Công điện 1478/CĐ-TTg vể ứng phó với cơn bão số 3 năm 2016

thuộc tính Công điện 1478/CĐ-TTg

Công điện 1478/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 năm 2016
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1478/CĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công điện
Người ký:Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành:18/08/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
Số: 1478/CĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2016
 
 
CÔNG ĐIỆN
V/V CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI CƠN BÃO SỐ 3 NĂM 2016
--------------------
 

 
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ (từ Hà Tĩnh trở ra);
- Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Công Thương, Ngoại giao, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn;
- Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai;
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân.
 
Bão số 3 với sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10 đến cấp 12 vẫn đang tiếp tục di chuyển vào Vịnh Bắc Bộ và hướng về đất liền nước ta.
Theo dự báo, sau khi vào Vịnh Bắc Bộ bão sẽ tiếp tục mạnh thêm, di chuyển nhanh và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển nước ta vào trưa, chiều ngày 19 tháng 8. Do ảnh hưởng của bão, từ chiều tối nay (18 tháng 8) ở Vịnh Bắc Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 6 đến cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9 đến 10, giật cấp 12 đến cấp 14, biển động rất mạnh. Từ sáng 19 tháng 8, hoàn lưu bão số 3 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh), sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 12, cấp 14. Những ngày tới có khả năng xuất hiện đợt mưa lớn diện rộng với lượng mưa từ 200 - 300mm, có nơi trên 500mm và lũ trên hệ thống sông tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi, nhất là tại các những nơi đã bị ảnh hưởng của đợt mưa lũ vừa qua.
Đây là cơn bão mạnh, đổ bộ vào thời điểm triều cường, phạm vi ảnh hưởng rộng, vẫn tiếp tục mạnh thêm và diễn biến còn phức tạp; cần đề phòng sau khi bão đổ bộ vào bờ có thể tiếp tục duy trì gió mạnh trong thời gian dài và vào sâu trong đất liền. Để chủ động phòng, tránh, ứng phó, hạn chế thiệt hại do bão, mưa lũ, tránh tư tưởng chủ quan, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia và các cơ quan khí tượng thủy văn của các địa phương tập trung theo dõi sát diễn biến của bão, mưa lũ, tổ chức dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan có liên quan để kịp thời thông tin đến người dân và phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó với bão, mưa lũ.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tần suất, thời lượng phát sóng, cập nhật, đưa tin kịp thời về diễn biến, dự báo, cảnh báo, chỉ đạo ứng phó với bão, mưa lũ để chính quyền các cấp ở địa phương và người dân biết chủ động phòng tránh, ứng phó, tránh tư tưởng chủ quan.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo ngành thủy sản phối hợp với lực lượng biên phòng tuyến biển, chính quyền các địa phương ven biển và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, đặc biệt là các tàu hoạt động ở khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão, chủ động hướng dẫn tàu thuyền không đi vào và thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, những trường hợp không bảo đảm an toàn kiên quyết yêu cầu di chuyển về bờ tránh trú. Chỉ đạo các địa phương rà soát, triển khai phương án bảo đảm an toàn đê các tuyến đê biển, đê sông, hồ đập, vận hành an toàn các hệ thống thủy lợi, chủ động tiêu nước đệm, chống ngập úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp; tổ chức tuần tra, canh gác, hộ đê theo cấp báo động.
4. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị quản lý hoạt động vận tải nắm chắc thông tin, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho các tàu vận tải trên biển, trên sông, kể cả các tàu ở khu vực neo đậu; chỉ đạo tập trung khắc phục các sự cố sạt lở trong đợt mưa lũ vừa qua, bảo đảm giao thông thông suốt trên các tuyến giao thông chính; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, thiết bị tại các khu vực xung yếu có nguy cơ sạt lở khi mưa lũ để sẵn sàng khắc phục ngay khi xảy ra sự cố.
5. Bộ Công Thương chỉ đạo vận hành an toàn các hồ chứa thủy điện, chủ động tham gia phòng, chống lũ cho hạ du, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống lưới điện, hầm lò; chủ động dự trữ hàng hóa thiết yếu, nhu yếu phẩm sẵn sàng cung ứng khi có yêu cầu.
6. Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương chỉ đạo bảo vệ an toàn các hồ đập; có phương án bảo đảm an toàn đối với các công trình trọng yếu của đất nước; hướng dẫn địa phương bảo vệ các công trình có nguy cơ sập đổ, công trình tháp cao, công trình đang xây dựng.
7. Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với các lực lượng của địa phương kiểm soát việc giao thông trên các trục giao thông chính trong thời gian bão đổ bộ, hướng dẫn giao thông tại các khu vực ngầm, tràn, đoạn đường bị ngập sâu, nước chảy xiết để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện.
8. Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực xung yếu, sẵn sàng hỗ trợ địa phương triển khai cứu hộ, cứu nạn, tổ chức sơ tán dân khi có yêu cầu.
9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Theo dõi chặt chẽ, thường xuyên cập nhật diễn biến, đánh giá cụ thể nguy cơ, mức độ ảnh hưởng của bão, mưa lũ đối với địa phương mình để kịp thời chỉ đạo các cấp chính quyền cơ sở và người dân triển khai các biện pháp chủ động phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả, không để bị động bất ngờ, kiên quyết không để xảy ra thiệt hại do chủ quan. Chủ động chỉ đạo cắt tỉa cành cây, chằng chống nhà cửa, kho tàng, công sở, trường học, triển khai phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, tiêu thoát nước chống ngập úng đối với sản xuất nông nghiệp và tại các đô thị, khu dân cư trên địa bàn. Căn cứ tình hình diễn biến bão, mưa lũ cụ thể ở địa phương quyết định cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn, nhất là đối với các khu vực bão đổ bộ trực tiếp và mưa lũ lớn.
- Các địa phương ven biển: Cấm tàu thuyền ra khơi, sử dụng mọi biện pháp thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động thoát ra và không đi vào vùng nguy hiểm; phối hợp với lực lượng biên phòng tuyến biển, ngành thủy sản và các đơn vị có liên quan kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trong vùng nguy hiểm vào nơi trú tránh, thoát ra khỏi vùng nguy hiểm, kể cả đối với tàu vận tải. Các địa phương trong khu vực dự kiến bão đổ bộ trực tiếp khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời dân cư tại các khu vực nguy hiểm như trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy, hải sản, khu vực cửa sông, ven biển có nguy cơ ngập sâu, các nhà yếu có nguy cơ sập đổ đến nơi an toàn, hoàn thành trước 08 giờ ngày 19 tháng 8 năm 2016.
- Các tỉnh trung du, miền núi tập trung rà soát, chủ động di dời, kiên quyết sơ tán các hộ dân đang sống tại các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực có nguy cơ lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, khu vực ven sông, suối có nguy cơ ngập sâu để bảo đảm an toàn tính mạng khi có mưa lũ; chủ động bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm đề phòng mưa lũ gây chia cắt kéo dài.
10. Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ các địa phương triển khai có hiệu quả công tác ứng phó với bão, mưa lũ, chủ động khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ theo quy định.
11. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc của các Bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với bão, mưa lũ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kịp thời những vấn đề vượt thẩm quyền./.
 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Bí thư TW Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, TGĐ cổng TTĐT; các Vụ: TH, KTTH, V.III, KGVX, NC;
- Lưu: VT, KTN (3)
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất