Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 692/UBDT-CSDT 2021 phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 692/UBDT-CSDT
Cơ quan ban hành: | Ủy ban Dân tộc | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 692/UBDT-CSDT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Hầu A Lềnh |
Ngày ban hành: | 04/06/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
tải Công văn 692/UBDT-CSDT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 692/UBDT-CSDT | Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2021 |
Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai
Ủy ban Dân tộc nhận được văn bản số 92/BDN ngày 06/4/2021 của Ban Dân nguyện về việc trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Lào Cai trước kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, cụ thể như sau:
1. Câu hỏi số 1: “Hiện nay một số thôn bản có đồng bào dân tộc Xa Phó sinh sống trên địa bàn tỉnh Lào Cai chưa có tên trong danh mục được hỗ trợ đầu tư theo Quyết định 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ trong khi họ là dân tộc thuộc nhóm dân tộc rất ít người, đời sống còn nhiều khó khăn (huyện Bắc Hà có 443 hộ với 2.211 nhân khẩu; xã Tả Phời, xã Hợp thành thành phố Lào Cai có 217 hộ với 1.072 nhân khẩu. Đề nghị Ủy ban Dân tộc của Chính phủ chỉ đạo các địa phương trong cả nước rà soát (không phân biệt dân tộc này ở thành thị, nông thôn) và đưa vào danh mục phê duyệt đề án phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội khóa XIV”.
Trả lời:
Đồng bào Xa Phó là tên gọi khác của dân tộc Phù Lá, là dân tộc thuộc nhóm dân tộc rất ít người. Do vậy dân tộc Phù Lá hay Xa Phó đều là đối tượng thụ hưởng của Quyết định 2086/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025.
Tại Điều 2 của Quyết định 2086/QĐ-TTg đã quy định: “Ủy ban nhân dân các tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Kon Tum.
- Ban hành các danh mục Dự án cụ thể làm căn cứ phê duyệt, triển khai thực hiện theo tiến độ, mục tiêu của Đề án.
- Chỉ đạo lập, thẩm định, phê duyệt các Dự án thành phần theo quy định”.
Như vậy, nội dung phản ánh của cử tri “hiện nay một số thôn bản có đồng bào dân tộc Xa Phó sinh sống trên địa bàn tỉnh Lào Cai chưa có tên trong danh mục được hỗ trợ đầu tư theo Quyết định 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ” thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào cai, đề nghị cử tri trao đổi trực tiếp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai để làm rõ nội dung này.
Hiện nay, Ủy ban Dân tộc đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 theo quan điểm, mục tiêu, phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp và có cơ chế điều hành quy định tại Nghị quyết 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Theo đó, các chương trình, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trong thời gian tới sẽ được thực hiện ở địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên phạm vi cả nước trong đó chính sách cho con người sẽ chủ yếu tiếp cận theo nguyên tắc là người dân tộc thiểu số, đúng đối tượng sẽ được thụ hưởng, không phân biệt ở vùng sâu, vùng xa hay ở vùng khác. Ngoài ra, đối với nhóm dân tộc thiểu số rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn sẽ có những chính sách hỗ trợ đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, tập quán của các dân tộc. Cụ thể là Dự án 9: Đầu tư tạo sinh kế, phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Do vậy, dân tộc Phù Lá (hay Xa Phó) sẽ là đối tượng thụ hưởng trực tiếp của Dự án trên trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
2. Câu hỏi số 2: “Nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, đến nay Ủy ban Dân tộc ban hành Quyết định số: 460/QĐ-UBDT, ngày 21/8/2020 về việc ban hành chương trình hành động thực hiện, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, thực tế triển khai chậm, chưa thống nhất được phương án tài chính thực hiện nội dung dự án; các chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo: 30a, 135, chương trình xây dựng nông thôn mới. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ tham mưu trình Chính phủ sớm ban hành chính sách và phân bổ ngân sách cho các địa phương tổ chức triển khai thực hiện”
Trả lời:
Ngày 21/8/2020, Ủy ban Dân tộc đã ban hành Quyết định số 460/QĐ-UBDT về việc ban hành chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu tổng quát là: “Tiếp tục quán triệt và thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đã được Đảng, Quốc hội giao tại Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ về việc triển khai Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về phê duyệt phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.
Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các Bộ ngành, địa phương xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Ngày 10/12/2020, Ủy ban Dân tộc đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 1728/TTr-UBDT về thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi. Hiện nay, Ủy ban Dân tộc đang gấp rút hoàn thiện các nội dung giải trình, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi trước khi trình Hội đồng thẩm định quốc gia.
Song song với việc hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Ủy ban Dân tộc và các Bộ ngành đang tiến hành triển khai rà soát các nội dung của Chương trình và xây dựng các cơ chế điều hành, cơ chế quản lý, cơ chế đặc thù, các chính sách, văn bản hướng dẫn cụ thể đối với các dự án, tiểu dự án của Chương trình; xây dựng kế hoạch phân bổ vốn trung hạn và hằng năm cho các bộ ngành, địa phương để kịp thời ban hành ngay khi Chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trên đây là ý kiến trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Dân tộc xin gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai và rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai để Ủy ban Dân tộc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |