Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 3362/LĐTBXH-VP 2018 tăng cường công tác nuôi con nuôi tại địa phương
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 3362/LĐTBXH-VP
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3362/LĐTBXH-VP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Đào Ngọc Dung |
Ngày ban hành: | 14/08/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Tư pháp-Hộ tịch |
tải Công văn 3362/LĐTBXH-VP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH Số: 3362/LĐTBXH-VP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2018 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trong hơn 7 năm qua kể từ khi thực hiện Luật nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với trẻ em. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác này trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ những tồn tại, cụ thể là: nhu cầu trẻ em tìm gia đình thay thế và mong muốn của các gia đình được nhận nuôi trẻ là rất lớn nhưng thực tế số lượng các trường hợp được giải quyết còn hạn chế; khi giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài, một số cơ sở trợ giúp xã hội còn “gắn” với vấn đề hỗ trợ tài chính của cha mẹ nuôi là người nước ngoài.
Thực trạng trên do những nguyên nhân cơ bản như: công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi chưa chặt chẽ; công tác phối hợp liên ngành chưa hiệu quả; nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật về nuôi con nuôi ở cấp cơ sở còn hạn chế nên chưa có sự quan tâm thỏa đáng đối với công tác này; một số quy định pháp luật liên quan đã bộc lộ những tồn tại, bất cập.
Để khắc phục thực trạng nêu trên và tạo chuyển biến đối với công tác nuôi con nuôi, sau khi trao đổi, thống nhất với Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện những nội dung sau:
1. Yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tới việc giải quyết nuôi con nuôi tại địa phương tuân thủ và thực hiện nghiêm các quy định pháp luật hiện hành về trẻ em và nuôi con nuôi, Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình mới.
2. Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương hướng dẫn các cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện đúng trình tự, thủ tục tiếp nhận, quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ từ phía cha mẹ nuôi và tổ chức con nuôi nước ngoài theo quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng mục đích chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra thường kỳ và đột xuất đối với việc tiếp nhận và giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở các cơ sở trợ giúp xã hội nhằm ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật.
3. Yêu cầu cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, cấp huyện:
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục tiếp nhận trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập, trong trường hợp trẻ em không được nhận chăm sóc bằng các hình thức ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.
- Rà soát danh sách trẻ em tại các cơ sở trợ giúp xã hội định kỳ 06 tháng; tiếp nhận kiến nghị của cơ sở trợ giúp xã hội để xem xét, quyết định hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển trẻ em sang hình thức chăm sóc thay thế phù hợp, trong đó có nuôi con nuôi, theo quy định của Luật trẻ em.
- Rà soát, đánh giá năng lực, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiện toàn cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cán bộ, nhân viên của các cơ sở trợ giúp xã hội, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập, trong công tác giải quyết việc nuôi con nuôi; cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở trợ giúp xã hội đủ điều kiện.
4. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã định kỳ 6 tháng đánh giá việc trẻ em đang được các cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế để xem xét, quyết định chuyển đổi hình thức thay thế phù hợp, trong đó có nuôi con nuôi./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây