Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1782/BKHĐT-KTĐPLT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về sơ kết đánh giá Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các vùng giai đoạn 2016-2020
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1782/BKHĐT-KTĐPLT
Cơ quan ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1782/BKHĐT-KTĐPLT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Đức Trung |
Ngày ban hành: | 21/03/2019 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách |
tải Công văn 1782/BKHĐT-KTĐPLT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1782/BKHĐT-KTĐPLT | Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2019 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Khoản 2, Điều 80, Luật Đầu tư công quy định đối với Chương trình đầu tư công phải thực hiện đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn. Đồng thời tại khoản 7, Điều 1, Quyết định số 1256/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các vùng giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi là Chương trình) quy định tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.
Tại Thông báo kết luận số 458/TB-KTNN ngày 20/9/2018, Kiểm toán Nhà nước đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “tổ chức sơ kết đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các vùng giai đoạn 2016 - 2020 trên toàn quốc”. Tại văn bản số 541/VPCP-KTTH ngày 18/01/2019 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan sơ kết đánh giá việc triển khai Chương trình tại Quyết định số 1256/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở đó, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý phù hợp theo đúng quy định”.
Căn cứ các nội dung nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình theo đề cương và phụ biểu kèm theo và gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/3/2019 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
(Bản mềm xin gửi về địa chỉ email: diaphuong@mpi.gov.vn. Mọi thông tin xin liên hệ Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Điện thoại 08044779).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong nhận được sự hợp tác của Quý Ủy ban./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG
SƠ KẾT ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KT-XH CÁC VÙNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
I. Đánh giá những kết quả đạt được trong thực hiện CTMT phát triển KT-XH các vùng giai đoạn 2016-2020
1. Về ban hành các giải pháp, chính sách thực hiện Chương trình:
- Về ban hành giải pháp, chính sách ở cấp Trung ương.
+ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
+ Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.
- Về ban hành giải pháp, chính sách ở cấp địa phương.
- Về ban hành nhóm các giải pháp: giải pháp về chính sách thực hiện1, giải pháp về nguồn lực2, giải pháp về thực hiện, quản lý, giám sát Chương trình3, giải pháp về hợp tác quốc tế.
- Sự phù hợp của các chính sách ban hành đối với các mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi thực hiện Chương trình phê duyệt tại Quyết định số 1256/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Về huy động và phân bổ nguồn lực thực hiện Chương trình:
2.1. Về huy động nguồn lực thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình, trong đó:
- Vốn trong nước:
+ Nguồn vốn NSTW hỗ trợ (số liệu theo các Quyết định giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
+ Nguồn vốn huy động khác:
Nguồn lực từ ngân sách địa phương.
Nguồn lực từ các nguồn ngoài ngân sách Nhà nước.
- Vốn ngoài nước (nếu có).
Đánh giá chung về khả năng cân đối nguồn lực hàng năm và giai đoạn trong giai đoạn 2016-2019 cũng như dự kiến cả giai đoạn 2016-2020 so với mục tiêu của Chương trình, khả năng huy động các nguồn lực khác để bổ sung cho Chương trình.
2.2. Về kết quả phân bổ các nguồn lực của Chương trình giai đoạn 2016- 2019, phân loại theo:
Theo ngành, lĩnh vực (giao thông, thủy lợi, giáo dục đào tạo, quản lý nhà nước ...): số dự án, số vốn.
Theo quy mô dự án: dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C...: số dự án, số vốn.
Theo tính chất dự án: dự án chuyển tiếp giai đoạn 2011 - 2015, dự án khởi công mới giai đoạn 2016-2020, dự án chuẩn bị đầu tư: số dự án, số vốn.
Đánh giá chung về việc triển khai phân bổ nguồn lực Chương trình, so sánh với giai đoạn 2011-2015.
II. Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2016-2018 và dự kiến 2016-2020.
1. Về nguồn lực huy động thực hiện Chương trình.
- Số vốn đã huy động thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2016-2019 và dự kiến 2016-2020 so với mục tiêu đã được phê duyệt.
- Kết quả giải ngân thực tế giai đoạn 2016-2018 và dự kiến năm 2019.
- Nhu cầu vốn còn lại của Chương trình trong năm 2020 và dự kiến giai đoạn sau 2020.
2. Về tổ chức thực hiện Chương trình:
Phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.
Tổ chức tập huấn để nâng cao năng lực cho các cơ quan, tổ chức và cán bộ liên quan trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn của Chương trình.
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất các chính sách đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Chương trình.
Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chương trình, tình hình báo cáo thực hiện Chương trình.
Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý.
Tổ chức vận hành khai thác, sử dụng và bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng công trình.
3. Về các mục tiêu và kết quả đạt được.
3.1. Đánh giá mục tiêu tổng quát của Chương trình ở từng địa phương.
3.2. Đánh giá mục tiêu cụ thể.
Số dự án hoàn thành trong giai đoạn 2016-2018 (số dự án đã được đưa vào sử dụng, số dự án đã quyết toán), năng lực tăng thêm.
Số dự án hoàn thành dự kiến trong giai đoạn 2016-2020, năng lực tăng thêm dự kiến.
Số vốn hoàn trả được ứng trước ngân sách trung ương, số nợ đọng xây dựng cơ bản được xử lý trong giai đoạn 2016-2019 và dự kiến 2016-2020.
Số dự án dự kiến phải chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025, số vốn dự kiến phải tiếp tục bố trí sau giai đoạn 2020.
3.3. Đánh giá theo đối tượng.
Đánh giá sự phù hợp của các dự án đã có trong Chương trình với đối tượng của Chương trình tại điểm 3, Điều 1, Quyết định số 1256/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
3.4. Đánh giá tình hình thực hiện so với ý kiến của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát Chương trình: Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra..ý kiến bổ sung khác.
III. Những khó khăn và nguyên nhân
1. Những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Chương trình trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020.
2. Những khó khăn, vướng mắc triển khai kết luận của Kiểm toán nhà nước đối với Chương trình4.
3. Nguyên nhân: nguyên nhân khách quan, chủ quan và các nguyên nhân khác.
IV. Kiến nghị và đề xuất
1. Đối với Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương:
Kiến nghị cho giai đoạn 2019-2020
- Những giải pháp cần thiết để tổ chức thực hiện Chương trình.
- Đề xuất việc điều chỉnh Chương trình (nếu cần thiết).
- Kiến nghị đối với ý kiến của Kiểm toán Nhà nước.
Kiến nghị cho giai đoạn sau 2020
2. Đối với địa phương.
3. Các kiến nghị đề xuất khác.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |
1 Rà soát, đánh giá để xác định các ưu tiên đầu tư trong quá trình phân bổ nguồn vốn của Chương trình, gắn với quy trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cụ thể của từng dự án, phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm của chương trình.
Tăng cường phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị trực tiếp thụ hưởng lợi ích của Chương trình.
2 Nghiên cứu cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư để triển khai thực hiện Chương trình, bảo đảm bố trí vốn kịp thời, đầy đủ để thực hiện các dự án của Chương trình; trong đó, tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác từ các thành phần kinh tế.
3 Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án thuộc Chương trình.
Nghiên cứu xây dựng hệ thống tin học hóa, phần mềm quản lý danh mục dự án đầu tư kết nối từ trung ương đến địa phương thực hiện Chương trình.
4 Thông báo số 458/TB-KTNN ngày 20/9/2018 của Kiểm toán Nhà nước.