Công văn 5476/BCT-BGMN của Bộ Công Thương về việc báo cáo công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2016

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 5476/BCT-BGMN

Công văn 5476/BCT-BGMN của Bộ Công Thương về việc báo cáo công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2016
Cơ quan ban hành: Bộ Công ThươngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:5476/BCT-BGMNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Cẩm Tú
Ngày ban hành:20/06/2016Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

tải Công văn 5476/BCT-BGMN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 5476/BCT-BGMN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 5476/BCT-BGMN DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) 5476/BCT-BGMN PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
_______________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________

Số: 5476/BCT-BGMN
V/v báo cáo công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2016

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2016

 

Kính gửi: Ủy ban dân tộc

Ngày 01 tháng 6 năm 2016, Bộ Công Thương nhận được công văn số 491/UBDT-TH của Ủy ban dân tộc về việc chuẩn bị báo cáo công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2016, Bộ Công Thương có ý kiến như sau:

Thực hiện Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3998/QĐ-BCT ngày 07 tháng 5 năm 2014 về Kế hoạch triển khai Chiến lược và chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của Bộ Công Thương.

Việc triển khai thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, rút ngắn Khoảng cách phát triển giữa các dân tộc; giảm dần vùng đặc biệt khó khăn; góp phần hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học vùng dân tộc thiểu số; củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh, quốc phòng. Vì vậy, Bộ Công Thương đã và đang chú trọng triển khai các nhiệm vụ trọng tâm theo chức năng, nhiệm vụ nhằm thực hiện có hiệu quả Chiến lược công tác dân tộc. Trong 6 tháng đầu năm 2016, việc triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả cụ thể:

A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC DÂN TỘC TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

I. Về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, biên giới và hải đảo

1. Chính sách phát triển thương mại biên giới

Hoạt động thương mại biên giới, trong đó có việc mua bán, trao đổi của cư dân biên giới đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm hàng hóa được sản xuất tại vùng biên, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Việt Nam với các nước láng giềng nói chung và giữa cư dân hai bên biên giới nói riêng. Từ đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các nước có chung biên giới và các nước trong khu vực, tạo chuyển biến về đời sống xã hội, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa của đất nước.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã và đang có những chính sách ưu tiên đặc biệt đối với khu vực biên giới thể hiện rõ trong Luật Biên giới quốc gia, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, chính sách miễn thuế đối với hàng hóa của cư dân biên giới theo định mức đã được áp dụng kể từ năm 2003 đến nay (Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2009). Đây là cơ chế chính sách ưu việt thống nhất với chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế- xã hội đối với địa bàn còn nhiều khó khăn, tập trung nhiều đồng bào dân tộc, nhất là ở các vùng biên giới. Chính sách miễn thuế này phù hợp với quy định của WTO, các Hiệp định song phương trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại được ký kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước có chung biên giới và thông lệ quốc tế.

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới, Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, theo hướng tiếp tục áp dụng chính sách miễn thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới, tạo Điều kiện thuận lợi phát triển thương mại biên giới.

Ngoài các chính sách ở cấp Trung ương, trong những năm gần đây, các tỉnh biên giới cũng đã tích cực ban hành các chính sách nhằm phát triển thương mại biên gii như cải thiện các chợ biên giới, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và phát triển các kênh thương mại về các vùng biên giới.

2. Về Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020

Thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc: “Bộ Công Thương xây dựng chương trình phát triển thương mại vùng dân tộc và miền núi theo hướng ưu tiên phát triển hạ tầng, hỗ trợ tiếp cận thị trường, chính sách đặc thù hỗ trợ thương nhân kinh doanh tại vùng dân tộc, miền núi, mô hình gắn kết các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất-chế biến-tiêu thụ sản phẩm”;

Ngày 24 tháng 7 năm 2013, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 6030/VPCP-KTTH thông báo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: “Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; trình Thủ tướng Chính phủ”;

Thực hiện chỉ đạo nêu trên, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2015 phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020.

Triển khai thực hiện Quyết định 964/QĐ-TTg nêu trên, ngày 08 tháng 6 năm 2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2303/QĐ-BCT phê duyệt các đơn vị thực hiện các dự án, đề án, nhiệm vụ năm 2016 (Đợt 1) thuộc Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Bên cnh đó, Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ quan liên quan vận động các Chương trình, Dự án mới từ các tổ chức tài chính quốc tế hỗ trợ cho lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số (ADB, MUTRAP...). Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tổ chức một số Diễn đàn kêu gọi đầu tư về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

II. Chính sách phát triển hạ tầng thương mại

1. Phát triển mạng lưới chợ

a) Triển khai thực hiện Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 và Nghị định s 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ

- Trong thời gian qua, đặc biệt là kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ, công tác đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác chợ trên địa bàn cả nước đã có bước phát triển rất tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình lưu thông, tiêu thụ hàng hóa cho người sản xuất và phục vụ đời sống của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả chủ yếu đã đạt được như nêu trên, công tác quản lý phát triển chợ hiện nay ở nước ta vẫn cho thấy những hạn chế, tồn tại cơ bản cần được tập trung xử lý; trong đó, hoạt động đầu tư xây dựng, chuyển đổi mô hình, chuyển đổi vị trí hoạt động ở một số chợ, đặc biệt ở các thành phố lớn, gây xáo trộn hoạt động kinh doanh, tạo ra bức xúc cho bà con kinh doanh tại chợ, ảnh hưởng tới tình hình xã hội tại địa phương, thậm chí gây khiếu kiện kéo dài. Đ tăng cường công tác quản lý, phát triển chợ và hướng dẫn về những vướng mắc trong công tác chuyển đổi mô hình quản lý, Bộ Công Thương đã có công văn số 1695/BCT-TTTN ngày 12 tháng 02 năm 2015 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thông báo và đề nghị các tỉnh, thành phố chú trọng, tăng cường công tác quản lý và phát triển chợ.

- Nhằm có cơ sở để quản lý, phát triển và đầu tư xây dựng chợ giúp cho các cơ quan Trung ương và các địa phương trong công tác triển khai thực hiện Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP, Bộ Công Thương đã và đang xây dựng Bản đồ số hóa hệ thống chợ trên phạm vi cả nước.

- Đthúc đẩy phát triển hệ thống hạ tầng thương mại nói chung, hệ thống chợ nói riêng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã quan tâm và có những chủ trương, chính sách quan trọng trong việc phát triển hạ tầng thương mại như: Nghị quyết Trung ương số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tng nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, Bộ Công Thương đã xây dựng và thực hiện Chương trình Mục tiêu phát triển hạ tầng thương mại bn vững giai đoạn 2016-2020 gửi Bộ Kế hoạch - Đầu tư xem xét đưa vào kế hoạch trung hạn 2016-2020.

b) Thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến 2020”

Trên cơ sở báo cáo kết quả thực hiện giai đoạn 2010-2015 và đề xuất nội dung triển khai thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 của Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 9180/BCT-TTTN ngày 4 tháng 9 năm 2015 của Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ), Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 9500/VPCP-KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, theo đó: “Đồng ý tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg” như nội dung báo cáo và kiến nghị của Bộ Công Thương. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã có công văn số 12153/BCT-TTTN ngày 27 tháng 11 năm 2015 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Quyết định số 23/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2016-2020.

c) Thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 về việc phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020

Nhằm tạo thuận lợi cho các địa phương trong việc đánh giá, xét công nhận xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới, trong đó đạt tiêu chí số 7 chợ nông thôn, Bộ Công Thương đã nghiên cứu xây dựng dự thảo và lấy ý kiến của các Sở Công Thương về hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 7 chợ nông thôn. Qua ý kiến góp ý của các Sở Công Thương, Bộ đã xây dựng văn bản góp ý với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để sửa đổi, bổ sung Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 về việc phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

III. Chính sách Xúc tiến thương mại

1. Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia

Triển khai thực hiện Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia (viết tt là XTTM), năm 2016, tại Quyết định số 206/QĐ-BCT ngày 18 tháng 01 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã phê duyệt 177 đề án xúc tiến thương mại quốc gia với tổng kinh phí là 90 tỷ đồng, trong đó 65 đề án xúc tiến thương mại phát triển thương mại miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa thực hiện tại 30 tỉnh biên giới, miền núi với tổng kinh phí 14,96 tỷ đồng.

Chương trình XTTM quốc gia năm 2016 tiếp tục ưu tiên cho các hoạt động XTTM phát triển thị trường nội địa, đặc biệt tạo lập kênh phân phối ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, các địa phương còn khó khăn. Các hoạt động phân phối hàng Việt đến khu vực miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa... góp phần tích cực giúp các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã tiếp cận người tiêu dùng tại thị trường trong nước, quảng bá tới người tiêu dùng những sản phm, dịch vụ chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, phong phú, giá cả hợp lý, góp phần thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát đng.

Trong 6 tháng đầu năm 2016 đã tổ chức thực hiện được 18 đề án, trong đó phần lớn là các đề án phiên chợ hàng Việt về miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc như tại một số tỉnh: Hà Giang, Hòa Bình, Lào Cai, Quảng Ninh, Yên Bái, Thanh Hóa, Gia Lai... Mỗi phiên chợ có Khoảng từ 15 đến 25 doanh nghiệp tham gia với 20 đến 40 gian hàng, doanh số đạt trên 500 triệu đồng.

Ngoài ra, một số Hội chợ đã được triển khai trong 6 tháng đầu năm 2016 như:

- Hội chợ Hùng Vương 2016 từ ngày 10 - 16/4 tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ có quy mô: 265 gian hàng và 139 DN tham gia, số lượng khách thăm quan giao dịch 150 nghìn lượt, doanh số đạt 30 tỷ đng.

- Hội chợ Thương mại Quốc tế Festival Huế 2016 từ ngày 28/4 - 04/5 tại thành phố Huế có quy mô 600 gian hàng, 300 doanh nghiệp tham gia, doanh số đạt 20 tỉ đồng.

- Hội chợ Thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang từ ngày 25 - 30/5 tại huyện Tịnh Biên, có quy mô 450 gian hàng của gần 200 doanh nghiệp, số lượng khách đến tham quan mua sắm trên 175.000 lượt khách, tổng doanh số bán hàng tại hội chợ đạt 17 tỷ đồng.

- Hội chợ thương mại vùng kinh tế trọng Điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2016 từ ngày 07 - 12/4 tại Kiên Giang, có quy mô 276 gian hàng của 145 doanh nghiệp, thu hút 60.000 lượt khách đến tham quan mua sm, doanh thu bán hàng tại hội chợ đạt 4,5 tỷ đồng.

2. Cung cấp thông tin

Trong 6 tháng đầu năm 2016, Bộ Công Thương thường xuyên thực hiện biên tập, cập nhật, đăng tải các nội dung, thông tin, chính sách và nhiều sự kiện liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại trên trang điện tử của Cục Xúc tiến thương mại www.vietrade.gov.vn. Việc đăng tải thông tin trên website bng hai ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt) đã cung cp và tuyên truyn tới nhiu tổ chức/doanh nghiệp trong và ngoài nước cập nhật tin tức về các hoạt động XTTM diễn ra trên phạm vi cả nước cũng như các hoạt động XTTM các thị trường nước ngoài, các thông tin về thị trường, chính sách hỗ trợ XTTM tới các địa phương.

Thực hiện tuyên truyền quảng bá cho các doanh nghiệp thương hiệu quốc gia thông qua việc xây dựng Chuyên Mục Thương hiệu Quốc gia trên website nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh thương hiệu và hoạt động của các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia tới cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, giới thiệu các nội dung hoạt động của Chương trình Thương hiệu Quốc gia.

3. Thông tin tuyên truyền về thực hiện công tác dân tộc

Trong 6 tháng đầu năm 2016, Trung tâm Truyền thông - Truyền hình Công Thương - Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã thực hiện sản xuất và phát sóng 30 bài, phóng sự; 06 Chuyên đề trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam và một số Đài địa phương với các nội dung chính sau:

- Thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương vnh vực phát triển công nghiệp, thương mại, thị trường miền núi, biên giới hải đảo.

- Thông tin, tuyên truyền về tình hình tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là nông sản, giúp phát triển thương mại, hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm ở vùng nông thôn, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa.

- Thông tin, tuyên truyền về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái.

Tất cả các chương trình được khán giả xem truyền hình đặc biệt là các doanh nghiệp, doanh nhân quan tâm và đánh giá cao bởi tính thiết thực, tính thời sự của từng Bài, Phóng sự, Chuyên đề.

IV. Chính sách khác

1. Chính sách khuyến công

Bộ Công Thương đã ưu tiên giao kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia năm 2016 triển khai thực hiện các đề án khuyến công tại khu vực miền núi, vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa của các huyện nghèo, các huyện vùng dân tộc, miền núi theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, tổng số là 69 đề án khuyến công quốc gia với kinh phí hỗ trợ trên 19,821 tỷ đồng, thực hiện tại 54 huyện/30 tỉnh (cụ thể: Hoành Bồ/Quảng Ninh; Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình/Hà Giang; Phục Hòa/Cao Bằng; Na Rì/Bắc Kạn; Hàm Yên/Tuyên Quang; Bảo Yên, Văn Bàn, Bắc Hà/Lào Cai; Trấn Yên/Yên Bái; Cao Lộc/Lạng Sơn; Lục Ngạn/Bắc Giang; Cẩm Khê/Phú Thọ; Điện Biên, Mường Ảng, thành phố Điện Biên/Điện Biên; Tân Uyên/Lai Châu; Thuận Châu, Mộc Châu/Sơn La; Cao Phong/Hòa Bình; Thường Xuân, Thạch Thành, Thọ Xuân/Thanh Hóa; Anh Sơn/Nghệ An; Thạch Hà, Đức Thọ/Hà Tĩnh; Trà Bồng, Sơn Tịnh/Quảng Ngãi; Ninh Hải/Ninh Thuận; Tánh Linh/Bình Thuận; Ngọc Hồi, thành phố Kon Tum/Kon Tum; Auyn Pa/Gia Lai; Ea H’leo/ Đắk Lắk; Cư Jút, Tuy Đức, thị xã Gia Nghĩa/Đắk Nông; Đạ Têh, Đạ Hoai, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm/Lâm Đồng; Bù Đốp, Bù Đăng, Bù Gia Mập, Đồng Phú, Lộc Ninh/Bình Phước; Phụng Hiệp, Long Mỹ/Hậu Giang; Châu Thành/Sóc Trăng; Vĩnh Lợi, Đông Hải/Bạc Liêu; Thới Bình/Cà Mau), với việc triển khai thực hiện một số nội dung chính sau:

- Hỗ trợ xây dựng 19 đề án (19 mô hình) trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới với kinh phí là 6,465 tỷ đồng, hỗ trợ 47 đề án ứng dụng máy móc thiết bị với kinh phí là 9,3 tỷ đồng, nhằm khuyến khích đầu tư trên địa bàn khu vực dân tộc, miền núi, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương;

- Hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn khu vực miền Trung - Tây Nguyên tại Đắk Lắk tham gia hội chợ triển lãm trong nước 80% chi phí tham gia gian hàng với kinh phí là 1,056 tỷ đng, cho 220 gian hàng tiêu chuẩn;

- Hỗ trợ lập quy hoạch chi Tiết 01 cụm công nghiệp tại Phú Lương/Thái Nguyên và xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp cho 01 cụm công nghiệp tại Tánh Linh/Bình Thuận với tổng kinh phí là 3,0 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, Bộ Công Thương đã triển khai ký hợp đồng, theo dõi và đôn đốc các đơn vị thực hiện các đề án khuyến công quốc gia, ước thực hiện đạt 45%. Hoạt động khuyến công đã và sẽ tiếp tục đẩy mạnh khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp các địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập và góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo cho lao động tại các vùng nông thôn nói chung, tại các vùng dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa... của các huyện nghèo nói riêng.

2. Chương trình cấp điện nông thôn

Thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020 theo Quyết định số 2081/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ với Mục tiêu cụ thể là cung cấp điện từ lưới điện quốc gia cho khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo; cùng với Chương trình cấp điện từ nguồn năng lượng mới và tái tạo thực hiện Mục tiêu đến năm 2015 có Khoảng 98% số hộ dân nông thôn, đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1179/QĐ-BCT ngày 13 tháng 02 năm 2014 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 2081/QĐ-TTg, giao nhiệm vụ cho các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện.

Hiện nay theo báo cáo của các tỉnh thì tỷ lệ số hộ gia đình ở Việt Nam được cấp điện đã đạt 98,54%; nhiều tỉnh, địa phương hiện nay 100% các huyện, xã trên địa bàn tỉnh đã có điện lưới quốc gia.

Với Mục tiêu cấp điện cho khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo tới năm 2020 Khoảng 12.140 thôn bản với Khoảng 1.288.900 hộ dân thì trong 6 tháng đầu năm 2016, Bộ Công Thương đã và đang triển khai thực hiện một số công việc và hoạt động nhằm triển khai thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn cụ thể như sau:

- Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư và thực hiện đầu tư dự án Cấp điện nông thôn Tỉnh từ lưới điện quốc gia triển khai bằng nguồn vốn Ngân sách Trung ương (TW) cấp hàng năm. Bộ Công Thương đã ban hành Văn bản số 7048/BCT-TCNL ngày 28 tháng 7 năm 2014 hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư và thực hiện đầu tư dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia.

- Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư và thực hiện đầu tư dự án Cấp điện nông thôn Tỉnh từ lưới điện quốc gia triển khai bằng nguồn vốn vay ODA của các Tổ chức tín dụng quốc tế (ODA).

- Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư và thực hiện đầu tư dự án Cấp điện nông thôn Tỉnh từ nguồn điện ngoài lưới điện quốc gia (NLTT), Bộ Công Thương ban hành Văn bản hưng dẫn số 8373/BCT-TCNL ngày 28 tháng 8 năm 2014.

- Hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký vốn thực hiện dự án (theo từng loại vốn NSTW, ODA), Bộ Công Thương đã có Văn bản số 0890/TCNL-LĐ&NT ngày 09 tháng 6 năm 2015, hướng dẫn UBND các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Đắk Nông thủ tục đăng ký nguồn vốn ODA do ADB tài trợ cho dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia giai đoạn 2015-2020.

- Hướng dẫn trình tự, thủ tục bàn giao công trình cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia do Tỉnh tổ chức thực hiện sau đầu tư cho các đơn vị quản lý, vận hành và kinh doanh điện nông thôn.

- Hướng dẫn về cơ chế đầu tư, tổ chức quản lý vận hành, kinh doanh các dự án năng lượng tái tạo và các dạng năng lượng khác ngoài lưới.

- Làm việc với các Tổ chức Tín dụng quốc tế tài trợ vốn cho Chương trình: WB, ADB, JICA, Kfw, AFD... để vận động tài trợ cho Chương trình cấp điện nông thôn. Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan vận động Ngân hàng Tái thiết Đức - KfW tài trợ cho dự án Lưới điện hiệu quả tại các thành phố vừa và nhỏ trong đó có các cấu phần mở rộng và cải tạo lưới điện trung áp, hạ áp thuộc địa bàn các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa như: Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Lạng Sơn, Hòa Bình, Quảng Bình, Gia Lai, Đắk Lắk, Quảng Trị, Đắk Nông, Quảng Nam, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

- Phối hợp triển khai xây dựng Hiệp định với nhà tài trợ và hoàn tất các bước theo quy định để ký kết Hiệp định với các nhà tài trợ.

- Chuẩn bị các văn kiện dự án, sắp xếp bố trí danh Mục dự án thành phần thực hiện theo từng Hiệp định vay vốn và thống nhất với các nhà tài trợ phê duyệt danh Mục dự án thành phần theo các Hiệp định vay vốn.

- Phối hợp các nhà tài trợ và các cơ quan liên quan triển khai tổ chức thực hiện, giám sát, xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo định kỳ, đột xuất, tổng kết hàng năm và tổng kết Chương trình, dự án.

- Thỏa thuận danh Mục đầu tư, nội dung dự án đầu tư các dự án cấp điện nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện. Đến nay, Bộ Công Thương đã hoàn thành việc thỏa thuận danh Mục đầu tư, nội dung dự án đầu tư các dự án Cấp điện nông thôn của 19 tỉnh trong Chương trình cấp điện nông thôn gồm: Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Điện Biên, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Phước, Kon Tum, Đắk Nông.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn.

3. Chương trình cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn

Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, các tỉnh, thành phố hoàn thành công tác khảo sát hiện trạng và đánh giá nhu cầu đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng lưới điện trên phạm vi cả nước để tổng hợp nhu cầu đầu tư tổng thể. Trên cơ sở đó sẽ tập trung vốn đầu tư vào các công trình sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mi lưới điện phân phối tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc.

Công tác cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn là công việc hiện nay đang được EVN và các đơn vị thành viên thường xuyên thực hiện nhằm nâng cao chất lượng điện năng, giảm tổn thất và đảm bảo an toàn trong quản lý, vận hành lưới điện nông thôn.

4. Thông tin tuyên truyền

Thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền phổ biến thông tin cho đồng bào vùng dân tộc đến năm 2020 trên các ấn phẩm. Theo đó, tiếp tục bám sát thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Chính phủ đối với công tác dân tộc trong giai đoạn mới. Các nội dung tuyên truyền trên các ấn phẩm luôn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, đảm bảo đặc thù, chú trọng đến những nhiệm vụ tuyên truyền của ngành Công Thương đối với phát triển kinh tế, thương mại ở vùng biên giới, cửa khẩu, vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo.

- Từ đầu năm 2016 đến nay, Bộ Công Thương đã tăng cường nhiều tin, bài tuyên truyền về sự nghiệp phát triển Công Thương tại vùng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Việc xây dựng đội ngũ phóng viên, cộng tác viên tại các địa bàn khó khăn, đặc biệt là vùng biên giới, hải đảo đã được triển khai và bước đầu mang lại kết quả rõ nét.

- Tập trung bám sát các Mục tiêu, nhiệm vụ của Bộ Công Thương trong phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư tại vùng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo để xây dựng kế hoạch tuyên truyền trong năm 2015. Trong đó, chú trọng về các chương trình phát triển thương mại biên giới, chương trình đưa hàng Việt về phục vụ thị trường miền núi, hải đảo gắn với hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn mới.

- Đầu tháng 01/2015, Báo Công Thương và Trung tâm Thông tin - Ủy ban Dân tộc đã ký kết Thoả thuận hợp tác về công nghệ thông tin, truyền thông, cung cấp thông tin thị trường phục vụ đồng bào dân tộc và miền núi năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020. Đây là hoạt động phối hợp trên lĩnh vực thông tin tuyên truyền, hỗ trợ thông tin thị trường, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; Triển khai thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc.

V. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện

Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo có địa bàn trải dài với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống nên việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có hạ tầng phát triển công nghiệp - thương mại tại các vùng dân tộc đòi hỏi phải đầu tư nguồn lực lớn, trong khi đó nguồn vốn ngân sách thì rất hạn chế nên việc đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn.

Tình hình kinh tế cả nước hiện đang khó khăn nên việc kêu gọi các nhà đầu tư huy động các nguồn lực xã hội đầu tư vào phát triển hạ tầng ngành Công Thương, đặc biệt là hạ tầng tại vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc là rất khó khăn. Bên cạnh đó, có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập, mức sống giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn cũng là nguyên nhân hạn chế nhu cầu tiêu dùng cá nhân và gia đình của các hộ vùng nông thôn, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại nông thôn.

Tại vùng dân tộc thiểu số, các địa phương phải tập trung vào những dự án lớn, trọng Điểm như trường học, trạm xá, giao thông, thủy lợi, các công trình hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp nên nguồn vốn dành cho xây dựng chợ chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, yêu cầu nguồn vốn đầu tư đối với chợ thường lớn, nhưng lợi ích kinh doanh mang lại không cao so với vốn bỏ ra nên chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư. Bên cạnh đó, do địa bàn miền núi hiểm trở, dân cư thưa thớt nên gặp khó khăn trong việc quy hoạch và chọn địa Điểm xây dựng chợ; một số tiến độ thực hiện dự án còn chậm là do hạ tầng giao thông đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến việc vận chuyển nguyên vật liệu và thiết bị phục vụ dự án, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước chưa có hoặc đu tư chưa đồng bộ.

Cơ chế chính sách thương mại đi với miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo chưa được quy định trong Luật Thương mại năm 2005 nên chưa đảm bảo hiệu lực pháp lý và chưa thực sự tạo động lực cho vùng khó khăn có Điều kiện phát triển thương mại ổn định, bền vững. Hiện nay, các cơ chế chính sách về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới và hải đảo còn tản mạn trong nhiều văn bản pháp luật, trong nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước chưa mang tính hệ thống, đồng bộ mà đôi khi còn trùng lặp, chồng chéo, gây ra nhiều bất cập khi triển khai thực hiện. Các cơ chế, chính sách và giải pháp hiện hành chưa thực sự tạo động lực để phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, chưa góp phần thu hẹp Khoảng cách phát triển giữa thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo với thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, Chương trình cấp điện nông thôn cũng đã và đang gặp phải nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện do khu vực cần cấp điện nông thôn hiện nay phân bố rải rác ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, nơi có Điều kiện giao thông đi lại rất khó khăn. Đối với khu vực nông thôn miền núi dân cư sinh sống phân tán, trong khi khu vực hải đảo Khoảng cách đến đất liền lên tới hàng chục ki-lô-mét, để cấp điện từ lưới điện quốc gia cần đầu tư xây dựng khối lượng lớn đường dây trung, hạ áp hoặc cáp ngầm vượt biển với chi phí đầu tư lớn, đối với đường dây trên không Khoảng 1 tỷ đồng/km và 20 tỷ đồng/km cáp ngầm dưới biển. Bên cnh đó, việc chưa huy động được nguồn vốn ODA để bổ sung thêm nguồn vốn cho Chương trình cũng là một khó khăn khi triển khai thực hiện.

Công tác thông tin, tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc, miền núi biên giới, hải đảo còn nhiều hạn chế do thường là vùng sâu, vùng xa phương tiện đi lại khó khăn. Vì vậy, việc tiếp cận, tìm hiểu xây dựng các tin, bài phóng sự truyền hình phản ánh những vấn đề ở khu vực này cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế, thời gian thực hiện thường kéo dài, kinh phí thực hiện tốn kém.

B. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC DÂN TỘC TRONG 6 THÁNG CUỐI NĂM 2016

I. Những nhiệm vụ tập trung triển khai thực hiện

1. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý trong phát triển hạ tầng thương mại, ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hạ tầng thương mại chủ yếu, đặc biệt là hạ tầng chợ tại trung tâm các xã, cụm xã khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo.

2. Xây dựng cơ chế, chính sách, các chương trình, dự án trọng Điểm và tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc, biên giới theo Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, tiếp tục hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại, tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về khu vực nông thôn, biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo nhằm quảng bá, giới thiệu cung cấp các mặt hàng thiết yếu do Việt Nam sản xuất phục vụ nhân dân địa phương, kết nối cung cầu hàng hóa giữa doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối, người tiêu dùng tại các vùng có Điều kiện khó khăn này. Đồng thời, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Chương trình bình ổn giá thị trường.

4. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình Khuyến công nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở nông thôn phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động tại các địa bàn có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

5. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn, thực hiện Mục tiêu đưa điện về nông thôn, đảm bảo hầu hết số hộ dân nông thôn có điện. Tập trung triển khai thi công xây dựng các công trình đã được phê duyệt vốn. Đồng thời, giải quyết các vướng mắc trong cung cấp điện cho sản xuất, sinh hoạt ở khu vực thưa dân cư, đồng bào dân tộc ít người, các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

6. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng ở địa bàn vùng đồng bào dân tộc thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

II. Đề xuất, kiến nghị

1. Đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ

- Giao các Bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển lĩnh vực công nghiệp và thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và hải đảo. Các cơ chế, chính sách dân tộc được xây dựng thời gian tới nên hướng tới Mục tiêu giải quyết, tạo việc làm cho người lao động vùng dân tộc; có cơ chế, chính sách đặc thù khuyến khích, ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, dịch vụ ở các vùng dân tộc, các huyện nghèo; có cơ chế trợ giá để doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm hàng hóa cho đồng bào dân tộc vùng chuyên canh, tạo Điều kiện phát triển sản xuất.

- Chính phủ báo cáo Quốc hội bố trí ngân sách Trung ương cho Chương trình Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020 mỗi năm Khoảng 5.600 tỷ đồng để hỗ trợ UBND các tỉnh, thành phố và EVN triển khai thực hiện đầu tư các dự án thành phần thuộc Chương trình.

2. Đề xuất, kiến nghị đối với các Bộ, ngành

- Bộ Tài chính hàng năm bố trí và sớm cấp kinh phí để Bộ Công Thương triển khai thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020; Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, Chương trình khuyến công để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề do Quốc hội và Chính phủ giao cho ngành Công Thương trong bi cảnh khó khăn hiện nay.

- Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Ưu tiên b trí nguồn vn đầu tư phát triển cho Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020; trong giao vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước hàng năm cho các địa phương, đối với nguồn vốn đầu tư phát triển chợ, đề nghị chuyển thành Mục riêng nhằm tạo Điều kiện thuận lợi cho các tỉnh thực hiện việc hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tích cực phối hợp với Bộ Công Thương làm việc với các nhà tài trợ như: ADB, WB, EU để huy động nguồn vốn ODA bổ sung thêm cho nguồn ngân sách Trung ương còn thiếu so với nhu cầu đầu tư của Chương trình cấp điện nông thôn.

3. Đối vi các địa phương vùng dân tộc và miền núi

- Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm hơn nữa thực hiện Chiến lược công tác dân tộc trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, trong 6 tháng cuối năm 2016 cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc, tập trung ưu tiên giải quyết những vấn đề khó khăn, còn tồn tại ở vùng đồng bào dân tộc.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh tạo Điều kiện quan tâm bố trí vốn đầu tư xây dựng chợ trung tâm xã của các huyện nghèo thuộc tỉnh theo quy định của Nghị quyết 30a của Chính phủ; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện nghèo chủ động lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn được hỗ trợ, lập dự án, bố trí quỹ đất xây dựng các chợ trung tâm xã phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, bố trí quỹ đất hợp lý để xây dựng chợ trung tâm huyện và các chợ trung tâm xã; hỗ trợ kinh phí đ xây dựng hạ tầng; có chính sách ưu đãi v tín dụng, thuế, sử dụng đất, xây dựng phù hợp cho các nhà đầu tư chợ.

- Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

- Quan tâm củng cố tăng cường nhân lực, bố trí cán bộ có năng lực làm công tác dân tộc.

Trên đây là báo cáo công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2016 của Bộ Công Thương, xin gửi Ủy ban dân tộc để tổng hợp./.

 

  Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Cục, Vụ: TCNL, CNĐP, XTTM, TTTN;
- Lưu: VT, BGMN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Cẩm Tú

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi