Công văn 1193/UBDT-CSDT 2020 hộ dân đảo Phú Quý tiếp tục hưởng chính sách tín dụng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 1193/UBDT-CSDT

Công văn 1193/UBDT-CSDT của Ủy ban Dân tộc trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV về tạo điều kiện cho những hộ dân sống trên huyện đảo Phú Quý được tiếp tục thụ hưởng chính sách tín dụng theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: Ủy ban Dân tộcSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1193/UBDT-CSDTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Đỗ Văn Chiến
Ngày ban hành:17/08/2020Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

tải Công văn 1193/UBDT-CSDT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 1193/UBDT-CSDT DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) 1193_UBDT-CSDT PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN DÂN TỘC
____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________

Số: 1193/UBDT-CSDT
V/v trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV

Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2020

 

 

Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Đà Nẵng.

 

Ủy ban Dân tộc nhận được văn bản số 6883/VPCP-QHĐP ngày 19/8/2020 của Văn phòng Chính phủ về việc trả lời kiến nghị cử tri Thành phố Đà Nẵng: “Theo Quyết định số 1010/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ thì 03 xã thuộc huyện đảo Phú Quý gồm: Tam Thanh, Ngũ Phụng và Long Hải không còn là đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn. Do đó người dân trên đảo không còn được hưởng chính sách về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trong khi đó, cuộc sống của người dân trên đảo còn nhiều khó khăn, nhu cầu về vốn để sản xuất, kinh doanh tương đối lớn. Do vậy, đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, xem xét, tạo điều kiện cho những hộ dân sống trên huyện đảo Phú Quý được tiếp tục thụ hưởng chính sách tín dụng theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg”. Sau khi nghiên cứu, Ủy ban Dân tộc có ý kiến như sau:

Về kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, tạo điều kiện cho những hộ dân sống trên huyện đảo Phú Quý được tiếp tục thụ hưởng chính sách tín dụng theo Quyết định số 31/2017/QĐ-TTg của cử tri Đà Nẵng cũng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận trình Thủ tướng Chính phủ tại tờ trình số 4623/TT-UBND ngày 04/12/2019. Thủ tướng Chính phủ đã giao Ủy ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét, xử lý đề nghị của tỉnh Bình Thuận. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ủy ban Dân tộc có ý kiến như sau:

Quyết định số 31/2017/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 05/3/2007 nhằm hỗ trợ cho vay phát triển sản xuất kinh doanh đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, tuy nhiên 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng và Long Hải của huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận không là xã thuộc vùng khó khăn từ ngày 10/8/2018 theo Quyết định 1010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Do đó về căn cứ pháp lý các hộ dân tại 3 xã trên không là đối tượng thụ hưởng chính sách vay vốn theo Quyết định 31/2017/QĐ-TTg.

Trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội còn chưa đảm bảo để đáp ứng đủ cho nhu cầu vay vốn của các đối tượng theo chính sách hiện hành. Trong khi đó khả năng huy động vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội và tình hình bố trí vốn từ ngân sách nhà nước rất khó khăn nên việc bổ sung thêm đối tượng cho vay qua Ngân hàng Chính sách Xã hội trong thời điểm hiện tại là không khả thi. Do vậy, tỉnh Bình Thuận có thể xem xét, cân đối nguồn vốn hợp pháp của địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho vay các đối tượng chính sách riêng trên địa bàn tỉnh (bao gồm các hộ gia đình thuộc 03 xã tại huyện đảo Phú Quý nêu trên). Ngoài ra, hiện nay Chính phủ đang có chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh thủy sản tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, các hộ gia đình thuộc 3 xã tại huyện đảo Phú Quý có thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi này.

Trên đây là ý kiến trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Dân tộc xin gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Đà Nẵng và rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Đà Nẵng để Ủy ban Dân tộc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện, QH (để b.c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT;
- Cổng TTĐT của UBDT;
- Lưu: VT, CSDT (3).

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Đỗ Văn Chiến

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi