Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 11917/BTC-ĐT 2023 thẩm định Báo cáo đề xuất đầu tư Chương trình xây dựng con người VN
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 11917/BTC-ĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 11917/BTC-ĐT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Cao Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 02/11/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
tải Công văn 11917/BTC-ĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11917/BTC-ĐT | Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2023 |
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có công văn số 7115/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 29/8/2023 về việc xin ý kiến thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035 (theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại văn bản số 219/TTr-BVHTTDL ngày 14/8/2023); Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
I. Về cơ sở đề xuất chủ trương đầu tư CTMTQG
1. Căn cứ đề xuất chủ trương đầu tư
Tại Nghị quyết số 572/NQ-UBTVQH15 ngày 18/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 15 về hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu xây dựng Chương trình hoặc Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2022-2030 trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định (đoạn 4 điểm 2.2).
Tại Kết luận số 42-KL/TW ngày 20/10/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về kinh tế - xã hội năm 2022-2023: Triển khai Chương trình quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2022-2030; nghiên cứu, xây dựng CTMTQG về phát triển văn hóa; (điểm 2.7).
Như vậy, theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Kết luận của Ban Chấp hành trung ương Đảng, việc nghiên cứu xây dựng CTMTQG về phát triển văn hóa là cần thiết.
2. Về tên chương trình
Theo điểm a khoản 11 mục I Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 07/3/2023 của Chính phủ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2023, văn bản số 4040/VPCP-KGVX ngày 02/6/2023 của Văn phòng Chính phủ về CTMTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2022-2030, điểm b khoản 12 mục I Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 08/6/2023 của Chính phủ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2023 trực tuyến với địa phương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương nghiên cứu, xây dựng đề xuất về CTMTQG về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam.
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao nêu trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự thảo Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư CTMTQG về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035 (sau đây gọi tắt là dự thảo Báo cáo).
Tại văn bản số 273/TB-VPCP ngày 12/7/2023 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trấn Hồng Hà đã có ý kiến kết luận: Về tên gọi và thời gian thực hiện thống nhất thực hiện theo đúng chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ và làm rõ nội hàm trong mục tiêu của Chương trình, Thời gian thực hiện Chương trình dự kiến trong 10 năm, phân kỳ 5 năm.
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát CTMTQG về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026-2035 (sau đây gọi là Chương trình) và CTMTQG về phát triển văn hóa; trường hợp khác nhau, đề nghị báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Về giai đoạn thực hiện
3.1. Quy định về giai đoạn thực hiện
Tại khoản 9 Điều 4 của Luật Đầu tư công quy định: “Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước”.
Tại khoản 1 Điều 46 của Luật Đầu tư công quy định: “Kế hoạch đầu tư công trung hạn được lập trong thời hạn 05 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm”.
3.2. Đối với giai đoạn 2021-2025
Hiện nay, cả nước đang thực hiện 3 CTMTQG Giảm nghèo bền vững (theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ), Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ), Xây dựng nông thôn mới (theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ); trong đó đều có nội dung hỗ trợ đầu tư về phát triển văn hóa.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chương trình dự án liên quan đến lĩnh vực văn hóa (Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 về Phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025; Quyết định số 1230/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 09/02/2023 phê duyệt Chương trình Nghiên cứu, tổng hợp, công bố các tác phẩm văn học vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, tiến tới kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và 100 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam trên nền tảng cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 02/12/2021 phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1341/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 phê duyệt Đề án Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2016-2025 tầm nhìn đến năm 2030; ...) có nhiều nội dung trùng lặp với chương trình.
Đồng thời, vốn đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền giao giai đoạn 2021-2025. Hiện nay chưa có chủ trương bổ sung thêm CTMTQG và bổ sung thêm vốn đầu tư công năm 2025.
Do vậy, đề nghị rà soát giai đoạn thực hiện Chương trình đảm bảo tránh trùng lặp với chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định và bố trí vốn đang thực hiện giai đoạn 2021-2025 đảm bảo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Đầu tư công.
3.3. Đối với giai đoạn 2026-2035
Hiện nay, chưa có chủ trương xây dựng các CTMTQG và chưa xác định khả năng cân đối nguồn vốn cho giai đoạn này và các giai đoạn tiếp theo.
Thực hiện Nghị quyết số 572/NQ-UBTVQH15 ngày 18/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 15 và Kết luận số 42-KL/TW ngày 20/10/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chương trình sẽ được ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện.
Do đó, đề nghị xác định rõ giai đoạn thực hiện, lộ trình xây dựng Chương trình, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo hướng dẫn tại văn bản số 4040/VPCP-KGVX ngày 02/6/2023 của Văn phòng Chính phủ và ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại văn bản số 273/TB-VPCP ngày 12/7/2023; nên xác định thời gian thực hiện Chương trình cho giai đoạn 05 năm (2026-2030). Năm 2025 là năm tập trung xây dựng khung chính sách, kinh phí thực hiện đề nghị bố trí trong phương án dự toán chi thường xuyên của các Bộ ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hàng năm.
II. Về nội dung tham gia ý kiến thẩm định
1. Việc đáp ứng tiêu chí xác định CTMTQG
Tại khoản 9 Điều 4 Luật Đầu tư công quy định: “Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước.”
Tại khoản 2 Điều 18 Luật Đầu tư công quy định:
“Điều 18. Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
1. Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
2. Không trùng lặp với các chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư.
3. Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác đối với chương trình, dự án sử dụng nhiều nguồn vốn.
4. Phù hợp với khả năng vay, trả nợ công, nợ Chính phủ và nợ chính quyền địa phương.
5. Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.”
Tại văn bản số 4040/VPCP-KGVX ngày 02/6/2023 của Văn phòng Chính phủ về CTMTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2022 - 2030, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu xây dựng “CTMTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2022- 2030” để trình các cấp có thẩm quyền trong Quý III năm 2023; trong đó đã nêu: Để bảo đảm không trùng lặp hoặc bỏ sót nội dung, đối tượng hỗ trợ, trong quá trình xây dựng CTMTQG về phát triển văn hóa, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo xác định rõ đối tượng hỗ trợ, đồng thời xác định cơ chế lồng ghép chính sách, tích hợp các nguồn lực giữa các CTMTQG nhằm bảo đảm hiệu quả nguồn lực đầu tư, tăng cường tính khả thi khi áp dụng trên thực tế.
Tuy nhiên, dự thảo Báo cáo chưa thuyết minh được nội dung không trùng với các đối tượng đầu tư, chi ngân sách thuộc các Chương trình khác nêu tại dự thảo và chưa thể hiện được các yêu cầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại văn bản số 4040/VPCP-KGVX ngày 02/6/2023 của Văn phòng Chính phủ và chưa thuyết minh được các nội dung theo quy định tại Điều 18 Luật Đầu tư công nêu trên. Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, bổ sung, đảm bảo tránh lãng phí nguồn lực.
2. Về hồ sơ trình thẩm định
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và có báo cáo thẩm định nội bộ về chủ trương đầu tư Chương trình theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14.
- Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình theo các nội dung quy định tại Điều 29 của Luật đầu tư công, hồ sơ thẩm định gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
3. Về nội dung dự thảo Báo cáo
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát các nội dung dự thảo Báo cáo đảm bảo đầy đủ các nội dung chủ yếu của báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công theo quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư công và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (điểm 6 văn bản số 417/TB-VPCP ngày 14/10/2023 của Văn phòng Chính phủ): Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương hoàn thiện hồ sơ chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo hướng đưa ra những nguyên tắc, phương pháp, mục tiêu, định hướng đầu tư, các dự án được UNESCO công nhận, dự án quốc gia Trung ương có trách nhiệm đầu tư, các di sản cấp tỉnh do tỉnh đầu tư, bố trí nguồn lực trong từng giai đoạn,...
3.1. Sự cần thiết của chương trình và sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch
Đề nghị rà soát, bổ sung các nội dung tại điểm 1 nêu trên để làm rõ sự cần thiết xây dựng chương trình.
3.2. Mục tiêu, địa điểm thực hiện, phạm vi, đối tượng chương trình
3.2.1. Mục tiêu
Đề nghị rà soát, xác định rõ mục tiêu theo từng giai đoạn và sắp xếp thứ tự ưu tiên. Trên cơ sở đó xác định các nguồn lực cần thiết để đạt được các thứ tự ưu tiên của mục tiêu đề ra.
Đề nghị bỏ nội dung “...về sự cần thiết phải quan tâm đầu tư cho văn hóa một cách đồng bộ, toàn diện đạt mức 2% tổng chi ngân sách hàng năm cho văn hóa” vì: Kết luận số 30-KL/TW năm 2004 của Hội nghị Trung ương 10 (Khóa IX) đặt yêu cầu bố trí chi ngân sách nhà nước (gồm cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) cho lĩnh vực văn hóa - thông tin (bao gồm cả lĩnh vực phát thanh truyền hình, thông tấn) đạt tối thiểu 1,8% tổng chi ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, nhu cầu chi cho từng lĩnh vực phụ thuộc vào chiến lược, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, các chương trình, đề án, nhiệm vụ, chế độ, chính sách, định mức chi cụ thể theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền; vì vậy, việc quy định một tỷ lệ cứng (%/tổng chi ngân sách nhà nước) cần có đánh giá, như: một số lĩnh vực chi Khoa học công nghệ, sự nghiệp Bảo vệ môi trường đang quy định tỷ lệ/tổng chi ngân sách nhà nước thời gian qua còn chưa phân bổ hết nguồn ngân sách bố trí đầu năm.
3.2.2. Địa điểm thực hiện
- Dự thảo Báo cáo có nêu Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước ... và tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hóa lâu dài với Việt Nam, có đông đảo người Việt Nam đến sinh sống, học tập, lao động. Đề nghị rà soát và nêu rõ cơ sở xác định địa điểm thực hiện “tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hóa lâu dài với Việt Nam” vì nội dung này chưa phù hợp với quy định tại khoản 9 Điều 4 Luật Đầu tư công “Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước.”
3.2.3. Phạm vi, đối tượng: Bổ sung thuyết minh phạm vi, đối tượng Chương trình không trùng lặp với các chương trình, dự án khác đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư.
3.3. Dự kiến tổng mức vốn, cơ cấu nguồn lực, các chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và nguyên tắc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho các địa phương
3.3.1. Dự kiến tổng mức vốn
Năm 2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự kiến 2.000 tỷ đồng (ngân sách trung ương là 1.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 800 tỷ đồng, nguồn vốn khác là 200 tỷ đồng). Tuy nhiên năm 2025 tập trung xây dựng khung chính sách, kinh phí thực hiện; do đó đề nghị bố trí trong phương án dự toán chi thường xuyên của các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hàng năm.
Giai đoạn 2026-2030, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự kiến tổng mức vốn 180.000 tỷ bao gồm vốn ngân sách trung ương là 110.000 tỷ đồng (vốn đầu tư là 82.500 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 27.500 tỷ đồng), vốn ngân sách sách địa phương là 36.000 tỷ đồng, nguồn vốn khác là 36.000 tỷ đồng.
Việc đề xuất nguồn lực như trên là rất lớn trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn lực tài chính quốc gia còn hạn chế, phải triển khai đồng bộ nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên dự thảo Báo cáo chưa nêu cơ sở, phương pháp tính toán nhu cầu kinh phí theo mục tiêu, quy mô chương trình, cơ cấu nguồn vốn.
Việc đầu tư cần rà soát tính toán đảm bảo đầu tư trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, thực hiện phân cấp ngân sách theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (điểm 6 văn bản số 417 TB-VPCP ngày 14/10/2023): Các dự án được UNESCO công nhận, dự án quốc gia Trung ương có trách nhiệm đầu tư, các di sản cấp tỉnh do tỉnh đầu tư, bố trí nguồn lực trong từng giai đoạn.
Do đó, đề nghị bổ sung cơ sở, phương pháp xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn và từng nguồn vốn cụ thể theo các dự án, tiểu dự án thành phần và thứ tự ưu tiên tương ứng với mục tiêu của Chương trình, bảo đảm đầu tư tập trung, trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, thực hiện phân cấp ngân sách, phù hợp nguồn vốn bố trí cho các chương trình, dự án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3.3.3. Cơ cấu nguồn lực
- Về vốn ngân sách trung ương:
+ Đề nghị bỏ nội dung tại điểm a khoản 1.1 mục VI “phấn đấu tăng mức đầu tư cho văn hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hàng năm” theo Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 (như đã nêu tại phần mục tiêu).
+ Đề nghị bổ sung cơ sở xác định nguồn lực, cơ cấu nguồn lực theo tiến độ thực hiện của Chương trình, nguyên tắc phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đảm bảo phù hợp với phân cấp ngân sách, điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, xác định thứ tự ưu tiên dự án cần đầu tư bảo đảm đầu tư tập trung, trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách trung ương.
(i). Về chi đầu tư: Rà soát theo quy định của Luật Đầu tư công, dự kiến khả năng huy động vốn đầu tư cho các dự án và Chương trình theo từng giai đoạn thực hiện, đề xuất các giải pháp và xây dựng phương án huy động và phân bổ vốn đầu tư có phân kỳ hợp lý đảm bảo tính khả thi, hiệu quả cho giai đoạn tiếp theo phù hợp với khả năng huy động và bố trí các nguồn lực đầu tư.
(ii). Về chi thường xuyên:
Theo Báo cáo, tổng nguồn vốn sự nghiệp để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 là 27.500 tỷ đồng (trung bình 5.500 tỷ đồng/năm). Tuy nhiên, chưa chi tiết được cơ sở đề xuất số kinh phí này. Để tham gia được về nguồn kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn 2026-2030, đề nghị báo cáo cụ thể: (1). Các nhiệm vụ thuộc CTMT phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020 đã kết thúc; (2). Nhiệm vụ thuộc CTMTQG liên quan phát triển văn hóa sẽ được tích hợp; (3). Các nhiệm vụ mới bổ sung (chi tiết cơ sở pháp lý, thực tiễn).
Đồng thời, đề nghị rà soát theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; trong đó các nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất, sửa chữa tài sản và đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, đề nghị bố trí từ nguồn chi đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công, không bố trí từ kinh phí chi thường xuyên.
- Về vốn ngân sách địa phương: Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các địa phương rà soát khả năng cân đối nguồn lực của các địa phương để đề xuất nguồn lực phù hợp, bảo đảm tính khả thi trong thực hiện.
- Về vốn tín dụng:
Hiện nay, chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước và tín dụng chính sách cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác đang thực hiện thống nhất theo quy định tại Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ và các văn bản pháp luật liên quan khác.
Do đó, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, bỏ các nội dung kiến nghị liên quan đến tín dụng đầu tư, tín dụng chính sách tại Tờ trình và Báo cáo để tránh trùng lặp, chồng chéo về quy định pháp luật. Trường hợp có nêu thì theo hướng: nguồn lực tín dụng đầu tư và tín dụng chính sách đối với phát triển văn hóa được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về tín dụng đầu tư và tín dụng chính sách của Nhà nước.
- Về huy động nguồn lực hợp pháp khác:
+ Đối với huy động vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế, đóng góp của cộng đồng dân cư: Trong điều kiện khả năng hỗ trợ đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước còn hạn chế, đầu tư theo phương thức đối tác công tư hiện nay chưa áp dụng cho lĩnh vực văn hóa, để tăng tính khả thi và không bị động trong thực hiện Chương trình, đề nghị đánh giá, xây dựng, dê nghị rà soát việc huy động các nguồn lực hợp pháp của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân đề thực hiện Chương trình.
+ Về phí tham quan: Thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
+ Huy động các nguồn tài trợ nước ngoài (vốn vay ODA, vay ưu đãi, vốn viện trợ không hoàn lại): Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các nguồn vốn này thuộc ngân sách nhà nước. Do đó đề nghị rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với quy định.
3.3.3. Về chi phí liên quan trong quá trình thực hiện (Mục VII - trang 93 Báo cáo):
- Đối với chi phí quản lý, chỉ đạo thực hiện Chương trình (điểm 1): đề nghị sửa lại quy định như sau: “Kinh phí hoạt động của cơ quan chỉ đạo Chương trình các cấp ở địa phương được trích tối đa 1,5% nguồn ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình”.
- Đối với chi phí duy tu bảo dưỡng các công trình (điểm 2): Đề nghị không quy định tỷ lệ cứng 3% mà sửa lại như sau: “Căn cứ tình hình thực tế và khả năng ngân sách của từng địa phương để cân đối, bố trí ưu tiên kinh phí duy tu, bảo dưỡng công trình sau khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng”.
3.3.4. Về nguyên tắc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho các địa phương: Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham khảo nguyên tắc hỗ trợ thực hiện 03 CTMTQG giai đoạn 2021-2025 để đề xuất cụ thể nguyên tắc hỗ trợ để thực hiện Chương trình này.
3.4. Về dự kiến kế hoạch bố trí vốn và tiến độ thực hiện: Trên cơ sở rà soát, xây dựng tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn lực thực hiện, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, xác định kế hoạch bố trí vốn, tiến độ thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, đảm bảo đầu tư tập trung, có hiệu quả.
3.5. Phân chia các dự án thành phần
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát nội dung của Chương trình không trùng lặp với các chương trình đã ban ban hành: Chương trình về bảo tồn di sản, chương trình số hóa di sản; các nhiệm vụ về văn hóa, du lịch thuộc 03 CTMTQG ...
Mặt khác, nhiều chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ thuộc công việc thường xuyên của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan quản lý đang thực hiện hiện nay. Do đó, cần rà soát, lồng ghép các nội dung đã được phê duyệt và bố trí vốn, bổ sung các nội dung đề xuất mới đảm bảo việc sử dụng nguồn lực đầu tư hiệu quả, thống nhất và đồng bộ.
3.6. Về trách nhiệm của Bộ Tài chính:
3.6.1. Đối với nhiệm vụ “Chủ trì xây dựng và ban hành quy định về cơ chế quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình” đề nghị sửa lại như sau:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chí, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên môn đặc thù để thực hiện Chương trình;
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương có liên quan xây dựng, ban hành hướng dẫn về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương (kinh phí sự nghiệp) thực hiện Chương trình.
3.6.2. Đối với nhiệm vụ “Cân đối, bố trí đủ vốn sự nghiệp và có kế hoạch bổ sung vốn cho Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đề nghị sửa lại như sau: Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch hàng năm, tổng hợp kinh phí chi sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương; cân đối, ưu tiên bổ sung nguồn vốn ngân sách trung ương (kinh phí sự nghiệp) cho Chương trình hàng năm theo yêu cầu của Quốc hội, phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.
3.6.3. Đối với nhiệm vụ “Tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình sử dụng kinh phí Chương trình của cơ quan chủ quan Chương trình, cơ quan, đơn vị, cấp trực thuộc Cơ quan chủ quản Chương trình; theo dõi, tổng hợp và báo cáo Chính phủ kết quả giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình theo thẩm quyền”. Đề nghị chuyển nhiệm vụ này sang trách nhiệm chủ trì của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì quản lý Chương trình. Đối với trách nhiệm kiểm tra của Bộ Tài chính đã được quy định cụ thể tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, do đó không cần thiết quy định tại nội dung thực hiện của Chương trình (Bộ Tài chính chỉ là cơ quan phối hợp đảm bảo nguồn lực kinh phí sự nghiệp theo quy định của pháp luật về NSNN).
Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tổng hợp./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |