Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Dự thảo Luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tải về
thuộc tính Luật
Lĩnh vực: | Chính sách | Loại dự thảo: | Luật |
Cơ quan chủ trì soạn thảo: | Uỷ ban Dân tộc | Trạng thái: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Dự kiến thông qua tại: | Kì họp đang cập nhật - Khóa đang cập nhật |
Phạm vi điều chỉnh
Luật này là luật chung, quy định các nguyên tắc, chính sách và biện pháp hỗ trợ của nhà nước; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động quản lý nhà nước và hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi.Tải Luật
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
DỰ THẢO 2
ĐỀ CƯƠNG
Luật Hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi
(Kèm theo Tờ trình số: /TTr-UBDT ngày tháng 02 năm 2017
của Ủy ban Dân tộc)
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này là luật chung, quy định các nguyên tắc, chính sách và biện pháp hỗ trợ của nhà nước; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động quản lý nhà nước và hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người dân tộc thiểu số; các dân tộc cư trú ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động quản lý nhà nước và hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Giải thích một số thuật ngữ cần được hiểu thống nhất trong Luật như: công tác dân tộc, vùng dân tộc thiểu số; vùng đồng bào dân tộc thiểu số; vùng miền núi; dân tộc thiểu số; dân tộc đa số; dân tộc thiểu số rất ít người, dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt ... và một số thuật ngữ liên quan khác.
Điều 4. Nguyên tắc hỗ trợ
1. Các dân tộc thiểu số, các dân tộc cư trú ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch; nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng việc hỗ trợ để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
2. Kết hợp sự hỗ trợ của Nhà nước với việc phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc để từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư.
3. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu phát triển đất nước trong từng giai đoạn.
Chương II. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
Mục 1. Chính sách giảm nghèo, hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng, sản xuất, thương mại, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ
Điều 5. Chính sách hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng
1. Phát triển giao thông, thủy lợi.
2. Hỗ trợ điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, chợ gắn với sắp xếp, ổn định dân cư.
Điều 6. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo
1. Ưu đãi vay vốn, hỗ trợ đất sản xuất, công cụ sản xuất; giao đất, giao rừng nhằm hỗ trợ người dân thoát nghèo.
2. Hỗ trợ nâng cao năng lực, phát triển sản xuất, phát triển các ngành nghề truyền thống, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
3. Trợ cấp thường xuyên cho các hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo để đảm bảo cuộc sống tối thiểu.
4. Quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư tập trung phù hợp với đặc điểm vùng miền, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở những khu vực môi trường sinh thái không thuận lợi, thiếu tài nguyên tự nhiên hoặc đang sinh sống tại các khu vực bảo tồn, rừng đặc dụng, khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, sạt lở nguy hiểm.
Điều 7. Chính sách hỗ trợ phát triển thương mại
1. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
2. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm của vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
3. Liên kết giữa Nhà nước, doanh nghiệp, người dân để sản xuất hàng hóa, kết nối thị trường, bao tiêu sản phẩm.
Điều 8. Chính sách ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
1. Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ phù hợp với điều kiện tự nhiên, thế mạnh của vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
2. Hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Điều 9. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và khởi nghiệp
Ưu đãi về thuế, tài chính nhằm thu hút, phát triển doanh nghiệp và khởi nghiệp trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Mục 2. Chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển văn hóa, y tế, dân số, bình đẳng giới, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Điều 10. Chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển văn hóa
1. Phát triển hạ tầng văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
2. Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Nghiên cứu, phổ biến ngôn ngữ chữ viết của dân tộc thiểu số.
Điều 11. Chính sách hỗ trợ y tế, dân số
1. Xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cho các tuyến huyện, xã.
2. Ưu đãi đội ngũ y, bác sỹ làm việc tại các thôn, bản vùng dân tộc thiểu số và miền núi. cải thiện điều kiện làm việc cho.
3. Hỗ trợ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số; phát triển y tế dự phòng.
4. Phát triển dân số và hỗ trợ thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Nâng cao sức khỏe, tầm vóc thanh, thiếu niên các dân tộc thiểu số.
5. Nghiên cứu, bảo tồn, phát triển y, dược học, y dược liệu dân tộc truyền thống.
Điều 12. Chính sách hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới
Điều 13. Chính sách giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Mục 3. Chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm
Điều 14. Chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo
1. Hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số đạt chuẩn quốc gia.
2. Hỗ trợ phát triển hệ thống trường mầm non, phát triển mô hình song ngữ đối với giáo dục mầm non và tiểu học; nâng cao thể chất cho học sinh mẫu giáo, mầm non và tiểu học.
