Chỉ thị 08/CT-UBND về thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 08/CT-UBND

Chỉ thị 08/CT-UBND của Ủy ban nhân dân Bình Định về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống hạn, xâm nhập mặn
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình ĐịnhSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:08/CT-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Trần Châu
Ngày ban hành:09/03/2016Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

tải Chỉ thị 08/CT-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Chỉ thị 08/CT-UBND DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Chỉ thị 08/CT-UBND ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦYBAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

Số: 08/CT-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
--------------

Bình Định, ngày09tháng03 năm 2016

 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG HẠN, XÂM NHẬP MẶN

 

 

Do ảnh hưởng của hiện tượng ElNino kéo dài, thời tiết diễn biến bất thường, lượng mưa năm 2015 thiếu hụt đến 30% so với TBNN. Trong 2 tháng đầu năm 2016, lượng mưa trung bình 51 mm, thiếu hụt gn 50% so TBNN cùng kỳ (95 mm). Mực nước các sông ở mức thấp hơn TBNN cùng kỳ 0,3 - 0,5 m.

Các hồ chứa thủy lợi chỉ còn 58% dung tích thiết kế, bằng 75% dung tích cùng kỳ năm 2015. Các hồchứa thủy điện còn 35% dung tích; Nhà máy thủy điện An Khê đã dừng phát điện nên không có lượng nướcbổ sungcho sông Kôn từ giữa tháng 12/2015.

Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia về xu thế khí tượng, thủy văn 6 tháng đầu năm 2016, lượng mưa trên khu vực từ Trung Bộ trở vào phía Nam phổ biến thiếu hụt so với TBNN từ 30-50%; một số nơi tại Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năngxuấthiện khô hạn gay gt cục bộ ngay trong nửa đầu năm 2016.

Để thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn đạt hiệu quả, đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và cấp nước phục vụ sản xuất năm 2016, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

1. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Tiếp tục thực hiện các nội dung tại Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 02/11/2015 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng ElNino.

- Chủ động cân đối nguồn nước, thực hiện tưới tiết kiệm, tận dụng dòng chảy tự nhiên sông sui (kcả bơm tát), khi thật cn thiết mới dùng nước hchứa; kiểm tra, sửa chữa ngay các trạm bơm, cống lấy nước bị rò rỉ, nạo vét kênh mương để hạn chế thấtthoátnước; vận hành các trạm bơm điện vào giờ thấp điểm để giảm chi phí điện năng; củng cố các tổ, đội thủy nông nội đồng để quản lý, điều tiết tưới; chuyển đổi sang cây trồng cạn sử dụng ít nước; chỉ đạo, vận động nhân dân không gieo trồng ở nơi không bảo đảm ngun nước nhm hạn chế thiệt hại, đồng thời hỗ trợ cho người dân theo chính sách để ổn định sản xuất, đời sống.

- Rà soát, xác định các khuvựccó nguy cơ cháy rừng cao, lập phương án phòng, chữa cháy rừng cụ thể. Tăng cường kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện các điểm cháy rừng và triển khai các biện pháp chữa cháy rừng quyết liệt, hiệu quả theo phương châm “4 tại chỗ”, không để xảy ra cháy lớn.

- Đối với các vùng nuôi trồng thủy, hi sản trong điều kiện nng nóng,hạn hán, xâm nhập mặn cần căn cứ vào dự báo thời tiết và tình hình tích nước của các hồ cha, khả năng cung cấp nước ngọt để hướng dẫn người sản xuất nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ xây dựng kế hoạch sản xuất phù hp; điều chỉnh lịch thời vụ, thả nuôi trongđiềukiện nhiệt độ và độ mặn cho phép.

- Chủ động sử dụng nguồn cấp bù thủy lợi phí, ngân sách của địa phương để thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.

2. Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước, nhận định tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, phổ biến đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động ứng phó; đề xuất kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu và vụ Mùaphù hợpvới khả năng nguồn nước.

- Phối hợp với Sở Công Thương chỉ đạo điều tiết các hồ chứa thủy điện đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

- Hướng dẫn các địa phương bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện nguồn nước; xây dựng phương án sử dụng nước hợp lý để chủ động ứng phó trong trường hợp nguồn nước bị thiếu hụt; thực hiện tưới tiết kiệm, tưới tiên tiến cho lúa và cây trồng cạn (tưới theo quy trình “ướt khô xen kẽ”, nhỏ giọt, phun mưa…).

- Phối hợp với địa phương ven biển tổ chức quản lý, vận hành các công trình trên hệ thng đê không để xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất và đi sng.

- Chỉ đạo Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi quản lý chặt chẽ nguồn nước và đảm bảo tưới chắc cho diện tích trong hệ thống. Việc sử dụng nước phát điện của hồ Định Bình, đập Văn Phong phải theo nhu cầu tưới.

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng; chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong điều kiện nắng hạn; tổ chức thực hiện và hướng dẫn thực hiện chống xâm nhập mặn.

- Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình cấp nước sạch, công trình thủy lợi, kịp thời phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp. Chủ động kiểm tra, sửa chữa, khôi phục hoạt độngcủacác công trình cấp nước tập trung, các giếng,ao đứng phó với tình hình hạn hán.

- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ phòng, chống và khắc phục hậu quả của hạn hán, xâm nhập mặn.

3. Sở Công Thương:

-Phối hợpvới Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo thực hiện kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa nước thủy điện đcungcấpnước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân vùng hạ du.

- Chỉ đạo Công ty Điện lực Bình Định bảo đảm việc cấp điện cho các trạm bơm.

4. Đài Khí tượng Thủy văn Bình Định:

Tăng cường dự báo, cảnh báo khí tượng, thủy văn, nhận định tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, thường xuyên cung cấp cho các cơ quan liên quan và địa phương để phục vụ chỉ đạo phòng, chống hạn, xâm nhập mặn.

5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Đài Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định và các cơ quan thông tin, đại chúng ở tỉnh tăng cường thông tin, truyền thông về tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, các biện pháp chỉ đạo ứng phó để cộng đồng biết và chủ động thực hiện tiết kiệm nước; biểu dương, khuyến khích những cá nhân,tổ chứctích cực và sáng tạo trong ứng phó với hạn.

6. Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế chủ động kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn môi trường, tránh bùng phát dịch bệnh do ảnh hưởng hạn hán, thiếu nước, nắng nóng kéo dài.

7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, tổng hợp nhu cầu đề xuất UBND tỉnh xem xét hỗ trợ cho nhân dân bị ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn.

8. Các Hội đoàn thể:

Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh tích cực bám sát địa bàn, vận động, hướng dn hội viên thực hiện tốt các giải pháp sản xuất trong điều kiện hạn hán theo nước theo hướng dn của cơ quan chuyên môn để giành thắng lợi trong sản xuất, ổn định đời sng.

Yêu cầu các Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tích cực triển khai thực hiện và thường xuyên báo cáo vềUBNDtỉnh để xem xét, chỉ đạo./.

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (đ
báo cáo);
- CT, các PCT UBND t
nh;
- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch vàĐầu tư, Tài chính,Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Các Hội đoàn thể;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Bình Định, Đài PTTH tỉnh;
- Công ty Điện lực Bình Định;
- Công ty TNHH Khai thác CTTL;
- Đài KTTV Bình Định;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Chi cục TL;
- Lưu: VT, K10, K
13.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Châu

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

Quyết định 6527/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc giao 24.158,7m2 đất (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất ở khu Đồng Sậy giai đoạn 4, 5, 6 xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Quyết định 6527/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc giao 24.158,7m2 đất (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất ở khu Đồng Sậy giai đoạn 4, 5, 6 xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Đất đai-Nhà ở, Xây dựng

loading
×
×
×
Vui lòng đợi