Công điện 03/BTC-QLG của Bộ Tài chính về ổn định kinh tế vĩ mô những tháng cuối năm 2008
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công điện 03/BTC-QLG
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 03/BTC-QLG |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công điện |
Người ký: | Vũ Văn Ninh |
Ngày ban hành: | 30/06/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
tải Công điện 03/BTC-QLG
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 03/BTC-QLG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2008 |
CÔNG ĐIỆN
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH điện:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tổng Giám đốc, Giám đốc các Tập đoàn, Tổng công ty,
công ty sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
- Đồng gửi: Giám đốc Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ về điều hành kinh doanh xăng dầu và một số mặt hàng thiết yếu khác tại Thông báo số 147/TB-VPCP ngày 23/6/2008 của Văn phòng Chính phủ, để đảm bảo kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô những tháng cuối năm 2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính:
1. Đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW:
- Cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá trên địa bàn địa phương. Công bố và áp dụng các biện pháp bình ổn giá tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá.
Tổ chức rà soát, kiểm tra đảm bảo cân đối cung-cầu hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn, không để xảy ra mất cân đối cung-cầu gây đột biến giá cả, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống.
- Chỉ đạo Giám đốc Sở Tài chính phối hợp với các Sở, ngành chức năng:
+ Tổ chức các đoàn kiểm tra, kiểm soát không để các chủ thể sản xuất, kinh doanh lợi dụng chủ trương điều hành giá của nhà nước, lợi dụng sự biến động của thị trường, tình hình thiên tai, dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý, trái pháp luật, làm phương hại lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước... Kiên quyết xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân cố tình vi phạm pháp luật về giá theo quy định tại Nghị định 169/2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, Nghị định 106/2003/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí và các quy định pháp luật có liên quan.
+ Kiểm soát chặt chẽ các phương án giá và mức giá của những hàng hóa, dịch vụ do nhà nước đặt hàng phục vụ các chương trình mục tiêu quốc gia; hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước; hàng hóa, dịch vụ còn được trợ cước, trợ giá căn cứ vào Quy chế tính giá do Bộ Tài chính ban hành, phù hợp với mặt bằng giá thị trường nhưng không vượt quá tổng mức dự toán kinh phí năm 2008 Ngân sách nhà nước đã cân đối cho nhiệm vụ này. Kiểm tra việc chấp hành quy định của nhà nước về quản lý giá, bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá của cơ quan có thẩm quyền quy định; kiểm tra việc niêm yết giá và bán hàng hóa, dịch vụ theo giá niêm yết (nhất là hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu, giá dịch vụ đi lại, trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô,…), kiểm tra việc thu các loại phí dịch vụ không để các doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng tăng giá, phí dịch vụ tùy tiện, trái pháp luật làm thiệt hại đến lợi ích người tiêu dùng.
+ Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại; kiểm tra chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã công bố; thực hiện việc đăng ký giá, kê khai giá và công khai thông tin về giá theo quy định của pháp luật.
+ Triển khai việc giám sát, kiểm tra hoạt động tài chính của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn (bao gồm cả các doanh nghiệp trung ương đóng trên địa bàn). Yêu cầu các cấp, ngành, cơ quan đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước tại địa phương thực hiện đúng việc tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên trong những tháng còn lại của năm 2008. Tăng cường kiểm soát chi từ ngân sách nhà nước, nhất là chi cho hội nghị, công tác, mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản, kiên quyết loại trừ các khoản chi không đúng quy định. Tiếp tục rà soát thực hiện cắt giảm đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ. Triển khai ngay các biện pháp chấn chỉnh việc chấp hành các quy định và các biện pháp tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng và chi tiêu ngân sách Nhà nước.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp giữ ổn định giá nước sạch, cước vận chuyển xe buýt công cộng đến hết năm 2008; Chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng khác thuộc danh mục các mặt hàng đang thực hiện chủ trương kiềm chế giá theo chỉ đạo của Chính phủ phải áp dụng các biện pháp tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, phấn đấu giảm giá thành sản xuất, kiềm chế tăng giá đầu ra.
- Chỉ đạo các Sở, Ban, ngành trong tỉnh triển khai tích cực các biện pháp an sinh xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ và các chính sách trợ giúp hợp lý đối với các đối tượng gặp khó khăn trong sản xuất; hỗ trợ kịp thời theo quy định cho các đối tượng chính sách, các hộ nghèo, thu nhập thấp.
Trong các báo cáo thường kỳ (15 ngày, tháng) hoặc đột xuất của Sở Tài chính tỉnh, thành phố gửi về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) 6 tháng cuối năm 2008 cần bổ sung nội dung về tình hình thực hiện và kiến nghị các giải pháp trong công tác bình ổn giá, kiềm chế lạm phát theo những nội dung nêu trên tại địa phương để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Yêu cầu Tổng Giám đốc, Giám đốc các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cùng chia sẻ khó khăn của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay, đồng thời phát huy vai trò bình ổn giá của doanh nghiệp: trước mắt giữ ổn định giá bán điện, nước sạch, cước vận chuyển xe buýt công cộng. Đối với các mặt hàng khác thuộc danh mục Chính phủ đang chủ trương kiềm chế giá (gồm: than, xi măng, thép, giấy, phân bón, thuốc chữa bệnh, vận chuyển hành khách bằng máy bay, đường sắt, học phí, viện phí) cần tiếp tục rà soát lại và áp dụng mọi biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí tiêu thụ, nâng cao năng suất lao động, phấn đấu giảm giá thành sản xuất, kiềm chế tăng giá đầu ra.
Doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký giá, kê khai giá theo quy định tại Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ và các quy định của pháp luật có liên quan./.
Sao gửi: - Như trên; - Thủ tướng Chính phủ; các Phó TT (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ: KH&ĐT, Công Thương, Nông nghiệp và PTNN, Giao thông vận tải, Y tế, Ngân hàng NN (để phối hợp chỉ đạo); - Các Vụ: NSNN, Tài chính HCSN, Đầu tư, CST, Cục TCDN; - Lưu: VT, QLG. | BỘ TRƯỞNG
(đã ký-đóng dấu)
Vũ Văn Ninh |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây