Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 6009/BNV-CTTN của Bộ Nội vụ về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 6009/BNV-CTTN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nội vụ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 6009/BNV-CTTN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Trọng Thừa |
Ngày ban hành: | 07/12/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
tải Công văn 6009/BNV-CTTN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NỘI VỤ ____ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6009/BNV-CTTN | Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2018 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06/10/21017 quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam (sau đây gọi tắt là TNXP cơ sở) tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 (sau đây gọi là Nghị định số 112/2017/NĐ-CP), trên cơ sở tổng hợp các vướng mắc, đề xuất, kiến nghị bước đầu của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định; ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung trong triển khai thực hiện Nghị định, cụ thể như sau:
1. Về việc xét hưởng chế độ trợ cấp
a) Chế độ trợ cấp áp dụng đối với TNXP cơ sở không còn giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan nhưng được người làm chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi TNXP cơ sở hoạt động xác nhận cụ thể về thời gian tham gia kháng chiến
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ quy định: “Trường hợp thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam có giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này nhưng không thể hiện cụ thể thời gian tham gia kháng chiến thì được hưởng mức 2.500.000 đồng”. Theo đó, thời gian tham gia thanh niên xung phong để tính hưởng chế độ trợ cấp là thời gian được xác định trong giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ. Bản xác nhận của 02 người làm chứng và biên bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 nêu trên nên số thời gian ghi trong đó không phải là số thời gian để tính chế độ trợ cấp. Như vậy, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định số 112/2017/NĐ-CP, những trường hợp không còn giấy tờ gốc hoặc có giấy tờ gốc nhưng không ghi rõ thời gian tham gia TNXP cơ sở thì chỉ được hưởng mức trợ cấp một lần là 2.500.000 đồng.
b) Trường hợp TNXP cơ sở đang hưởng lương hưu nhưng thời gian tham gia TNXP cơ sở chưa được tính để hưởng chế độ hưu trí thì không được hưởng chế độ trợ cấp quy định tại Nghị định số 112/2017/NĐ-CP vì Nghị định quy định không áp dụng đối với người đang hưởng chế độ hưu trí.
c) Trường hợp TNXP cơ sở được Nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến, đã lĩnh tiền trợ cấp một lần thì vẫn được hưởng chế độ, chính sách quy định tại Nghị định 112/2017/NĐ-CP ngày 06/10/2017 vì pháp luật hiện hành không hạn chế và tương ứng với chế độ theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
d) Trường hợp TNXP cơ sở ở miền Nam đã được giải quyết chế độ trợ cấp một lần quy định tại Điều 4 Nghị định số 112/2017/NĐ-CP nhưng hiện nay không còn khả năng lao động và sống cô đơn, không nơi nương tựa, nếu có nguyện vọng thì có được xét chuyển sang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 5 Nghị định sau khi nộp lại số tiền trợ cấp một lần đã nhận?
Vấn đề này, trên cơ sở kết quả sơ kết Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến và trong quá trình xây dựng Nghị định 112/2017/NĐ-CP , Bộ Nội vụ đã đề xuất nội dung nêu trên và xin ý kiến của các bộ, ngành, địa phương. Theo ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về chế độ trợ cấp đối với một số đối tượng không quy định đối tượng đã hưởng chế độ trợ cấp một lần được nộp lại số tiền trợ cấp đã nhận để tính hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, nếu quy định TNXP cơ sở đã được hưởng trợ cấp một lần nay không còn khả năng lao động và sống cô đơn, không nơi nương tựa có nguyện vọng nộp lại tiền trợ cấp một lần để chuyển sang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng sẽ làm phát sinh mâu thuẫn với các đối tượng hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Vì vậy, để đảm bảo tính tương quan, thống nhất trong việc thực hiện chế độ trợ cấp một lần, Bộ Tư pháp đề nghị không quy định nội dung “TNXP cơ sở đã được hưởng trợ cấp một lần nay không còn khả năng lao động và sống cô đơn, không nơi nương tựa có nguyện vọng nộp lại số tiền trợ cấp một lần để chuyển sang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng” trong Nghị định. Nội dung này Bộ Nội vụ cũng đã báo cáo Chính phủ trong quá trình xây dựng, thẩm định và ban hành Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06/10/2017 quy định về chế độ, chính sách đối với TNXP cơ sở tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 và đã được các thành viên Chính phủ đồng ý thông qua.
2. Về căn cứ xác định đối tượng giải quyết chế độ, chính sách
a) Trường hợp TNXP cơ sở không còn một trong các giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 112/2017/NĐ-CP mà chỉ có bản xác nhận của 02 người làm chứng nhưng 02 người này cũng đang làm hồ sơ đề nghị xem xét hưởng chế độ đối với TNXP cơ sở thì phải lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết chế độ, chính sách theo quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định số 112/2017/NĐ-CP.
b) Trường hợp TNXP cơ sở không có đủ 02 đồng đội cùng đơn vị hoặc 02 người trực tiếp huy động, tổ chức, quản lý TNXP cơ sở làm chứng thì có thể lấy giấy chứng nhận của 01 đồng đội đã được công nhận là TNXP cơ sở và 01 người trực tiếp huy động, tổ chức, quản lý TNXP cơ sở.
c) Trường hợp TNXP cơ sở không còn giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8, không còn 2 người làm chứng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 và không được UBND cấp xã nơi TNXP cơ sở hoạt động xác nhận theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 112/2017/NĐ-CP thì có thể căn cứ vào danh sách TNXP cơ sở ban hành kèm theo Quyết định xác nhận phiên hiệu đơn vị TNXP cơ sở của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Thông tư số 18/2014/TT-BNV ngày 25/11/2014 của Bộ Nội vụ quy định việc xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong đã được thành lập và hoạt động trong các thời kỳ đối với đơn vị chưa được xác định phiên hiệu để xác định đối tượng giải quyết chế độ, chính sách.
d) Trường hợp TNXP cơ sở có kê khai thời gian tham gia kháng chiến nhưng thành phần hồ sơ chỉ có Bản sao lý lịch Đảng sau năm 1995 (do không thể trích lục Bản lý lịch Đảng trước năm 1995 hoặc đối tượng đó được kết nạp Đảng sau năm 1995) hoặc Bản sao lý lịch cán bộ, công chức sau năm 2008 (đối với những đối tượng không là Đảng viên) thì không được lấy làm căn cứ để vận dụng xem xét, giải quyết chế độ trợ cấp vì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 112/2017/NĐ-CP thì cơ sở để xem xét giải quyết chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong là lý lịch cán bộ, công chức, viên chức hoặc lý lịch đảng viên khai trước năm 1995.
đ) Trường hợp dưới 14 tuổi tham gia TNXP cơ sở thì không được giải quyết chế độ, chính sách vì theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 112/2017/NĐ-CP thì độ tuổi tham gia TNXP cơ sở từ 16 đến 30 tuổi. Trường hợp đặc biệt dưới 16 tuổi, có sức khỏe tốt, tình nguyện gia nhập TNXP cơ sở và được các đơn vị TNXP cơ sở chấp thuận nhưng không dưới 14 tuổi.
3. Về việc xét hưởng chế độ trợ cấp mai táng
a) Chế độ trợ cấp mai táng quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 112/2017/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với trường hợp TNXP cơ sở từ trần sau ngày Nghị định số 112/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
b) Trường hợp từ trần trước ngày Nghị định số 112/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì chỉ được hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 112/2017/NĐ-CP.
c) Trường hợp thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam từ trần sau ngày Nghị định số 112/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành mà chưa được hưởng chế độ trợ cấp một lần hoặc hàng tháng thì ngoài chế độ trợ cấp mai táng được nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 6, thân nhân của thanh niên xung phong còn được xem xét hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 4 Nghị định số 112/2017/NĐ-CP.
4. Về chế độ bảo hiểm y tế
Chế độ bảo hiểm y tế đối với TNXP cơ sở được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
Trên đây là ý kiến của Bộ Nội vụ về việc giải quyết chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam quy định tại Nghị định số 112/2017/NĐ-CP của Chính phủ để Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |