Công văn 1857/BLĐTBXH-TBLS của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc thực hiện Quyết định số 26/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 1857/BLĐTBXH-TBLS
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1857/BLĐTBXH-TBLS |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Nguyễn Đình Liêu |
Ngày ban hành: | 18/06/2002 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
tải Công văn 1857/BLĐTBXH-TBLS
CÔNG VĂN
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
SỐ 1857/BLĐTBXH-TBLS NGÀY 18 THÁNG 6 NĂM 2002
VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 26/QĐ-TTG
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Kính gửi: Đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
Thực hiện Quyết định số 26/2000/QĐ-TTg ngày 23 tháng 2 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư Liên tịch số 17/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 5/7/2000 và Liên Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư Liên tịch số 02/2001/TTLT-BTY-BLĐTBXH ngày 12/2/2001.
Ngày 11/5/2001 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có công văn số 399/TBLS-NCC yêu cầu các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan có liên quan khẩn trương thực hiện Quyết định 26/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 11/9/2001 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có công văn số 2748/LĐTBXH-BTXH đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tiếp tục điều tra bổ sung những người còn sót theo Quyết định 74/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đến nay, 61 tỉnh, thành phố mới thực hiện làm thủ tục chi trả trợ cấp cho khoảng 21% người tham gia kháng chiến và khoảng 42% con đẻ của người tham gia kháng chiến bị hậu quả chất độc hoá học. Các tỉnh: Hà Tĩnh, Phú Thọ, Thái Nguyên và Vĩnh phúc đã hoàn tất việc chi trả đối với đối tượng nói trên. Song, còn nhiều tỉnh, thành phố thực hiện rất chậm, đặc biệt là đối với người trực tiếp bị hậu quả chất độc hoá học. Tình hình trên đang gây khó khăn bức xúc đối với người hưởng chính sách và làm chậm tiến độ thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề hết sức cấp thiết này.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Tài chính - Vật giá và các quận, huyện, xã, phường khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:
1/ Soát xét lại danh sách những người bị hậu quả chất độc hoá học đã điều tra theo Quyết định 74/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và những người được điều tra bổ sung theo công văn số 2748/LĐTBXH-BTXH ngày 11/9/2001 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổ chức thực hiện theo quy định dưới đây.
2/ Những người tham gia kháng chiến đã hoạt động ở vùng bị Mỹ sử dụng chất độc hoá học trong thời gian từ tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 mà có con bị dị dạng, dị tật (đã có trong danh sách điều tra) thì làm thủ tục giải quyết hưởng mức bằng 88.000 đông/người/tháng; nếu không còn khả năng lao động, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường xác nhận thì lập thủ tục giải quyết hưởng mức trợ cấp bằng 100.000 đồng/người/tháng.
Đối với con đẻ người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học (đã có trong danh sách điều tra), nay vẫn xác định là bị dị dạng, dị tật không còn khả năng lao động thì lập thủ tục hưởng trợ cấp bằng 48.000 đồng/người/tháng; nếu không còn khả năng lao động, không tự lực được trong sinh hoạt, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường xác nhận thì lập thủ tục giải quyết hưởng mức trợ cấp bằng 84.000 đồng/người/tháng.
3/ Việc giải quyết chế độ đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học trong danh sách điều tra theo Quyết định 74/1998/QĐ-TTg hoàn thành trong quý III năm 2002. Những trường hợp điều tra bổ sung theo hướng dẫn tại công văn số 2748/LĐTBXH-BTXH đủ điều kiện quy định tại Quyết định 26/2000/QĐ-TTg thì giải quyết chế độ từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định.
4/ Về kinh phí chi trả trợ cấp và mua bảo hiểm y tế đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ cuả họ bị nhiễm chất độc hoá học thực hiện theo Thông tư số 17/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 5/7/2000 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.
5/ Trước ngày 15 tháng 10 năm 2002 các tỉnh, thành phố báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, các địa phương phản ảnh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn giải quyết.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây