Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 3177/BQP-CT của Bộ Quốc phòng về tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác xác nhận và giám định thương binh
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 3177/BQP-CT
Cơ quan ban hành: | Bộ Quốc phòng | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3177/BQP-CT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Thành Cung |
Ngày ban hành: | 14/11/2011 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Hành chính |
tải Công văn 3177/BQP-CT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3177/BQP-CT | Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2011 |
Kính gửi: Các đơn vị trực thuộc Bộ
Những năm qua, thực hiện Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 và Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Thông tư liên tịch số 16/1998/TTLT-BLDTBXH-BQP-BCA ngày 25/11/1998 của liên Bộ: Lao động- Thương binh và Xã hội - Bộ Quốc phòng - Bộ Công an hướng dẫn một số điểm về công nhận và giải quyết quyền lợi đối với liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, Thông tư số 25/2007/IT- LĐTBXH ngày 25/11/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng, Thông tư số 166/2006/TT-BQP ngày 28/9/2006 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thủ tục hồ sơ, thẩm quyền công nhận, quy trình lập hồ sơ người có công với cách mạng (phần Quân đội quản lý), các đơn vị trong toàn quân đã lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc lập hồ sơ xác nhận liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, giải quyết quyền lợi về chính sách cho hàng chục ngàn đối tượng diện tồn đọng sau chiến tranh, đảm bảo đúng quy định, công khai, dân chủ; được cấp uỷ, chính quyền, nhân dân các địa phương và đối tượng chính sách đồng tình, ủng hộ.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, một số đơn vị, địa phương chưa chấp hành nghiêm túc quy trình và thẩm quyền xác nhận, xét duyệt hồ sơ; công tác giám định thương tật ở một số Hội đồng Giám định y khoa chưa chặt chẽ; công tác lưu trữ hồ sơ chưa được chú trọng; cá biệt, có đơn vị buông lỏng công tác quản lý, chỉ đạo, thiếu trách nhiệm trong việc xác nhận và giám định thương tật, để phát sinh tiêu cực kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng phải xử lý bằng pháp luật...
Xuất phát từ tình hình trên, để thực hiện đúng các quy định, bảo đảm chặt chẽ trong việc xác nhận đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công nói chung, công tác xác nhận thương binh và giám định thương tật nói riêng, Bộ Quốc phòng, yêu cầu các cơ quan, đơn vị làm tốt một số nội dung sau đây:
1. Cấp ủy, chỉ huy các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc giải quyết các tồn đọng về chính sách và tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Nâng cao chất lượng quản lý và trách nhiệm trong tổ chức thực hiện, nhất là công tác xác nhận và giám định thương tật, chấp hành nghiêm túc và chặt chẽ các quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng; minh bạch, công khai, bảo đảm cho những người có công được hưởng chế độ, chính sách theo quy định. Biểu dương kịp thời những cơ quan, đơn vị làm tốt; đồng thời, chấn chỉnh những khâu yếu, nơi yếu trong thực hiện công tác này, không để phát sinh sai sót, tiêu cực, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, gây phiền hà cho đối tượng chính sách, các hành vi giả mạo, vụ lợi...
2. Chỉ đạo cơ quan chính trị các cấp, Hội đồng Giám định y khoa thuộc quyền kiện toàn và lưu trữ hồ sơ các đối tượng đã được hưởng chính sách theo quy định tại Thông tư số 16/1998/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA ngày 25/11/1998 và Thông tư số 25/2007/IT-BLĐTBXH ngày 25/11/2007 (phần thuộc trách nhiệm giải quyết của quân đội). Theo phạm vi và trách nhiệm được phân công kiểm tra, rà soát, đánh giá kết quả đã triển khai thực hiện với từng đối tượng (liệt sỹ, thương binh, bệnh binh): Số lượng đã giải quyết cụ thể, việc thực hiện quy trình, các khâu xác nhận, xét duyệt, tổ chức giám định, ra quyết định công nhận, lưu trữ hồ sơ, chuyển ra và chi trả...
Đối với các trường hợp hồ sơ chuyển ra còn có sai sót, vướng mắc hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo, cơ quan chính trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng chỉ đạo tiến hành xem xét, xác minh, kết luận từng trường hợp cụ thể. Những trường hợp khai man, giả mạo thì đề xuất việc thu hồi và xử lý theo đúng quy định và thẩm quyền của từng cấp.
Các nội dung trên hoàn thành và báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Gục Chính sách/Tổng cục Chính trị) trước ngày 15/12/2011.
3. Thường xuyên làm tốt công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong tình hình mới. Đối với hồ sơ diện tồn đọng về thương binh, liệt sỹ còn phải tiếp tục giải quyết (bao gồm cả hồ sơ đã tiếp nhận), cần bảo đảm tính pháp lý và chính xác, theo đúng quy định. Thủ trưởng cơ quan Chính trị các cấp chủ trì, chỉ đạo kiểm tra kỹ hồ sơ đã tiếp nhận, tập trung vào các nội dung: Quy trình tổ chức thực hiện; căn cứ để cấp lại Giấy chứng nhận bị thương, Giấy chứng nhận bệnh tật; thẩm quyền, trách nhiệm ký, xác nhận hồ sơ; việc tổ chức giám định y khoa và giải quyết quyền lợi đối với thương binh, bệnh binh. Chú trọng tính minh bạch trong các khâu, các bước từ cơ sở trở lên trong việc phát hiện, xét duyệt, thẩm định, giám định thương tật; công bố công khai kết quả sau từng đợt, từng giai đoạn thực hiện; làm tốt công tác lưu trữ hồ sơ; không để lọt hồ sơ giả hưởng chế độ.
4. Quan tâm xây dựng cơ quan và đội ngũ cán bộ chính sách các cấp đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Tăng cường bồi dưỡng cán bộ cả về phẩm chất và năng lực công tác, chú trọng lựa chọn, sử dụng cán bộ tận tụy, trung thực, nắm vững và hiểu sâu chuyên môn công tác chính sách. Quản lý chặt chẽ cán bộ thuộc quyền; kết hợp giữ ổn định cán bộ có kinh nghiệm, tâm huyết với luân chuyển phù hợp, nhất là những vị trí nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực. Duy trì nghiêm các chế độ công tác; tiếp tục hoàn thiện các quy chế, quy định, xây dựng cơ chế về sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thực hiện công tác chính sách bảo đảm chặt chẽ, phân công, phân cấp rõ ràng; quan tâm thoả đáng các quyền lợi về học tập, đề bạt, bổ nhiệm đối với cán bộ làm công tác chính sách.
5. Giao Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị, Cục Quân y - Bộ Quốc phòng tiếp tục tổ chức quán triệt các quy chế, quy định; hướng dẫn thống nhất về chuyên môn trong xác nhận và giám định thương tật cho cơ quan nghiệp vụ cấp dưới; bám sát cơ sở, tăng cường kiểm tra việc tổ chức thực hiện; tổng hợp tình hình, báo cáo Bộ.
Nhận được công văn này, đề nghị lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc. Tổng cục Chính trị chủ trì triển khai và chỉ đạo, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |