Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Luật Cạnh tranh 2018: Mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng

Ngày 12/6/2018, Quốc hội đã ban hành Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 điều chỉnh các hành vi cạnh tranh, tố tụng cạnh tranh và xử lý vi phạm về cạnh tranh…

Đối tượng áp dụng của Luật này bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh;

- Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam;

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.

Đã có Luật Cạnh tranh 2018

Đã có Luật Cạnh tranh 2018

Cơ quan Nhà nước bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau:

- Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

- Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;

- Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.
Như vậy, Luật này đã mở rộng đối tượng áp dụng và tăng cường các hành vi nghiêm cấm đối vớ cơ quan Nhà nước gây cản trở cạnh tranh trên thị trường.
Luật này có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 và thay thế Luật Cạnh tranh 2004.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

hoạt động cùng chuyên mục