Công văn 1965/LĐTBXH-KHTC của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 1965/LĐTBXH-KHTC

Công văn 1965/LĐTBXH-KHTC của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1965/LĐTBXH-KHTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Thanh Hòa
Ngày ban hành:21/06/2011Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

tải Công văn 1965/LĐTBXH-KHTC

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________

Số: 1965 /LĐTBXH-KHTC
V/v xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2012

Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2011

 

Kính gửi: Thủ trưởng các đơn vị

Thực hiện Chỉ thị số 922/CT-TTg ngày 15/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, Bộ yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị xây dựng kế hoạch năm 2012 theo các nội dung sau:

1. Yêu cầu trong xây dựng Kế hoạch năm 2012

- Tổ chức đánh giá nghiêm túc tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước về lao động, người có công và xã hội trên cơ sở các Nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và thực hiện Quyết định số 106/QĐ-LĐTBXH ngày 26/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Chương trình công tác lĩnh vực lao động, người có công và xã hội năm 2011; Quyết định số 278/QĐ-LĐTBXH ngày 11/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về ban hành Chương trình hành động của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; Quyết định số 393/QĐ-LĐTBXH ngày 29/3/2011 về việc giao nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2011 và các Quyết định khác của Bộ.

- Đánh giá nghiêm túc, khách quan, trung thực kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm, ước thực hiện cả năm so với các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch; so sánh với kết quả thực hiện cùng kỳ năm 2010 và kế hoạch năm 2011; đồng thời so sánh với mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020) của lĩnh vực.

- Xác định mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch năm 2012 phải căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm 2011, dự báo các biến động từ nay đến cuối năm và có khả năng tác động trong năm 2012 và các mục tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) đã được nêu tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội và định hướng kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 của lĩnh vực đơn vị phụ trách đã xây dựng trình Bộ tổng hợp vào kế hoạch 5 năm của ngành.

- Xây dựng kế hoạch năm 2012 phải gắn kết với khả năng cân đối nguồn lực và khả năng thực hiện của các cấp để đảm bảo tính khả thi và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, nâng cao khả năng xã hội hóa các nguồn lực trong đầu tư phát triển lĩnh vực.

- Việc xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị và các ngành, các cấp.

2. Định hướng mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu kế hoạch năm 2012 về lao động, người có công và xã hội

Mục tiêu tổng quát năm 2012 là: nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tăng thu nhập, cải thiện đời sống về vật chất và tinh thần cho người lao động; cải thiện, nâng cao đời sống người có công; giảm hộ nghèo; trợ giúp, tạo điều kiện cho những người thiệt thòi, yếu thế vươn lên hòa nhập cộng đồng; tạo điều kiện để trẻ em được sống trong môi trường thân thiện, lành mạnh, an toàn; ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xâm hại, phân biệt, đối xử, ngược đãi trẻ em, góp phần xây dựng nguồn nhân lực tương lai cho đất nước; tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, phấn đấu thu hẹp khoảng cách về giới, nâng vị thế của người phụ nữ, đảm bảo sự bình đẳng của phụ nữ trong tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội; kiểm soát chặt chẽ tiến tới giảm dần tệ nạn ma túy, mại dâm; nâng cao chất lượng công tác cai nghiện và quản lý đối tượng sau cai ma túy góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội cho sự phát triển bền vững của đất nước. Để đạt được mục tiêu này, kế hoạch năm 2012 cần tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động, tăng cường giám sát và điều tiết quan hệ cung - cầu lao động; chú trọng tạo việc làm, hỗ trợ tự tạo việc làm, tạo nhiều việc làm mới cho người lao động: làm tốt công tác dự báo, tổng hợp nhu cầu sử dụng lao động theo ngành nghề, cấp trình độ và địa bàn; hoàn thiện và cập nhật thường xuyên hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường lao động, phát triển và hoạt động có hiệu quả sàn giao dịch việc làm, kết nối cung - cầu lao động trên từng địa bàn và kết nối cả nước. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các dự án về việc làm (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm giai đoạn 2011-2015).

- Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, tăng cường tuyên truyền về chính sách, chế độ, điều kiện, quy trình tuyển chọn; thông tin đầy đủ về điều kiện lao động, thu nhập và sinh hoạt của người lao động ở các thị trường; đổi mới công tác tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện lao động trước khi đưa đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời theo dõi, hỗ trợ và phát huy lực lượng lao động này khi về nước; khuyến khích mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, nhất là các thị trường có thu nhập cao, an toàn cho người lao động; nâng cao năng lực các doanh nghiệp, cơ sở sự nghiệp có chức năng, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả Dự án Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm giai đoạn 2011-2015), Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững giai đoạn 2009-2020 theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 27/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, lành mạnh, giảm tranh chấp lao động, đình công; tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động…Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các dự án, hoạt động thuộc Chương trình quốc gia An toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10/12/2010); đề án đổi mới cơ chế quản lý tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp…

- Tiếp tục đổi mới, phát triển hệ thống dạy nghề theo nhu cầu thị trường lao động; rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống dạy nghề về cơ cấu, trình độ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn; gắn kết có hiệu quả giữa việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề; đa dạng hóa các hình thức, các phương pháp dạy nghề phù hợp với đối tượng học nghề và yêu cầu sản xuất: “Đào tạo nghề trình độ cao đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, những vùng kinh tế trọng điểm” và “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới”. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả dự án đổi mới và phát triển dạy nghề (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm giai đoạn 2011-2015); Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ chính sách đối với người có công; đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”, “xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ, người có công” nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội, cộng đồng cùng nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng. Quy hoạch, sắp xếp và đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, chỉnh hình - phục hồi chức năng đáp ứng yêu cầu điều trị, phục hồi sức khoẻ, hoà nhập cộng đồng cho người có công, sửa chữa, tôn tạo và nâng cấp các công trình tưởng niệm liệt sỹ.

- Tiếp tục thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo nhằm đảm bảo giảm nghèo nhanh và bền vững; giảm tỷ lệ hộ nghèo; rà soát, đánh giá đúng thực trạng hộ nghèo; triển khai thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015; chương trình giảm nghèo đối với 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đã ban hành đối với những người yếu thế trong xã hội, đảm bảo cơ bản các đối tượng yếu thế, đặc biệt khó khăn (người tàn tật nặng, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người già sống cô đơn không có nguồn nuôi dưỡng, người bị hậu quả chất độc hoá học do chiến tranh…) được hưởng trợ cấp xã hội; tạo điều kiện về giáo dục, dạy nghề, tín dụng, tạo việc làm tăng thu nhập cho người tàn tật và đối tượng xã hội hoà nhập cộng đồng. Phát triển nghề công tác xã hội (Quyết định 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010); đào tạo đội ngũ cán sự xã hội, xây dựng và hình thành mạng lưới cán sự xã hội tại thôn, bản, xã, phường; chăm sóc đối tượng xã hội dựa vào cộng đồng; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia giúp đỡ những người thiệt thòi trong xã hội; phát triển và sử dụng có hiệu quả các quỹ từ thiện, nhân đạo. Quy hoạch và đầu tư từ đa nguồn mạng lưới các cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc và tư vấn cho các đối tượng xã hội, nhất là người tâm thần mãn tính, người khuyết tật không nơi nương tựa…

- Thúc đẩy mạnh mẽ phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tạo sự chuyển biến tích cực về cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và phúc lợi xã hội dành cho trẻ em, từng bước giảm thiểu sự bất bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các nhóm trẻ em; tăng tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em; ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xâm hại, phân biệt, đối xử, ngược đãi trẻ em.. Củng cố, tăng cường và nâng cao năng lực bộ máy làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách quốc gia và Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2011-2020; chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011).

- Tăng cường công tác giáo dục truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; tiếp tục kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về bình đẳng giới, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về bình đẳng giới và cộng tác viên thực hiện công tác bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ phụ nữ. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 (Quyết định 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010) và Chương quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015.

- Hạn chế, ngăn chặn gia tăng người nghiện ma tuý, phòng chống tệ nạn mại dâm; phát triển các hình thức cai nghiện, quản lý sau cai phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn; mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội; chuyển hóa những xã, phường trọng điểm về tệ nạn ma túy, mại dâm. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả đề án để thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống ma túy ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 - 2015 (Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10/5/2011).

Cùng với thuyết minh đánh giá kết quả thực hiện năm 2011 và kế hoạch năm 2012, Bộ yêu cầu các đơn vị tổng hợp đầy đủ số liệu vào phụ lục kèm theo công văn này.

Để đảm bảo yêu cầu tiến độ theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu đồng chí Thủ trưởng đơn vị tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 bảo đảm nội dung, yêu cầu trình Thứ trưởng phụ trách khối phê duyệt gửi về Bộ (Vụ Kế hoạch - Tài chính) trước ngày 10/7/2011 đồng thời gửi thư điện tử theo địa chỉ e-mail: [email protected].

Mọi vướng mắc xin phản ánh về Bộ (Vụ Kế hoạch – Tài chính, điện thoại 04.3.8269.544)./.

 

Nơi nhận:
- Như trên (để thực hiện);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo t/h);
- Lưu VP,KHTC.

 

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Hòa

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi