Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 5300/BNN-KHCN 2022 hỗ trợ nông dân tiếp cận khoa học, công nghệ cao
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 5300/BNN-KHCN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 5300/BNN-KHCN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Lê Minh Hoan |
Ngày ban hành: | 11/08/2022 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
tải Công văn 5300/BNN-KHCN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5300/BNN-KHCN | Hà Nội, ngày 11 tháng 08 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh, do Ban Dân nguyện chuyển đến tại Công văn số 487/BDN ngày 14/6/2022, nội dung kiến nghị như sau:
Nội dung kiến nghị (Câu số 42)
Cử tri kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục quan tâm xem xét, có chính sách thích hợp để hỗ trợ nông dân sản xuất giỏi và tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao
Bộ Nông nghiệp và PTNT xin trả lời như sau:
Thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu NLTS năm 2021 đạt kết quả cao kỷ lục 48,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020. Tiếp tục có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD (thêm 1 mặt hàng là Thức ăn gia súc và nguyên liệu), trong đó có 06 mặt hàng có kim ngạch trên 03 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 14,81 tỷ USD; tôm trên 3,85 tỷ USD; rau quả trên 3,52 tỷ USD; hạt điều 3,66 tỷ USD; gạo trên 3,27 tỷ USD; cao su trên 3,31 tỷ USD). Thặng dư thương mại toàn ngành 6,44 tỷ USD, giảm 40,8% so với năm 2020.
Đạt được những kết quả trên, có đóng góp không nhỏ của việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất, đặc biệt là công tác nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi mới và các quy trình kỹ thuật kèm theo. Giai đoạn 2016-2020, với mục tiêu giúp người dân nhanh chóng tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành, hỗ trợ, khuyến khích và đưa vào thực tế sản xuất khoảng trên 200 giống mới, 160 tiến bộ kỹ thuật và 80 sáng chế/giải pháp hữu ích. Bộ đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành nhiều chính sách và chương trình, cụ thể như sau:
1. Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông quy định rất cụ thể về các nội dung hoạt động khuyến nông, chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất giỏi và tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao, như:
- Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo: Nông dân tham gia tập huấn khuyến nông được hỗ trợ tối đa 100% chi phí tài liệu, tiền ăn, đi lại, nơi ở trong thời gian tham dự đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, khảo sát học tập khuyến nông theo quy định hiện hành.
- Thông tin tuyên truyền: Nông dân được hỗ trợ tài liệu, đi lại, tiền ăn, nơi ở khi tham gia các hoạt động phổ biến quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động khuyến nông.
- Xây dựng và nhân rộng mô hình: Tham gia mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ kỹ thuật tùy vào từng địa bàn, nông dân sẽ được hỗ trợ từ 40%-100% chi phí về giống, thiết bị, vật tư thiết yếu để xây dựng mô hình.
2. Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã tạo cơ sở pháp lý, tạo điều kiện cho nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất và hợp tác, liên kết với HTX nông nghiệp, doanh nghiệp trong việc tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Từ đó ổn định sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân.
3. Thực hiện Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020, trong giai đoạn 2013-2020, đã có 5.000 hợp tác xã nông nghiệp được hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao với tổng kinh phí khoảng 365 tỷ đồng, trong đó kinh phí từ ngân sách Trung ương khoảng 155 tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 210 tỷ đồng. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, đến nay đã có hàng ngàn hợp tác xã nông nghiệp sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt như: VietGap, GlobalGap, UTZ, 4C…
4. Ngày 14/12/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thống nhất ký kết Chương trình phối hợp công tác nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, giai đoạn 2021-2025, một trong những nội dung chính của Chương trình là đẩy mạnh ứng dụng KHCN sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2025 nâng tỷ lệ diện tích sản xuất thực hành nông nghiệp tốt đạt 15-20%. Hai cơ quan cùng phối hợp và chỉ đạo ngành dọc thực hiện:
- Hướng dẫn hội viên, nông dân ứng dụng CNC, nông nghiệp sinh thái theo hướng kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp gắn với áp dụng các qui trình kỹ thuật, tiêu chuẩn GAP. Định hướng sản xuất theo hướng hữu cơ, sử dụng nhiều chế phẩm sinh học để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu nông sản, nhãn hiệu tập thể, truy xuất nguồn gốc và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm chủ lực hướng tới mục tiêu xuất khẩu.
5. Phối hợp với Báo Nông thôn Ngày nay, Bộ Khoa học và Công nghệ và Trung ương Hội nông dân Việt Nam tổ chức cuộc thi “Làm nông thời công nghệ 4.0”. Thông qua cuộc thi để khuyến khích nông dân, các hợp tác xã nông nghiệp tham gia ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đồng thời nâng cao hiểu biết và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ số, sử dụng mạng xã hội của nông dân trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.
Trên đây là trả lời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh; trân trọng cám ơn cử tri Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, nông thôn; xin gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh để trả lời cử tri./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây