Công văn 6055/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển Hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 6055/VPCP-CN
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 6055/VPCP-CN |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Văn Trọng Lý |
Ngày ban hành: | 22/10/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách, Giao thông |
tải Công văn 6055/VPCP-CN
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Số: 6055/VPCP-CN V/v thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển Hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010 | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2007 |
Kính gửi: | - Các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quốc phòng, Xây dựng, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển. |
Xét Báo cáo của Bộ Giao thông vận tải (văn bản số 5974/BGTVT-KHĐT ngày 19/9/2007 và số 6588/BGTVT-KHĐT ngày 15/10/2007) về kết quả kiểm tra thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển Hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
1. Cơ bản nhất trí với Báo cáo của Bộ Giao thông vận tải tại các văn bản trên. Trong những năm tới đây, việc đầu tư xây dựng cảng biển cần được đẩy nhanh, đầu tư có trọng điểm tại những vị trí có điều kiện và nhu cầu xây dựng cảng biển, nhằm khai thác ưu thế tự nhiên, tận dụng khả năng vận tải biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước; đồng thời làm cơ sở để xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam theo một quy hoạch tổng thể và thống nhất trên quy mô cả nước; hình thành những trung tâm kết nối cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại các khu vực, đặc biệt tại các vùng kinh tế trọng điểm, các khu kinh tế, khu công nghiệp lớn; tạo cơ sở vật chất kỹ thuật về cảng biển, khẳng định vị trí và ưu thế về kinh tế biển của đất nước đối với khu vực và thế giới, tạo ra những đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước với nước ngoài nhằm thực hiện tốt những mục tiêu của Nghị quyết Trung ương về Chiến lược biển.
Quy hoạch tổng thể cảng biển cần được rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung với tầm nhìn xa hơn. Nội dung định hướng quy hoạch phát triển cảng trong giai đoạn tới, ngoài việc nâng cấp, đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất, hiệu quả của các cảng hiện hữu, cần tập trung vào việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, một số cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ container, than quặng và dầu quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại..., để có thể từng bước đưa nước ta hội nhập và đủ sức cạnh tranh trong hoạt động cảng biển với các nước trong khu vực và quốc tế.
2. Về các kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải:
a) Về Thí điểm thành lập mô hình mới về quản lý cảng biển tại Khu Kinh tế Dung Quất-Quảng Ngãi:
Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, thí điểm thành lập mô hình quản lý cảng biển như thông lệ các nước (theo tiếng Anh là "port authority") tại Khu Kinh tế Dung Quất-Quảng Ngãi trình duyệt theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
b) Về quan hệ giữa cảng biển và khu công nghiệp:
Đê nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí tài nguyên và tăng độ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vào khu công nghiệp phía sau cảng, giao Uỷ ban nhân dân các tỉnh (có khu công nghiệp gắn với việc đầu tư, khai thác cảng biển) yêu cầu các chủ đầu tư các Khu công nghiệp tập trung xây dựng các cảng để sử dụng chung, tránh xây dựng các cảng chuyên dùng nhỏ lẻ.
c) Về các nội dung cấp bách đối với công tác di dời các cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh:
Yêu cầu các cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4912/VPCP-CN ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ.
d) Về cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cảng:
Về nguyên tắc, đồng ý với kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải và các địa phương, cơ quan liên quan về cập nhật, bổ sung quy hoạch cảng biển tại các văn bản trên; Giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu nội dung quy hoạch hệ thống cảng biển quốc gia với mốc quy hoạch là năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó có những kế hoạch phát triển cụ thể đến năm 2015, phù hợp với định hướng chung của chiến lược và quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới đây, trên cơ sở đó, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, trình duyệt theo quy định.
đ) Trong quá trình nghiên cứu quy hoạch hệ thống cảng biển quốc gia đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, cho phép Bộ Giao thông vận tải thuê tư vấn nước ngoài (nếu cần thiết) tham gia nghiên cứu hoặc thẩm định quy hoạch này.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: - Như trên; - Thủ tướng, các PTTg; - VPCP: BTCN; các PCN: Nguyễn Quốc Huy, Văn Trọng Lý, Kiều Đình Thụ, các Vụ: NN, NC, ĐP, KG, DK, KTTH, QHQT, TH, TTBC, Website CP; - Lưu: VT, CN (3b). 64 | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM
(Đã ký)
Văn Trọng Lý |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây