Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 4548/LĐTBXH-VPQGGN 2023 trả lời kiến nghị
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 4548/LĐTBXH-VPQGGN
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4548/LĐTBXH-VPQGGN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Lê Văn Thanh |
Ngày ban hành: | 26/10/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
tải Công văn 4548/LĐTBXH-VPQGGN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4548/LĐTBXH-VPQGGN | Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2023 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được Báo cáo số 127/BC-BTNMT ngày 20/9/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Kết quả triển khai nhiệm vụ của Đoàn công tác 435, 853 của Chính phủ về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu và khó khăn, vướng mắc của tỉnh Lai Châu và Điện Biên.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời các kiến nghị của tỉnh Điện Biên mới đề xuất (tại phần II mục B Phụ lục kèm theo Báo cáo số 127/BC- BTNMT) có liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 chi tiết tại Phụ lục kèm theo.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi quý Ủy ban./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ TỈNH ĐIỆN BIÊN[1]
(Kèm theo Công văn số 4548/LĐTBXH- VPQGGN ngày 26/10/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
1. Kiến nghị số 8: Có cơ chế cho phép các địa phương được điều chỉnh nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện các dự án, tiểu dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (CTMTQG GNBV) để phù hợp với nhu cầu, nhiệm vụ chi của địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương.
Trả lời:
Tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 38/2023/NĐ-CP - sau đây viết tắt là Nghị định số 27/2022/NĐ-CP)[2] quy định cơ quan chủ chương trình thông báo tổng mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương hằng năm cho các bộ, cơ quan trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chi tiết theo dự án thành phần của từng chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP thì việc lập, phê duyệt, giao kế hoạch thực hiện, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo từng hoạt động.
Thực hiện quy định trên, căn cứ đề xuất của các địa phương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổng hợp, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ trình Quốc hội giao trung hạn vốn đầu tư phát triển và dự toán vốn sự nghiệp thực hiện CTMTQG GNBV hằng năm. Khi cấp có thẩm quyền chưa có quy định mới, việc điều chỉnh nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện các dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công.
2. Kiến nghị số 9: Theo các quyết định phê duyệt các CTMTQG của Thủ tướng Chính phủ, đối với từng CTMTQG quy định khá nhiều dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần và nội dung chi tiết thực hiện (khoảng 78 tiểu dự án, nội dung chi tiết); tương ứng giao nhiều nhiệm vụ cho các bộ, ngành trung ương và địa phương phải ban hành văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết triển khai thực hiện từ đó dẫn đến việc thực hiện mất nhiều thời gian và nghiên cứu, áp dụng thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn (chờ văn bản hướng dẫn; khi có văn bản hướng dẫn ban hành thì muộn hoặc sau khi ban hành có nội dung không phù hợp dẫn đến khó triển khai thực hiện...). Do vậy, để thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các CTMTQG, đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung các quy định của 03 CTMTQG theo hướng tích hợp thành 01 chương trình chung hoặc lồng ghép các nội dung thực hiện cho đồng bộ nhằm tăng cường hơn nữa việc phân cấp, giao quyền, tạo sự chủ động cho các địa phương, đơn vị được quyết định và chịu trách nhiệm với nội dung thực hiện bảo đảm mục tiêu chương trình đề ra.
Trả lời:
a) Việc lồng ghép nội dung thực hiện các CTMTQG
Tại điểm c khoản 1 Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, Chính phủ giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có); giữa các chương trình, dự án khác trên địa bàn để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Điều 10 Nghị định này. Do vậy, đề nghị quý Ủy ban thực hiện theo quy định nêu trên.
b) Việc tích hợp các CTMTQG thành 01 chương trình chung
Bộ LĐTBXH xin ghi nhận và nghiên cứu, để báo cáo cấp có thẩm quyền trong thời gian tới.
3. Kiến nghị số 30: Sớm sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2022[3] để một số tiêu chí tài sản quy định phù hợp với tính chất vùng miền hơn tạo thuận lợi trong việc xác định mức độ chính xác trong công tác rà soát hộ nghèo.
Trả lời:
Quy định về phương pháp, bộ công cụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 tại Thông tư số 02/2022/TT-BLĐTBXH được xây dựng trên cơ sở kế thừa từ giai đoạn 2016-2020; đồng nhất với phương pháp, bộ công cụ khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê, bảo đảm thu thập thông tin, đặc trưng của hộ gia đình một cách toàn diện, hệ thống trong mối tương quan logic và khoa học giữa các chỉ tiêu, phù hợp với đặc điểm vùng, miền để ước lượng mức thu nhập (không chấm điểm theo giá trị từng tài sản) và mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ gia đình, bảo đảm Phản hồi khách quan thực trạng nghèo của hộ gia đình.
Để bảo đảm phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn, Bộ LĐTBXH sẽ tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung vào thời điểm thích hợp.
4. Kiến nghị số 31: Xem xét, hướng dẫn quy định rõ nhóm đối tượng “người lao động có thu nhập thấp” tại Tiểu dự án 1 Dự án 4 CTMTQG GNBV.
Trả lời:
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 124/NQ-CP[4], của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 666/TTg-QHĐP[5] và của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại Thông báo số 392/TB-VPCP[6], Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang khẩn trương nghiên cứu, đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp là đối tượng thụ hưởng Tiểu dự án 1 Dự án 4 thuộc Chương trình.
5. Kiến nghị số 32: Đề nghị Bộ LĐTBXH xem xét hướng dẫn nội dung hỗ trợ “trang thiết bị phục vụ sản xuất” thuộc CTMTQG GNBV (theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH và khoản 5 Điều 13 Thông tư số 46/2022/TT-BTC).
Trả lời:
Tại điểm đ khoản 1 Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, Chính phủ giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định chi tiết các nội dung hỗ trợ (gồm trang thiết bị phục vụ sản xuất nếu có), mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất tại địa phương. Do vậy, đề nghị quý Ủy ban trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định./.
[1] Tại phần II mục B Phụ lục kèm theo Báo cáo số 127/BC-BTNMT ngày 20/9/2023.
[2] Nghị định 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
[3] Thông tư số 02/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH ngày 18/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 và mẫu biểu báo cáo.
[4] Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 07/8/2023 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2023.
[5] Công văn số 666/TTg-QHĐP ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia.
[6] Thông báo số 392/TB-VPCP ngày 24/9/2023 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 -2025 trực tuyến với các địa phương về sơ kết tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2021 đến nay và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.