3. Phát triển giáo dục nội trú. Hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số về chỗ ở, học bổng, miễn giảm học phí, đồ dùng học tập.
4. Hỗ trợ giáo viên giảng dạy tại các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo viên là người dân tộc thiểu số và giáo viên dạy tiếng dân tộc.
5. Chính sách hỗ trợ các trương Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp xây dựng khóa học dành riêng cho người Dân tộc thiểu số; mở rộng quy mô chiêu sinh lớp dân tộc thiểu số, dự bị dân tộc ở các cơ sở đào tạo Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
6. Hỗ trợ xóa mù và tái mù cho thanh niên người dân tộc thiểu số.
Điều 15. Chính sách hỗ trợ phát triển dạy nghề
Hỗ trợ phát triển các cơ sở dạy nghề, hỗ trợ học sinh, sinh viên vùng dân tộc thiểu số và miền núi học nghề phù hợp với từng vùng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Điều 16. Chính sách ưu tiên giải quyết việc làm
1. Ưu tiên giải quyết việc làm đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp.
2. Ưu tiên, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, chuyển đổi ngành nghề, xuất khẩu lao động đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Mục 4. Chính sách hỗ trợ phát triển phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số các cấp
Điều 17. Chính sách cán bộ đối với người dân tộc thiểu số
1. Có cơ chế riêng trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.
2. Hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Mục 5. Chính sách hỗ trợ thông tin truyền thông, tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý
Điều 18. Chính sách hỗ trợ thông tin - truyền thông
1. Hỗ trợ phát triển thông tin - truyền thông cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi; cung cấp một số phương tiện thiết yếu nhằm đảm bảo quyền tiếp cận và hưởng thụ thông tin; cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
2. Tăng thời lượng và nâng cao chất lượng sử dụng ngôn ngữ dân tộc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 19. Chính sách hỗ trợ phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý
1. Hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng và địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
2. Hỗ trợ thông qua các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí.
Mục 6. Chính sách hỗ trợ bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển du lịch, thể thao
Điều 20. Chính sách hỗ trợ bảo vệ môi trường, sinh thái
1. Khai thác, sử dụng và phát triển hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo cho vùng có tài nguyên thiên nhiên được đầu tư trở lại phù hợpđiều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Tổ chức phòng, chống thiên tai và ứng cứu người dân ở vùng bị thiên tai, lũ lụt.
Điều 21. Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, thể thao
1. Hỗ trợ phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số và miền núi, gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái; hỗ trợ quảng bá, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch, khai thác hợp lý tiềm năng, danh lam thắng cảnh, phát triển du lịch cộng đồng.
2. Bảo tồn và phát triển các môn thể dục, thể thao truyền thống của các dân tộc.
Mục 7. Một số chính sách đặc thù
Điều 22. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số
Thông qua Đại hội Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số các cấp, tôn vinh và biểu dương công lao đóng góp của các dân tộc thiểu số, nhân sĩ, trí thức, người có uy tín tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Điều 23. Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng, tập huấn, hưởng chế độ đãi ngộ và các ưu đãi khác để phát huy vai trò trong tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Điều 24. Chính sách hỗ trợ phát triển toàn diện các dân tộc thiểu số rất ít người, dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt
Chương III. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
Điều 25. Biện pháp huy động và lồng ghép nguồn lực
Điều 26. Biện pháp thu hút đầu tư
Điều 27. Biện pháp xã hội hóa
Điều 28. Các biện pháp khác
Chương IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
Điều 29. Quản lý nhà nước về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ được quy định trong Luật này.
2. Nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để xây dựng, ban hành và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, chính sách hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
3. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước bằng nhiều biện pháp, hình thức để đồng bào các dân tộc hiểu rõ và chủ động tham gia vào quá trình thực hiện.
4. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị và cán bộ trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc các cấp.
5. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia về dân tộc; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thiên tai, lũ lụt ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
6. Thẩm định các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
7. Hợp tác quốc tế để xây dựng và thực hiện hiện chính sách hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi; khuyến khích việc giúp đỡ, hỗ trợ đầu tư phát triển địa bàn dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
8. Kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các chính sách theo quy định của Luật.
Điều 30. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong hoạt động hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi
1. Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong phạm vi cả nước.
2. Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong phạm vi cả nước.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi ở địa phương theo quy định của Chính phủ.
5. Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, cấp huyện giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi ở địa phương.
Điều 31. Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phối hợp với Ủy ban Dân tộc, các Bộ, ngành liên quan giám sát, tuyên truyền, vận động thực hiện các chính sách hỗ trợ được quy định tại Luật này.
Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm ….
Điều 33. Quy định chi tiết
Chính phủ có trách nhiệm quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
……………….
văn bản tiếng việt
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!