Công văn 3874/TCHQ-GSQL ý kiến với các đề xuất về giải pháp sau ảnh hưởng Covid-19
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 3874/TCHQ-GSQL
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3874/TCHQ-GSQL |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Mai Xuân Thành |
Ngày ban hành: | 11/06/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách, COVID-19 |
tải Công văn 3874/TCHQ-GSQL
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ----------- Số: 3874/TCHQ-GSQL V/v Ý kiến với các đề xuất về giải pháp sau ảnh hưởng Covid-19 | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------
Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2020 |
Kính gửi: Câu lạc bộ Giám đốc tài chính Việt Nam
(Đ/c: Lầu 4, Cao ốc Phượng Long, 506 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp HCM)
Trả lời một số kiến nghị tại công văn số 21.04/2020/VCFC)-VACD ngày 21/4/2020 của Câu lạc bộ Giám đốc tài chính Việt Nam (VCFO), liên quan đến lĩnh vực hải quan tại mục 1.6, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Đối với việc hạn chế hoặc không tiến hành kiểm tra sau thông quan trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 2466/TCHQ-KTSTQ ngày 14/4/2020 chỉ đạo các Cục Hải quan địa phương tạm dừng hoạt động kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành để đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan trong năm 2020. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải kiểm tra sau thông quan thì phải được phê duyệt của thủ trưởng đơn vị; Trước khi tiến hành kiểm tra sau thông quan phải có văn bản thông báo cho doanh nghiệp cung cấp thông tin. Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và có văn bản đề nghị thì thủ trưởng đơn vị xem xét dừng kiểm tra.
2. Đối với kiến nghị không áp dụng phạt hành chính trong trường hợp người khai hải quan, người nộp thuế tự phát hiện sai sót trong việc khai hải quan và tự điều chỉnh tờ khai nhưng chậm hơn 60 ngày kể từ ngày thông quan. Trong trường hợp đã nộp phạt, số đã nộp sẽ được hoàn lại cho doanh nghiệp.
Do không có hồ sơ cụ thể và nội dung thông tin cung cấp chưa đầy đủ nên Tổng cục Hải quan không có cơ sở để trả lời. Về nguyên tắc:
a) Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 5 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP, trong đó có trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ hoặc do sự kiện bất khả kháng. Việc áp dụng các quy định về không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nêu trên cần được xem xét trên cơ sở hồ sơ vụ việc cụ thể.
b) Liên quan đến hành vi mà VCFO mô tả có các chế tài xử lý vi phạm hành chính như sau:
- Điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP quy định phạt 10% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế cao hơn so với quy định pháp luật về thuế đối với trường hợp người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ khai thuế quá 60 ngày kể từ ngày thông quan hàng hóa nhưng trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra.
- Điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP quy định phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế cao hơn so với quy định pháp luật về thuế đối với hành vi không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc trường hợp cơ quan hải quan phát hiện khi thanh tra, kiểm tra sau thông quan nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện nộp đủ sổ tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm.
Do đó, căn cứ vào các quy định nêu trên và hồ sơ vụ việc cụ thể, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan sẽ xem xét việc xử phạt vi phạm hành chính từng trường hợp theo quy định.
3. Liên quan đến vướng mắc khi thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018 của Chính phủ đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đề nghị thành lập doanh nghiệp chế xuất (DNCX):
Đối với dự án đầu tư thành lập DNCX đã hoàn thành việc xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, chuẩn bị đi vào hoạt động để sản xuất hàng xuất khẩu, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3778/TCHQ-GSQL ngày 09/06/2020 tạm thời hướng dẫn Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện.
Đối với dự án đầu tư thành lập là DNCX chưa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đang dự kiến thành lập dự án, Tổng cục hải quan đang thúc đẩy các giải pháp để báo cáo cấp có thẩm quyền nhằm tháo gỡ vướng mắc này.
Vì vậy, đề nghị Câu lạc bộ Giám đổc tài chính Việt Nam (VCFO) tham khảo công văn số 3778/TCHQ-GSQL đính kèm cùng với các nhà đầu tư phối hợp thực hiện.
Tổng cục Hải quan có ý kiến để quý đơn vị được biết./.
Nơi nhận: - Như trên; - VPCP; - Thứ trưởng Vũ Thị Mai; - Bộ KHĐT; - Cục HQ các tỉnh, thành phố; - Cục KTSTQ, Vụ TTr, PC; - Lưu: VT, GSQL (03bản). | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG KT. CỤC TRƯỞNG CỤC GSQL VỀ HQ PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai Xuân Thành |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây