà đã chết thì thân nhân vẫn được cấp tiền điều dưỡng theo kế hoạch.
Điều 85. Hồ sơ, thủ tục, quy trình giải quyết chế độ
1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách đối tượng được hưởng chế độ điều dưỡng tập trung và điều dưỡng tại nhà theo quy định tại Mẫu số 87 Phụ lục I Nghị định này trong năm, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ danh sách của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định số lượng đối tượng điều dưỡng tập trung và điều dưỡng tại nhà theo quy định tại Mẫu số 68 Phụ lục I Nghị định này. Việc quyết định số lượng đối tượng được điều dưỡng trong năm phải đảm bảo nguyên tắc sau:
a) Đối tượng đưa đi điều dưỡng tập trung phải bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tình trạng sức khỏe của đối tượng;
b) Lập kế hoạch và tổ chức đưa đối tượng đi điều dưỡng tập trung bảo đảm theo đúng chế độ quy định.
3. Trường hợp địa phương tổ chức đưa đối tượng đi điều dưỡng tập trung ở địa phương khác, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ quy định tại Mục này để hướng dẫn, tổ chức thực hiện đối với các trường hợp đang quản lý thuộc Quân đội, Công an.
Mục 3
CẤP PHƯƠNG TIỆN TRỢ GIÚP, DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH, PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Điều 86. Đối tượng hưởng
Người có công quy định tại các điểm a, b đ, e, g, h, i, k khoản 1 Điều 3; khoản 1 Điều 38; thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng; khoản 1 Điều 31 Pháp lệnh.
Điều 87. Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng
1. Cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng theo niên hạn sử dụng theo quy định;
2. Việc cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng (bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện) cho cả niên hạn sử dụng được thực hiện cùng một lần;
3. Hỗ trợ tiền đi lại, tiền ăn khi đi làm phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng;
4. Trường hợp người có công và thân nhân người có công đã được cơ quan chức năng lập danh sách cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng nhưng chưa nhận mà chết thì thân nhân vẫn được cấp tiền theo quy định tại điểm a khoản này.
Điều 88. Hồ sơ, thủ tục, quy trình lập sổ theo dõi, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng
1. Người được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Trung tâm) đối với các trường hợp đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm các giấy tờ sau:
a) Đơn đề nghị lập Sổ theo dõi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng theo quy định tại Mẫu số 19 Phụ lục I Nghị định này;
b) Giấy chỉ định của cơ sở y tế về việc sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng theo quy định tại Mẫu số 43 Phụ lục I Nghị định này do cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc bệnh viện cấp tính trở lên cấp.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Trung tâm:
a) Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, lập danh sách người được cấp Sổ theo dõi phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng theo quy định tại Mẫu số 88 Phụ lục I Nghị định này kèm các giấy tờ liên quan gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Giao Sổ theo dõi theo quy định tại Mẫu số 89 Phụ lục I Nghị định này cho người được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng;
c) Lập Sổ quản lý người được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng theo quy định tại Mẫu số 90 Phụ lục I Nghị định này.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận được giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, banh hành quyết định cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng theo quy định tại Mẫu số 69 Phụ lục I Nghị định này và lập Sổ theo dõi của từng đối tượng và chuyển về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Trung tâm.
4. Các Trung tâm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ Sổ quản lý kiểm tra, đối chiếu, ban hành quyết định theo quy định tại Mẫu số 69 Phụ lục I Nghị định này và gửi danh sách các trường hợp được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng hàng năm về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để báo cáo.
6. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an căn cứ quy định tại Mục này để hướng dẫn, tổ chức thực hiện đối với các trường hợp đang quản lý thuộc Quân đội, Công an.
Mục 4
ƯU TIÊN TRONG TUYỂN SINH, TẠO VIỆC LÀM
Điều 89. Đối tượng hưởng
1. Người có công quy định tại các điểm đ, e khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 38 Pháp lệnh;
2. Con của người có công quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh; thân nhân liệt sĩ.
Điều 90. Chế độ ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm
1. Chế độ ưu tiên trong tuyển sinh
Được tuyển thẳng hoặc được ưu tiên tuyển sinh theo nhóm đối tượng vào các cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Chế độ ưu tiên trong tạo việc làm
a) Được ưu tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức;
b) Thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài được Nhà nước hỗ trợ theo quy định của Luật Việc làm và Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
c) Được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang theo quy chế của từng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị.
Điều 91. Nguyên tắc
1. Nguyên tắc ưu tiên trong tuyển sinh
Việc ưu tiên trong tuyển sinh được phân loại theo nhóm đối tượng tùy thuộc vào công lao đóng góp của từng đối tượng.
2. Nguyên tắc ưu tiên trong tạo việc làm
Việc ưu tiên trong tạo việc làm cho người có công và thân nhân người có côngtùy thuộc vào yêu cầu, nhiệm vụ và vị trí việc làm và phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật, đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
Điều 92. Hồ sơ, thủ tục, quy trình giải quyết chế độ
1. Người có công và thân nhân người có công gửi các giấy tờ sau chứng minh đối tượng ưu tiên của mình tới nơi đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng:
a) Người có công là quyết định công nhận người có công;
b) Thân nhân người có công và cá nhân có liên quan đến người có công thì sử dụng giấy chứng nhận của cơ quan, đơn vị đang quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ theo quy định tại Mẫu số 47 Phụ lục I Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục xem xét thực hiện chế độ ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dụcđại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết chế độ ưu tiên trong tạo việc làm thực hiện theo quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức, viên chức; quy chế tuyển dụng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị (nếu có) và Luật Việc làm.
Mục 5
HỖ TRỢ ĐỂ THEO HỌC ĐẾN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
Điều 93. Đối tượng hưởng
1. Người có công và con của họ (sau đây gọi chung là sinh viên) theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có khóa học từ 01 năm trở lên hoặc cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (gọi chung là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học).
2. Học sinh là con người có công được hưởng chế độ theo quy định tại Pháp lệnh đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên (đối với các học viên học theo Chương trình trung học cơ sở, trung học phổ thông), phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (gọi chung là các cơ sở giáo dục phổ thông).
Điều 94. Chế độ hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hỗ trợ học phí theo quy định của pháp luật Giáo dục và Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Trợ cấp mỗi năm học một lần.
3. Trợ cấp hằng tháng.
Điều 95. Nguyên tắc
1. Học sinh, học viên, sinh viên thuộc nhiều diện được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục, giáo dục nghề nghiệp thì chỉ hưởng một chế độ ưu đãi mức cao nhất.
2. Học sinh, học viên, sinh viên cùng một lúc học ở nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sư phạm, đại học hoặc nhiều khoa, nhiều ngành thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi mức cao nhất tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sư phạm, đại học.
3. Học sinh, học viên, sinh viên được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng trong thời gian ngừng học do ốm đau, tai nạn theo quy định của pháp luật mà chưa có quyết định thôi học.
4. Trường hợp học sinh, học viên, sinh viên thuộc diện hưởng chế độ ưu đãi mà chưa hưởng thì được truy lĩnh.
5. Không áp dụng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với học sinh, sinh viên đã hưởng đủ thời gian theo khung đào tạo tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học; Trường hợp chưa hưởng đủ thời gian theo khung đào tạo mà chuyển cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học thì được giải quyết tiếp chế độ ưu đãi tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học mới sau khi trừ đi thời gian đã được hưởng.
6. Thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng được cấp đủ 12 tháng cho một năm học. Đối với thời gian học năm cuối không đủ 12 tháng được trợ cấp theo số tháng thực học của năm học đó. Trường hợp học theo mô-đun, tín chỉ thì thời gian hưởng trợ cấp theo thời gian đào tạo quy đổi nhưng không vượt quá thời gian đào tạo của ngành, nghề học và trình độ đào tạo tương đương đối với chương trình đàotạo theo niên chế.
Điều 96. Hồ sơ, thủ tục, quy trình giải quyết chế độ ưu đãi
1. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi như sau:
a) Người có công hoặc con của người có công gửi bản khai theo quy định tại Mẫu số 11 Phụ lục I Nghị định này kèm giấy xác nhận theo quy định tại Mẫu số 44 Phụ lục I Nghị định này của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sư phạm, đại học gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có côngthường trúvào đầu năm học đầu tiên của cơ sở giáo dục phổ thông hoặc đầu khóa học của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Trường hợp đã tốt nghiệp cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sư phạm, đại học mà chưa hưởng chế độ ưu đãi thì phải có bản sao Bằng tốt nghiệp.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận đơn và lập danh sách gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
Trường hợp người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng thuộc cơ quan, đơn vị quân đội, công an, trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý thì các cơ quan này chịu trách nhiệm xác nhận (trong thời gian 03 ngày làm việc) và gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thường trú của thân nhân người có công thuộc diện hưởng ưu đãi trong giáo dục đào tạo;
c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ người có công, ban hànhquyết định giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo theo quy định tại Mẫu số 70 Phụ lục I Nghị định này đối với các trường hợp đủ điều kiện.
4. Trường hợp học sinh, học viên, sinh viên bị kỷ luật buộc thôi học hoặc tự ý bỏ học thì cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sư phạm,đại học nơi học sinh, học viên, sinh viên đang học gửi thông báo đến cơ quan thực hiện chi trả để dừng thực hiện chế độ ưu đãi.
Khi học sinh, học viên, sinh viên được nhập học lại thì cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sư phạm, đại học nơi học sinh, học viên, sinh viên theo học gửi thông báo đến cơ quan thực hiện chi trả để tiếp tục thực hiện chế độ ưu đãi theo quy định.
5. Trường hợp người có công và người hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo (con của người có công) không cùng nơi thường trú thì làm thủ tục đề nghị giải quyết chế độ tại địa phương nơi quản lý hồ sơ người có công.
6. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện chi trả chế độ ưu đãi trong giáo dục nghề nghiệp, sư phạm, đại học theo phương thức trực tiếp hoặc qua tài khoản cá nhân theo yêu cầu của học sinh, sinh viên.
7. Thời gian chi trả
a) Trợ cấp ưu đãi hằng năm thực hiện chi trả vào đầu năm học hoặc đầu khóa học, cụ thể: chi trả vào tháng 10, tháng 11 đối với học sinh; chi trả vào tháng 11, tháng 12 đối với sinh viên;
b) Trợ cấp ưu đãi hằng tháng thực hiện chi trả 02 lần trong năm, cụ thể: lần 1 chi trả vào tháng 10, tháng 11 đối với học sinh hoặc tháng 11, tháng 12 đối với sinh viên; lần 2 chi trả vào tháng 3, tháng 4.
8. Khung thời gian hoặc Chương trình họctheo quy định tại quy chế đào tạo đại học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông.
Mục 6
HỖ TRỢ CẢI THIỆN NHÀ Ở
Điều 97. Đối tượng hưởng
Đối tượng được hỗ trợ cải thiện nhà ở là các đối tượng được quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m tại khoản 1 và thân nhân liệt sĩ quy định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh và đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Điều 98. Các chế độ hỗ trợ nhà ở
1. Hỗ trợ kinh phí theo các chương trình mục tiêu về nhà ở để xây dựng mới hoặc sữa chữa, cải tạo nhà ở;
2. Hỗ trợ khi mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.
3. Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc sữa chữa, cải tạo nhà ở;
4. Hỗ trợ giải quyết cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội; Hỗ trợ vay vốn ưu đãi theo các chương trình mục tiêu về nhà ở; Hỗ trợ vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.
Điều 99. Nguyên tắc
Việc thực hiện chế độ hỗ trợ cải thiện nhà ở theo các nguyên tắc sau:
1. Căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở và phù hợp với khả năng ngân sách, điều kiện kinh tế-xã hội;
2. Kết hợp, lồng ghép với các chương trình đầu tư, hỗ trợ khác của Trung ương, địa phương và khuyến khích cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp;
3. Bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát, phân bổ công bằng và hợp lý các nguồn lực hỗ trợ.
Điều 100. Hồ sơ, thủ tục, quy trình giải quyết chế độ
1. Đối với trường hợp tại khoản 1 Điều 98 Nghị định này do các tổ chức, cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp… quan tâm, giúp đỡ thực hiện bằng nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước.
2. Đối với trường hợp tại khoản 2 Điều 98 Nghị định này, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành có liên quan nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ;
3. Đối với trường hợp tại khoản 3 Điều 98 Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở;
4. Đối với trường hợp tại khoản 4 và khoản 5 Điều 98 Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở xã hội.
5. Bộ Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra đối với các nội dung quy định tại Mục 6 Chương III Nghị định này.
Mục 7
MIỄN HOẶC GIẢM TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 101. Đối tượng hưởng
Người có công quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l, m khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh và đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Điều 102. Chế độ miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất
1. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với các đối tượng sau:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
b) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
c) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.
d) Thân nhân liệt sĩ đang hưởng tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng.
2. Giảm 90% tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với các đối tượng sau: Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 80%.
3. Giảm 80% tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với các đối tượng sau:
a) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%.
4. Giảm 70% tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với các đối tượng sau:
a) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% đến 40%;
b) Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”, người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”;
c) Thân nhân liệt sĩ.
5. Giảm 65% tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với các đối tượng sau:
a) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày.
b) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế.
6. Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này được thực hiện theo nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công và thân nhân người có công quy định tại Điều 6 Pháp lệnh ưu đãi người có công và theo nguyên tắc quy định tại chính sách thu tiền sử dụng đất.
Điều 103. Nguyên tắc
1. Tuân thủ đối tượng được hưởng chế độ miễn hoặc giảm quy định tại Pháp lệnh.
2. Kế thừa mức ưu đãi về tiền sử dụng đất đã được quy định tại Quyết định số 118/TTg ngày 27/02/1996, Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000, Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, hồ sơ miễn, giảm tiền sử dụng đất phải đảm bảo thực hiện theo quy định tại pháp luật về thu tiền sử dụng đất, pháp luật về quản lý thuế.
Điều 104. Hồ sơ, thủ tục, quy trình giải quyết chế độ
Hồ sơ, thủ tục, quy trình miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với các đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Mục 8
ƯU TIÊN GIAO HOẶC THUÊ ĐẤT, MẶT NƯỚC, MẶT NƯỚC BIỂN, GIAO KHOÁN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG, VAY VỐN ƯU ĐÃI ĐỂ SẢN XUẤT KINH DOANH, MIỄN HOẶC GIẢM THUẾ
Điều 105. Đối tượng hưởng
1. Đối tượng hưởng chế độ ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, giao khoán bản vệ và phát triển rừng bao gồm:
a) Người có công quy định tại các điểm đ, e, g, h, i khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 38 Pháp lệnh;
b) Thân nhân liệt sĩ.
2. Đối tượng hưởng chế độ vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh bao gồm:
a) Người có công quy định tại các điểm đ, e, g, h, i khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 38 Pháp lệnh;
b) Thân nhân liệt sĩ.
3. Đối tượng hưởng chế độ miễn hoặc giảm thuế bao gồm:
a) Người có công quy định tại các điểm đ, e, g, h, i khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 38 Pháp lệnh;
b) Thân nhân liệt sĩ.
Điều 106. Nội dung các chế độ ưu đãi
1. Chế độ ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, giao khoán bảo vệ và phát triển rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về biển, tài nguyên, bảo vệ và phát triển rừng.
2. Chế độ vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng, ngân hàng.
3. Chế độ miễn hoặc giảm thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế.
Điều 107. Nguyên tắc
Việc thực hiện chế độ ưu đãi theo các nguyên tắc sau:
1. Thực hiện chế độ ưu đãi theo nhóm đối tượng căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người;
2. Người có công và thân nhân thuộc diện hưởng chế độ ưu đãi căn cứ vào giấy tờ, hồ sơ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp;
3. Bảo đảm công khai, minh bạch, phân bổ công bằng và hợp lý các nguồn lực hỗ trợ.
Điều 108. Hồ sơ, thủ tục, quy trình giải quyết chế độ
1. Người có công và thân nhân người có công gửi giấy tờ sau chứng minh là đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận:
a) Người có công là quyết định công nhận người có công hoặc quyết định trợ cấp ưu đãi;
b) Thân nhân người có công và cá nhân có liên quan đến người có công thì sử dụng chứng nhận của cơ quan, đơn vị đang quản lý hồ sơ người có công và thực hiện chế độ theo quy định tại Mẫu số 47 Phụ lục I Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục xem xét giải quyết đối với đối tượng hưởng chế độ ưu đãi thực hiện theo quy định của các pháp luật chuyên ngành.
Mục 9
NUÔI DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI CÁC CƠ SỞ XÃ HỘI NUÔI DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG
Điều 109. Đối tượng áp dụng
1. Những trường hợp sau đây nếu sống cô đơn thì được Nhà nước nuôi dưỡng tại các cơ sở xã hội nuôi dưỡng người có công (gọi chung là cơ sở nuôi dưỡng): Thương binh, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có thương tật, bệnh tật đặc biệt nặng.
2. Những trường hợp đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng trước ngày 01 tháng 7 năm 2021.
3. Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định.
Điều 110. Nguyên tắc
1. Việc tiếp nhận người có công quy định tại Điều 109 Nghị định này vào nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng căn cứ vào cơ sở vật chất, tổ chức biên chế, kinh phí đảm bảo của các cơ sở nuôi dưỡng.
2. Cơ sở nuôi dưỡng của địa phương nào thì được tiếp nhận người có công đang hưởng chế độ ưu đãi ở địa phương đó.
Điều 111. Hồ sơ, thủ tục tiếp nhận người có công vào cơ sở nuôi dưỡng người có công
1. Cá nhân làm đơn đề nghị theo quy định tại Mẫu số 20 Phụ lục I Nghị định này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi kèm theo các giấy tờ sau:
a) Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc sống cô đơn;
b) Bản sao quyết định công nhận hoặc hưởng trợ cấp ưu đãi người có công;
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ, xác minh, lập danh sách trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm:
a) Đối với trường hợp đề nghị được vào nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng do tỉnh quản lý thì ban hành quyết định tiếp nhận theo quy định tại Mẫu số 71 Phụ lục I Nghị định này;
b) Đối với trường hợp đề nghị được vào nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý thì có văn bản đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kèm giấy tờ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm ban hành quyết định tiếp nhận theo quy định tại Mẫu số 71 Phụ lục I Nghị định này.
Điều 112. Hồ sơ, thủ tục đưa người có công về nuôi dưỡng tại gia đình
1. Đối với trường hợp đang được nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng do tỉnh quản lý:
a) Cá nhân làm đơn đề nghị theo quy định tại Mẫu số 20 Phụ lục I Nghị định này gửi Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng;
b) Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng trong thời gian 05 ngày có văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm lập danh sách trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm ban hành quyết định đưa người có công về nuôi dưỡng tại gia đình theo quy định tại Mẫu số 71 Phụ lục I Nghị định này.
2. Đối với trường hợp đang được nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý:
a) Cá nhân làm đơn đề nghị theo quy định tại Mẫu số 20 Phụ lục I Nghị định này gửi Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng;
b) Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng trong thời gian 05 ngày có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm ban hành quyết định đưa người có công về nuôi dưỡng tại gia đình theo quy định tại Mẫu số 71 Phụ lục I Nghị định này.
Chương IV
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG
Mục 1
ỦY QUYỀN HƯỞNG TRỢ CẤP, PHỤ CẤP
Điều 113. Hồ sơ, thủ tục ủy quyền hưởng trợ cấp, phụ cấp
1. Cá nhân lập giấy ủy quyền có xác nhận chữ ký của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Mẫu số 48 Phụ lục I Nghị định này.
2. Người được ủy quyền gửi giấy ủy quyền kèm theo bản sao căn cước công dân gửi đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ người có công.
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ người có công trong thời gian 07 ngày sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm tổng hợp danh sách gửi cơ quan chi trả để thực hiện.
Điều 114. Thời hạn giải quyết ủy quyền hưởng trợ cấp, phụ cấp
1. Người có công hoặc thân nhân đang hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi nếu không có điều kiện trực tiếp nhận trợ cấp, phụ cấp thì phải lập giấy ủy quyền có xác nhận chữ ký của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trường hợp người có công đang cư trú ở nước ngoài phải lập giấy ủy quyền có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước sở tại.
3. Thời hạn ủy quyền theo thỏa thuận của người ủy quyền và người được ủy quyền. Trường hợp không thỏa thuận thì thời hạn ủy quyền không quá 01 năm.
4. Khi hết thời hạn được ủy quyền, trong thời gian không quá 03 tháng nếu chưa có giấy ủy quyền mới thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định tạm đình chỉ chế độ ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 72 Phụ lục I Nghị định này. Trường hợp có giấy ủy quyền mới thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định tiếp tục hưởng chế độ trợ cấp kể từ tháng bổ sung được giấy ủy quyền mới.
Trường hợp có xác nhận của Sở Tư pháp về việc không vi phạm pháp luật tại Điều 54 Pháp lệnhvà Điều 117 Nghị định này thì được truy lĩnh trợ cấp trong thời gian bị tạm đình chỉ.
5. Trường hợp bị tạm đình chỉ do hết thời hạn ủy quyền từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2021 được xem xét truy lĩnh trợ cấp theo quy định tại khoản 4 Điều này.
Mục 2
TẠM ĐÌNH CHỈ, CHẤM DỨT VÀ PHỤC HỒI CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI
Điều 115. Thủ tục, thời điểm tạm đình chỉ, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi
1. Đối với những trường hợp quy định tại Điều 54 Pháp lệnh, trong thời gian 05 ngày kể từ ngày tiếp nhận được bản án hoặc kết quả xác minh, kết luận của cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi có trách nhiệm ban hành quyết định tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 72 Phụ lục I Nghị định này.
a) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 54 Pháp lệnh, thời điểm tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật.
b) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 54 Pháp lệnh, thời điểm tạm đình chỉ chế độ ưu đãi kể từ tháng cơ quan có thẩm quyền kết luận.
c) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 54 Pháp lệnh, thời điểm chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi kể từtháng cơ quan quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi ban hành quyết định chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi.
d) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 54 Pháp lệnh, thời điểm tạm đình chỉ hoặcchấm dứt hưởng chế độ ưu đãi của thân nhân người có công thực hiện theo quyết định tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công.
2. Đối với những trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 6 Điều 55 Pháp lệnh, trong thời gian 05 ngày kể từ ngày phát hiện có dấu hiệu khai man, giả mạo thì cơ quan quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi ban hành quyết định tạm đình chỉ chế độ ưu đãi và có văn bản đề nghị cơ quan, đơn vị xác lập hồ sơ người có công xác minh, kết luận.
Trường hợp sau khi xác minh, kết luận đối tượng khai man, giả mạo hồ sơ thì cơ quan quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi ban hành quyết định chấm dứt chế độ, thu hồi chế độ đã hưởng sai, đề nghị cơ quan, đơn vị xác lập hồ sơ người có công thu hồi giấy tờ đã cấp và chuyển các cơ quan có liên quan để xử lý theo pháp luật hiện hành.
Điều 116. Hồ sơ, thủ tục hưởng lại chế độ ưu đãi
1. Đối với những trường hợp quy định tại Điều 54 Pháp lệnh, người có công hoặc thân nhân làm đơn đề nghị hưởng lại chế độ theo quy định tại Mẫu số 21 Phụ lục I Nghị định này gửi cơ quan quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi kèm theo các giấy tờ quy định. Cơ quan quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm ban hành quyết định hưởng lại chế độ ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 73 Phụ lục I Nghị định này:
a) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 54 Pháp lệnh phải kèm theo các giấy tờ chứng minh đã chấp hành xong hình phạt tù, thời điểm hưởng lại chế độ ưu đãi kể từ tháng liền kề sau tháng chấp hành xong hình phạt tù;
b) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 54 Pháp lệnh, thời điểm hưởng lại chế độ ưu đãi kể từ tháng liền kề sau tháng nhận được đơn:
Trường hợp người có công hoặc thân nhân xuất cảnh trái phép nay trở về nước thường trú thì phải có giấy tờ nhập cảnh. Nếu trong thời gian 01 tháng sau khi nhập cảnh không có đơn đề nghị hưởng lại chế độ thì phải kèm theo xác nhận của Sở Tư pháp về việc không vi phạm pháp luật tại Điều 54 Pháp lệnh trong thời gian từ ngày nhập cảnh đến lúc có đơn;
Trường hợp người có công hoặc thân nhân mất tích nay trở về thì phải có xác nhận của Sở Tư pháp về việc không vi phạm pháp luậttại Điều 54 Pháp lệnh trong thời gian mất tích;
c) Đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 54 Pháp lệnh thời điểm hưởng lại chế độ ưu đãi của thân nhân người có công thực hiện theo quyết định hưởng lại chế độ ưu đãi đối với người có công.
d) Đối với trường hợp thương binh là quân nhân bị thương hiện chưa được hưởng chế độ ưu đãi do gửi sổ đi B thì thực hiện việc cấp lại hồ sơ và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật, cụ thể như sau:
Cá nhân có đơn đề nghị hưởng lại chế độ theo quy định tại Mẫu số 21 Phụ lục I Nghị định này kèm xác nhận của Sở Tư pháp về việc không vi phạm pháp luật tại Điều 54 Pháp lệnh gửi cơ quan có thẩm quyền của quân đội.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn quy trình hưởng lại chế độ đối với trường hợp thuộc điểm d khoản này.
2.Đối với những trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 55 Pháp lệnh:
a) Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 55 Pháp lệnh sau khi xác minh kết luận không giả mạo giấy tờ thì cơ quan quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi ban hành quyết định hưởng lại chế độ ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 73 Phụ lục I Nghị định này kể từ tháng bị tạm đình chỉ;
b) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 55 Pháp lệnh, cơ quan quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi căn cứ kết quả xác minh, kết luận để ban hành quyết định hưởng lại chế độ ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 73 Phụ lục I Nghị định này đúng quy định kể từ tháng bị tạm đình chỉ và thu hồi chế độ ưu đãi hưởng thêm do khai báo gian dối.
3. Trường hợp người có công hoặc thân nhân bị tạm đình chỉ trợ cấp ưu đãi do không thực hiện thủ tục ủy quyền theo quy định thì:
a) Người có công hoặc thân nhân, trường hợp người hưởng chế độ đã chết thì đại diện thân nhân làm đơn đề nghị hưởng lại chế độ theo quy định tại Mẫu số 21 Phụ lục I Nghị định này kèm theo xác nhận của Sở Tư pháp về việc không vi phạm pháp luật tại Điều 54 Pháp lệnh gửi cơ quan quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi;
b) Cơ quan quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ có trách nhiệm ban hành quyết định thực hiện chế độ ưu đãi theo quy định tại Mẫu số 73 Phụ lục I Nghị định này kể từ tháng bị tạm đình chỉ.
Điều 117. Các trường hợp không xem xét đối với thân nhân người có công và người có liên quan
Không xem xét thực hiện chế độ ưu đãi đối với thân nhân và cá nhân có liên quan trong những trường hợp sau:
1. Đào ngũ, phản bội, chiêu hồi;
2. Tham gia các hoạt động chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước;
3. Đang chấp hành án tù giam, tù chung thân;
4. Đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
Điều 118. Hồ sơ, thủ tục cấp bổ sung hoặc cấp lại giấy chứng nhận người có công và thân nhân người có công
1. Người có công hoặc thân nhân làm đơn đề nghị theo quy định tại Mẫu số 22 Phụ lục I Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 03 ngày có trách nhiệm xác nhận đơn, lập danh sách kèm đơn gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm:
a) Đối chiếu hồ sơ người có công để cấp bổ sung hoặc cấp lạigiấy chứng nhận đối với trường hợp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ.
b) Đối chiếu hồ sơ và có văn bản đề nghị Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cấp bổ sung hoặc cấp lại Kỷ niệm chương người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày.
4. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 3 Điều này trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm cấp bổ sung hoặc cấp lại Kỷ niệm chương người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày và gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn cấp bổ sung hoặc cấp lại giấy chứng nhận người có công và thân nhân người có công đối với các trường hợp đang quản lý thuộc Quân đội, Công an.
Mục 3
TRỢ CẤP MAI TÁNG, TRỢ CẤP MỘT LẦN, TRỢ CẤP TUẤT HẰNG THÁNG, TRỢ CẤP TUẤT NUÔI DƯỠNG HẰNG THÁNG KHI NGƯỜI CÓ CÔNG TỪ TRẦN
Điều 119. Điều kiện giải quyết trợ cấp mai táng, trợ cấp một lần, trợ cấp tuất
1. Trợ cấp mai táng thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm người có công từ trần.
2. Điều kiện giải quyết trợ cấp tuất đối với con bị khuyết tật, khuyết tật đặc biệt nặng như sau:
a) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu tổn thương cơ thể từ 61% trở lên được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
b) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu tổn thương cơ thể từ 61% trở lên được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận, không có thu nhập hằng tháng hoặc thu nhập hằng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn.
3. Trợ cấp một lần với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng đối với đại diện thân nhân khi người có công chết không gồm trợ cấp người phục vụ.
Điều 120. Hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp mai táng, trợ cấp một lần
1. Đại diện thân nhân, người hoặc tổ chức thực hiện mai táng có trách nhiệm lập bản khai theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định này kèm bản sao giấy báo tử, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có công thường trú trước khi từ trần;
Trường hợp người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chết mà chưa hưởng chế độ ưu đãi thì kèm theo bản sao một trong các giấy tờ quy định tại Điều 62 Nghị định này;
Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng đã chết mà chưa hưởng chế độ ưu đãi thì kèm theo bản sao một trong các giấy tờ quy định tại Điều 65 Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm xác nhận bản khai và lập danh sách gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt trợ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công theo quy định tại Mẫu số 72 Phụ lục I Nghị định này; quyết định giải quyết trợ cấp mai táng, trợ cấp một lần theo quy định tại Mẫu số 74 Phụ lục I Nghị định này.
Điều 121. Hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng
1. Đại diện thân nhân người có công có trách nhiệm lập bản khai tình hình thân nhân theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục I Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có công thường trú trước khi từ trần kèm bản sao giấy báo tử.
Trường hợp thân nhân là con dưới 18 tuổi phải có thêm bản sao giấy khai sinh.
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi đang theo học; nếu đang theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học thì phải có thêm bản sao Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục trung học phổ thông về thời điểm kết thúc học.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được bản khai và các giấy tờ kèm theo có trách nhiệm sau:
a) Chứng nhận tình hình thân nhân;
b) Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ thì chỉ đạo hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã cấp giấy xác nhận;
c) Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn thì cấp giấy xác nhận thu nhập theo quy định tại Mẫu số 49 Phụ lục I Nghị định này và chỉ đạo hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã cấp giấy xác nhận;
d) Gửi các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c khoản này đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách những trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kèm đầy đủ các giấy tờ;
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm sau:
a) Đối chiếu, ban hành quyết định trợ cấp tuất theo quy định tại Mẫu số 74 Phụ lục I Nghị định này, ghép hồ sơ người có công đối với hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp tuất đủ điều kiện;
b) Đối với trường hợp con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng thì giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa kèm giấy xác nhận tình trạng khuyết tật. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được biên bản giám định y khoa, ban hành quyết định trợ cấp tuất theo quy định tại Mẫu số 74 Phụ lục I Nghị định này, ghép hồ sơ người có công đối với hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp tuất đủ điều kiện.
Điều 122. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất
1. Đối với thân nhân người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 từ trần:
a) Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi, con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hưởng từ tháng liền kề sau khi người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 từ trần;
b) Con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, khuyết tật đặc biệt nặng kể từ tháng Hội đồng giám định y khoa kết luận;
c) Trường hợp thân nhân còn sống đủ điều kiện được hưởng trợ cấp tuất mà chưa giải quyết thì thực hiện chi trả trợ cấp tuất kể từ ngày đủ điều kiện.
2. Đối với thân nhân liệt sĩ
a) Người hy sinh từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng từ tháng liền kề khi liệt sĩ hy sinh.
b) Người hy sinh trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày 01 tháng 07 năm 2021; các chế độ ưu đãi theo khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh được hưởng từ tháng ban hành quyết định trợ cấp tuất nếu đủ điều kiện.
c) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu tổn thương cơ thể từ 61% trở lên được tiếp tục hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng nếu Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận đủ điều kiện.
Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, không có thu nhập hằng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận.
d) Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác nhưng nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bố mẹ liệt sĩ thường trú khi còn sống công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định.
đ) Trường hợp thân nhân được bổ sung trong giấy chứng nhận tình hình thân nhân liệt sĩ thì được hưởng trợ cấp kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp.
e) Người được ủy quyền thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp hằng năm kể từ nămSở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp.
3. Đối với thân nhân thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng từ tháng liền kề khi thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chết.
b) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi trở lên nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận.
c) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên không có thu nhập hằng tháng hoặc thu nhập hằng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận.
d) Trường hợp khi thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết mà cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng trợ cấp khi đủ tuổi.
4. Đối với thân nhân thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết trước ngày 01 tháng 7 năm 2021
a) Trường hợp vợ chưa đủ 55 tuổi hoặc chồng chưa đủ 60 tuổi tại thời điểm người có công chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ, trừ quy định tại điểm b khoản này.
b) Trường hợp thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức bị mắc bệnh có tổn thương cơ thể từ 81% trở lênchết trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 mà chồngđã đủ 60 tuổi, vợ đã đủ 55 tuổi trước ngày 01 tháng 01 năm 2013, thì được hưởng trợ cấp tiền tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Mục 4
TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, KHÁNG CHIẾN, BẢO VỆ TỔ QUỐC, LÀM NGHĨA VỤ QUỐC TẾ BỊ ĐỊCH BẮT TÙ, ĐÀY
Điều 123. Hồ sơ, thủ tục tặng Kỷ niệm chương
1. Đối với trường hợp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày kể từ ngày ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi, có trách nhiệm lập tờ trình và danh sách đề nghị cấp Kỷ niệm chương người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (qua Ban Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh).
b) Ban Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này có trách nhiệm xét, lập Tờ trình và các giấy tờ theo quy định trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký trình Thủ tướng Chính phủ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương).
c) Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ cấp Kỷ niệm chương người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày và gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để trao cho người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày hoặc đại diện thân nhân.
2. Đối với trường hợp đang tại ngũ, công tác trong lực lượng quân đội
a) Cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi, trong thời gian 05 ngày có trách nhiệm lập tờ trình và danh sách đề nghị cấp Kỷ niệm chương người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày trình cấp có thẩm quyền (qua cơ quan Thi đua - Khen thưởng của quân đội, công an).
b) Cơ quan Thi đua - Khen thưởng của quân đội trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này có trách nhiệm xét, lập Tờ trình và các giấy tờ theo quy định trình Thủ tướng Chính phủ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương).
c) Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ cấp Kỷ niệm chương người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày và gửi về cơ quan ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi để trao cho người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày hoặc đại diện thân nhân.
Mục 5
QUẢN LÝ HỒ SƠ NGƯỜI CÓ CÔNG
Điều 124. Nguyên tắc xác lập hồ sơ và thời hạn giải quyết
1. Các loại hồ sơ theo quy định tại Nghị định này được lập thành 01 bộ.
2. Thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ được tính theo ngày làm việc. Trong thời hạn quy định tại Nghị định, nếu hồ sơ không đủ điều kiện xem xét, giải quyết thì cơ quan thụ lý hồ sơ phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
3. Hồ sơ người có công do các cơ quan, đơn vị chuyển đến ngành Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện chế độ ưu đãi là 01 bộ hồ sơ gốc theo quy định.
Điều 125. Ký hiệu hồ sơ (Mã vạch)
Ký hiệu hồ sơ ghi ở góc trên bên phải, viết bằng chữ in hoa. Ký hiệu địa phương, ghi trước, gạch chéo rồi ghi tiếp ký hiệu từng loại hồ sơ đối tượng, tiếp đến số quản lý của địa phương và ký hiệu thời kỳ theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này.
Điều 126. Quản lý hồ sơ
1. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có trách nhiệm quản lý hồ sơ người có công đang tại ngũ, công tác và cấp giấy chứng nhận thân nhân người có công hoặc người có liên quan người có công theo quy định tại Mẫu số 47 Phụ lục I Nghị định này.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lưu trữ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau:
a) Tiếp nhận, đăng ký quản lý, lưu trữ hồ sơ người có công và hồ sơ do quân đội, công an giới thiệu đến;
b) Cấp giấy chứng nhận thân nhân người có công hoặc người có liên quan người có công theo quy định tại Mẫu số 47 Phụ lục I Nghị định này;
c) Lập và gửi trích lục hồ sơ người có công theo quy định tại các Mẫu số 96, 97, 98, 99 Phụ lục I Nghị định này về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công).
4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo định kỳ hằng năm tình hình, số lượng người có công đang quản lý tại thời điểm từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm theo quy định tại Mẫu số 100 Phụ lục I Nghị định này gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) trước ngày 31 tháng 01 năm sau.
Điều 127. Sửa đổi, bổ sung thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công
1. Người có công đề nghị sửa đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; nguyên quán; thân nhân (gọi chung là thông tin cá nhân) ghi trong hồ sơ người có công để phù hợp với giấy tờ về hộ tịch.
Thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng đề nghị sửa đổi, bổ sung những thông tin sau của liệt sĩ: họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; nguyên quán (theo địa danh khi xác lập hồ sơ xác nhận liệt sĩ); cấp bậc, chức vụ; đơn vị; trường hợp hy sinh; nơi hy sinh.
2. Cơ quan nào cấp giấy tờ thì cơ quan đó có thẩm quyền sửa đổi.
3. Thủ tục giải quyết như sau:
a) Đối với hồ sơ người có công do quân đội, công an đang quản lý thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an;
b) Đối với hồ sơ người có công do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đang quản lý thì thủ tục giải quyết như sau:
Người có công, thân nhân liệt sĩ, thân nhân của người có công đã từ trần làm đơn đề nghị đính chính thông tin trong hồ sơ người có công theo quy định tại Mẫu số 23 Phụ lục I Nghị định này kèm giấy tờ về hộ tịch làm căn cứ để đính chính thông tin gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc của người có công.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin và có văn bản kèm giấy tờ về hộ tịchvà bản sao giấy tờ đề nghị đính chính thông tingửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ văn bản đính chính của cơ quan có thẩm quyền để ban hành quyết định điều chỉnh lại thông tin trong hồ sơ người có công theo quy định tại Mẫu số 75 Phụ lục I Nghị định này và gửi thông báo điều chỉnh thông tin đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công).
Trường hợp không xác định được cơ quan có thẩm quyền sửa đổi thì cơ quan đang quản lý hồ sơ đối tượng, thực hiện chi trả chế độ ưu đãi chịu trách nhiệm sửa đổi thông tin trong quyết định hưởng trợ cấp ưu đãi.
Điều 128. Di chuyển hồ sơ
1. Điều kiện di chuyển hồ sơ
a) Người có công hoặc người thờ cúng liệt sĩ thay đổi nơi thường trú.
b) Thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng khi thay đổi nơi thường trú được di chuyển hồ sơ gốc về nơi thường trú mới nếu tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc không còn thân nhân khác hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
Trường hợp tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc còn thân nhân khác của người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng thì thực hiện di chuyển bản sao hồ sơ.
2. Hồ sơ di chuyển.
a) Đơn đề nghị di chuyển hồ sơ theo quy định tại Mẫu số 24 Phụ lục I Nghị định này;
b) Bản sao căn cước công dân ghi nơi thường trú là nơi di chuyển hồ sơ đến;
c) Phiếu báo di chuyển hồ sơ theo quy định tại Mẫu số 92 Phụ lục I Nghị định này;
d) Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi.
3. Thủ tục di chuyển
a) Nơi đi:
Cá nhân làm đơn đề nghị di chuyển hồ sơ gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ kèm Bản sao căn cước công dân ghi nơi thường trú là nơi di chuyển hồ sơ đến.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận bản khai có trách nhiệm kiểm tra, hoàn tất hồ sơ di chuyển và gửi bảo đảm qua đường bưu điện đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cá nhân thường trú.
b) Nơi đến:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận hồ sơ trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm: Thông báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đi; kiểm tra hồ sơ tiếp nhận, nếu hồ sơ đúng quy định thì đăng ký quản lý đối tượng và thực hiện tiếp các chế độ ưu đãi theo quy định.
Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định thì chuyển trả lại hồ sơ kèm công văn nêu rõ lý do chưa tiếp nhận, yêu cầu nơi chuyển hồ sơ kiểm tra, bổ sung.
4. Mọi vướng mắc về chế độ và hồ sơ phải được giải quyết trước khi di chuyển. Thời điểm tiếp tục hưởng chế độ trợ cấp kể từ ngày tiếp nhận được hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ thương binh được xác nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước không đầy đủ theo quy định (do thất lạc) thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đi có công văn gửi Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu trong quân đội) hoặc Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an (đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong công an) đề nghị trích lục hồ sơ.
Điều 129. Thủ tục di chuyển hồ sơ người có công do quân đội, công an quản lý
1. Cơ quan quản lý hồ sơ có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm trong thời gian 05 ngày kể từ ngày ký phiếu báo di chuyển phải gửi bảo đảm 01 bộ hồ sơ gốc kèm phiếu báo di chuyển qua đường bưu điện đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đối tượng thường trú. Mọi vướng mắc về chế độ hoặc hồ sơ phải được giải quyết trước khi di chuyển.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, nếu phát hiện hồ sơ chưa đúng theo quy định thì chuyển trả lại hồ sơ kèm công văn nêu rõ lý do chưa tiếp nhận, yêu cầu đơn vị chuyển hồ sơ kiểm tra, bổ sung.
a) Trường hợp hồ sơ thương binh được xác nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước do quân đội, công an quản lý mà không đủ theo quy định (do thất lạc) thì hồ sơ gồm: 02 bản trích lục hồ sơ thương tật của thương binh (theo sổ hoặc danh sách hiện đang quản lý) do thủ trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu trong quân đội) hoặc thủ trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an (đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong công an) ký tên và đóng dấu thay cho hồ sơ thương binh; Giấy chứng nhận thương binh do quân đội, công an cấp (xuất trình khi nộp hồ sơ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi chuyển đến); Phiếu báo di chuyển hồ sơ.
b) Trường hợp người có công đang hưởng trợ cấp hằng tháng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chi trả mà chết thì cơ quan quản lý hồ sơ ban hành quyết định trợ cấp mai táng, trợ một lần trước khi di chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thân nhân thường trú để thực hiện chế độ ưu đãi theo quy định.
Mục 7
THANH TRA, KIỂM TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỔ CÁO
Điều 130. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về ưu đãi người có công
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về ưu đãi người có công trong phạm vi cả nước.
2. Các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về ưu đãi người có công đối với hồ sơ do Bộ, ngành thiết lập; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác thanh tra, kiểm tra.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về ưu đãi người có công thuộc phạm vi quản lý nhà nước ở địa phương.
4. Trường hợp có sự chồng chéo, trùng lắp về đối tượng và nội dung thanh tra thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, các bộ, ngành, địa phương có liên quan tham gia phối hợp.
Điều 131. Khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực ưu đãi người có công
1. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức, của cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại.
2. Việc giải quyết tố cáo hành vi vi phạm liên quan đến việc xác lập hồ sơ để hưởng chế độ ưu đãi người có công thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, ngành, địa phương do bộ, ngành, địa phương đó giải quyết theo quy định của Luật Tố cáo.
3. Việc giải quyết tố cáo hành vi vi phạm liên quan đến việc tiếp nhận, chi trả chế độ ưu đãi người có công do cơ quan quản lý nhà nước về lao động, thương binh và xã hội giải quyết theo quy định của Luật Tố cáo.
Mục 8
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI CÁC CƠ SỞ XÃ HỘI NUÔI DƯỠNG, ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ BỘ PHẬN QUẢN LÝ NGHĨA TRANG LIỆT SĨ
Điều 132. Đối tượng áp dụng
1. Viên chức, người lao động được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đang làm việc tại các cơ sở công lập nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
2. Viên chức, người lao động được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đang làm công tác quản trang tại các nghĩa trang liệt sĩ.
3. Các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.
Điều 133. Nguyên tắc áp dụng
1. Viên chức, người lao động thuộc đối tượng áp dụng nêu trên, đồng thời thuộc đối tượng áp dụng chính sách cùng loại quy định ở văn bản quy phạm pháp luật khác chỉ được hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo nghề (hoặc vị trí việc làm) ở mức cao nhất.
2. Trợ cấp đặc thù áp dụng đối với công chức, viên chức tại các cơ sở quy định nêu trên có vị trí việc làm gắn với hoạt động nghề nghiệp nuôi dưỡng, điều dưỡng, chăm sóc người có công, bao gồm: bác sỹ; y sĩ; kỹ thuật y học; điều dưỡng; kỹ thuật viên phục hồi chức năng; quản lý cấp phát thuốc; tư vấn, trị liệu tâm lý; y vụ, thống kê; điều dưỡng; nấu ăn; lễ tân.
3. Trợ cấp đặc thù và phụ cấp ưu đãi theo nghề (hoặc vị trí việc làm) được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.
Điều 134. Mức trợ cấp đặc thù
1. Mức trợ cấp đặc thù: 650.000 đồng/người/tháng.
2. Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức trợ cấp cao hơn mức quy định tại Nghị định này.
Điều 135. Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề
1. Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo quy định tại Nghị định 26/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập.
2. Người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng
a) Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với viên chức có chuyên môn y tế, có vị trí việc làm gắn với công việc thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp thương binh, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.
b) Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với lái xe phục vụ thương binh, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.
c) Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế, có vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành, phục vụ bao gồm: Giám đốc; phó giám đốc; trưởng phòng; trưởng khoa; phó trưởng phòng; phó trưởng khoa, tổ chức, hành chính; văn thư; lễ tân; nấu ăn; kế toán; thủ quỹ; thủ kho; quản trị thiết bị, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000, trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Người làm nhiệm vụ điều dưỡng người có công
a) Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với viên chức có chuyên môn y tế, có vị trí việc làm gắn với công việc thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp người có công đang được nuôi dưỡng; trực tiếp đón tiếp, khám, điều trị, chăm sóc, trợ giúp, tư vấn trị liệu tâm lý người có công đến điều dưỡng tại cơ sở.
b) Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế, có vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành, phục vụ bao gồm: giám đốc; phó giám đốc; trưởng phòng; trưởng khoa; phó trưởng phòng; phó trưởng khoa, tổ chức, hành chính; văn thư; lễ tân; nấu ăn; kế toán; thủ quỹ; thủ kho; quản trị thiết bị, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CPngày 17 tháng 11 năm 2000.
3. Mức phụ cấp ưu đãi nghề quy định tại điểm a khoản 3 Điều này áp dụng đối với cơ sở thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng từ 20 thương binh, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương có thể từ 81% trở lên. Các cơ sở còn lại áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Điều 136. Mức phụ cấp đối với người làm công tác quản trang tại các nghĩa trang liệt sĩ
Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với công chức, viên chức và người lao động làm công việc gồm: Tổ chức đón tiếp, hướng dẫn thân nhân liệt sĩ đến thăm viếng mộ liệt sĩ; phục vụ lễ viếng nghĩa trang liệt sĩ của các đoàn đại biểu đến viếng; tiếp nhận, tổ chức an táng hài cốt liệt sĩ do các địa phương, đơn vị quy tập bàn giao; khai quật, lấy mẫu hài cốt liệt sĩ để làm giám định ADN theo quy định; bảo vệ, chăm sóc phần mộ liệt sĩ, vườn hoa, cây cảnh, khuôn viên và các công trình khác của nghĩa trang.
Điều 137. Nguồn kinh phí chi trả
Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ phụ cấp quy định tại Nghị định này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành; nguồn thu từ các hoạt động cung ứng dịch vụ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Chương V
TÌM KIẾM, QUY TẬP HÀI CỐT LIỆT SĨ, XÁC ĐỊNH DANH TÍNH HÀI CỐT LIỆT SĨ CÒN THIẾU THÔNG TIN,QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SĨ, MỘ LIỆT SĨ
Mục 1
TÌM KIẾM, QUY TẬP HÀI CỐT LIỆT SĨ, XÁC ĐỊNH DANH TÍNH HÀI CỐT LIỆT SĨ CÒN THIẾU THÔNG TIN
Điều 138. Đối tượng áp dụng
Cơ quan, địa phương, đơn vị; tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền giao thực hiện tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
Điều 139. Nguyên tắc
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện nơi có hài cốt liệt sĩ hoặc khả năng còn hài cốt liệt sĩ và thông tin về mộ liệt sĩ có trách nhiệm thông báo với cơ quan chức năng để tổ chức thực hiện việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
2. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ để thực hiện tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
3. Xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng phương pháp thực chứng đối với mộ liệt sĩ thiếu thông tin trong nghĩa trang liệt sĩ.
Điều 140. Ban Chỉ đạo về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin
1. Ban Chỉ đạo về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin được thành lập ở cấp tỉnh, cấp quân khu và cấp quốc gia; chỉ đạo, hoạt động thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo quốc gia.
3. Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin để giúp việc cho Ban Chỉ đạo quốc gia; chỉ đạo các quân khu thành lập Ban Chỉ đạo về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ cấp quân khu.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin cấp tỉnh; quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo thuộc quyền.
5. Cục Chính trị các quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực giúp việc của Ban Chỉ đạo cấp quân khu, cấp tỉnh.
Điều 141. Nội dung công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
1. Tuyên truyền về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
2. Giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh; cung cấp, tiếp nhận, xử lý thông tin; thu thập, rà soát, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ; tích hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ.
3. Lập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
4. Tổ chức lực lượng tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
5.Thu thập, xác minh, kết luận thông tin mộ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ bằng phương pháp thực chứng.
6. Tổ chức các hoạt động tìm kiếm, quy tập; lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ;
7. Chuẩn y kết quả xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; thông báo kết quả xác định danh tính hài cốt liệt sĩ; khắc bia ghi tên trên mộ liệt sĩ; báo tin phần mộ liệt sĩ đủ thông tin tới thân nhân liệt sĩ.
8. Bàn giao hài cốt liệt sĩ; tổ chức an táng và lập hồ sơ quản lý mộ liệt sĩ.
9. Quan hệ, hợp tác quốc tế trong công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩvà xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
10. Các hoạt động bảo đảm cho công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩvà xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
11. Sơ kết, tổng kết công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
Điều 142. Phân cấp quản lý công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
1. Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Chính phủ quản lý nhà nước; thống nhất chỉ đạo thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
2. Các bộ, ngành Trung ương phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, chỉ đạo công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ vàxác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
3. Các quân khu giúp Bộ Quốc phòng quản lý, chỉ đạo công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trên địa bàn quân khu và ở ngoài nước theo địa bàn được giao.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, chỉ đạo công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin trên địa bàn được giao.
Điều 143. Tổ chức lực lượng tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
1. Lực lượng tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, gồm: Lực lượng chuyên trách, lực lượng lâm thời trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và ngoài nước. Trường hợp cần thiết trưng dụng thêm lực lượng khác tham gia (dẫn đường, bảo vệ, đào bới, khai quật…).
2. Bộ Quốc phòng quyết định thành lập lực lượng chuyên trách, lực lượng lâm thời. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Trưởng Ban Chỉ đạo về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ cấp tỉnh quyết định trưng dụng lực lượng khi cần thiết, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng.
Điều 144. Bảo đảm trang bị, phương tiện, kinh phí, chế độ, chính sách
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định bảo đảm trang bị, phương tiện; đề xuất cơ chế, chính sách đặc biệt; chế độ, chính sách; lập dự toán kinh phí bảo đảm phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định bảo đảm trang bị, phương tiện; đề xuất cơ chế, chính sách đặc biệt; chế độ, chính sách; lập dự toán kinh phí bảo đảm phục vụ công tác xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
3. Các địa phương, đơn vị căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin xây dựng kế hoạch bảo đảm, báo cáo về Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 145. Bàn giao hài cốt liệt sĩ
1. Hài cốt liệt sĩ đã xác định được thông tin thì đơn vị quy tập bàn giao hài cốt cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo nguyện vọng của thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ.
2. Hài cốt liệt sĩ chưa xác định được thông tin thì đơn vị quy tập bàn giao hài cốt liệt sĩ và mẫu hài cốt liệt sĩ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quy tập hoặc nơi được giao đón nhận.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi an táng hài cốt liệt sĩ tiếp nhận hồ sơ và tổ chức an táng hài cốt liệt sĩ theo quy định.
Điều 146. Hồ sơ, thủ tục xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng phương pháp thực chứng
1. Thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ có đơn đề nghị xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin theo quy định tại Mẫu số 25 Phụ lục I Nghị định này kèm Bản Trích lục thông tin về quân nhân hy sinh, từ trần, mất tin, mất tích trong chiến tranh do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh nguyên quán của liệt sĩ hoặc cơ quan quản lý liệt sĩ trước khi hy sinh hoặc Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân cấp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ, sao Giấy báo tử và các giấy tờ có thông tin liên quan về nơi liệt sĩ hy sinh hoặc nơi an táng liệt sĩ như: Giấy báo tử trận; sơ đồ mộ chí gửi Bộ Chỉ huy quân sự nơi quản lý mộ kèm bản sao đơn và các giấy tờ làm căn cứ.
3.Bộ Chỉ huy quân sự nơi quản lý mộ trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kèm giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm, kiểm tra, đối chiếu thông tin về liệt sĩ; thực hiện quy trinh xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; có văn bản đề nghị xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ kèm bản sao đơn và các giấy tờ làm căn cứ.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ liệt sĩ kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kèm giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm:
a) Trong thời gian 05 ngày kiểm tra, đối chiếu thông tin về liệt sĩ; ban hành quyết định xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin theo quy định tại Mẫu số 76 Phụ lục I Nghị định này gửi thân nhân liệt sĩ và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ; cập nhật dữ liệu thông tin trên bia mộ liệt sĩ vào cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ (sau đây gọi chung là cơ sở dữ liệu về liệt sĩ); báo tin mộ liệt sĩ;
b) Thực hiện khắc lại bia mộ liệt sĩ.
Điều 147. Lấy mẫu hài cốt liệt sĩ để giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin
1. Nguyên tắc thực hiện lấy mẫu hài cốt liệt sĩ để giám định ADN đối với các trường hợp sau:
a) Khi đón nhận hài cốt liệt sĩ được quy tập mà chưa xác định được danh tính;
b) Khi di chuyển hoặc nâng cấp, sửa chữa nghĩa trang liệt sĩ có liên quan tới phần mộ liệt sĩ;
c) Khi một mộ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ có nhiều gia đình liệt sĩ cùng nhận;
d) Khi mộ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ còn thiếu thông tin nhưng có thông tin về nơi hy sinh, nơi an táng ban đầu trong các giấy tờ sau: giấy báo tử; giấy báo tử trận; sơ đồ mộ chí; bản trích lục thông tin về quân nhân hy sinh, từ trần, mất tin, mất tích trong chiến tranh của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh nguyên quán của liệt sĩ hoặc cơ quan quản lý liệt sĩ trước khi hy sinh hoặc Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân;
đ) Khi mộ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ không có thông tin nhưng danh sách liệt sĩ của cơ quan quản lý liệt sĩ có chung thông tin về nơi hy sinh, nơi an táng ban đầu và đã được quy tập vào nghĩa trang liệt sĩ. Trường hợp cơ quan quản lý các liệt sĩ trước khi hy sinh không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp có thẩm quyền cung cấp danh sách.
2. Không thực hiện việc lấy mẫuhài cốt liệt sĩ để giám định ADN đối với các trường hợp sau:
a) Mộ liệt sĩ tập thể;
b) Mộ liệt sĩ đã được đính chính thông tin trên bia mộ;
c) Mộ liệt sĩ đã được xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng phương pháp thực chứng.
Điều 148. Quy trình, thủ tục lấy mẫu và giám định ADN hài cốt liệt sĩ
1. Đối với trường hợp đón nhận hài cốt liệt sĩ được quy tập mà chưa xác định được danh tính:
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đón nhận hài cốt liệt sĩ trong thời gian 01 ngày có trách nhiệm: tiếp nhận hài cốt và mẫu hài cốt liệt sĩ do đơn vị quy tập bàn giao; kiểm tra tình trạng hài cốt, ghi ký hiệu mẫu và cập nhật vị trí mộ an táng hài cốt liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ vào cơ sở dữ liệu về liệt sĩ; có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) về việc tiếp nhận mẫu;
b) Cục Người có công trong thời gian 01 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, có văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo đơn vị giám định ADN tiếp nhận mẫu hài cốt liệt sĩ;
c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đón nhận hài cốt liệt sĩ trong thời gian 01 ngày nhận được văn bản của Cục Người có công có trách nhiệm gửi mẫu kèm biên bản bàn giao mẫu hài cốt liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 82 Phụ lục I Nghị định này tới đơn vị giám định ADN;
d) Đơn vị giám định ADN trong thời gian không quá 03 tháng thực hiện giám định ADN hài cốt liệt sĩ; lưu trữ và cập nhật kết quả giám định ADN vào trung tâm lưu trữ cơ sở dữ liệu ADN; gửi kết quả giám định ADN về Cục Người có công.
đ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đón nhận hài cốt liệt sĩ trong thời gian 01 ngày kể từ khi tiếp nhận mẫu hài cốt liệt sĩ có kết quả giám định ADN có trách nhiệm hoàn trả mẫu hài cốt liệt sĩ vào mộ liệt sĩ.
2. Đối với trường hợp di chuyển hoặc nâng cấp, sửa chữa nghĩa trang liệt sĩ có liên quan tới phần mộ liệt sĩ:
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ lập kế hoạch, dự toán kinh phí lấy mẫu hài cốt liệt sĩ gửi về Cục Người có công;
b) Cục Người có công trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hộinơi quản lý mộ:
Căn cứ Quyết định phê duyệt Kế hoạch lấy mẫu, trong vòng 15 ngày có trách nhiệm chủ trì phối hợp với đơn vị giám định ADN tổ chức thực hiện lấy mẫu hài cốt liệt sĩ; lập biên bản lấy mẫu hài cốt liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 83 Phụ lục I Nghị định này và bàn giao mẫu hài cốt liệt sĩ.
d) Đơn vị giám định ADN:
Trong thời gian không quá 03 tháng: Thực hiện giám định ADN hài cốt liệt sĩ; lưu trữ và cập nhật kết quả giám định ADN vào trung tâm lưu trữ cơ sở dữ liệu ADN; gửi kết quả giám định ADN về Cục Người có công.
đ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ trong thời gian 01 ngày kể từ khi tiếp nhận mẫu hài cốt liệt sĩ có kết quả giám định ADN có trách nhiệm hoàn trả mẫu hài cốt liệt sĩ vào mộ liệt sĩ.
3. Đối với trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ khoản 1 Điều 147
a) Thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ có đơn đề nghị giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 26 Phụ lục I Nghị định này kèm theo bản sao Giấy báo tử, bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”, Bản Trích lục thông tin về quân nhân hy sinh, từ trần, mất tin, mất tích trong chiến tranh do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh nguyên quán của liệt sĩ hoặc cơ quan quản lý liệt sĩ trước khi hy sinh hoặc Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân cấp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ liệt sĩ;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ liệt sĩ trong thời gian 15 ngày kể từ khi nhận được đơn có trách nhiệm kiểm tra thông tin về vị trí mộ, thông tin khắc trên bia mộ, tình trạng hài cốt, thông tin quy tập; hướng dẫn thân nhân gửi mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ; lấy mẫu hài cốt liệt sĩ, lập biên bản lấy mẫu hài cốt liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 83 Phụ lục I Nghị định này; có văn bản kèm theo bản sao toàn bộ giấy tờ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, bản sao biên bản lấy mẫu, mẫu hài cốt liệt sĩ, mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công);
c) Cục Người có công trong thời gian 01 ngày kể từ ngày nhận được mẫu hài cốt liệt sĩ và mẫu thân nhân liệt sĩ có trách nhiệm ghi mã số giám định ADN; lập biên bản bàn giao mẫu theo quy định tại Mẫu số 82 Phụ lục I Nghị định này; chuyển mẫu tới đơn vị giám định ADN.
d) Đơn vị giám định ADN trong thời gian không quá 03 tháng: Thực hiện giám định ADN hài cốt liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ theo yêu cầu của Cục Người có công; lưu trữ và cập nhật kết quả giám định ADN vào trung tâm lưu trữ cơ sở dữ liệu ADN; so sánh, đối khớp ADN hài cốt liệt sĩ với ADN thân nhân liệt sĩ; gửi mẫu hài cốt liệt sĩ đã có kết quả giám định ADN về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ và gửi kết quả giám định ADN về Cục Người có công.
đ) Cục Người có công trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận được kết quả giám định ADN có trách nhiệm thông báo kết quả giám định ADN đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ và thân nhân liệt sĩ.
e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ liệt sĩ trong thời gian 01 ngày kể từ ngày nhận được mẫu hài cốt liệt sĩ đã có kết quả giám định AND hoàn trả mẫu hài cốt liệt sĩ vào mộ liệt sĩ;
Thực hiện báo tin mộ liệt sĩ; khắc lại bia mộ liệt sĩ căn cứ vào thông báo kết quả giám định ADN.
Điều 149. Lấy mẫu thân nhân liệt sĩ giám định ADN đối khớp với mẫu hài cốt liệt sĩ để xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin
1. Nguyên tắc
a) Mẫu thân nhân liệt sĩ đối khớp với mẫu hài cốt liệt sĩ được quy tập mà chưa xác định được danh tính;
b) Mẫu thân nhân liệt sĩ đối khớp với mẫu hài cốt liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ được di chuyển hoặc nâng cấp, sửa chữa nghĩa trang liệt sĩ có liên quan tới phần mộ liệt sĩ;
c) Mẫu thân nhân liệt sĩ thuộc đối tượng lấy mẫu để giám định ADN chỉ còn 01 người còn sống;
2. Quy trình, thủ lấy mẫu thân nhân liệt sĩ
a) Thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ có đơn đề nghị giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 26 Phụ lục I Nghị định này kèm theo bản sao Giấy báo tử, bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”, Bản Trích lục thông tin về quân nhân hy sinh, từ trần, mất tin, mất tích trong chiến tranh do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh nguyên quán của liệt sĩ hoặc cơ quan quản lý liệt sĩ trước khi hy sinh hoặc Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân cấp gửi Cục Người có công;
b) Cục Người có công có trách nhiệm:
Trong thời gian 15 ngày kể từ khi nhận được đơn có trách nhiệm kiểm tra thông tin về vị trí mộ, thông tin khắc trên bia mộ, tình trạng hài cốt, thông tin quy tập; hướng dẫn thân nhân gửi mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ;
Trong thời gian 01 ngày kể từ ngày nhận được mẫu thân nhân liệt sĩ có trách nhiệm ghi mã số giám định ADN; lập biên bản bàn giao mẫu theo quy định tại Mẫu số 82 Phụ lục I Nghị định này; chuyển mẫu tới đơn vị giám định ADN.
c) Đơn vị giám định ADN trong thời gian không quá 03 tháng: Thực hiện giám định ADN hài cốt liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ theo yêu cầu Cục Người có công; lưu trữ và cập nhật kết quả giám định ADN vào trung tâm lưu trữ cơ sở dữ liệu ADN; so sánh, đối khớp ADN hài cốt liệt sĩ với ADN thân nhân liệt sĩ và gửi kết quả giám định ADN về Cục Người có công.
d) Cục Người có công trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận được kết quả giám định ADN có trách nhiệm thông báo kết quả giám định ADN đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ và thân nhân liệt sĩ.
đ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ liệt sĩ:
Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả ADN có trách nhiệm thực hiện báo tin mộ liệt sĩ;
Khắc lại bia mộ liệt sĩ căn cứ vào thông báo kết quả giám định ADN.
Điều 150. Trách nhiệm thực hiện
1. Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và bàn giao hài cốt liệt sĩ để an táng vào nghĩa trang liệt sĩ. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và bảo đảm cho nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Ban hành quy trình xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; phê duyệt kế hoạch đặt hàng và các đơn vị cung cấp dịch vụ giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
3. Bộ Tài chính ban hành giá đặt hàng dịch vụ giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
4. Bộ Y tế ban hành định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ giám định ADNxác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
5. Ủy ban nhân dân các cấp hoặc các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp và thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
6. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về liệt sĩ.
Mục 2
TRUY ĐIỆU, AN TÁNG HÀI CỐT LIỆT SĨ
Điều 151. Nguyên tắc
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng tổ chức lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện;
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ do các đơn vị tìm kiếm, quy tập trong nước;
3. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ đối với trường hợp hài cốt liệt sĩ được di chuyển theo nguyện vọng của thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ.
Điều 152. Hình thức, nghi thức thực hiện
1. Việc tổ chức Lễ tang và chuẩn bị lời điếu do chính quyền địa phương nơi an táng liệt sĩ thực hiện.
2. Trang trí lễ đài và túc trực bên linh cữu thực hiện như sau:
a) Lễ đài trang trí phông nền đen, trên đó gắn ảnh liệt sĩ (nếu có) và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc...”;
b) Bàn thờ đặt trước và chính giữa phông, hai bên bàn thờ đặt cố định 02 vòng hoa của cơ quan chủ quản và gia đình, dưới lễ đài có lư hương;
c) Linh cữu đặt chính giữa lễ đài, đầu hướng về phía bàn thờ;
d) Chính quyền địa phương đứng phía bên phải, gia đình đứng phía bên trái (theo hướng nhìn lên lễ đài) khi có các đoàn vào viếng.
3. Vòng hoa viếng thực hiện như sau:
Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị 02 vòng hoa, có băng đen chữ trắng của chính quyền địa phương và gia đình đặt cố định hai bên bàn thờ;
4. Lễ viếng thực hiện như sau:
a) Ban Tổ chức Lễ tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau: 02 chiến sĩ đưa vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn viếng đi theo hai hàng dọc;
b) Sau khi viếng, Trưởng đoàn ghi sổ tang;
c) Trong quá trình viếng, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ’.
5. Lễ truy điệu thực hiện như sau:
a) Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Tổ chức Lễ tang, chính quyền địa phương và gia đình, người thân;
b) Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang;
c) Đại điện Ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu;
d) Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang đọc lời điếu, tuyên bố phút mặc niệm và kết thúc Lễ truy điệu.
e) Trong khi tiến hành Lễ truy điệu, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”.
6. Lễ đưa tang thực hiện như sau:
a) Thành phần dự Lễ đưa tang như thành phần dự Lễ truy điệu;
b) Khi chuyển linh cữu lên xe tang và từ xe tang vào phần mộ, các thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các đoàn đại biểu và gia đình đi phía sau linh cữu;
Đội phục vụ của nhà tang lễ làm nhiệm vụ di chuyển linh cữu, vòng hoa ra xe tang và từ xe tang vào phần mộ;
c) Xe tang do chính quyền địa phương chuẩn bị.
7. Lễ hạ huyệt thực hiện như sau:
a) Sau khi linh cữu được di chuyển vào vị trí phần mộ, Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ hạ huyệt;
b) Đội công tác làm nhiệm vụ hạ huyệt;
c) Trong khi tiến hành Lễ hạ huyệt, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ".
Mục 3
QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SĨ, MỘ LIỆT SĨ
Điều 153. Phạm vi áp dụng
1. Công trình ghi công liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều 41 Pháp lệnh.
2. Mộ liệt sĩ đang an táng trong nghĩa trang liệt sĩ.
Điều 154. Nguyên tắc
1. Nghĩa trang liệt sĩ là nơi chỉ an táng thi hài, hài cốt liệt sĩ, được xây dựng trang nghiêm thể hiện lòng tôn kính đối với các liệt sĩ, phù hợp với quy hoạch của từng địa phương.
2. Đài tưởng niệm liệt sĩ được xây dựng ở trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trung tâm của huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh không có nghĩa trang liệt sĩ hoặc nơi có chiến tích lịch sử tiêu biểu;
3. Đền thờ liệt sĩ là nơi thờ và ghi danh các liệt sĩ được xây dựng ở nơi có chiến tích lịch sử tiêu biểu;
4. Nhà bia ghi tên liệt sĩ được xây dựng tại các xã, phường, thị trấn, quận huyện không có nghĩa trang liệt sĩ.
5. Không xây mới mộ không có hài cốt trong nghĩa trang liệt sĩ.
Điều 155. Quản lý, chăm sóc công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ
1. Công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ phải được thường xuyên chăm sóc, quản lý, sửa chữa, tu bổ.
2. Mộ liệt sĩ trong cùng một nghĩa trang liệt sĩ phải được xây dựng thống nhất về kích thước, quy cách và nội dung như sau:
a) Vỏ mộ liệt sĩ được xây dựng bằng vật liệu bền, đẹp, đảm bảo việc gìn giữ lâu dài;
b) Khoảng cách giữa các mộ, hàng mộ, lô mộ, khu mộ phải thông thoáng, thuận tiện cho việc thăm viếng mộ liệt sĩ;
c) Trên bia mộ được ghi thống nhất như sau:
(Biểu tượng ngôi sao vàng năm cánh)
LIỆT SĨ
Họ và tên:...
Sinh ngày.... tháng.... năm…..
Nguyên quán:... (xã, huyện, tỉnh)
Cấp bậc, chức vụ: ………
Đơn vị: …….
Hy sinh ngày... tháng... năm...
Đối với những mộ liệt sĩ chưa có đủ các thông tin nêu trên thì bia mộ chỉ ghi thông tin đã rõ vào dòng tương ứng; trường hợp không có thông tin thì trên bia mộ ghi “Mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin”;
d) Mộ liệt sĩ sau khi di chuyển hài cốt phải sửa chữa lại vỏ mộ, trên bia mộ ghi “Hài cốt liệt sĩ đã di chuyển”;
3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia chăm sóc, giữ gìn công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn.
Điều 156. Nội dung quản lý mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản lý nghĩa trang liệt sĩ có trách nhiệm:
a) Lập sơ đồ nghĩa trang và vị trí mộ, quản lý hồ sơ mộ liệt sĩ (bao gồm thông tin mộ, vị trí mộ, biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ và các giấy tờ có liên quan đến phần mộ), lập danh sách quản lý mộ trong nghĩa trang liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 85 Phụ lục I Nghị định này, mộ liệt sĩ do gia đình quản lý theo quy định tại Mẫu số 86 Phụ lục I Nghị định này để lưu và gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Cập nhật thông tin trong danh sách quản lý mộ và báo cáo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường hợp hài cốt liệt sĩ di chuyển hoặc mới tiếp nhận;
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Tổng hợp danh sách quản lý mộ trong nghĩa trang liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 85 Phụ lục I Nghị định này, mộ liệt sĩ do gia đình quản lý theo quy định tại Mẫu số 86 Phụ lục I Nghị định này trên địa bàn;
b) Quản lý sơ đồ nghĩa trang và vị trí mộ,hồ sơ mộ liệt sĩ;
c) Cập nhật thông tin trong danh sách quản lý mộ và báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường hợp hài cốt liệt sĩ di chuyển hoặc mới tiếp nhận;
d) Lưu và gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c khoản này.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Tổng hợp danh sách quản lý mộ trong nghĩa trang liệt sĩ, mộ liệt sĩ do gia đình quản lý trên địa bàn;
b) Quản lý sơ đồ nghĩa trang và vị trí mộ,hồ sơ mộ liệt sĩ;
c) Cập nhật thông tin trong danh sách quản lý mộ và cơ sở dữ liệu về liệt sĩ đối với trường hợp hài cốt liệt sĩ di chuyển hoặc mới tiếp nhận;
d) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho các trường thuộchệ thống giáo dục quốc dân chăm sóc các nghĩa trang liệt sĩ;
đ) Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thắp nến tri ân tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn vào hồi 20 giờ ngày 26 tháng 7 và dịp Tết Nguyên đán hàng năm.
Điều 157. Hồ sơ, thủ tục đính chính thông tin trên bia mộ
1. Thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ có đơn đề nghị đính chính thông tin trên bia mộ liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 27 Phụ lục I Nghị định này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ kèm theo giấy tờ có thông tin liên quan về nơi liệt sĩ hy sinh hoặc nơi an táng liệt sĩ: Bản trích lục thông tin về quân nhân hy sinh, từ trần, mất tin, mất tích trong chiến tranh do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh nguyên quán của liệt sĩ cấp hoặc giấy xác nhận thông tin nơi hy sinh, nơi an táng liệt sĩ của cơ quan quản lý liệt sĩ trước khi hy sinh cấp.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn và giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ, ban hành văn bản đề nghị đính chính thông tin trên bia mộ liệt sĩ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ kèm bản sao đơn và các giấy tờ làm căn cứ.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ liệt sĩ trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kèm giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin về liệt sĩ;ban hành quyết định đính chính thông tin trên bia mộ liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 77 Phụ lục I Nghị định này; cập nhật dữ liệu thông tin trên bia mộ liệt sĩ vào cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ (sau đây gọi chung là cơ sở dữ liệu về liệt sĩ); báo tin mộ liệt sĩ tới thân nhân liệt sĩ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ liệt sĩ.
Mục 4
THĂM VIẾNG MỘ LIỆT SĨ, DI CHUYỂN HÀI CỐT LIỆT SĨ
Điều 158. Đối tượng được hưởng chế độ thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ
1. Thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ được hỗ trợ khi thăm viếng mộ liệt sĩ.
2. Thân nhân liệt sĩ hoặc người được thân nhân liệt sĩ ủy quyền hoặc người thờ cúng liệt sĩ được hỗ trợ khi di chuyển hài cốt liệt sĩ.
Điều 159. Điều kiện thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ
1. Điều kiện thăm viếng mộ liệt sĩ
a) Liệt sĩ có tên trong danh sách liệt sĩ của nghĩa trang liệt sĩ trong nước.
b) Liệt sĩ có thông tin địa danh nơi hy sinh trong nước căn cứ một trong các giấy tờ sau: Giấy báo tử, thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử, thông báo của cơ quan quản lý liệt sĩ trước khi hy sinh.
2. Điều kiện di chuyển hài cốt liệt sĩ
a) Mộ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ có đầy đủ thông tin.
b) Mộ liệt sĩ do gia đình quản lý có biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ theo quy định.
c) Mộ của thương binh chết do vết thương tái phát nay được công nhận là liệt sĩ.
Điều 160. Nguyên tắc hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ
1. Hỗ trợ mỗi năm 01 lần khi đi thăm viếng mộ liệt sĩ đối với thân nhân liệt sĩ (không quá 03 người) hoặc người thờ cúng liệt sĩ, cụ thể như sau: tiền đi và tiền về theo quãng đường từ nơi cư trú đến nơi có mộ liệt sĩ, tiền ăn.
2. Hỗ trợ 01 lần khi di chuyển hài cốt liệt sĩ theo nguyện vọng của đại diện thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ như sau:
a) Tiền đi và tiền về theo quãng đường từ nơi cư trú đến nơi có mộ liệt sĩ, tiền ăn;
b) Tiền cất bốc và di chuyển hài cốt liệt sĩ;
c) Tiền xây vỏ mộ liệt sĩ đối với trường hợp không an táng tại nghĩa trang liệt sĩ.
Điều 161. Hồ sơ, thủ tục thăm viếng mộ liệt sĩ
1. Người đi thăm viếng mộ liệt sĩ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trú các giấy tờ sau:
a) Đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 28 Phụ lục I Nghị định này;
b) Bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”;
c) Bản sao giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ hoặc bản sao quyết định trợ cấp ưu đãi đối với người thờ cúng liệt sĩ;
d) Một trong các giấy tờ sau: giấy báo tin mộ liệt sĩ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc giấy xác nhận mộ liệt sĩ do bộ phận quản lý nghĩa trang nơi an táng mộ liệt sĩ cấp cho gia đình đối với trường hợp mộ liệt sĩ có đầy đủ thông tin; giấy xác nhận do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp đối với trường hợp chưa xác định được mộ cụ thể trong nghĩa trang liệt sĩ nhưng có tên trong danh sách quản lý của nghĩa trang; bản sao giấy báo tử có ghi thông tin địa phương nơi liệt sĩ hy sinh do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ cấp; thông báo do cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử hoặc cơ quan quản lý liệt sĩ trước khi hy sinh cấp đối với trường hợp chưa xác định được mộ liệt sĩ.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra và cấp giấy giới thiệu thăm viếng mộ liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 45 Phụ lục I Nghị định này.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản lý mộ trong thời gian 01 ngày có trách nhiệm xác nhận vào giấy giới thiệu đối với trường hợp mộ liệt sĩ có đầy đủ thông tin hoặc có tên liệt sĩ trong danh sách quản lý của nghĩa trang.
4. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ trong thời gian 01 ngày có trách nhiệm thực hiện chi hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ đối với các trường hợp sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này theo xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Đối với trường hợp có địa danh nơi liệt sĩ hy sinh ở cấp huyện.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ trong thời gian 01 ngày có trách nhiệm thực hiện chi hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ đối với trường hợp có địa danh nơi liệt sĩ hy sinh ở cấp tỉnh.
Điều 162. Hồ sơ, thủ tục di chuyển hài cốt liệt sĩ đang an táng tại nghĩa trang liệt sĩ đi nơi khác theo nguyện vọng gia đình
1. Đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ có nguyện vọng di chuyển hài cốt liệt sĩ gửi đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 29 Phụ lục I Nghị định này đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trúkèm các giấy tờ sau:
a) Bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”;
b) Bản sao giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ hoặc bản sao quyết định trợ cấp ưu đãi đối với người thờ cúng liệt sĩ
Trường hợp thân nhân liệt sĩ ủy quyền di chuyển hài cốt liệt sĩ thì kèm theo giấy ủy quyền theo quy định tại Mẫu số 48 Phụ lục I Nghị định này.
Trường hợp chưa được hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ phải có giấy xác nhận về việc chưa được hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 46 Phụ lục I Nghị định này do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ liệt sĩ cấp;
c) Một trong các giấy tờ sau: giấy báo tin mộ liệt sĩ hoặc giấy xác nhận mộ liệt sĩ do bộ phận quản lý nghĩa trang nơi an táng mộ liệt sĩ cấp.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội sau khi nhận được đơn và giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra và cấp giấy giới thiệu di chuyển hài cốt liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 45 Phụ lục I Nghị định này trong thời gian 03 ngày; lưu đơn đề nghị.
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ liệt sĩ kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này có trách nhiệm sau:
a) Trong thời gian 01 ngày phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã để lập biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ; lưu giấy giới thiệu di chuyển hài cốt liệt sĩ, biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ; chi hỗ trợ tiền đi và tiền về, tiền ăn, tiền cất bốc, di chuyển hài cốt liệt sĩ đối với trường hợp chưa được hỗ trợ;
b) Lập phiếu báo di chuyển hài cốt liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 93 Phụ lục I Nghị định này kèm theo biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ liệt sĩ. Trường hợp hài cốt liệt sĩ không di chuyển về địa phương đang quản lý hồ sơ thì đồng thời gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đón nhận mộ liệt sĩ; thực hiện sửa chữa lại vỏ mộ, trên bia mộ ghi thêm “Hài cốt liệt sĩ đã di chuyển”.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ liệt sĩ có trách nhiệm căn cứ phiếu báo di chuyển hài cốt liệt sĩ và biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ để cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu về liệt sĩ.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đón nhận trong thời gian 01 ngày có trách nhiệm tổ chức an táng hài cốt liệt sĩ vào nghĩa trang liệt sĩ hoặc xác nhận về việc an táng mộ liệt sĩ ngoài nghĩa trang liệt sĩ.
6. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đón nhận có trách nhiệm:
a) Lưu Phiếu báo di chuyển hài cốt liệt sĩ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ chuyển đến trong hồ sơ quản lý mộ liệt sĩ;
b) Chi hỗ trợ tiền xây vỏ mộ liệt sĩ đối với trường hợp chưa được hỗ trợ trong thời gian 01 ngày, căn cứ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc an táng mộ liệt sĩ ngoài nghĩa trang liệt sĩ.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đón nhận có trách nhiệm căn cứ phiếu báo di chuyển hài cốt liệt sĩ và biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ để cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu về liệt sĩ và cấp giấy báo tin mộ liệt sĩ.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ có trách nhiệm lưu phiếu báo di chuyển hài cốt liệt sĩ và biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ vào hồ sơ liệt sĩ, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu về liệt sĩ.
Điều 163. Hồ sơ, thủ tục di chuyển hài cốt liệt sĩ từ nơi khác về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ theo nguyện vọng của gia đình
1. Đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ có nguyện vọng di chuyển hài cốt liệt sĩ gửi đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 29 Phụ lục I Nghị định này đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ kèm các giấy tờ sau:
a) Bản sao các giấy tờ sau: giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ hoặc quyết định trợ cấp ưu đãi đối với người thờ cúng liệt sĩ.
Trường hợp ủy quyền di chuyển hài cốt liệt sĩ thì kèm theo giấy ủy quyền theo quy định tại Mẫu số 48 Phụ lục I Nghị định này.
Trường hợp chưa được hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ phải có giấy xác nhận theo quy định tại Mẫu số 46 Phụ lục I Nghị định này do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ liệt sĩ cấp.
b) Bản sao biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 161 Nghị định này;
c) Bản sao bằng “Tổ quốc ghi công” đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 161 Nghị định này.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộsau khi nhận được đơn và giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm:
a) Trong thời gian 01 ngày phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã để lập biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 82 Phụ lục I Nghị định này; lưu đơn đề nghị;
b) Lập phiếu báo di chuyển hài cốt liệt sĩ theo quy định tại Mẫu số 93 Phụ lục I Nghị định này kèm theo biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ liệt sĩ. Trường hợp hài cốt liệt sĩ không di chuyển về địa phương đang quản lý hồ sơ thì đồng thời gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đón nhận mộ liệt sĩ.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ liệt sĩ có trách nhiệm căn cứ phiếu báo di chuyển hài cốt liệt sĩvà biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ để cập nhật thông tin.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đón nhận có trách nhiệm tổ chức an táng hài cốt liệt sĩ vào nghĩa trang liệt sĩ.
5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đón nhận có trách nhiệm:
a) Lưu Phiếu báo di chuyển hài cốt liệt sĩ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ chuyển đến trong hồ sơ quản lý mộ liệt sĩ;
b) Trong thời gian 01 ngày thực hiện chi hỗ trợ tiền đi và tiền về, tiền ăn, tiền cất bốc, di chuyển hài cốt liệt sĩ đối với trường hợp chưa được hỗ trợ.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đón nhận có trách nhiệm căn cứ phiếu báo di chuyển hài cốt liệt sĩvà biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ để cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu về liệt sĩ và cấp giấy báo tin mộ liệt sĩ.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơcó trách nhiệm lưu phiếu báo di chuyển hài cốt liệt sĩ vào hồ sơ liệt sĩ, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu về liệt sĩ.
Mục 5
LỄ VIẾNG LIỆT SĨ TẠI CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SĨ
Điều 164. Công tác chuẩn bị
1. Ban Tổ chức lễ viếng do cơ quan đề xuất lễ viếng; địa phương nơi có công trình ghi công liệt sĩ thành lập.
2. Việc tổ chức lễ viếng và chuẩn bị lời điếu do cơ quan đề xuất hoặc cấp ủy, chính quyền địa phương nơi có công trình ghi công liệt sĩ thực hiện.
3. Nơi tổ chức lễ viếng là trung tâm của các công trình ghi công liệt sĩ theo quy định của pháp luật.
4. Vòng hoa viếng như sau:
a) Ban Tổ chức lễ viếng chuẩn bị 01 vòng hoa, có băng đen chữ trắng của cơ quan đề xuất lễ viếng;
b) Băng vải đen, kích thước 1,2m x 0,2m, với dòng chữ trắng “Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ” dưới có dòng chữ nhỏ ghi tên cơ quan đề xuất lễ viếng.
Điều 165. Trách nhiệm thực hiện
1. Ban Tổ chức lễ viếng sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau: 02 chiến sĩ đưa vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn đi viếng theo hai hàng dọc.
2. Trong quá trình viếng, quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”.
Chương VI
GIÁM ĐỊNH Y KHOA ĐỂ XEM XÉT CÔNG NHẬN, GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ THÂN NHÂN CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG
Mục 1
QUY ĐỊNH TRONG GIÁM ĐỊNH Y KHOA
Điều 166. Giải thích từ ngữ
1. Giám định y khoa (sau đây viết tắt là GĐYK) là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ y học để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến tình trạng sức khỏe, thương tật, bệnh, tật, dị dạng dị tật của đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của Người yêu cầu giám định theo quy định của Pháp lệnh hoặc theo quy định của Nghị định này.
2. Cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định: bao gồm cơ quan quản lý đối tượng giám định hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định của Nghị định này.
3. Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ giám định.
4. Cá nhân, tổ chức giám định bao gồm bác sỹ thụ lý hồ sơ, giám định viên y khoa, thành viên Hội đồng GĐYK, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK và Hội đồng GĐYK các cấp.
5. Đối tượng giám định: là đối tượng được quy định tại Pháp lệnh và các đối tượng liên quan khác theo quy định của pháp luật khám giám định để xem xét giải quyết chế độ người có công.
6. Khám giám định lần đầu là khám giám định lần thứ nhất cho đối tượng, không phân biệt nội dung yêu cầu giám định, kể cả những đối tượng đã khám giám định nhưng chưa đủ điều kiện để hưởng chính sách, hoặc đã được khám giám định xác định mức độ khuyết tật ở Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã mà đối tượng hoặc tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan không đồng ý với kết quả khám đó.
7. Khám giám định lại là khám giám định từ lần thứ hai trở đi cho các đối thượng đã khám lần đầu theo yêu cầu của cơ quan quản lý đối tượng đã được khám giám định lần đầu (Bao gồm khám bổ sung, khám vết thương còn sót)
8. Khám giám định phúc quyết là khám giám định do Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thực hiện khi cơ quan quản lý đối tượng, hoặc cơ quan có thẩm quyền hoặc cá nhân không nhất trí với kết luận của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định trước đó hoặc do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc Hội đồng GĐYK các Bộ.
9. Khám giám định phúc quyết lần cuối là khám giám định cho các đối tượng đã khám giám định ở Hội đồng GĐYK cấp Trung ương; Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập. Kết quả giám định phúc quyết lần cuối là kết luận cao nhất và cuối cùng thuộc trách nhiệm của ngành y tế.
10. Khám giám định theo trưng cầu của Tòa án (còn gọi là khám giám định đặc biệt) là khám giám định cho các đối tượng do tập thể hoặc cá nhân có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết.
Điều 167. Nguyên tắc thực hiện
1. Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy định chuyên môn.
2. Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời.
3. Cơ quan đề nghị giám định phải ghi rõ đối tượng, nội dung đề nghị giám định.
4. Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu.
5. Chỉ tổ chức khám giám định theo đúng thẩm quyền và khi hồ sơ đã đảm bảo đầy đủ theo quy định.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định.
7. Chỉ giám định trên đối tượng giám định còn sống.
8. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về chuyên môn tại thời điểm giám định.
9. Giám định lần đầu làm căn cứ xem xét, công nhận hưởng chế độ ưu đãi.
10. Giám định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (kể cả trường hợp phải chuyển hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa cấp Trung ương khám giám định phúc quyết, Hội đồng giám định y khoa do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập khám giám định phúc quyết lần cuối).
11. Đối tượng tự chi trả chi phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa trong trường hợp đối tượng có đơn đề nghị được giám định lại mà kết quả giám định lại của Hội đồng giám định y khoa cấp cao hơn giống như kết quả giám định trước đó của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương.
Điều 168. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng.
2. Cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật.
3. Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định.
4. Lợi dụng việc thực hiện giám định để trục lợi.
5. Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi giám định khi chưa được sự đồng ý của đối tượng và cơ quan quản lý đối tượng giám định
6. Xúi giục, ép buộc người giám định, tổ chức giám định đưa ra kết luận giám định sai sự thật.
7. Can thiệp, xúc phạm, cản trở, có hành vi đe dọa việc thực hiện giám định của người giám định và cơ quan, tổ chức giám định.
Mục 2
KHÁM GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH VÀ NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH
Điều 169. Đối tượng khám giám định
1. Người bị thương khám giám định thương tật lần đầu là người bị thương đáp ứng quy định tại Điều 23 Pháp lệnh chưa được khám giám định thương tật lần nào.
2. Thương binh được kết luận thương tật tạm thời thì sau ba năm được khám giám định lại để xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể vĩnh viễn (sau đây gọi là đối tượng đã được xác định tỷ lệ tạm thời). Việc xác định đối tượng được xác định tỷ lệ tam thời theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định này.
3. Thương binh đã được khám giám định thương tật mà lại bị thương tiếp thì được khám giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ % tổn thương cơ thể (sau đây gọi là đối tượng khám giám định bổ sung vết thương).
4. Thương binh đã khám giám định thương tật nhưng còn sót vết thương hoặc còn sót mảnh kim khí thì được khám giám định vết thương còn sót và tổng hợp tỷ lệ % tổn thương cơ thể (sau đây gọi là đối tượng khám giám định vết thương còn sót). Việc xác định đối tượng có vết thương còn sót theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định này.
5. Thương binh đã khám giám định thương tật, nay có vết thương tái phát theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định này thì được khám giám định vết thương tái phát đó (sau đây gọi là đối tượng khám giám định vết thương tái phát). Không áp dụng đối với thương binh loại B.
Điều 170. Thẩm quyền khám giám định y khoa
1. Hội đồng GĐYK tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện khám giám định lần đầu đối với đối tượng quy định tại Điều 169 Nghị định này, trừ các trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Hội đồng GĐYK Bộ Giao thông vận tải khám giám định thương tật đối với các đối tượng do Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận bị thương, trừ các trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
2. Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thực hiện khám giám định đối với các trường hợp sau:
a) Đối tượng khám giám định quy định tại các khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 169 Nghị định này mà trước đây đã khám giám định tại Hội đồng GĐYK cấp Trung ương;
b) Đối tượng khám giám định ở Hội đồng GĐYK cấp tỉnh do vượt khả năng chuyên môn;
c) Khám giám định phúc quyết
3. Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối khám giám định đối với các trường hợp:
a) Đối tượng khám giám định không đồng ý với kết quả khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương;
b) Theo đề nghị của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc của Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 171. Trách nhiệm chung của tổ chức, cá nhân liên quan
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm xác định đối tượng, hoàn thiện hồ sơ và giới thiệu đối tượng đến khám giám định tại Hội đồng GĐYK cấp tỉnh.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không giới thiệu một đối tượng đi khám giám định ở hai Hội đồng GĐYK cùng cấp trên cùng một Giấy chứng nhận bị thương hoặc Bản trích lục hồ sơ thương binh.
2. Hội đồng GĐYK các cấp kiểm tra hồ sơ và chỉ khám giám định khi hồ sơ của đối tượng hợp lệ theo quy định tại Nghị định này, đồng thời tổ chức khám giám định và chịu trách nhiệm về kết quả khám giám định.
Điều 172. Hồ sơ giới thiệu khám giám định thương tật lần đầu
1. Bản chính Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Mẫu số 40 Phụ lục I Nghị định này. Giấy giới thiệu phải ghi rõ đối tượng khám giám định thương tật lần đầu và nội dung cụ thể đề nghị giám định, mục đích khám giám định.
2. Bản sao Giấy chứng nhận bị thương do Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận, đóng dấu.
3. Đơn đề nghị khám giám định của người đi khám có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đi khám đang làm việc theo quy định tại Mẫu số 30 Phụ lục I Nghị định này.
Điều 173. Hồ sơ khám giám định đối với trường hợp đã được xác định tỷ lệ tạm thời, trường hợp bổ sung vết thương
1. Bản chính Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Mẫu số 40 Phụ lục I Nghị định này. Giấy giới thiệu phải ghi rõ đối tượng đã được xác định tỷ lệ tạm thời hoặc đối tượng khám giám định bổ sung vết thương và ghi rõ vết thương cần khám giám định.
2. Đơn đề nghị khám giám định của người đi khám có xác nhận của
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đi khám đang làm việc theo quy định tại Mẫu số 30 Phụ lục I Nghị định này.
3. Trường hợp khám giám định tỷ lệ tạm thời phải có thêm:
a) Bản sao Giấy chứng nhận bị thương do Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận, đóng dấu. Trường hợp đối tượng đã là thương binh thì thay bằng bản chính Bản trích lục hồ sơ thương binh theo quy định tại Mẫu số 97 Phụ lục I Nghị định này.
b) Bản sao Biên bản khám GĐYK của Hội đồng GĐYK đã khám xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể tạm thời do Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận, đóng dấu.
4. Trường hợp khám giám định bổ sung vết thương phải có thêm:
a) Bản sao Giấy chứng nhận bị thương của lần bị thương gần nhất (chưa giám định) do Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận, đóng dấu.
b) Bản sao Biên bản khám GĐYK của Hội đồng GĐYK đã khám xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể do thương tật lần gần nhất do Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận, đóng dấu.
Điều 174. Hồ sơ khám giám định đối với trường hợp vết thương còn sót
1. Bản chính Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Mẫu số 40 Phụ lục I Nghị định này. Giấy giới thiệu phải ghi rõ đối tượng khám giám định vết thương còn sót, đồng thời ghi rõ vết thương còn sót và/hoặc vị trí mảnh kim khí trong cơ thể cần khám giám định.
2. Bản sao Giấy chứng nhận bị thương do Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận và đóng dấu. Trường hợp đối tượng đã là thương binh thì phải kèm theo bản chính Bản trích lục hồ sơ thương binh.
3. Bản sao Biên bản khám GĐYK của Hội đồng GĐYK đã khám xác định tỷ lệ % TTCT do thương tật lần gần nhất, được Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận và đóng dấu.
4. Một trong các giấy tờ sau: kết quả chụp X-quang; Kết quả chụp cắt lớp vi tính; Giấy chứng nhận phẫu thuật (đối với trường hợp đã phẫu thuật, thủ thuật lấy dị vật); Giấy ra viện điều trị vết thương còn sót (nếu có). Giấy tờ nêu trên phải do Giám đốc bệnh viện hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu của bệnh viện (dấu sử dụng trong giao dịch chính thức của bệnh viện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu. Sau đây gọi tắt là dấu hợp pháp của bệnh viện).
5. Đơn đề nghị khám giám định của người đi khám có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đi khám đang làm việc.
Điều 175. Hồ sơ khám giám định đối với trường hợp vết thương tái phát
1. Bản chính Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Mẫu số 40 Phụ lục I Nghị định này. Giấy giới thiệu phải ghi rõ đối tượng khám giám định vết thương tái phát và ghi rõ vết thương tái phát.
2. Văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đồng ý để đối tượng được khám giám định vết thương tái phát.
3. Bản sao Giấy chứng nhận bị thương hoặc giấy chứng nhận thương tích do Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận và đóng dấu kèm theo bản chính Bản trích lục hồ sơ thương binh.
4. Bản sao Biên bản khám GĐYK của Hội đồng GĐYK đã khám xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể do thương tật lần gần nhất, được Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận và đóng dấu.
5. Bản tóm tắt bệnh án hoặc Giấy ra viện sau khi điều trị thương tật tái phát của bệnh viện hoặc Trung tâm y tế tuyến huyện hoặc tương đương trở lên, do Lãnh đạo hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu hợp pháp của bệnh viện.
6. Đơn đề nghị khám giám định của người đi khám có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đi khám đang làm việc theo quy định tại Mẫu số 30 Phụ lục I Nghị định này
Điều 176. Hồ sơ khám giám định do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh
1. Bản chính Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Mẫu số 40 Phụ lục I Nghị định này và Văn bản đề nghị khám giám định do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng ký tên và đóng dấu hợp pháp của Hội đồng.
2. Hồ sơ GĐYK theo quy định tại một trong các Điều 172, Điều 173, Điều 174 hoặc Điều175 Nghị định này phù hợp với từng đối tượng.
3. Đối với trường hợp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định cho đối tượng thì kèm theo bản sao bệnh án khám giám định, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng ký xác nhận và đóng dấu.
4. Đối với trường hợp chưa khám giám định thì kèm theo Biên bản họp của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh kết luận vượt khả năng chuyên môn.
Điều 177. Hồ sơ khám giám định phúc quyết
1. Hồ sơ khám giám định phúc quyết theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu khám giám định phúc quyết của Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế
b) Hồ sơ GĐYK theo quy định tại một trong các Điều 172, Điều 173, Điều 174 hoặc Điều175 Nghị định này phù hợp với từng đối tượng, kèm theo bản sao bệnh án khám giám định, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng ký xác nhận và đóng dấu.
2. Hồ sơ khám giám định phúc quyết theo đề nghị của đối tượng khám giám định bao gồm:
a) Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Mẫu số 40 Phụ lục I Nghị định này và Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết của Hội đồng GĐYK tỉnh đã khám giám định cho đối tượng do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng GĐYK ký xác nhận và đóng dấu. Văn bản ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng và đề nghị khám giám định phúc quyết, kèm theo Giấy đề nghị khám giám định phúc quyết của đối tượng;
b) Hồ sơ GĐYK theo quy định tại một trong các Điều 172, Điều 173, Điều 174 hoặc Điều175 Nghị định này phù hợp với từng đối tượng, kèm theo bản sao bệnh án khám giám định, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng ký xác nhận và đóng dấu.
Điều 178. Hồ sơ khám giám định phúc quyết lần cuối
1. Quyết định thành lập Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Hồ sơ GĐYK theo quy định tại một trong các Điều 174, Điều 175, Điều 176, Điều 177 hoặc Điều 178 Nghị định này phù hợp với từng đối tượng, kèm theo bản sao bệnh án khám giám định, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng GĐYK cấp Trung ương đã khám giám định cho đối tượng ký xác nhận và đóng dấu.
3. Biên bản GĐYK của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương.
Điều 179. Hồ sơ khám giám định theo trưng cầu của Tòa án bao gồm:
1. Quyết định trưng cầu khám giám định đề nghị nêu rõ mục đích, nội dung, văn bản áp dụng trưng cầu cầu khám giám định;
2. Hồ sơ GĐYK theo quy định tại một trong các Điều 174, Điều 175, Điều 176, Điều 177 hoặc Điều 178 Nghị định này phù hợp với từng đối tượng, kèm theo bản sao bệnh án khám giám định, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng GĐYK các cấp đã khám giám định cho đối tượng ký xác nhận và đóng dấu.
Điều 180. Nội dung khám giám định y khoa
1. Đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 169 Nghị định này: Hội đồng GĐYK chỉ được khám đúng, đủ các vết thương đã ghi trong Giấy chứng nhận bị thương hoặc Giấy chứng thương do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến và xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể theo quy định hiện hành.
2. Đối với đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 5 Điều 169 Nghị định này: Hội đồng GĐYK khám giám định lại tất cả các vết thương ghi trong Giấy chứng nhận bị thương hoặc Giấy chứng thương hoặc Bản trích lục hồ sơ thương tật do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu đến và xác định tỷ lệ % TTCT theo quy định hiện hành.
3. Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 169 Nghị định này: Hội đồng GĐYK chỉ được khám đúng, đủ các vết thương còn sót ghi trong Giấy chứng nhận bị thương hoặc Giấy chứng thương, Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể theo quy định hiện hành.
Điều 181. Phương pháp tổng hợp tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể
1. Nguyên tắc xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể được thực hiện như sau:
a) Tổng tỷ lệ phần trăm (%)tổn thương cơ thể của một người không được vượt quá 100%.
b) Mỗi tổn thương cơ thể chỉ được tính tỷ lệ % tổn thương cơ thể một lần.
c) Nếu nhiều tổn thương cơ thể là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được nêu trong Bảng tỷ lệ quy định tại Điều 1 Thông tư này thì tỷ lệ % tổn thương cơ thể được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.
d) Nếu cơ thể được xác định có 01 (một) tổn thương thì tỷ lệ % tổn thương cơ thể là giới hạn cao nhất của tỷ lệ % tổn thương cơ thể đó.
đ) Khi tổng hợp tỷ lệ % tổn thương cơ thể, chỉ được lấy giới hạn trên của tỷ lệ % tổn thương cơ thể cao nhất một lần, từ tổn thương cơ thể thứ hai trở đi, lấy giới hạn dưới của tỷ lệ % tổn thương cơ thể để tính, theo trình tự từ tỷ lệ % tổn thương cơ thể cao nhất đến tỷ lệ % tổn thương cơ thể thấp nhất.
e) Tỷ lệ % tổn thương cơ thể là số nguyên. Khi tính tỷ lệ % tổn thương cơ thể chỉ lấy hàng thập phân đến một chữ số. Nếu chữ số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị.
2. Việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính theo công thức sau:
Tổng tỷ lệ % tổn thương cơ thể = T1 + T2 + T3 +…+ Tn
Trong đó:
T1: Tỷ lệ % tổn thương cơ thể của tổn thương thứ nhất; T1 được xác định là tỷ lệ % tổn thương cơ thể cao nhất trong các tổn thương cơ thể.
T2: Tỷ lệ % tổn thương cơ thể của tổn thương thứ hai; T2 = (100 - T1) x giới hạn dưới của tổn thương cơ thể thứ 2/100%.
T3: Tỷ lệ % tổn thương cơ thể của tổn thương thứ ba; T3 = (100-T1-T2) x giới hạn dưới của tổn thương cơ thể thứ 3/100%.
Tn: Tỷ lệ % tổn thương cơ thể của tổn thương thứ n, Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x giới hạn dưới của tổn thương cơ thể thứ n/100%.
Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 169 Nghị định này, khi tổng hợp tỷ lệ % tổn thương cơ thể thì lấy tỷ lệ % tổn thương cơ thể của vết thương bổ sung, hoặc vết thương còn sót (lấy tỷ lệ % thấp nhất trong khung tỷ lệ tương ứng) cộng với tỷ lệ % tổn thương cơ thể đã được xác định.
Điều 182. Khám giám định và giải quyết chế độ đối với thương binh đồng thời mắc bệnh do liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học
Trường hợp đối tượng đã là thương binh nay đi khám giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể do mắc bệnh có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học thì trong giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải ghi rõ đối tượng đang hưởng trợ cấp thương binh ở mức nào (tỷ lệ % tổn thương cơ thể do thương tật).
Mục 3
HƯỚNG DẪN KHÁM GIÁM ĐỊNH BỆNH, TẬT, DỊ DẠNG, DỊ TẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHƠI NHIỄM VỚI CHẤT ĐỘC HÓA HỌC ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN VÀ CON ĐẺ CỦA HỌ
Điều 183. Đối tượng khám giám định
1. Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại điểm i khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh kể cả những đối tượng khám lần đầu nhưng chưa được hưởng chế độ.
2. Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại khoản 1 Điều 31 Pháp lệnh.
3. Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học và con đẻ của họ đã được xác nhận và đang hưởng chế độ ưu đãi được cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định.
Điều 184. Thẩm quyền khám giám định y khoa
1. Hội đồng GĐYK cấp tỉnh thực hiện khám giám định lần đầu cho các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 183 Nghị định này.
2. Hội đồng GĐYK cấp Trung ương khám giám định phúc quyết đối với các trường hợp sau:
a) Hội đồng GĐYK cấp tỉnh giới thiệu do vượt khả năng chuyên môn;
b) Đối tượng không đồng ý với kết quả khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh;
c) Đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 185 Nghị định này phải khám giám định theo yêu cầu của Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối khám giám định đối với các trường hợp:
a) Đối tượng không đồng ý với kết quả khám giám định phúc quyết của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương;
b) Đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 185 Nghị định này phải khám giám định theo yêu cầu của Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 185. Nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân liên quan
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh chịu trách nhiệm xác định đối tượng, hoàn thiện hồ sơ và giới thiệu đối tượng đến khám giám định tại Hội đồng GĐYK cấp tỉnh.
2. Hội đồng GĐYK cấp tỉnh căn cứ hồ sơ và giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến, chịu trách nhiệm khám giám định và ban hành Biên bản khám GĐYK.
3. Hội đồng GĐYK cấp Trung ương căn cứ hồ sơ và văn bản đề nghị của cơ quan Thường trực Hội đồng GĐYK cấp tỉnh, chịu trách nhiệm khám giám định và ban hành Biên bản khám GĐYK.
4. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế và Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ:
a) Trường hợp cần thiết phải khám giám định phúc quyết: Có văn bản đề nghị Hội đồng GĐYK cấp Trung ương khám giám định cho đối tượng theo quy định tại Nghị định này;
b) Trường hợp cần thiết phải khám giám định phúc quyết lần cuối: Có văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thống nhất việc khám giám định phúc quyết lần cuối.
5. Đối tượng đến khám giám định phải tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của người thực hiện khám GĐYK và Hội đồng GĐYK các cấp trong quá trình thực hiện khám giám định.
Điều 186. Phạm vi áp dụng Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học
2. Các bệnh quy định từ khoản 1 đến khoản 15 Phụ lục V Nghị định này chỉ áp dụng đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học.
3. Các dị dạng, dị tật bẩm sinh quy định tại khoản 16 Phụ lục V Nghị định này và tật gai sống chẻ đôi quy định tại khoản 17 Phụ lục V Nghị định này chỉ áp dụng đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học.
4. Hội đồng GĐYK các cấp không khám giám định vô sinh và bệnh thần kinh ngoại biên đối với trường hợp quy định tại khoản 10 và khoản 14 Phụ lục V Nghị định này.
Điều 187. Khám giám định để xác định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học
Việc khám chẩn đoán xác định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học và việc khám giám định xác định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
Điều 188. Hồ sơ khám giám định y khoa
1. Hồ sơ khám giám định lần đầu đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 183 của Nghị định này bao gồm:
a) Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Mẫu số 40 Phụ lục I Nghị định này;
b) Có một trong các giấy tờ sau: Bản tóm tắt bệnh án Điều trị nội trú của bệnh viện hoặc trung tâm y tế từ tuyến huyện hoặc tương đương trở lên theo quy định tại Mẫu số 94 Phụ lục I Nghị định này; bản tóm tắt quá trình Điều trị ngoại trú của bệnh viện hoặc trung tâm y tế từ tuyến huyện trở lên hoặc Bản tóm tắt quá trình Điều trị ngoại trú của Phòng khám Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Mẫu số 95 Phụ lục I Nghị định này; các giấy tờ trên do Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu của đơn vị và được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sao và xác nhận.
c) Riêng đối với đối tượng mắc bệnh quy định tại khoản 10 Phụ lục V Nghị định này chỉ cần có giấy tờ có giá trị pháp lý được xác lập trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 ghi nhận mắc bệnh thuộc nhóm bệnh thần kinh ngoại biên, được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sao và xác nhận, không cần giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và không cần khám giám định và thống nhất tỷ lệ tổn thương cơ thể là 35%.
2. Hồ sơ khám giám định lần đầu đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 185 Nghị định này bao gồm:
a) Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Mẫu số 41 Phụ lục I Nghị định này;
b) Có một trong các giấy tờ sau: Bản tóm tắt bệnh án Điều trị nội trú của bệnh viện hoặc trung tâm y tế từ tuyến huyện trở lên theo quy định tại Mẫu số 94 Phụ lục I Nghị định này đối với đối tượng đã được khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật có trong Phụ lục V Nghị định này; bản tóm tắt quá trình Điều trị ngoại trú của bệnh viện hoặc trung tâm y tế từ tuyến huyện trở lên theo quy định tại Mẫu số 95 Phụ lục I Nghị định này đối với đối tượng đã được khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật có trong Phụ lục V Nghị định này; giấy xác nhận dị dạng, dị tật bẩm sinh của các cơ sở y tế công lập từ tuyến xã, phường, thị trấn trở lên theo quy định tại Mẫu số 42 Phụ lục I Nghị định này đối với đối tượng chưa khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật; các giấy tờ trên do Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu của đơn vị và được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sao và xác nhận.
3. Hồ sơ khám giám định đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 185 Nghị định này bao gồm:
a) Công văn chỉ đạo đồng ý khám giám định của Cục Người có công trong đó ghi rõ đối tượng, mục đích, nội dung và văn bản áp dụng để khám giám định;
b) Các giấy tờ khác theo quy định khoản 2 điều này phù hợp đối tượng khám giám định.
4. Hồ sơ khám giám định phúc quyết do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh bao gồm:
a) Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Mẫu số 41 Phụ lục I Nghị định này và Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh, do Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng ký tên và đóng dấu của cơ quan Thường trực Hội đồng.
b) Hồ sơ GĐYK (bản sao) theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2, 3 Điều này do Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng đã khám giám định cho đối tượng ký tên và đóng dấu của cơ quan Thường trực Hội đồng.
c) Bản sao Biên bản khám GĐYK đối với trường hợp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định cho đối tượng hoặc bản sao Biên bản họp của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh kết luận vượt khả năng chuyên môn đối với trường hợp chưa khám giám định do Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng đã khám giám định cho đối tượng ký tên và đóng dấu của cơ quan Thường trực Hội đồng.
5. Hồ sơ khám giám định phúc quyết do đối tượng không đồng ý với kết quả khám giám định lần đầu bao gồm:
a) Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Mẫu số 41 Phụ lục I Nghị định này và Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết của Hội đồng GĐYK tỉnh đã khám giám định cho đối tượng do Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng đã khám giám định cho đối tượng ký tên và đóng dấu của cơ quan Thường trực Hội đồng, văn bản ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK và đề nghị khám giám định phúc quyết (kèm theo văn bản đề nghị khám giám định của đối tượng).
b) Hồ sơ GĐYK (bản sao) theo quy định tại khoản 1 hoặc các khoản 2, 3 Điều này và bản sao Biên bản GĐYK của Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng do Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng đã khám giám định cho đối tượng ký tên và đóng dấu của cơ quan Thường trực Hội đồng.
6. Hồ sơ khám giám định phúc quyết theo yêu cầu của Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu khám giám định phúc quyết nêu rõ nội dung, văn bản áp dụng yêu cầu khám giám định;
b) Hồ sơ GĐYK (bản sao) theo quy định tại khoản 1 hoặc các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này và bản sao Biên bản GĐYK của Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng do Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng đã khám giám định cho đối tượng ký tên và đóng dấu của cơ quan Thường trực Hội đồng.
7. Hồ sơ khám giám định phúc quyết lần cuối bao gồm:
a) Quyết định thành lập Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Hồ sơ GĐYK theo quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 hoặc các khoản 5, 6 Điều này;
c) Bản sao Biên bản khám GĐYK của Hội đồng GĐYK đã khám giám định phúc quyết.
9. Hồ sơ khám giám định theo trưng cầu của Tòa án bao gồm:
a) Văn bản Trưng cầu khám giám định đề nghị nêu rõ mục đích, nội dung, văn bản áp dụng trưng cầu cầu khám giám định;
b) Hồ sơ GĐYK (bản sao) theo quy định tại khoản 1 hoặc các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều này và bản sao Biên bản GĐYK của Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng do Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng đã khám giám định cho đối tượng ký tên và đóng dấu của cơ quan Thường trực Hội đồng.
Điều 189. Nội dung khám giám định y khoa
1. Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 183 Nghị định này, Hội đồng GĐYK khám giám định các bệnh, tật, dị dạng, dị tật được ghi trong Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 183 Nghị định này, Hội đồng GĐYK khám giám định theo nội dung, văn bản áp dụng theo đề nghị của Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Trường hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu khám giám định từ 02 bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với CĐHH trở lên mà Hội đồng GĐYK cấp tỉnh không khám được ít nhất 01 bệnh, tật, dị dạng, dị tật thì Hội đồng GĐYK cấp tỉnh có văn bản đề nghị Hội đồng GĐYK cấp Trung ương khám giám định vượt khả năng chuyên môn tất cả bệnh, tật, dị dạng, dị tật đã ghi trong Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 190. Phương pháp tổng hợp tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể đối với bệnh binh nay mắc thêm bệnh có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học
Trường hợp đối tượng là bệnh binh, nay mắc thêm bệnh có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học theo quy định tại Nghị định này, thì Hội đồng GĐYK tổng hợp tỷ lệ % tổn thương cơ thể theo công thức sau:
T= a + (100-a) x b/100 (%).
Trong đó:
T là tổng hợp tỷ lệ % tổn thương cơ thể
a là tỷ lệ % tổn thương cơ thể của bệnh binh
b là tỷ lệ tổn thương cơ thể thấp nhất trong khung tỷ lệ bệnh, tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học.
Mục 4
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH Y KHOA
Điều 191. Đối với đối tượng chưa được công nhận và hưởng chế độ ưu đãi người có công
1. Trường hợp đối tượng giám định hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng hoặc tổ chức không đồng ý với kết luận về chuyên môn của Hội đồng GĐYK các cấp, trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận được Biên bản giám định phải có đơn gửi Cơ quan đã giới thiệu đối tượng đi giám định đề nghị Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng xem xét, giải quyết những kiến nghị của tập thể, cá nhân. Quá thời gian trên, Cơ quan giới thiệu đối tượng đi giám định và Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng không xem xét, giải quyết.
2. Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng sau khi nhận được đề nghị của cơ quan quản lý đối tượng cần thực hiện rà soát lại hồ sơ GĐYK. Trường hợp Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng phát hiện có thiếu sót hoặc thực hiện chưa đúng quy định tại thời điểm khám giám định thì có quyền thu hồi hoặc bãi bỏ và ban hành Biên bản mới để thay thế, cụ thể:
a) Trường hợp không thay đổi kết luận về chuyên môn hoặc về tỷ lệ % tổn thương cơ thể trong Biên bản GĐYK bị thu hồi hoặc bãi bỏ (Biên bản cũ) thì Hội đồng họp và ban hành Biên bản GĐYK mới thay thế Biên bản cũ.
b) Trường hợp có thay đổi kết luận về chuyên môn hoặc tỷ lệ % tổn thương cơ thể trong Biên bản cũ của Hội đồng GĐYK, Hội đồng GĐYK có văn bản báo cáo với cơ quan quản lý trực tiếp, nêu rõ lý do thay đổi xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan quản lý trực tiếp. Khi có ý kiến chỉ đạo đồng ý cho phép thay đổi, Hội đồng GĐYK họp, ban hành Biên bản mới để điều chỉnh nội dung kết luận trước đó của Hội đồng GĐYK.
c) Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK thông báo bằng văn bản về việc thu hồi hoặc bãi bỏ, sau đó gửi Biên bản GĐYK và văn bản thông báo đến các tổ chức, cá nhân liên quan. Các văn bản, nội dung liên quan đến việc thu hồi, bãi bỏ và Biên bản GĐYK được lưu cùng với hồ sơ giám định của đối tượng giám định và được ghi trong Sổ họp Hội đồng GĐYK.
3. Trường hợp Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng khẳng định đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về khám giám định, kết quả khám giám định đã đúng tình trạng bệnh, tật và tỷ lệ tổn thương cơ thể (nếu có) của đối tượng tại thời điểm giám định mà đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng hoặc tập thể vẫn không đồng ý với kết quả giám định, Cơ quan giới thiệu đối tượng đi giám định phối hợp với Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng thực hiện như sau:
a) Trường hợp cá nhân giám định hoặc tổ chức không đồng ý với kết luận trong Biên bản GĐYK của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh, cơ quan có thẩm quyền đã giới thiệu đối tượng đi khám giám định xem xét, giới thiệu đối tượng đến Hội đồng GĐYK cấp Trung ương khám giám định phúc quyết. Trường hợp cá nhân giám định hoặc tổ chức không đồng ý chuyển đến Hội đồng GĐYK Trung ương khám giám định phúc quyết thì có quyền làm đơn gửi tòa án hành chính để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
b) Trường hợp cá nhân giám định hoặc tổ chức không đồng ý với kết luận trong Biên bản GĐYK của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương, cơ quan có thẩm quyền đã giới thiệu đối tượng đi khám giám định xem xét, có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập Hội đồng khám GĐYK phúc quyết lần cuối để khám giám định cho đối tượng. Trường hợp cá nhân giám định hoặc tổ chức không đồng ý tham gia Hội đồng khám GĐYK phúc quyết lần cuối thì có quyền làm đơn gửi tòa án hành chính để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp cá nhân giám định hoặc tổ chức không đồng ý với kết luận trong Biên bản GĐYK của Hội đồng GĐYK phúc quyết lần cuối thì có quyền làm đơn gửi tòa án hành chính để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK đã gửi giấy mời 02 (hai) lần, mỗi lần cách nhau 01 tháng nhưng đối tượng giám định không đến khám giám định hoặc không tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK mà không có lý do, hoặc có lý do nhưng hồ sơ đã lưu quá 09 tháng, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK gửi trả hồ sơ của đối tượng giám định về nơi đã giới thiệu đối tượng đi giám định và nêu rõ lý do trả hồ sơ.
5. Trường hợp đối tượng giám định không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK, hồ sơ đã chuyển lên Hội đồng GĐYK cấp trên để khám giám định phúc quyết hoặc khám giám định phúc quyết lần cuối hoặc chuyển đến tòa án giải quyết thì Biên bản GĐYK đã ban hành không còn hiệu lực pháp lý để thực hiện chế độ người có công đối với đối tượng giám định.
Điều 192. Đối với đối tượng đã được công nhận và đang hưởng chế độ ưu đãi người có công
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nếu không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK các cấp hoặc có nghi vấn kết luận tại Biên bản của Hội đồng GĐYK các cấp chưa khách quan hoặc chưa chính xác thì có văn bản đề nghị Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết, cụ thể như sau:
1. Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tạm dừng chế độ ưu đãi người có công đối với đối tượng. Chế độ, quyền lợi đối với đối tượng giám định chỉ được thực hiện khi có kết quả (Biên bản) giám định của Hội đồng GĐYK có thẩm quyền theo qui định của pháp luật và Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK.
2. Đề nghị Cơ quan đã giới thiệu đối tượng đi giám định và Hội đồng GĐYK đã GĐYK cho đối tượng có trách nhiệm xem xét, giải quyết những kiến nghị của tập thể, cá nhân.
3. Cơ quan đã giới thiệu đối tượng đi giám định và Hội đồng GĐYK đã khám giám định thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 191 Nghị định này.
Chương VII
NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
Mục 1
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Điều 193. Nguyên tắc quản lý, sử dụng các nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công
1. Nguồn lực thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi người có công được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về kế toán và các quy định pháp luật liên quan.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ủy quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương tại địa phương.
3. Đối với chi thường xuyên phải bảo đảm đúng đối tượng, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định.
4. Đối với chi đầu tư phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng.
5. Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài trợ, biếu, tặng cho, ủng hộ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết với các nhà tài trợ.
6. Đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
Điều 194. Ngân sách trung ương bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, cụ thể như sau:
1. Chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng, hằng năm, một lần: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ xem xét quyết định mức trợ cấp, phụ cấp hằng tháng, một lần đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước từng giai đoạn cụ thể.
2. Chế độ ưu đãi khác:
a) Mua bảo hiểm y tế theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Cấp tiền mua báo Nhân dân cho người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945;
c) Quà tặng của Chủ tịch nước: Thực hiện theo Quyết định của Chủ tịch nước;
d) Hỗ trợ ăn thêm ngày lễ, tết đối với thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng;
đ) Trợ cấp ưu đãi trong giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ;
e) Trợ cấp mai táng;
g) Trợ cấp một lần khi báo tử liệt sĩ;
h) Trợ cấp thờ cúng đối với liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức chi quy định tại các điểm c, đ, e, g, h của khoản này đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước từng giai đoạn cụ thể.
3. Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ xem xét quyết định mức hỗ trợ cụ thể đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và giá phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết của mỗi giai đoạn.
4. Chi giám định y khoa.
5. Chi chế độ điều trị, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ.
6. Hỗ trợ hoạt động của cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng, cơ sở đón tiếp người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng do ngành lao động - thương binh và xã hội quản lý:
a) Hỗ trợ hoạt động thường xuyên phục vụ công tác nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý;
b) Hỗ trợ người có công đang được nuôi dưỡng tại cơ sở: khám bệnh, chữa bệnh, giám định thương tật, về thăm gia đình;
c) Chi đón tiếp thân nhân của người có công với cách mạng đến thăm người có công với cách mạng đang nuôi dưỡng tại cơ sở;
d) Đầu tư xây dựng xây dựng mới cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng, cơ sở đón tiếp người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng do ngành lao động - thương binh và xã hội quản lý được bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển theo dự án được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt;
đ) Hỗ trợ cải tạo, sửa chữa, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, cơ sở đón tiếp người có công và thân nhân người có công với cách mạng do ngành lao động - thương binh và xã hội quản lý được bố trí từ nguồn chi thường xuyên kinh phí thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
7. Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ.
8. Hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ.
9. Chi tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
10. Chi xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.
11. Hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ:
a) Ngân sách trung ương hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương đầu tư một số dự án xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng các công trình ghi công liệt sĩ tại các địa danh chiến tích lịch sử tiêu biểu, căn cứ địa cách mạng, nghĩa trang liệt sĩ có quy mô lớn theo quy định của Luật đầu tư công và các quy định khác có liên quan sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ từ kinh phí chi thường xuyên thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
12. Chi phí quản lý bảo đảm thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng do ngân sách trung ương đảm bảo được bố trí trong dự toán hằng năm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các nội dung, mức chi công tác quản lý đảm bảo phù hợp quy định về chi tiêu ngân sách nhà nước và quy định tỷ lệ chi phí quản lý phù hợp với đặc thù của từng địa phương trong phạm vi dự toán được giao.
Điều 195. Ngân sách địa phương bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi sau đây:
1. Tổ chức lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ;
2. Chi tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, tổ chức lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
3. Đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ;
4. Chi thường xuyên, bao gồm cả kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị và sửa chữa, cải tạo nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất của cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng và cơ sở đón tiếp người có công với cách mạng thuộc địa phương quản lý theo quy định của pháp luật;
5. Chi thăm hỏi, động viên người có công với cách mạng và gia đình nhân dịp lễ, tết;
6. Các khoản chi phí đưa đón người có công với cách mạng đi điều dưỡng tập trung, chi phí ăn, ở (nếu có) phát sinh trong thời gian đi đường (đi và về) của người có công với cách mạng đi điều dưỡng tập trung. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương và tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định theo thẩm quyền mức chi chế độ điều dưỡng cao hơn mức chi từ nguồn ngân sách trung ương;
7. Bảo đảm kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng do địa phương ban hành;
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế và khả năng cân đối của ngân sách địa phương để quyết định hoặc báo cáo Hội dồng nhân dân cấp tỉnh quyết định:
a) Đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ và tăng cường cơ sở vật chất các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công và thân nhân do địa phương quản lý;
b) Quyết định các nội dung chi, mức chi cho các nhiệm vụ chi tại các khoản 1, 2, 5, 6 và 7 của Điều này để đảm bảo thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi để tri ân và chăm sóc ngày càng tốt hơn cho người có công và thân nhân người có công.
Mục 2
HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI
Điều 196. Nguyên tắc huy động các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
1. Khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; tu bổ cải thiện nhà ở, xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng cho người có công với cách mạng.
2. Các đóng góp của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đóng góp các nguồn lực quy định tại khoản 1 Điều này không vì mục đích lợi nhuận được tính vào chi phí trước Thuế theo quy định của Pháp luật.
Mục 3
QUỸ ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA
Điều 197. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đền ơn đáp nghĩa
1. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được xây dựng bằng sự đóng góp theo trách nhiệm và tình cảm của các tổ chức, cá nhân để cùng Nhà nướcchăm sócngười có công và thân nhân của người có công; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với người có công và thân nhân; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp, quản lý các công trình ghi công liệt sĩ.
2. Việc vận động đóng góp xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa được thực hiện mỗi năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27 tháng 7).
3. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện có con dấu riêng; Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
4. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp không thuộc ngân sách nhà nước; được hạch toán độc lập. Việc hạch toán kế toán, quyết toán thu, chi của Quỹ Đền ơn đáp nghĩa thực hiện theo các quy định hiện hành áp dụng đối với Quỹ đền ơn đáp nghĩa; không cho vay để sinh lời, kết dư Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được luân chuyển sang năm tiếp theo.
5. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp khuyến khích và tiếp nhận tinh thần tự nguyện ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của các đối tượng quy định tại Điều 199 Nghị định này.
Điều 198. Đối tượng vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa từng cấp
a) Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở xã, phường thị trấn (gọi chung là Quỹ đền ơn đáp nghĩacấp xã) vận động đối với những người làm việc trên địa bàn do cấp xã trực tiếp quản lý. Trường hợp đối tượng thuộc diện vận động, đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện thì không thuộc diện đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã.
b) Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Quỹ đền ơn đáp nghĩacấp huyện) vận động đối với những người đang làm việc tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội cấp huyện; các doanh nghiệp đóng trên địa bàn cấp huyện.
c) Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Quỹ đền ơn đáp nghĩacấp tỉnh) vận động đối với những người đang làm việc tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội cấp tỉnhvà các doanh nghiệp do cấp tỉnh trực tiếp quản lý.
d) Quỹ Đền ơn đáp nghĩa Trung ương vận động đối với những người làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương Đảng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đơn vị sự nghiệp do cơ quan Trung ương quản lý, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp; các doanh nghiệp do các cơ quan, tổ chức Trung ương trực tiếp quản lý; cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam; người Việt Nam làm việc sinh sống ở nước ngoài; các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
Điều 199. Đối tượng không thuộc diện vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
a) Người chưa đủ hoặc hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật.
b) Các đối tượng đang hưởng trợ cấp, phụ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công.
c) Người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
d) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp xã hội.
e) Người đang học tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
g) Người mất năng lực hành vi dân sự.
Điều 200. Tổ chức quản lý và điều hành Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
1. Ban quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
a) Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở mỗi cấp có Ban Quản lý riêng. Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cùng cấp và trước pháp luật về tổ chức, quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa. Thường trực Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa từng cấp gồm Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
b) Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa Trung ương do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Trưởng ban; Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó Trưởng ban thường trực; đại diện Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Phó Trưởng ban; đại diện lãnh đạo của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam làm thành viên.
c) Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh) quyết định thành lập, gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó Trưởng ban Thường trực, đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh làm Phó Trưởng ban và đại diện lãnh đạo Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn lao động cùng cấp làm thành viên.
d) Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là cấp huyện) quyết định thành lập, gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện làm Phó Trưởng ban Thường trực, đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện làm Phó Trưởng ban và đại diện lãnh đạo Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn lao động cùng cấp làm thành viên.
e) Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) quyết định thành lập, gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Trưởng ban, một cán bộ, công chức cấp xã phụ trách văn hoá - xã hội hoặc lao động - thương binh và xã hội làm Phó Trưởng ban Thường trực, đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã làm Phó Trưởng ban và đại điện lãnh đạo Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp làm thành viên.
2. Ban Quản lý quỹ Đền ơn đáp nghĩa Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện có bộ phận giúp việc là Văn phòng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa do Trưởng ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cùng cấp quyết định thành lập. Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã có bộ phận giúp việc do Trưởng Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã quyết định thành lập
a) Văn phòng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa Trung ương đặt tại Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm một số cán bộ, công chức kiêm nhiệm của Cục Người có công.
b) Văn phòng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm một số cán bộ, công chức kiêm nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Văn phòng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp huyện đặt tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm một số cán bộ, công chức kiêm nhiệm của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
d) Bộ phận giúp việc Ban Quản lý quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã đặt tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp xã, gồm một số cán bộ kiêm nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã. Kế toán, thủ quỹ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã do cán bộ kế toán, thủ quỹ của Ủy ban nhân dân cấp xã đảm nhiệm.
3. Nhiệm vụ của Ban quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
a) Chỉ đạo việc vận động xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; kiểm tra các hoạt động của Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; bảo đảm thu, chi đúng quy định, chấp hành đúng chế độ kế toán, tài chính hiện hành và báo cáo cơ quan cấp trên.
b) Trưởng Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa từng cấp là Chủ tài khoản của Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp đó và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ.
4. Nhiệm vụ của Thường trực Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa:
a) Vận động ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
b) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và báo cáo kết quả với Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cùng cấp.
Điều 201. Nội dung sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
1. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được sử dụng như sau:
a) Hỗ trợ cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ
b) Hỗ trợ để xây dựng và sửa chữa nhà ở đối với người có công hoặc thân nhân của họ.
c) Thăm hỏi, hỗ trợ người có công hoặc thân nhân của họ khi ốm đau, khám, chữa bệnh và khi qua đời mà gia đình gặp khó khăn.
d) Tặng quà đối với các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công hoặc người có công và thân nhân.
đ) Hỗ trợ địa phương có nhiều đối tượng thuộc diện chính sách ưu đãi người có công mà nguồn vận động ủng hộ thấp.
g) Chi cho các hoạt động phục vụ công tác quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa (tập huấn nghiệp vụ, văn phòng phẩm, tài liệu, công tác phí, phụ cấp đối với cán bộ trực tiếp thực hiện nghiệp vụ của Quỹ...) và các hoạt động tuyên truyền, khen thưởng, chỉ đạo, vận động xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa. Các khoản chi tại khoản này không được vượt quá 5% tổng số thu hàng năm của Quỹ Đền ơn đáp nghĩa từng cấp.
2. Việc sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cho từng nội dung quy định tại khoản 1 Điều này do Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa từng cấp quy định cụ thể trên cơ sở dự toán thu, chi hàng năm của Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 202. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công quy định tại Điều 49 Pháp lệnh và hướng dẫn các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 58, khoản 2, khoản 3 Điều 92 và khoản 2 Điều 150 Nghị định này;
b) Xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm, quản lý nguồn vốn ngân sách trung ương, đảm bảo phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia được phê duyệt;
c) Hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ thực hiện xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ, các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, cơ sở đón tiếp người có công từ nguồn ngân sách trung ương;
d) Chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính xem xét xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người nước ngoài có công với cách mạng;
đ) Chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và chính sách đối với cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công và bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sĩ;
e) Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin; cơ sở dữ liệu về người có công với cách mạng.
2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm:
a) Thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 50 Pháp lệnh và hướng dẫn các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 7, khoản 5 Điều 12, khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 31, điểm a khoản 1 Điều 38, điểm b khoản 2 Điều 41, khoản 1 Điều 50, khoản 2 Điều 60, khoản 3 Điều 70, khoản 3 Điều 73, khoản 4 Điều 85, khoản 6 Điều 88, khoản 5 Điều 118, khoản 1 Điều 150 Nghị định này.
b) Ban hành quy trình xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin vào tháng 12 năm 2021.
c) Chỉ đạo các Hội đồng giám định y khoa thuộc quân đội thực hiện việc khám giám định y khoa đối với đối tượng thuộc lực lượng quân đội.
3. Bộ Công an chịu trách nhiệm:
a) Thực hiện các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 50 Pháp lệnh và hướng dẫn các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 7, khoản 5 Điều 12, khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 31, điểm a khoản 1 Điều 38, điểm b khoản 2 Điều 41, khoản 1 Điều 50, khoản 2 Điều 60, khoản 3 Điều 70, khoản 3 Điều 75, khoản 4 Điều 85, khoản 6 Điều 88, khoản 5 Điều 118, khoản 2 Điều 150 Nghị định này;
b) Chỉ đạo các Hội đồng giám định y khoa thuộc công an theo quy định tại chương này để hướng dẫn khám, giám định đối với các trường hợp bị thương, bị bệnh trong công an nhân dân.
4. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm:
a) Thực hiện các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 50 Pháp lệnh và hướng dẫn các nội dung quy định tại Điều 104 và khoản 2 Điều 108 Nghị định này.
b) Hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách trung ương chi thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công và thân nhân của người có công.
5. Bộ Y tế chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 50 Pháp lệnh và hướng dẫn các nội dung quy định tại Chương VI Nghị định này.
6. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 50 Pháp lệnh và hướng dẫn các nội dung quy định tại Điều 100 Nghị định này.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định tại khoản 6 Điều 50 Pháp lệnh và hướng dẫn các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 108 Nghị định này.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định tại khoản 7 Điều 50 Pháp lệnh và hướng dẫn các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 108 Nghị định này.
9. Bộ Giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định tại khoản 8 Điều 50 Pháp lệnh và hướng dẫn các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 92 Nghị định này.
10. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định tại khoản 9 Điều 50 Pháp lệnh và hướng dẫn các nội dung quy định tại Mục 4 Chương IV Nghị định này.
11. Các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công.
12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 51 Pháp lệnh;
b) Hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách địa phương chi thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công và thân nhân người có công. Trường hợp trong quá trình triển khai thực hiện có phát sinh các khoản chi đặc thù chưa được quy định trong các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Nghị đình này thì Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phù hợp với khả năng ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật;
c) Xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm, quản lý nguồn vốn ngân sách địa phương chi đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các công trình ghi công liệt sĩ, các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng và đón tiếp người có công do địa phương quản lý theo quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và bảo đảm phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia được duyệt;
d) Chỉ đạo thực hiện việc công nhận cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng 30% là thương binh, người có công.
Điều 203. Điều khoản chuyển tiếp
Tiếp tục áp dụng quy định tại Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13 và Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng để giải quyết những hồ sơ đề nghị xác nhận người có công đã hoàn thiện trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, cụ thể như sau:
1. Hồ sơ người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã được Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Ban Đảng, Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân hoàn chỉnh hồ sơ và đang chờ được ký Quyết định công nhận trước ngày 01 tháng 7 năm 2021.
2. Hồ sơ liệt sĩ đã được cấp giấy báo tử đúng theo quy định trước ngày 01 tháng 7 năm 2021.
3. Hồ sơ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đã được cấp giấy nhận bị thương đúng theo quy định trước ngày 01 tháng 7 năm 2021.
4. Hồ sơ bệnh binh đã được cấp giấy nhận bệnh tật đúng theo quy định trước ngày 01 tháng 7 năm 2021.
5. Hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã có Biên bản giám định của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh trước ngày 01 tháng 7 năm 2021.
6. Hồ sơ người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, lập danh sách để ban hành quyết định trợ cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2021.
Điều 204. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm.
2. Các chế độ ưu đãi người có công và thân nhân người có công quy định tại Nghị định này được áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
3. Những nội dung dẫn chiếu tại Nghị định này được thay đổi khi các văn dẫn chiếu tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
4. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công; Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý và sử dụng Quỹ đền ơn đáp nghĩa; khoản 11 và khoản 12 Điều 13 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế; Nghị định…hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG
PHẠM MINH CHÍNH |
Văn bản này có file đính kèm, tải Văn bản về để xem toàn bộ nội dung |
văn bản tiếng việt
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!